What's new

[Chia sẻ] Kinh nghiệm phòng chống chứng AMS của một kẻ gầy yếu nhiều bệnh

Re: Kinh nghiệm phòng chống chứng AMS của một kẻ gầy yếu nhiều bệnh

Theo như bạn nói thì bạn đã có triệu chứng bị phù phổi, đó là một biến chứng nguy hiểm của AMS. Thuốc mà BS cho bạn uống khả năng rất lớn là thuốc hạ huyết áp (như Adalat chẳng hạn) và Dexamethazone. Thật may là bạn không có hậu quả đáng kể nào.

Theo mình nghĩ, những người có chỉ số huyết áp tương đối cao có lẽ sẽ dễ bị AMS hơn, vì hầu hết các thuốc dùng cho phòng và trị AMS đều là thuốc hạ huyết áp (Acetazolamide, Adalat...) và thuốc kháng viêm (Dexamethazone). Từ xưa, huyết áp mình luôn thấp hơn mức trung bình, đến bây giờ khi đã lớn tuổi, huyết áp có khuynh hướng tăng lên nhưng cũng chỉ bằng mức trung bình ở độ tuổi của mình mà thôi. Có lẽ đó là nguyên nhân cơ bản khiến mình ko bị AMS và có thể đáp ứng các thứ thuốc men dù mình bị đau phổi, bị hen.

Các bạn sẽ thắc mắc tại sao có việc phù não, phù phổi do độ cao? Nếu lên xứ đó bạn sẽ thấy thứ thứ đóng gói, đóng chai dưới thấp (mì gói, bánh snack, mỹ phẩm, dầu gió...) lên vùng núi cao túi đựng sẽ bị phồng to, bị bung nắp, bị vỡ... do áp suất không khí lúc đóng chai, gói chênh lệch lớn với áp suất không khí nơi mới đến. Phổi và não là những tổ chức mềm, xốp, đầy mạch máu được cơ thể duy trì một mức áp lực nhất định (áp lực phổi, áp lực nội sọ...) theo một cơ chế và chỉ số tương đối ổn định nên khi lên vùng cao quá nhanh (đi máy bay, ô tô nhanh, cáp treo...) làm áp suất không khí giảm nhanh mà cơ thể chưa điều chỉnh mức áp lực kịp thì chúng phồng ra như gói mì tôm mà chúng ta mang theo cũng không có gì đáng ngạc nhiên.

Nếu bạn Sữa đã từng bị như thế, mình nghĩ bạn nên suy tính thận trọng khi muốn đi Tây Tạng vì ở Tây Tạng, mình để ý chỉ ở Lhasa và Shigatse mới thấy có BV lớn, những nơi khác cơ sở y tế có vẻ èo uột lắm. Những điểm tham quan hầu hết không có trạm hay phòng y tế nhất là ở các tu viện (toàn là trên các đỉnh đồi, đỉnh núi hoặc có khuôn viên rất rộng lớn) thì các thứ tương tự là Zero. Cạnh những nơi đó luôn có đồn cảnh sát lớn, doanh trại quân đội đồn trú; trong đó, khả năng là có phòng y tế nhưng trang bị đến đâu, có hỗ trợ cấp cứu du khách hay không... thì không rõ :D

Một yếu tố khác, mình nghĩ cũng có khả năng tác động đến việc mắc AMS hay không là thời tiết, mình nghĩ khi đi Tây Tạng vào mùa hè, không khí ấm áp hơn và ẩm hơn, có lẽ sẽ ít ảnh hưởng xấu đến phổi hơn (tội cái hầu hết các bạn đều thích đi Tây Tạng mùa thu cơ).

Đối với bản thân, mình có cảm giác rằng việc ăn ngọt và uống nhiều nước (đến 4l/ ngày) có tác dụng rất tích cực, tuy cũng có bất tiện (phải mang theo đủ nước uống, đi tiểu nhiều lần trong điều kiện các nhà VS đặc trưng của Tây Tạng :D).

Một lưu ý nữa là việc uống Acetazolamide và nhất là Dexamethazone tuy có hiệu quả nhưng có nhiều tác dụng phụ và chống chỉ định cần nắm vững và cân nhắc. Việc uống hoặc ngưng Dexamethazone mà không tuân thủ đầy đủ chỉ định sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng còn hơn là không uống đấy. Có lẽ các bạn nên tham vấn kỹ với BS, dược sĩ biết rõ tình trạng cơ thể/ bệnh tật của bản thân (chức năng gan, thận, huyết áp...) chứ đừng dùng bừa nhé! Lời tham vấn chỉ áp dụng cho từng người chứ không áp dụng được cho cả hội đâu đấy!

Mình đã gặp may lần này, nhưng mình vẫn còn kế hoạch Kailash; đến khi đó mình cũng vẫn sẽ rất cân nhắc, rất cẩn thận và chuẩn bị siêu chu đáo còn hơn cả lần này (vì khi đó mình cũng đã già thêm một mớ rồi :D). Chả có ai mãi là đứa con của hạnh vận được cả mà :D

P/S: theo như tài liệu hướng dẫn về phòng ngừa chứng AMS thì ăn nhạt (giảm muối trong khẩu phần ăn) cũng có ý nghĩa rất lơn nhưng điều này không dễ thực hiện do:

-Người Tạng nấu ăn rất mặn, nhân bánh Momo bằng thịt băm trộn bắp cải của họ còn mặn hơn cả thịt kho; nước sốt nấm rưới lên thịt bò beefsteak còn mặn hơn cả nước mắm... Nếu ai không thích mặn, có lẽ nên chọn quán ăn TQ hoặc quán ăn Tây của người TQ :(

-Hầu hết các bạn trẻ vẫn có khuynh hướng ăn mặn, chuyện này không dễ cải tiến trong thời gian ngắn. Khi bắt đầu thấy có vấn đề về tim mình đã tập ăn nhạt hơn, thật sự rất khó khăn, mất đến hàng năm có dư, khó còn hơn là nhịn ăn đấy!
 
Last edited:
Re: Kinh nghiệm phòng chống chứng AMS của một kẻ gầy yếu nhiều bệnh

Thanks chị Meo Bay đã cung cấp thông tin chi tiết.

Mình tham khảo ở đây, thì họ cho rằng tập thể lực thông thường không đảm bảo cho việc thích nghi với AMS (tăng số lượng hồng cầu, tăng dung lượng máu và khả năng hấp thụ O2 hiệu quả). Tuy nhiên có thiết bị để training (xem cho biết thôi chứ chắc cũng không có điều kiện để mà mua mấy cái này), đó là thiết bị làm giảm lượng O2 trong khi ngủ và khi tập nhẹ.

http://www.ultimatekilimanjaro.com/high-altitude-training.htm

Theo trang này, thì để leo núi cao thì việc tập hiệu quả nhất là... leo núi (thấp cũng được) hay leo cầu thang. Nếu không có điều kiện thì là đi bộ. Chứ tập chạy bộ, bơi, hay đạp xe đạp sẽ không hiệu quả bằng. Họ còn dẫn chứng là ngay cả các vận động viên marathon thì môn mà họ sợ nhất là leo núi cao.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,670
Bài viết
1,171,098
Members
192,337
Latest member
inhopcartong
Back
Top