Hi mng,
Nhóm mình mới đi Ấn Độ về, tổng thời gian 10 ngày từ 28/4 đến 8/5. Bọn mình đi qua 4 thành phố là New Delhi, Agra, Jaipur và Varanasi. Để viết chung về kinh nghiệm du lịch Ấn Độ trong 1 topic thì mình thấy sẽ hơi bị loãng, vì mỗi thành phố có 1 đặc trưng riêng. Bài này mình sẽ viết về Agra - một thành phố nhỏ cách thủ đô New Delhi khoảng 3-4 tiếng tàu/xe - nơi có ngôi đền Taj Mahal nổi tiếng (Nhiều người lầm tưởng ngôi đến Taj Mahal nổi tiếng là ở ND nhưng thực ra lại nằm ở Agra đó hehe)
1, Nơi ở
Mình ở Moustache Hostel, địa chỉ: Mig 1, Shilpgram road, Agra, 282001, India
Mình thuê dạng dorm, tức là mỗi người một giường, 1 phòng gồm 6 giường, nhà vệ sinh ở bên trong phòng. May mắn lúc đó phòng mình chỉ có 3 người trong nhóm, ko có người ngoài, nên rất là thoải mái hehe.
Ưu điểm:
- Phòng rộng, sạch sẽ, có ngăn đựng hành lý, ổ sạc, đèn và quạt nhỏ ở từng giường
- Nhà vệ sinh ở trong phòng, đỡ phải chạy ra ngoài hehe. NVS rộng, sạch sẽ
- Sảnh và hành lang đều rất đẹp, sáng sủa, có thể chụp ảnh sống ảo được
- Có thể book phòng 1/2 ngày được nếu check out vào chiều tối, nhân viên dễ tính, lịch sự
Nhược điểm:
- Ko có điều hòa nên hơi nóng dù bật quạt, mùa hè ở Agra lên đến 42 độ. Mà mở cửa sổ thì ko an toàn tí nào, Ấn Độ mà
- Vòi sen hơi rửm tí. Đặc điểm chung của 4 nhà nghỉ/khách sạn mà mình ở trong tgian du lịch ở Ấn Độ là nhà tắm đều có cái xô và gáo. Hứng nước vào xô, dùng gáo để dội nước lên người khi tắm giống như ở quê ý. Phải lâu lắm rồi mình mới tắm kiểu này. Anw yên tâm là nước có chế độ nóng lạnh nhé, mà ở Ấn nóng lắm chắc cũng ko cần nước nóng làm gì.
Giá rổ: 200Rs/giường/ng/đêm (khoảng 70k VND). Thuê nửa ngày là 35k
Một số hình ảnh:
2, Địa điểm tham quan
Taj Mahal
Địa điểm nổi tiếng nhất ko chỉ ở Ấn Độ nói chung và Agra nói riêng, dĩ nhiên là ngôi đền Taj Mahal rồi. Ngôi đền này được nhà vua Shah Jahan xây cho hoàng hậu Mumtaz Mahah. Bà không may qua đời ở tuổi 39 sau khi sinh người con thứ 14 của họ vào năm 1631.
Quá đau buồn trước cái chết của người vợ yêu quý, ông đã xây cho bà một lăng mộ để tưởng niệm tình yêu của họ tại thành phố Agra. Công trình được khởi công ngay sau đó, vào năm 1632, lăng chính hoàn thành vào năm 1648, các công trình xung quanh và vườn cây được hoàn thành 5 năm sau đó.
