What's new

[Tổng hợp] Kiến thức về đèn pin, từ cơ bản đến chuyên sâu.

Bài viết của Fenix có 3 phần, em chỉ dịch phần 2 thôi ợ.
Hướng dẫn chọn đúng đèn pin - Guide to choose the Right Light

011345awg6a8w8d788v8w8.jpg

Một chuyến đi Outdoor có thể có nhiều mục đích, vì vậy cũng nên lựa chọn đèn pin cân bằng các yêu cầu. Ngược lại một đèn pin cũng có thể có nhiều chức năng phù hợp với các nhu cầu sử dụng khác nhau.


Bài viết của Fenix nhưng không phải chỉ dành cho đèn pin Fenix, các bác có thể tham khảo những thương hiệu hàng đầu thế giới ở Post 1 nhé.
Nói chung theo em nên mua đèn pin xịn và sài pin xịn

1. Hiking
010216zz8puwjripiq43ue.jpg

Hiking tạm dịch là hành quân (đi bộ, chống gậy và đeo balo).

Khi đi Hiking, ta cần một đèn pin nhẹ cho một chuyến đi dài. Đồng thời phải có thời lượng pin dài mà không phải thay pin (vì mang pin theo cũng tăng trọng lượng phải xách). Đèn không cần chiếu quá xa mà chỉ cần beam sáng trong khoảng gần và xa tương đối. Một đèn pin có khả năng cho beam sáng xa thường có công suất lớn, đi kèm với nó là thời lượng pin ngắn, vì vậy đèn pin đó không thích hợp cho Hiking. Trường hợp ngoại lệ là đối với trưởng nhóm hoặc trưởng đoàn, họ cần một đèn pin beam sáng và xa để phân tích, định hướng đường đi cho nhóm hoặc cả đoàn.

2. Camping
010245tgxxhv8vgpy6dp8y.jpg

Camping là đi cắm trại. Bình thường Camping không cần đèn pin có beam xa. Một đèn pin phù hợp với camping là đèn cho chùm sáng tỏa rộng và thời lượng pin lâu. Một đèn pin “tiêuchuẩn” hay lý tưởng (hiểu theo quan điểm của Fenix) cho cắm trại là đèn chạy được cả đêm. Đèn này (cũng theo quan điểm của Fenix) là đèn rẻ, không quá đắt.

3. Biking at night
010307gvuzvylye4s4z5yf.jpg

Biking at night có nghĩa là đi xe đạp về đêm. Đi xe đạp về đêm cần đèn pin để chiếu sáng đường (không tính đèn tích hợp chạy bằng năng lượng quay của bánh xe nhé, đèn này không dùng pin và khi xe đạp dừng thì đèn cũng tắt). Đèn pin cho Biking at night phải có beam sáng, xa, rộng (đại loại là đủ cho người lái thấy được đường).Thời lượng pin trung bình trên 4h (khớp với tình trạng thể lực của lái xe, sau 4h có thể dừng nghỉ, thay pin). Một đèn pin lớn (đắt tiền) cũng có thể dùng để có hiệu quả như ý (desired performance). Đèn dùng cho Biking at night cũng cần có giá (gá) đèn để gắn và xe đạp. Giá này phải dễ dàng thao tác tháo lắp, chỉnh cao thấp, xoay trái phải (easy operation) và thích hợp với không gian (khung xe đạp) của xe.

Chú ý: Biking at night chỉ là đi xe đạp về đêm thôi nhé, không phải là chơi xe địa hình, nhào lộn, đổ đèo… vì những trò đó không đèn pin nào phục vụ được, chỉ có đèn cao áp mới phù hợp.

4. Hunting
01044594z3q0444bnq4yyu.jpg

Hunting là đi săn thú hoặc đi câu cá cần một đèn pin sáng, beam xa, beam sáng của đèn cần có độ tụ cao, tập trung và phát hiện được con mồi ở khoảng cách xa. Đèn pin được sử dụng bất kỳlúc nào cần, thời lượng pin không quan trọng. Đèn cho dân hunting cũng có thể là phụ kiện của súng săn, gắn được lên súng săn. Với dòng đèn này, để gắn được lên súng, đèn cũng phải có thiết kế chịu lực “giật” (nẩy) của súng khi bắn.

