ThanhThien
Phượt thủ
Mình không phải là người có nhiều kiến thức, nhất là các kiến thức khoa học, mình chỉ là người có nhiều... đèn pin mà thôi. Topic này mình muốn chia sẻ vài kinh nghiệm cá nhân về đèn pin.
I. Vài khái niệm
Khi mua một số loại đèn pin, chúng ta sẽ thấy các thông số như: Cd, Lumens, Lux... vậy chúng có nghĩa là gì?
Trên google, trong những bài tiếng Việt mình chưa tìm thấy bất cứ bài viết nào chi tiết về vấn đề này. Trong một bài được share khá nhiều trên mạng, có đoạn "1 lumen = 1 foot candle chiếu lên diện tích 1 foot vuông" (ở khoảng cách 1 foot), tuy nhiên cũng rất khó hiểu, thế 100 lumen = gì? Bằng 100 foot candle chiếu lên diện tích 1 foot vuông, hay 100 foot vuông? Và nếu khoảng cách là 2 foot, 20 foot thì sao?
Tóm lại, (đối với mình) ngay cả bài viết từ những người có vẻ am hiểu thì thông tin cũng rất mơ hồ nên mình cũng không biết cuối cùng, xét một cách khoa học thì các thông số trên nghĩa là gì. Mình chỉ nắm được nôm na liên quan trực tiếp đến quá trình sử dụng, và sẽ giải thích theo cách hiểu của một người sử dụng.
1. Candela (cd)
Cường độ ánh sáng, với hai chiếc đèn có cùng thông số lumens, đèn nào cd cao hơn thì cường độ chùm ánh sáng cao hơn, vật thể sẽ nhận được nhiều ánh sáng hơn. Tương truyền, chỉ số cd ghi ở mỗi chiếc đèn pin là đo cường độ ánh sáng của tia sáng trung tâm.
2. Lumens (lm)
Có nghĩa là quang thông, là công suất hay tổng lượng ánh sáng của nguồn phát sáng. Tóm lại mình thấy nó liên quan trực tiếp đến diện tích được chiếu sáng, đèn có lumens cao hơn thì diện tích chiếu sáng lớn hơn.
Chùm sáng đi ra khỏi đèn pin của chúng ta có dạng chữ V, nhưng độ mở của mỗi đèn khác nhau, có đèn chữ V tạo góc 30 độ, có đèn tạo góc 45 độ chẳng hạn. Cùng một khoảng cách, đèn có độ mở của chùm sáng cao hơn thì chiếu sáng trên diện tích lớn hơn.
Chúng ta chọn đèn có thói quen xem cái nào lumens cao hơn, nhưng thực ra lumens không quyết định cường độ ánh sáng. Tất nhiên, lumens cao thường có cường độ ánh sáng cao hơn, nhất là ở các đèn pin kiểu cũ, chế tạo theo khuôn mẫu chung, bởi toàn bộ diện tích được chiếu sáng phải đạt được một mức độ ánh sáng nhất định thì mới được công nhận, chứ chiếu rất rộng, nhưng cách xa một khoảng không còn thấy vật thể được chiếu sáng nữa thì ai công nhận? Cho nên trong một số đèn pin có nhiều chế độ chiếu sáng, chế độ thấp nhất 40 lumens chẳng hạn, ta thấy ánh sáng mờ hơn hẳn chế độ 80 lumens. Chế độ 80 lumens cần ánh sáng mạnh hơn, bởi cùng một độ mở của chùm ánh sáng, muốn chiếu sáng rõ được một vùng rộng lớn hơn thì cường độ ánh sáng phải cao hơn, nên thực tế cường độ ánh sáng của mức 80 lumens mạnh hơn chính là để soi sáng được trên diện tích lớn hơn.
Nói tiếp, các đèn pin hiện đại thì khác, có nhiều chủng loại nhằm vào các mục đích sử dụng khác nhau, có đèn lumens cao nhưng cd thấp, có đèn cd rất cao nhưng lumens thấp. Cho nên khi chọn đèn, không chỉ nhìn lumens mà còn nên nhìn cả cd.
Lý do mình hiểu đơn giản lumens liên quan đến diện tích chiếu sáng, bởi theo trang chuyển đổi các đơn vị rapidtables, cùng một cd, nhưng độ mở chùm sáng lớn hơn thì lumens lớn hơn: http://www.rapidtables.com/calc/light/candela-to-lumen-calculator.htm
Cùng 60,000cd. Góc 10 độ thì tính được lumens là 1434. Góc 20 độ thì tính được lumens là 5727.
Với việc đi bộ, chọn đèn có lumens từ 50 trở lên là đủ nhìn (muốn sướng thì chọn cao hơn). Nếu đạp xe, mình nghĩ cần đèn từ 150 lumens trở lên.