Agra Fort
Đây là điểm đến quan trọng thứ 2, chỉ sau Taj Mahal khi đến thành phố Agra. Mình có cảm giác Agra Fort hơi bị lép vế so với Red Fort (New Delhi) và Amber Fort (Jaipur), trong khi mình thấy Agra Fort mới là pháo đài đẹp nhất trong 3 cái. Vào đây mình nhưđang đi lạc trong thế giới nghìn lẻ một đêm chứ k phải ở Ấn Độ nữa. Kiến trúc của pháo đài thực sự quá đẹp và rất đáng đồng tiền bát gạo. Điểm trừ là lúc mình đi quá nắng quá nóng, nhiệt độ ngoài trời là 42 độ C, nắng đến mức k thể mở mắt dc (
Nói qua chút về Agra Fort: Pháo đài Agra là pháo đài lớn bằng đá sa thạch đỏ từ thế kỷ 16, nằm cách Taj Mahal khoảng 2,5 km về phía tây bắc. Quần thể pháo đài rộng lớn này còn được biết đến với tên gọi Pháo đài Đỏ ở Agra và do các hoàng đế Mughal xây dựng khi Agra còn là thành phố thủ đô. Đằng sau những bức tường này là các cung điện, sảnh đường và nhà thờ Hồi giáo, một vài công trình trong số này được lát toàn bộ bằng đá cẩm thạch tinh khiết.
Đây cũng là nơi giam giữ vua Shah Jahan (vị vua cho xây dựng Taj Mahal) sau khi bị con trai mình lật đổ. Từ ban công của cung điện này, ngài có thể hướng tầm mắt ra Taj Mahal, lăng mộ tuyệt đẹp mà ngài đã ủy thác cho phu nhân của mình.
3, Cách đi lại
Vì bọn mình đi nhóm 3 người nên thường đi Uber (ở thành phố lớn như New Delhi hay Jaipur thì có uber) hoặc Tuktuk. Ưu điểm của 2 phương tiện này so với bus/ metro là drop on/ drop off tận nơi, ko phải đi bộ ra bến, ko phải share chung với ai. Giá cả thì cũng biết từ trước, đi theo nhóm nên chia ra ko đáng bao nhiêu.
Ở Agra ko có Uber nên bọn mình di chuyển hoàn toàn bằng Tuk Tuk, quãng đường nào ngắn thì đi bộ. Đi Tuk Tuk lúc nào cũng phải mặc cả. Tip là:
- Xem trước quãng đường trước từ nơi đi đến nơi đến là bao xa để ước lượng mức trả giá phù hợp. Mình cảm giác đi Tuk tuk ở Agra hay Varanasi còn đắt hơn cả thành phố lớn như New Delhi.
- Nhớ mặc cả nhiệt tình vào vì các bác tài rất nói thách, trả giá ko dc thì cứ quay đít đi. Tuk tuk nhiều lắm ko sợ ko có ai chở, mình từ chối ông này thì ông khác đã lao đến rồi.
- Nếu đi nhiều điểm trong ngày thì có thể thỏa thuận giá combo nguyên ngày, đi những điểm nào trong ngày, thời gian thế nào,… Chỉ trả tiền sau khi kết thúc ngày.
4, Địa điểm ăn uống
Nói thật là mình k hợp đồ Ấn tí nào luôn. Nói ra nhiều người ko tin nhưng 10 ngày ở Ấn mình ko ăn tí curry nào luôn =)). Ra hàng là mặc định gọi steamed rice (cơm trắng) và fried egg (trứng chiên). May có gói ruốc mẹ làm sẵn ở nhà chứ ko thèm thịt chết mất. Bọn mình ko tìm dc nhà hàng nào có thịt lợn hay thịt bò, 3 đứa thèm thịt muốn chết luôn. Bọn mình cũng mua thêm dưa chuột, cà chua và trái cây nữa để ăn cho đủ chất xơ. Thực đơn ở đây nghèo nàn rau củ lắm, toàn đồ curry rau củ hầm ra rất khó nuốt.
Có 2 quán mình rất recommend, chủ yếu là vì giá trị nhân văn và cung cách phục vụ thôi chứ đồ ăn mình ko comment.
Good Vibes Cafe
Địa chỉ: I, G-38, Shilpgram Rd, Taj Nagari Phase 1, Tajganj, Agra, Uttar Pradesh 282001, India
Quán này đối diện nhà nghỉ mình ở, sang ăn vì tiện. Thực ra mình toàn gọi cơm trắng với trứng chiên, có hôm gọi thêm roasted chicken (ăn cũng dc), ko ăn thử Indian food khác nên cũng ko thể đánh giá chuẩn chất lượng món ăn dc. Ưu điểm là:
- Quán có wifi khá ổn định ), có cả không gian ngoài trời và trong nhà. Trời mát thì ra ngoài ngồi tội gì ngồi trong hehe.