Chú ý: ở đây không bàn đến đèn của cảnh sát, quân đội hay lực lượng đặc nhiệm nhé, hunting là đi săn thú và câu cá chứ không phải đi săn người
 
Last edited:
5. Searching
010529fp5f08t0b8ifjfbz.jpg

Dành cho người đi tìm kiếm, thám hiểm, cứu nạn. Thực tế những đèn này thường sáng nhất, beam xa nhất và đi kèm theo các tính năng đó, thường đèn to và nặng. Nói chung công năng (performance) của đèn là yếu tố quan trọng nhất.

6. Diving
0105469pddmamxcmd4apt7.jpg

Diving dành cho dân lặn nước. Đèn này tất nhiên phải chịu nước, độ tin cậy (reliable) là tối quan trọng, có độ sáng cao. Thời lượng pin phù hợp với “kế hoạch lặn”. Cân nặng và kích thước không quan trọng vì có lực nâng của nước. Thực tế thì đèn to, nặngdễ thao tác hơn trong môi trường nước. Bình thường thiết kế nút bấm (push button switch) không phù hợp với việc chống nước, thế nên công tắc cho đèn thường là công tắc xoay (rotary switch) hoặc hoặc công tắc cần gạt (toggle switch). Một điểm chú ý nữa là đèn phải có thiết kế móc an toàn (securely attached) và cổ tay để đảm bảo không bị nước làm trôi hoặc cuốn mất.

7. Caving
010618tkb22zrk0bnlf928.jpg

Đây là môn thể thao outdoor không phổ biến lắm ở Việt Nam. Tuy chúng ta cũng có những hang động rất nổi tiếng. Caving là thám hiểm hang động. Hang động được coi là một trường khốc liệt (extream environment) đối với đèn pin, bởi những tảng đá màu đen phát chiếu rất ít ánh sáng. Trong hang động không khí ẩm ướt, đèn pin có thể bị rớt xuống nước, đánh rớt xuống nền đá cứng, vì thế đèn pin phải chịu nước, thân đèn (body) phải thật chắc chắn (sturdy) và bền (durable) để đáp ứng được mọi trường hợp khắc nghiệt (crisis situation) có thể xảy ra. Đèn pin dùng cho thám hiểm hang động phải có mức siêu sáng và siêu tiết kiệm năng lượng. Siêu sáng đảm bảo rằng beam shoot cung cấp cho người thám hiểm thông tin đầy đủ khi đứng trong hang lớn hoặc đứng trước một hang/hố sâu. Tiết kiệm năng lượng cho ánh sáng yếu, đủ dùng nhằm kéo dài thời lượng của pin để đề phòng trường hợp lạc đường, phải có ánh sáng đủ dùng để tìm đường ra. Trong hang động luôn tối, thế nên đèn pin như sinh mạng của người thám hiểm vậy. Điều này lý giải tại sao đây là extream environment đối với đèn pin.

8. EDC

010635a7ta0ttatpatphtt.jpg


EDC (EveryDay Carry) là đèn pin dùng hàng ngày, luôn mang bên người all the time. Đèn pin EDC thường nhỏ, ánh sáng yếu và đa phần treo vào chùm chìa khoa. Kích thước nhỏ và trọng lượng nhẹ là xu hướng tất yếu cho đèn pin EDC vì người dùng luôn phải mang theo nó. Trong một số trường hợp khẩn cấp, ánh sáng dù nhỏ cực kỳ quan trọng, nó có thể cứu tính mạng của bạn. Đèn pin EDC thường bị giới hạn bởi ràng buộc dung lượng pin. Thường đèn sẽ có ít chức năng. Đèn có thể có một mức sáng yếu hoặc trung bình. Hoặc cao cấp hơn có đến 3 mức sáng, mức yếu để tiết kiệm pin, mức sáng mạnh để soi rõ khi cần. Lựa chọn tốt nhất (theo Fenix) là low-brightness EDC với thời lượng pin dài, ánh sáng đèn cung cấp một khoảng thời gian lâu cho những trường hợp khẩn cấp.

Tham khảo:

Dưới đây là các dòng đèn pin của Fenix (danh sách 2010), liệt kê những tính năng và mục đích sử dụng phù của từng đèn:
0109106v006aon44vaatob.jpg

0114025bliivbnr14iw84l.jpg
 
Làm thế nào để mua đèn pin tốt nhất
Alan Cassidy

Bài của tác giả Alan Cassidy, dịch bởi bác tt2uang bên trại lính

image.axd

Đèn pin là dụng cụ cầm tay dùng ở nhà. Bạn có thể dùng nó trong các tình huống khẩn cấp như là mất điện. Đồng thời, nó cũng là một thiết bị cứu mạng để thu hút chú ý của người giải cứu nếu bạn bị kẹt ở đâu đó. Vì vậy, việc chọn một chiếc đèn pin tin cậy là cần thiết để nó không trục trặc khi bạn cần đến nó.