3. Lux (lx)
Là độ rọi của ánh sáng. Vật thể đặt gần nguồn sáng thì nhận được nhiều lux hơn, vật thể ở xa nhận được ít lux hơn.
4. Khoảng cách chiếu sáng
Là khoảng cách tính bằng mét đến vị trí mà chiếc đèn pin tạo ra trong điều kiện tối hoàn toàn cường độ sáng 0.25 lux, tương đương với ánh sáng trăng rằm.
Công thức: Khoảng cách chiếu sáng = Căn bậc 2 của (cd/0,25)
Tóm lại, cường độ ánh sáng (cd) càng mạnh thì khoảng cách chiếu sáng càng xa. Điều này khẳng định kết luận của mình bên trên (về cd), đèn có cd thấp hơn không thể chiếu xa bằng đèn có cd cao, vật thể được chiếu của đèn cd cao cũng nhận được nhiều ánh sáng hơn, nghĩa là ta sẽ nhìn thấy rõ hơn.
5. Thông số IPX (chống nước và bụi)
Đèn hàng hiệu thường có IPX-8, ngâm nước được, độ sâu và thời gian người ta sẽ ghi rõ hơn. Nhìn chung đèn từ IPX-7 là ngâm nước được rồi. IPX-6 có thể đi trời mưa được.
6. Thông số chịu va đập
Họ sẽ có biểu tượng ghi rõ đèn có thể chịu được nếu rơi tự do từ độ cao bao nhiêu, đèn hàng hiệu hiện nay cũng chỉ thường ở độ cao 1,5m (có thể vỡ kính, trầy xước... nhưng vẫn sử dụng được). Tất nhiên, đèn đểu rơi từ độ cao 1,5m thậm chí hơn cũng chẳng sao, nhưng tại sao người ta cần đưa thông số này vào? Bởi vì ở đây không phải là rơi 01 hoặc vài lần các bác ạ, mà là họ đã test và cho thả rơi, theo truyền thuyết là đến... 1000 lần cơ. Nhìn con số 1,5m có vẻ không ghê gớm, nhưng nếu thả rơi 1000 lần từ độ cao này mà đèn vẫn sử dụng được thì phải nói rất kinh khủng. Cũng không quá khó hiểu, đèn hàng hiệu người ta làm từ nhôm chế tạo vỏ máy bay cơ mà! Hy vọng trong tương lai, vỏ đèn pin có thể chế tạo bằng ô-ri-han-kôn, thả rơi từ tầng khí quyển xuống cũng không sao.
I. Vài khái niệm
Khi mua một số loại đèn pin, chúng ta sẽ thấy các thông số như: Cd, Lumens, Lux... vậy chúng có nghĩa là gì?
Trên google, trong những bài tiếng Việt mình chưa tìm thấy bất cứ bài viết nào chi tiết về vấn đề này. Trong một bài được share khá nhiều trên mạng, có đoạn "1 lumen = 1 foot candle chiếu lên diện tích 1 foot vuông" (ở khoảng cách 1 foot), tuy nhiên cũng rất khó hiểu, thế 100 lumen = gì? Bằng 100 foot candle chiếu lên diện tích 1 foot vuông, hay 100 foot vuông? Và nếu khoảng cách là 2 foot, 20 foot thì sao?
Tóm lại, (đối với mình) ngay cả bài viết từ những người có vẻ am hiểu thì thông tin cũng rất mơ hồ nên mình cũng không biết cuối cùng, xét một cách khoa học thì các thông số trên nghĩa là gì. Mình chỉ nắm được nôm na liên quan trực tiếp đến quá trình sử dụng, và sẽ giải thích theo cách hiểu của một người sử dụng.
1. Candela (cd)
Cường độ ánh sáng, với hai chiếc đèn có cùng thông số lumens, đèn nào cd cao hơn thì cường độ chùm ánh sáng cao hơn, vật thể sẽ nhận được nhiều ánh sáng hơn. Tương truyền, chỉ số cd ghi ở mỗi chiếc đèn pin là đo cường độ ánh sáng của tia sáng trung tâm.
2. Lumens (lm)
Có nghĩa là quang thông, là công suất hay tổng lượng ánh sáng của nguồn phát sáng. Tóm lại mình thấy nó liên quan trực tiếp đến diện tích được chiếu sáng, đèn có lumens cao hơn thì diện tích chiếu sáng lớn hơn.
Chùm sáng đi ra khỏi đèn pin của chúng ta có dạng chữ V, nhưng độ mở của mỗi đèn khác nhau, có đèn chữ V tạo góc 30 độ, có đèn tạo góc 45 độ chẳng hạn. Cùng một khoảng cách, đèn có độ mở của chùm sáng cao hơn thì chiếu sáng trên diện tích lớn hơn.