- Tốc độ phục vụ khá ok, ko phải đợi lâu.
- Thức ăn cũng dc, cũng toàn món cơ bản
- Mượn dao, đĩa để gọt trái cây nhà hàng cũng lấy cho thoải mái ko càm ràm
- Có lần đến ăn bị mất điện thì nhà hàng có chạy máy nổ cho
- Các em phục vụ rất ngoan, lễ phép nên mình cũng thường xuyên tip
- Giá cả phải chăng, có thể nói là rẻ nữa. Do đó bọn mình ăn ở đây 3 bữa liền.
Sheroes’ Hangout
Địa chỉ: Fatehabad Road, Opposite The Gateway Hotel, Taj View Chowraha, Tajganj, Agra, Uttar Pradesh 282001, India
Người ta đến với Sheroes’ Hangout ko phải vì đồ ăn ngon hay ko gian đẹp, mà là vì quán được mở và phục vụ bởi những nạn nhân bị tạt acid. Họ đã từng là những người phụ nữ xinh đẹp, lành lặn với tương lai vô cùng hứa hẹn nhưng bị những kẻ dã tâm sát hại. Bên trong nhà hàng, thực khách có thể nhìn thấy rất nhiều bức hình của những người phụ nữ với khuôn mặt chằng chịt sẹo.
Sheroes’ Hangout được mở ra để giúp những người phụ nữ thoát khỏi mặc cảm, hòa nhập với cộng đồng, kiếm thêm thu nhập. Cá nhân mình thấy đồ ăn ở đây ở mức ok, đồ uống thì hơi dở. Lassi uống ngọt ko chịu dc, phải xin thêm đá 2 lần, bỏ ú ụ đá vào mà vẫn ngọt như uống sữa đặc nên đành bỏ lại.
Giá cả tùy tâm khách hàng. Ngoài việc đến ăn uống, khách còn có thể mua đồ lưu niệm. Giá cả dĩ nhiên là hơi mắc so với đồ ở những chỗ khác nhưng số tiền này được dùng để ủng hộ cho những nạn nhân.
Nhóm mình mới đi Ấn Độ về, tổng thời gian 10 ngày từ 28/4 đến 8/5. Bọn mình đi qua 4 thành phố là New Delhi, Agra, Jaipur và Varanasi. Để viết chung về kinh nghiệm du lịch Ấn Độ trong 1 topic thì mình thấy sẽ hơi bị loãng, vì mỗi thành phố có 1 đặc trưng riêng. Bài này mình sẽ viết về Agra - một thành phố nhỏ cách thủ đô New Delhi khoảng 3-4 tiếng tàu/xe - nơi có ngôi đền Taj Mahal nổi tiếng (Nhiều người lầm tưởng ngôi đến Taj Mahal nổi tiếng là ở ND nhưng thực ra lại nằm ở Agra đó hehe)
1, Nơi ở
Mình ở Moustache Hostel, địa chỉ: Mig 1, Shilpgram road, Agra, 282001, India
Mình thuê dạng dorm, tức là mỗi người một giường, 1 phòng gồm 6 giường, nhà vệ sinh ở bên trong phòng. May mắn lúc đó phòng mình chỉ có 3 người trong nhóm, ko có người ngoài, nên rất là thoải mái hehe.
Ưu điểm:
- Phòng rộng, sạch sẽ, có ngăn đựng hành lý, ổ sạc, đèn và quạt nhỏ ở từng giường
- Nhà vệ sinh ở trong phòng, đỡ phải chạy ra ngoài hehe. NVS rộng, sạch sẽ
- Sảnh và hành lang đều rất đẹp, sáng sủa, có thể chụp ảnh sống ảo được
- Có thể book phòng 1/2 ngày được nếu check out vào chiều tối, nhân viên dễ tính, lịch sự
Nhược điểm:
- Ko có điều hòa nên hơi nóng dù bật quạt, mùa hè ở Agra lên đến 42 độ. Mà mở cửa sổ thì ko an toàn tí nào, Ấn Độ mà
- Vòi sen hơi rửm tí. Đặc điểm chung của 4 nhà nghỉ/khách sạn mà mình ở trong tgian du lịch ở Ấn Độ là nhà tắm đều có cái xô và gáo. Hứng nước vào xô, dùng gáo để dội nước lên người khi tắm giống như ở quê ý. Phải lâu lắm rồi mình mới tắm kiểu này. Anw yên tâm là nước có chế độ nóng lạnh nhé, mà ở Ấn nóng lắm chắc cũng ko cần nước nóng làm gì.