Bạn có thể tìm thấy rất nhiều cái tốt trên thị trường. Nhưng thị trường cũng rất thách đố với nhiều loại đèn pin dở. Đó cũng là lý do bạn cần phải giữ cho con mắt phán xét của bạn luôn mở. Dưới đây là vài điểm giúp bạn chọn được một chiếc đèn tốt:

Bước 1: Xác định công nghệ phát sáng bạn cần. Bạn có thể đơn giản chọn giản từ LED cho đến đèn dây đốt (incandescent lights). Loại thứ nhất cho ánh sáng hơn trong khi loại thứ hai là một lựa chọn hợp túi tiền hơn. Nếu bạn cần cống suất sáng, bạn nên xem xét LEDs. Hơn nữa, nó cũng bền hơn vì không có các phần dễ vỡ bên trong. Phần lớn chúng là chống vỡ nên nó vẫn chạy ngay cả khi bạn làm rơi. Loại đèn này cũng cho đời của pin và bóng sáng lâu hơn, nên là ít cần bảo dưỡng.

Bước 2: Tìm loại nguồn năng lượng thích hợp để sử dụng. Hầu hết các đèn pin đều sử dụng các loại pin chuẩn như AAA, AA, D và C. Tuy nhiên, sẽ là tốt nhất để mua pin cũng như bảo vệ môi trường thông qua việc sử dụng pin sạc. Cũng có một số loại năng lượng mặt trời, nhưng bạn sẽ cần phải nạp nó nhờ mặt trời. Đây là lựa chọn tốt khi bạn trên đường và không có sẵn những chỗ/điểm sạc.

Bước 3: Kích thước của đèn cũng quan trọng. Với những người phải đi nhiều và hoặc không mang vác được nhiều, hãy chọn một chiếc nhỏ gọn. Chúng dễ mang bên người và bạn có thể dễ dàng lấy ra từ túi. Tuy nhiên, cần chắc chắn rằng kích thước không làm ảnh hưởng đến công suất đèn bạn muốn.

Bước 4: Đọc nhiều bài bình luận phân tích để bạn có thể tìm được đúng cái theo nhu cầu của mình. Nên chọn các thương hiệu được đánh giá cao vì chúng thường có quy trình sản xuất tốt.

Trên đây là vài điểm bạn cần xem xét khi định mua một chiếc đèn pin. Hãy giữ chúng trong đầu để bạn tìm được cái tốt nhất.
 
Khái niệm khoảng cách rọi xa (beam distance, beam range)

Trong chặng đường chập chững tìm hiểu về đèn pin, tôi rất hay gặp khái niệm khoảng cách rọi xa (beam distance, beam range). Vậy khoảng cách rọi xa là gì?
Theo chuẩn ANSI-NEMA FL1, thì khoảng cách rọi xa được định nghĩa như sau:
Là khoảng cách tính bằng mét đến vị trí mà chiếc đèn pin tạo ra cường độ sáng 0.25 lux. Độ sáng 0.25 lux thì tương đương với ánh sáng trăng rằm (full moon).
Khoảng cách này không được đo thực sự, mà được tính bằng công thức, cụ thể như sau:
Lấy cường độ sáng đỉnh của đèn pin, chia cho 0.25lux rồi lấy căn bậc 2 của kết quả.
Ví dụ, đèn Quark AA có cường độ sáng đỉnh là 1622 cd, chia cho 0.25 được 6488, lấy căn bậc 2 được 80.55. Con số này tương đương với con số ghi trên vỏ đèn là 81m.
400px-Eqn-throw.png
 
Qui trình bảo dưỡng đèn pin:

Một đèn pin cơ bản có rất nhiều phần, nhưng thông thường sẽ có những phần sau đây:
- Head: phần đầu đèn gồm bóng, choá, kính, mạch điều khiển trong một "củ". Với các hãng đèn pin lớn, đa phần củ này không thể tháo rời.
- Body: phần thân đèn
- Tail: Đuôi đèn, thường gồm công tắc bấm

Tất nhiên tùy theo từng đèn mà có thêm bộ phận như Battery holder - khay đựng pin, Extension - phần body mở rộng cho đèn...
Các video clip dưới đây do Fenix phát hành, hướng dẫn chi tiết các bảo dưỡng đèn pin của hãng.
Loại alcoho trong đó là cồn thông thường, còn mỡ bảo dưỡng gioăng (lube) là loại vaseline bôi trơn có thể mua ở hiệu thuốc, loại mỡ này bảo quản cao su rất tốt nên cũng có mặt trên các bao cao su.

Sau đây là các bước bản dưỡng đèn pin theo tiêu chuẩn của Fenix mà phần lớn qui trình chỉ xoay quanh các part cơ bản của đèn pin. Bạn cũng có thể làm các tương tự với đèn pin của mình

[video=youtube;TDxuCB1XCn4]http://www.youtube.com/watch?v=TDxuCB1XCn4[/video]

[video=youtube;DhL2soozdnU]http://www.youtube.com/watch?v=DhL2soozdnU[/video]

[video=youtube;DcXpsSCO9J4]http://www.youtube.com/watch?v=DcXpsSCO9J4[/video]

[video=youtube;geZVlqgrul8]http://www.youtube.com/watch?v=geZVlqgrul8[/video]
 
Chỉ số IP là gì:
Bài của bác hoanganh bên trại lính
Anh em mua đồ điện tử, nhất là đồ dùng đi phượt hay bắt gặp chỉ số IP của thiết bị. Vậy chỉ số IP nó là cái gì.
IP là viết tắt của từ International Protection Rating hoặc Ingress Protection Rating gọi tắt là IP Code tạm dịch ra tiếng Việt nôm na là chỉ số chịu nước (chống thấm)
Cách đọc chỉ số IP được diễn tả ở bảng sau
IPrating.png

Em ví dụ bằng cái điện thoại Samsung B2710
main_01.jpg

Chỉ số chống nước và chống bụi của em này là IP67 có nghĩa là em này chống bụi hoàn toàn và ngâm nước ở độ sâu 1m
Bác nào có hàng khủng hơn thì chia sẻ với anh em ạ.
 
(Bài viết sưu tầm của bác Dũng bến Handheld.vn)
Như rất nhiều bài viết trước, tính hiệu dụng của một chiếc đèn pin không chỉ phụ thuộc vào thông số lumens mà còn ảnh hưởng rất nhiều yếu tố khác. Trong một rừng các thông số đó, người tiêu dùng quá khó khăn để lựa chọn cho mình 1 chiếc đèn pin ưng ý hay phù hợp với nhu cầu của mình.

Nhằm giải quyết vấn đề đó, hệ thống số đo hiệu suất đèn pin lần đầu tiên trên thế giới được thiết lập có tên gọi là ANSI/NEMA FL 1-2009 Flashlight Basic Performance Standard, là một bảng tập hợp các số đo được phát triển dưới sự hướng dẫn của Hiệp hội các nhà sản xuất điện Quốc Gia Hoa Kỳ National Electrical Manufacturers Association (NEMA) theo tiêu chuẩn của Viện tiêu chuẩn Hoa Kỳ American National Standards Institute (ANSI). 14 công ty dẫn đầu trong ngành công nghiệp sản xuất đèn pin của Mỹ với những cái tên khá quen thuộc với các bạn như Streamlight, Surefire, Coast (chi nhánh tại Mỹ của Led Lenser), Energizer, Duracell.v.v.. đã phát triển nên hệ thống chuẩn hóa các thông số của một chiếc đèn pin gồm các thông số: Quang thông, Thời gian hoạt động, Cường độ sáng, Khoảng cách rọi xa, Mức độ chịu nước, Mức độ chịu va đập.

Bảng tiêu chuẩn này được áp dụng theo hình thức tự nguyện, tức là các công ty có quyền đưa ra thông số theo tiêu chuẩn này hoặc không. Thông thường nó sẽ được in trên bao bì của sản phẩm với những logo đặc trưng. Hiện tại, một số nhà sản xuất đèn pin đã bắt đầu in các tiêu chuẩn ANSI/NEMA FL 1-2009 như Streamlight, Mag Intruments, Fenix, 4sevens... trên sản phẩm đóng gói của họ.

Đây là hình ảnh thông số theo tiêu chuẩn NEMA FL-1 2009 in trên catalog Fenix LD25:
20108209466584.jpg
 
Phần tiếp theo xin giải thích về các thông số và cách đo:

- Quang thông (Lumens):
Có một số điểm đáng lưu ý về tiêu chuẩn này, ví dụ ở số đo quang thông, thông số chỉ được đo sau 3 phút khi bật đèn, đây là thông số đo OTF (Out the front) lumen đo bằng thiết bị gương cầu. Cách đo này sẽ làm giảm thông số của gần như tất cả các loại đèn pin, ví dụ Fenix TK12 R5 theo cách đo cũ là 280 lumens nhưng cách đo mới chỉ còn 245 lumens. Hoặc Fenix LD 20 R5 mới ra lại ghi thông số lumens 180 thấp hơn Fenix LD 20 R4 205 lumens.

- Thời gian hoạt động (Run time):
Thời gian sử dụng được đo khi đèn còn 10% cường độ sáng, ở cách đo cũ là 50%. Trong thực tế, khoảng thời gian từ 50% xuống 10% đối với một chiếc đèn pin cao cấp thường nhanh hơn nhiều so với thời gian từ 100% xuống 50%. Do vậy, sự khác biệt này không đáng kể ở chế độ cao nhất, chỉ khoảng 5 đến 15 phút tùy mẫu đèn, loại pin.

- Cường độ sáng (Peak beam intensity):
Một thông số mới là cường độ sáng cd (Candela), đo ở phần tia sáng nhất của chiếc đèn pin, thông thường sẽ nằm ở điểm giữa. Bạn hãy để ý thông số này, cùng một chiếc đèn pin có quang thông 200 lumen, chiếc đèn nào có cường độ sáng cd lớn hơn có nghĩa nó sẽ sáng hơn.

- Khoảng cách rọi xa (Beam distance):
Khoảng cách rọi xa là một thông số phụ thuộc vào candela, một số hãng tính toán dựa vào đại lượng cd như 4sevens, nhưng một số hãng lại đo thực tế như Energizer, có thể hiểu là khoảng cách rọi này đến vật thể rọi sẽ tương đương ánh sáng mặt trăng lúc lớn nhất 0.25 lux, mặc dù trên thực tế chẳng ai có thể nhìn được vật thể ở khoảng cách này.

- Mức độ chịu nước (Water resistant):
Thông số mức độ chống nước chỉ có 3 tiêu chuẩn IPX: IPX4 - chống nước hắt vào ví dụ như nước mưa, IPX7 - ngâm dưới 1 mét nước tối thiểu 30 phút, tiêu chuẩn IPX8 cao nhất yêu cầu đèn phải hoạt động tốt khi ngâm nước tối thiểu 4 tiếng và trên 1 mét nước áp suất, các hãng sản xuất có thể ghi chi tiết độ sâu ngâm nước, ví dụ IPX8 - 10 meters tức là ngâm dưới 10 mét nước trong 4 tiếng.

- Mức độ chịu va đập (Impact resistant):
Thông số chịu va đập yêu cầu có khoảng cách test thả rơi ghi kèm theo, điều kiện test là thả rơi ít nhất 6 lần đèn vẫn còn nguyên vẹn và hoạt động tốt.

Video giới thiệu NEMA FL-1 2009 từ Streamlight:
[video=youtube;aO_l5ciKsPg]http://www.youtube.com/watch?v=aO_l5ciKsPg[/video]
Tiếp theo tớ xin tổng hợp một số khái niệm về pin xạc và xạc, những kiến thức này chỉ áp dụng cho đèn pin, không liên quan đến những nguồn lưu trữ năng lượng khác như acquy, pin loại khác.v.v.... Nếu có sai sót gì về kỹ thuật, xin các bác vui lòng chỉ bảo.
(tất cả thông tin dưới đây được biên dịch lại từ nguồn internet và một ít kinh nghiệm sử dụng)

Như các bạn đã thấy, những đèn pin có độ sáng lớn đều yêu cầu nguồn pin công suất lớn. Các pin lithium 3V dùng 1 lần như CR123A đáp ứng yêu cầu đó, những sản phẩm tương tự như pin AA khác là Energizer e2 lithium cũng cho thời gian dùng pin lâu hơn đáng kể so với pin Akaline. Tuy nhiên, giá cả những pin này khá đắt, trung bình khoảng 40-50k vnd/viên CR123A. Đối với người sử dụng, nếu sử dụng những loại pin primary này rõ ràng là không kinh tế, chỉ có những tổ chức như Quân đội Mỹ, FBI dùng đèn pin Surefire may ra mới dám đốt tiền kiểu này.

Vậy tại sao ta không nghĩ đến giải pháp dùng pin xạc, một viên pin xạc đắt hơn pin primary khoảng 5-7 lần, cộng thêm chi phí bộ xạc từ 15 đến 25 usd nhưng bạn có thể dùng nó trung bình 300 lần xạc cho đến 1000 lần xạc đối với pin xạc có chất lượng tốt. Phép đo lần xạc này tương ứng với tuổi thọ pin chỉ tính đến khi nó còn 70-80% dung lượng. Rõ ràng, nếu tần suất sử dụng đèn pin của bạn cao thì tính về lâu dài hiệu quả kinh tế mà pin xạc mang lại hơn hẳn pin primary.

Có rất nhiều loại pin xạc trên thị trường, phổ thông chia làm 2 nhóm pin Nickel và Lithium, trong 2 nhóm này phân nhánh ra các nguyên liệu cụ thể như dưới đây. Tớ tập trung giới thiệu vào những pin Lithium vì loại pin này khá phổ dụng ở những đèn pin công suất cao. Chỉ những pin làm từ nguyên liệu Lithium Cobalt Oxide hay còn gọi là pin Li-on mới đạt hiệu quả tối ưu về dung lượng lưu trữ.

1/ NiCD (Nickel Cadmium) và NiMN (Nickel Metal Hydride):
Hai loại pin xạc phổ thông nhất ở các kích cỡ AA, AAA, C, D. Ưu điểm của nguyên liệu này là có độ an toàn cao, dung lượng lưu trữ tốt. Hiệu điện thế lưu trữ phổ biến 1.2V. Đây không phải là vấn đề chính, ví dụ nhiều người đã thắc mắc tại sao pin xạc AA 1.2V làm sao lại có thể dùng được ở những thiết bị của họ khi đang dùng tốt pin Akaline 1.5V ? Thực tế thì pin Akaline 1.5V khi bắt đầu có tải V xuống rất nhanh ở khoảng 1.1-1.2V. Còn pin xạc giảm chậm hơn và trong phần lớn thời gian sử dụng cũng ở 1.1 - 1.2 V, tất cả cuối cùng sẽ hết năng lượng khi trong khoảng 0.9V.
Bất lợi của pin xạc Nickel là ở chỗ hiệu ứng nhớ, nếu bạn sử dụng bộ xạc rẻ tiền hay sử dụng xạc không đúng cách ví dụ như thời gian xạc quá ngắn, rút xạc bất thình lình, xạc nhồi lúc pin còn dung lượng thì vòng đời của pin sẽ ngắn hơn, pin càng nhanh hỏng. Lời khuyên của tớ ở đây là đừng có tiếc tiền mua những bộ xạc tốt từ những hãng có tên tuổi. Ở thị trường VN, một số loại pin xạc có tiếng như Sanyo Eneloop, Panasonic Elvota, GP Recyco +, Sony cũng là 1 thương hiệu mạnh.
2/Pin Lithium:
2.1. LiCoO2 (Lithium Cobalt Oxide)
Được sử dụng rất nhiều trong các thiết bị có thể xạc lại như điện thoại di động, máy tính xách tay, máy nghe nhạc. Các viên pin (cell) lưu trữ phổ biến ở hiệu điện thế 3.7V hoặc một hệ số của nó. Các cell này tồn tại ở những dạng phổ thông như AA, AAA hay CR123A. Nhưng thông thường họ đặt tên mã theo kích thước từng cell:
AAA: 10440 cell tức là pin có kích thước 10mm x 44 mm x 0 (số 0 thường biểu thị chữ cylindrical - hình trụ)
AA: 14500 cell
CR123A: 16340 cell
17500, 18500, 17670, 18650: những mã này ta hay thường gặp trong các cell máy tính hơn là sản phẩm dân dụng.
Ngoài ra nó cũng tồn tại ở những kích thước to hơn tương đương pin C, D Akaline.

Các pin này có mật độ năng lượng lưu trữ rất lớn. Những pin Li-ion cũng có lợi thế như không bị hiệu ứng nhớ, thời gian xạc và xả (dùng pin) nhanh hơn pin Nickel mà không bị ảnh hưởng đến tuổi thọ pin. Nhưng nhược điểm của pin Li-ion là dễ cháy nổ hơn pin Nickel nếu không sử dụng đúng cách do sạc quá hiệu điện thế maximum 4.2V. Thông thường là từ 4.2 đến 4.3V sẽ nhanh chóng làm giảm tuổi thọ pin và đến trên 4.4V thì pin li-ion rất nguy hiểm, có thể gây nổ, hoặc trong quá trình sử dụng ở nhiệt độ cao quá 60 độ. Để hạn chế những nhược điểm này, những nhà sản xuất pin li-ion đã thêm mạch quản lý bảo vệ tự động ngắn mạch (short-circuits protected) khi xạc quá 4.2V hay khi có tải sụt xuống dưới 3-3.5V (tùy theo mỗi nhà sản xuất). Và bạn nên sử dụng các loại xạc có chất lượng như Utrafire, Trustfire, Tenegry, Pila, Wolf-eyes, những sạc này đều có mạch bảo vệ đóng mạch khi xạc đầy pin 4.2V. Các loại xạc rẻ tiền thì mạch này thường không ổn định.
Hình ảnh mạch bảo vệ ở pin RCR123A hay pin 16340:
16340_protected.jpg

Lưu ý, một số đèn pin bóng sợi đốt của SF không tương thích với pin Protected, pin AAA cell 10440 không có pin protected.

Ngoài ra, pin Li-ion này có một phiên bản pin xạc 3V (thực tế 3.2V) phổ biến ở cell 16340. Thực ra đây là pin 3.7V nhưng nó có một mạch ngoài tính năng protected ở trên nó có thêm một chức năng là tự động điều chỉnh điện áp xuống 3.2V trong vòng chục miligiây. Những pin này chuyên dụng cho một số mẫu đèn pin Surefire, Fenix. Những pin loại này cần những loại xạc dành riêng cho nó. Tuyệt đối không được dùng những loại xạc này cho pin Li-ion bình thường bởi những bộ xạc này có output V lớn hơn 4.4V.
2.2. LiFePO4 (Lithium Iron Phosphate):
Thường chỉ được sử dụng ở cell 16340, và có V = 3V (3.2V thực tế), nó ghi rõ trên thân chữ pin LiFe. Những pin này khá phù hợp với các loại đèn pin yêu cầu cao về V hay kích thước của pin. Có ưu điểm là không bị hiện tượng cháy nổ như Li-on nên không cần mạch bảo vệ. Như trên bạn đã đọc, những pin Li-ion có mạch bảo vệ sẽ làm tăng kích thước của pin lên, đối với pin CR123A kích thước chuẩn là 16x34 thì pin xạc protect thường có kích thước dao động 16.5 - 17.2 x 35 - 36.2 . Mà trong khi đó những hãng chế tạo đèn pin như Surefire làm lòng trong của ống pin cực kỳ khít, chỉ khoảng 16.5, điển hình là Surefire LX2. Dẫn đến bạn rất khó khi nhét pin protected vào ống. Pin LiFe đã giải quyết được yếu tố này.
Ngược lại, nhược điểm của nó là dung lượng lưu trữ kém hơn so với Li-ion, chỉ khoảng 350-400mAh (so với 600-750mAh của Li-ion và 1000-1400mAh ở primary).
2.3. LiMnO2 / LiMn2O4 / "IMR" / LiNiMnCoO2 (Lithium Manganese Oxide): gọi là IMR.
Đây là loại pin cân bằng giữa sử dụng an toàn và dung lượng nhất giữa 2 loại pin Li-on và LiFe. Có khả năng chống cháy nổ tốt nhưng dung lượng thấp hơn Li-on. Ví dụ pin Li-ion 18650 có thể đạt đến dung lượng 3000mAh như pin IMR18650 chỉ khoảng 1600mAh.
Các Cell LiFe và IMR ít phổ thông hơn do giá cả khá đắt.
 
Một số đèn pin có "giải thưởng" do mấy anh mũi lõ bình chọn (giải thưởng của hiệp hội nào thì em cũng không quan tâm lắm ạ). Bài sưu tầm từ internet:

Surefire G2 Flashlight
surefire-g2-led-flashlight.jpg


Streamlight 4AA LED Flashlight dòng đèn giá rẻ
streamlight-propolymer-4aa-led_flashlight.jpg


NiteCore Extreme
nitecore-extreme-flashlight-silver.jpg


Fenix LD01
fenix-ld01-led-flashlight.jpg


Fenix TK10 và TK11
fenix-tk10-flashlight-detail.jpg

fenix-tk11-led-flashlight-tactical.jpg
 
Theo em tìm hiểu hôm CN tuần trước thì Small Sun và Police thương hiệu giờ cũng khá lung tung về model, đóng vỉ... Em dự là nhiều hãng sx TQ cũng nhảy vào SX 2 loại đèn pin này rồi :lol
Dưới đây là một bài review về đèn pin của một bác người Anh, em dịch cho mọi người cùng đọc:
http://www.britishblades.com/forums/showthread.php?126181-Review-of-the-Small-Sun-ZYC60-Flashlight

P1040366.jpg


Tôi không là Jamie (chắc 1 chuyên gia về đèn pin hay...?, nhưng tôi nghĩ rằng đây một đánh giá ngắn và thú vị.

Tôi nghĩ rằng tôi muốn có một đèn pin khoảng £ 10 (325.000vnd) như một dự phòng để cắm trại. Cảm ơn bạn John đã đặt hàng món này cho tôi.

Tôi chỉ có thể (không công bằng lắm) so sánh nó với Fenix ​​PD20 và Incendio V3 + vì tôi chỉ có hai đèn pin LED này (ý ông này là không có con nào cùng tầm giá, cùng đẳng cấp của Small Sun đem so sánh).

Ta phải hiểu Fenix ​​và Incendio chi phí hơn bốn lần so với Small Sun.

Small Sun CN ZYC60 khoảng £ 10
Fenix ​​PD20 £44,95
Incendio V3+ £ 46,95

Small Sun so sánh kích thước PD20 và V3 +. Nó nhỏ và vỏ mỏng hơn, trọng lượng cũng nhẹ hơn. Cảm giác rằng nó vẫn còn dễ chịu và cảm thấy "ổn". Các lớp phủ màu đen Tôi nghi ngờ sẽ bay (bong) dễ dàng (nhưng nó chỉ có là £ 10 - Tôi nhấn mạnh rằng) - sự cán vân (khắc trên thân đèn) không sắc lắm (grippy) và nó lăn khi đặt trên một bề mặt phẳng. Đầu và thân tương đối nghèo "poor". Bóng led nằm ở trung tâm chóa đèn mịn. Bấm công tắc cảm thấy tốt đáng ngạc nhiên và tích cực. Đơn giản là On và Off, tôi thích thế, trong khi đèn pin khác có chế độ khác nhau, mặc dù được trung thực tôi ít khi sử dụng hết những chế độ của đèn pin. Đuôi đèn đứng với một chút dao động. Có không có clip cài áo nhưng có lỗ nhỏ và cung cấp dây buộc. Đèn pin có tiếng "lọc xọc" nhẹ (slight rattle when shaken) khi lắc mà dường như có nguồn gốc từ công tắc đèn hoặc một nơi nào đó.
P1040368.jpg


Tôi hài lòng với V3+ và Small Sun vì chúng sài được pin sạc 123A (ko rõ là RCR123's hay 16340's) khi sạc đầy. 123A khi sạc đầy có điện thế 4.5V (hoanglz: đây là lý do tại sao một khách của bác Dũng sài Serac S3 bị die vì S3 chỉ sài với CR123 điện áp 3V). Thật là bực mình với Fenix PD20 vì nó chỉ sài 3V 123A's (ám chỉ CR123A)
P1040372.jpg


Đây là một đèn pin sáng, tôi nghĩ là hơn 100 lumens với viên pin RCR123 khi so sánh với PD20 và V3+ (không khoa học lắm theo tôi biết)
P1040369.jpg


Beamshot từ trái sang: Small Sun, PD20, V3+

Ánh sáng rất trắng, giống PD20. V3+ có ánh sáng mềm và vàng hơn. Beamshoot của Small Sun không hữu dụng lắm với máy ảnh du lịch "bấm là chụp", bạn sẽ thấy một vòng sáng rõ ráng bên ngoài beam của Small Sun nhưng nó vẫn có beam trung tâm tốt. Lần nữa, vòng sáng bên ngoài không làm tôi buồn lòng nhưng những người theo chủ nghĩa thuần túy "purist" chắc sẽ phàn nàn.
P1040375.jpg


Beamshot từ trái sang: Small Sun, PD20, V3+

Tôi thấy đèn như vậy rất phù hợp với túi tiền. Tôi thấy phù hợp với những người thích một đèn sơ cua, thích một đèn pin nhỏ chạy led sáng nhưng ngần ngại bỏ ra £40. Small Sun ZYC60 là một lựa chọn thích hợp
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,725
Bài viết
1,136,357
Members
192,512
Latest member
hthuong2204
Back
Top