Chúng ta chọn đèn có thói quen xem cái nào lumens cao hơn, nhưng thực ra lumens không quyết định cường độ ánh sáng. Tất nhiên, lumens cao thường có cường độ ánh sáng cao hơn, nhất là ở các đèn pin kiểu cũ, chế tạo theo khuôn mẫu chung, bởi toàn bộ diện tích được chiếu sáng phải đạt được một mức độ ánh sáng nhất định thì mới được công nhận, chứ chiếu rất rộng, nhưng cách xa một khoảng không còn thấy vật thể được chiếu sáng nữa thì ai công nhận? Cho nên trong một số đèn pin có nhiều chế độ chiếu sáng, chế độ thấp nhất 40 lumens chẳng hạn, ta thấy ánh sáng mờ hơn hẳn chế độ 80 lumens. Chế độ 80 lumens cần ánh sáng mạnh hơn, bởi cùng một độ mở của chùm ánh sáng, muốn chiếu sáng rõ được một vùng rộng lớn hơn thì cường độ ánh sáng phải cao hơn, nên thực tế cường độ ánh sáng của mức 80 lumens mạnh hơn chính là để soi sáng được trên diện tích lớn hơn.
Nói tiếp, các đèn pin hiện đại thì khác, có nhiều chủng loại nhằm vào các mục đích sử dụng khác nhau, có đèn lumens cao nhưng cd thấp, có đèn cd rất cao nhưng lumens thấp. Cho nên khi chọn đèn, không chỉ nhìn lumens mà còn nên nhìn cả cd.
Lý do mình hiểu đơn giản lumens liên quan đến diện tích chiếu sáng, bởi theo trang chuyển đổi các đơn vị rapidtables, cùng một cd, nhưng độ mở chùm sáng lớn hơn thì lumens lớn hơn: http://www.rapidtables.com/calc/light/candela-to-lumen-calculator.htm
Cùng 60,000cd. Góc 10 độ thì tính được lumens là 1434. Góc 20 độ thì tính được lumens là 5727.
Với việc đi bộ, chọn đèn có lumens từ 50 trở lên là đủ nhìn (muốn sướng thì chọn cao hơn). Nếu đạp xe, mình nghĩ cần đèn từ 150 lumens trở lên.
3. Lux (lx)
Là độ rọi của ánh sáng. Vật thể đặt gần nguồn sáng thì nhận được nhiều lux hơn, vật thể ở xa nhận được ít lux hơn.
4. Khoảng cách chiếu sáng
Là khoảng cách tính bằng mét đến vị trí mà chiếc đèn pin tạo ra trong điều kiện tối hoàn toàn cường độ sáng 0.25 lux, tương đương với ánh sáng trăng rằm.
Công thức: Khoảng cách chiếu sáng = Căn bậc 2 của (cd/0,25)
Tóm lại, cường độ ánh sáng (cd) càng mạnh thì khoảng cách chiếu sáng càng xa. Điều này khẳng định kết luận của mình bên trên (về cd), đèn có cd thấp hơn không thể chiếu xa bằng đèn có cd cao, vật thể được chiếu của đèn cd cao cũng nhận được nhiều ánh sáng hơn, nghĩa là ta sẽ nhìn thấy rõ hơn.
5. Thông số IPX (chống nước và bụi)
Đèn hàng hiệu thường có IPX-8, ngâm nước được, độ sâu và thời gian người ta sẽ ghi rõ hơn. Nhìn chung đèn từ IPX-7 là ngâm nước được rồi. IPX-6 có thể đi trời mưa được.
6. Thông số chịu va đập
Họ sẽ có biểu tượng ghi rõ đèn có thể chịu được nếu rơi tự do từ độ cao bao nhiêu, đèn hàng hiệu hiện nay cũng chỉ thường ở độ cao 1,5m (có thể vỡ kính, trầy xước... nhưng vẫn sử dụng được). Tất nhiên, đèn đểu rơi từ độ cao 1,5m thậm chí hơn cũng chẳng sao, nhưng tại sao người ta cần đưa thông số này vào? Bởi vì ở đây không phải là rơi 01 hoặc vài lần các bác ạ, mà là họ đã test và cho thả rơi, theo truyền thuyết là đến... 1000 lần cơ. Nhìn con số 1,5m có vẻ không ghê gớm, nhưng nếu thả rơi 1000 lần từ độ cao này mà đèn vẫn sử dụng được thì phải nói rất kinh khủng. Cũng không quá khó hiểu, đèn hàng hiệu người ta làm từ nhôm chế tạo vỏ máy bay cơ mà! Hy vọng trong tương lai, vỏ đèn pin có thể chế tạo bằng ô-ri-han-kôn, thả rơi từ tầng khí quyển xuống cũng không sao.