Giá rổ: 200Rs/giường/ng/đêm (khoảng 70k VND). Thuê nửa ngày là 35k
Một số hình ảnh:
2, Địa điểm tham quan
Taj Mahal
Địa điểm nổi tiếng nhất ko chỉ ở Ấn Độ nói chung và Agra nói riêng, dĩ nhiên là ngôi đền Taj Mahal rồi. Ngôi đền này được nhà vua Shah Jahan xây cho hoàng hậu Mumtaz Mahah. Bà không may qua đời ở tuổi 39 sau khi sinh người con thứ 14 của họ vào năm 1631.
Quá đau buồn trước cái chết của người vợ yêu quý, ông đã xây cho bà một lăng mộ để tưởng niệm tình yêu của họ tại thành phố Agra. Công trình được khởi công ngay sau đó, vào năm 1632, lăng chính hoàn thành vào năm 1648, các công trình xung quanh và vườn cây được hoàn thành 5 năm sau đó.
Agra Fort
Đây là điểm đến quan trọng thứ 2, chỉ sau Taj Mahal khi đến thành phố Agra. Mình có cảm giác Agra Fort hơi bị lép vế so với Red Fort (New Delhi) và Amber Fort (Jaipur), trong khi mình thấy Agra Fort mới là pháo đài đẹp nhất trong 3 cái. Vào đây mình nhưđang đi lạc trong thế giới nghìn lẻ một đêm chứ k phải ở Ấn Độ nữa. Kiến trúc của pháo đài thực sự quá đẹp và rất đáng đồng tiền bát gạo. Điểm trừ là lúc mình đi quá nắng quá nóng, nhiệt độ ngoài trời là 42 độ C, nắng đến mức k thể mở mắt dc (
Nói qua chút về Agra Fort: Pháo đài Agra là pháo đài lớn bằng đá sa thạch đỏ từ thế kỷ 16, nằm cách Taj Mahal khoảng 2,5 km về phía tây bắc. Quần thể pháo đài rộng lớn này còn được biết đến với tên gọi Pháo đài Đỏ ở Agra và do các hoàng đế Mughal xây dựng khi Agra còn là thành phố thủ đô. Đằng sau những bức tường này là các cung điện, sảnh đường và nhà thờ Hồi giáo, một vài công trình trong số này được lát toàn bộ bằng đá cẩm thạch tinh khiết.
Đây cũng là nơi giam giữ vua Shah Jahan (vị vua cho xây dựng Taj Mahal) sau khi bị con trai mình lật đổ. Từ ban công của cung điện này, ngài có thể hướng tầm mắt ra Taj Mahal, lăng mộ tuyệt đẹp mà ngài đã ủy thác cho phu nhân của mình.
3, Cách đi lại
Vì bọn mình đi nhóm 3 người nên thường đi Uber (ở thành phố lớn như New Delhi hay Jaipur thì có uber) hoặc Tuktuk. Ưu điểm của 2 phương tiện này so với bus/ metro là drop on/ drop off tận nơi, ko phải đi bộ ra bến, ko phải share chung với ai. Giá cả thì cũng biết từ trước, đi theo nhóm nên chia ra ko đáng bao nhiêu.
Ở Agra ko có Uber nên bọn mình di chuyển hoàn toàn bằng Tuk Tuk, quãng đường nào ngắn thì đi bộ. Đi Tuk Tuk lúc nào cũng phải mặc cả. Tip là:
- Xem trước quãng đường trước từ nơi đi đến nơi đến là bao xa để ước lượng mức trả giá phù hợp. Mình cảm giác đi Tuk tuk ở Agra hay Varanasi còn đắt hơn cả thành phố lớn như New Delhi.
- Nhớ mặc cả nhiệt tình vào vì các bác tài rất nói thách, trả giá ko dc thì cứ quay đít đi. Tuk tuk nhiều lắm ko sợ ko có ai chở, mình từ chối ông này thì ông khác đã lao đến rồi.
- Nếu đi nhiều điểm trong ngày thì có thể thỏa thuận giá combo nguyên ngày, đi những điểm nào trong ngày, thời gian thế nào,… Chỉ trả tiền sau khi kết thúc ngày.
4, Địa điểm ăn uống
Nói thật là mình k hợp đồ Ấn tí nào luôn. Nói ra nhiều người ko tin nhưng 10 ngày ở Ấn mình ko ăn tí curry nào luôn =)). Ra hàng là mặc định gọi steamed rice (cơm trắng) và fried egg (trứng chiên). May có gói ruốc mẹ làm sẵn ở nhà chứ ko thèm thịt chết mất. Bọn mình ko tìm dc nhà hàng nào có thịt lợn hay thịt bò, 3 đứa thèm thịt muốn chết luôn. Bọn mình cũng mua thêm dưa chuột, cà chua và trái cây nữa để ăn cho đủ chất xơ. Thực đơn ở đây nghèo nàn rau củ lắm, toàn đồ curry rau củ hầm ra rất khó nuốt.
Có 2 quán mình rất recommend, chủ yếu là vì giá trị nhân văn và cung cách phục vụ thôi chứ đồ ăn mình ko comment.
Good Vibes Cafe
Địa chỉ: I, G-38, Shilpgram Rd, Taj Nagari Phase 1, Tajganj, Agra, Uttar Pradesh 282001, India
Quán này đối diện nhà nghỉ mình ở, sang ăn vì tiện. Thực ra mình toàn gọi cơm trắng với trứng chiên, có hôm gọi thêm roasted chicken (ăn cũng dc), ko ăn thử Indian food khác nên cũng ko thể đánh giá chuẩn chất lượng món ăn dc. Ưu điểm là:
- Quán có wifi khá ổn định ), có cả không gian ngoài trời và trong nhà. Trời mát thì ra ngoài ngồi tội gì ngồi trong hehe.
- Tốc độ phục vụ khá ok, ko phải đợi lâu.
- Thức ăn cũng dc, cũng toàn món cơ bản
- Mượn dao, đĩa để gọt trái cây nhà hàng cũng lấy cho thoải mái ko càm ràm
- Có lần đến ăn bị mất điện thì nhà hàng có chạy máy nổ cho
- Các em phục vụ rất ngoan, lễ phép nên mình cũng thường xuyên tip
- Giá cả phải chăng, có thể nói là rẻ nữa. Do đó bọn mình ăn ở đây 3 bữa liền.
Sheroes’ Hangout
Địa chỉ: Fatehabad Road, Opposite The Gateway Hotel, Taj View Chowraha, Tajganj, Agra, Uttar Pradesh 282001, India
Người ta đến với Sheroes’ Hangout ko phải vì đồ ăn ngon hay ko gian đẹp, mà là vì quán được mở và phục vụ bởi những nạn nhân bị tạt acid. Họ đã từng là những người phụ nữ xinh đẹp, lành lặn với tương lai vô cùng hứa hẹn nhưng bị những kẻ dã tâm sát hại. Bên trong nhà hàng, thực khách có thể nhìn thấy rất nhiều bức hình của những người phụ nữ với khuôn mặt chằng chịt sẹo.
Sheroes’ Hangout được mở ra để giúp những người phụ nữ thoát khỏi mặc cảm, hòa nhập với cộng đồng, kiếm thêm thu nhập. Cá nhân mình thấy đồ ăn ở đây ở mức ok, đồ uống thì hơi dở. Lassi uống ngọt ko chịu dc, phải xin thêm đá 2 lần, bỏ ú ụ đá vào mà vẫn ngọt như uống sữa đặc nên đành bỏ lại.
Giá cả tùy tâm khách hàng. Ngoài việc đến ăn uống, khách còn có thể mua đồ lưu niệm. Giá cả dĩ nhiên là hơi mắc so với đồ ở những chỗ khác nhưng số tiền này được dùng để ủng hộ cho những nạn nhân.
Last edited: