What's new

[Chia sẻ] Kinh nghiệm "Sinh Tồn Nơi Hoang Dã "

hongthiengialai

Phượt thủ
Chào cả nhà, chúng ta là thành viên của diễn đàn Phượt, nơi tập trung những con người theo chủ nghĩa “xê dịch”. Sở thích của hầu hết các thành viên trong diễn đàn chúng ta là thích chinh phục và khám phá thiên nhiên và đặt biệt những nơi càng hoang sơ, càng hiểm trở thì các bạn nhà ta càng thích đến. có một thực tế thế này, chúng ta khám phá thiên nhiên mà thông tin về những nơi ta càn đến còn hạn chế và một số kỹ năng xử lý các tính huống có thể xáy ra trong quá trình “phượt” của chúng ta chỉ mang tính tự phát, dựa vào kinh nghiệm bản thân là chính. Chúng ta hay khám phá vùng rừng núi hoang dã, đầm lầy, sông suối,vv…. Thì những khả năng như lạc rừng, bị lũ cuốn, bị rắn hoặc một số loại côn trùng nào đó cắn có thể xảy ra lắm chứ. Trong trường hợp đó các bạn xử lý thế nào, việc này đòi hỏi chúng ta phải có một số kỹ năng và hiểu biết cơ bản để xử lý những tình huống ví dụ như trên. Đặc điểm ở ta không có tổ chức những khóa hướng đạo sinh bài bản như nước ngoài, hoặc nếu có thì chỉ tập trung ở các thành phố lớn không phải ai cũng tiếp cận được.
Là một người có sở thích khám phá thiên nhiên và thích “xê dịch”. Mình cũng hay lang thang trên mạng đọc sách và tham khảo thông tin nên mình có sưu tầm và tổng hợp được một số thông tin, kỹ năng “Sinh Tồn Nơi Hoang Dã”. Hôm nay mình mạnh dan xin phép các admin, bác thienson và các mod trong diễn đàn để mở topic này chia sẻ một số thông tin đến cả nhà mong chúng ta mỗi người rút ra cho mình được chút gì đấy có ích trên đường “Phượt” của chúng ta.
''CHUẨN BỊ VÀO NƠI HOANG DÃ
- Các bạn là những người đang chuẩn bị cho một cuộc thám hiểm, khám phá những vùng đất hoang vu xa lạ.
- Các bạn đang chuẩn bị cho một chuyến du lịch sinh thái ở một vùng mà bạn biết rất mơ hồ.
- Các bạn sắp sửa phải dấn thân vào rừng sâu núi thẳm vì nhiệm vụ được giao phó.
- Các bạn đã chán ngấy cuộc sống ồn ào náo nhiệt của thành phố, chán các tiện nghi của nền văn minh cơ khí... muốn tìm sự tĩnh lặng thanh thản giữa thiên nhiên.
- Các bạn muốn làm một Robinson Crusoe thời nay.
Hoặc vì một lý do nào đó, các bạn sắp phải sống một thời gian dài ở những vùng thiên nhiên hoang dã, vắng bóng người.
Để cho công việc được hoàn thành một cách tốt đẹp và bản thân các bạn được an toàn, các bạn buộc phải qua một quá trình học tập, và rèn luyện một cách cẩn thận. Vì đây không phải là một chuyến du lịch với túi tiền đầy ắp. Không kẻ đưa người đón. Không có cỗ bàn dọn sẵn. Không có phòng ốc tiện nghi... Mà trái lại, có thể đầy dẫy gian lao nguy hiểm, nhọc nhằn, vất vả, bệnh tật, đói khát, sức cùng lực kiệt.... đang chờ đón các bạn. Ở đó, các bạn chỉ có thể trông cậy vào chính bản thân của mình. Vì vậy, các bạn phải trang bị cho mình một số kỹ năng và kiến thức cần thiết. Những kỹ năng nầy, không phải chỉ đọc ở sách vở hay học bằng lý thuyết suông, mà phải thực hành nhiều lần, nhất là trong những dịp cắm trại, thám du, khảo sát, dã ngoại... ngắn ngày. Các bạn cũng cần phải rèn luyện sức khỏe, chuẩn bị tinh thần và nghị lực, sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách.
Dĩ nhiên là khi các bạn đã được chuẩn bị tốt, thì khả năng tồn tại nơi hoang dã của các bạn được an toàn và bảo đảm hơn rất nhiều so với những người đột nhiên bị ném vào những nơi xa lạ mà chưa hề có khái niệm gì về “mưu sinh thoát hiểm”...
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là tinh thần của các bạn, nếu các bạn không bình tĩnh tự tin, không có nghị lực và quyết tâm cao, không có máu phiêu lưu và đam mê thiên nhiên... thì mọi sở học của các bạn cũng vô ích.
Những kỹ năng và kiến thức quan trọng mà các bạn cần phải học tập và thực hành là:
- Kiến thức về thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, môi trường, động thực vật...
- Các phương pháp tìm phương hướng
- Đọc và sử dụng bản đồ và địa bàn
- Kỹ thuật di chuyển vượt chướng ngại
- Kỹ thuật lều trại và các cách làm chòi trú ẩn bằng vật liệu thiên nhiên.
- Thủ công, nghề rừng.
- Kỹ thuật săn bắn đánh bắt, mưu sinh thoát hiểm
- Biết bảo vệ sức khỏe và phòng chống các bệnh thông thường
- Cứu thương và cấp cứu
...
CÓ SỨC KHỎE
Không một nhà thám hiểm, khai phá hay một chiến binh nào mà có thể hoàn thành công việc của mình với một sức khỏe èo uột. Vì nơi hoang dã là một môi trường rất khắc nghiệt, đầy dẫy lam sơn chướng khí, rừng thiêng nước độc, sông sâu vực thẳm, cây độc thú dữ, thực phẩm thiếu thốn, thuốc men hiếm hoi, tiện nghi nghèo nàn, hoang vắng cô đơn...
Các bạn còn phải tiêu hao rất nhiều năng lượng do mang trên vai hành trang nặng nề, sử dụng đôi chân để vượt những chặng đường dài mà không dễ đi chút nào, phải leo núi, băng sông, vượt lầy, cắt rừng... Một người có thể lực trung bình thì cũng khó mà đảm đương nổi.
Ngoài sức khỏe ra, các bạn cũng cần phải có một tinh thần kiên định vững vàng, đam mê khám phá, yêu mến thiên nhiên, không ngại gian khổ... biết bao nhiêu người đã bỏ cuộc chỉ vì thiếu tính kiên nhẫn, lòng đam mê và không vượt qua được những gian khó, cho dù họ có sức khỏe rất tốt. Các bạn hãy nhớ rằng, thực tế không đẹp như một bức tranh phong cảnh hay như một bài thơ trữ tình đâu.
KIẾN THỨC VỀ THIÊN NHIÊN
Là một vấn đề rất quan trọng đối với những người chuẩn bị tiến hành các cuộc phiêu lưu mạo hiểm. Nếu không am hiểu về thiên nhiên, các bạn sẽ gặp vô vàn khó khăn trong việc sinh tồn nơi hoang dã.
Về lý thuyết: Các bạn nên đọc và nghiên cứu thật nhiều qua sách báo, phim ảnh... để tích lũy kiến thức về môi trường sinh thái, về động thực vật, về thời tiết, khí hậu, trăng sao, thủy triều...
Về thực hành: Các bạn nên tham gia nhiều cuộc khảo sát, thám du, chinh phục, cắm trại... để cho quen việc tiếp xúc với thiên nhiên càng nhiều càng tốt.
Nếu không có kiến thức về thiên nhiên, các bạn có thể hoảng loạn trước những con vật xù xì gớm ghiếc nhưng vô hại và mất cảnh giác trước những con côn trùng nhỏ bé hoặc những con vật có màu sắc sặc sỡ đáng yêu nhưng lại rất nguy hiểm.
Các bạn cũng cần phải biết phân biệt được những cây, hoa, lá, rễ, củ... có thể làm thực phẩm hay thuốc chữa bệnh hoặc mang nhiều độc tố chết người. Biết tiên đoán thời tiết để khỏi bị động trước mọi hiện tượng của thiên nhiên.
Tóm lại: Có kiến thức rộng về thiên nhiên bạn mới mong có thể tồn tại giữa thiên nhiên hoang dã
P/S: Những thông tin trên mình lấy trong cuốn "Sinh Tồn Nơi Hoang Dã" của tác giả Phạm Văn Nhân, mình xin phép biên tập và rút ngắn và sưu tầm thêm hình ảnh minh họa để phù hợp với diễn đàn của chúng ta. Nếu các mod và admin thấy có ích cho diễn đàn thì để lại ,còn không thì xóa giúp em với. Thank.
 
Last edited:
Cùng với nhiều tài liệu khác trên mạng, cuốn này đã được khá nhiều dân phượt đọc rồi bạn hongthiengialai. Và trên box "Kỹ năng sức khỏe an toàn" cũng đã có nhiều topic bàn về kỹ năng này. Nếu bạn viết tiếp theo trong topic cũ để mọi người dễ theo dõi thì hay quá.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đưa tài liệu này lên đây (c).

Ngoài ra, trong hầu hết các tài liệu về mưu sinh, đa phần nội dung quá nhiều, không cô đọng thực tế và có đi rừng thực tế mới thấy sự quan trọng của những kỹ năng căn bản nhất, chứ không thể và cũng không cần thiết nhớ hết mọi thứ trong 1 cuốn sách dày mấy chục trang. Cần phải cô đọng và dễ hiểu nhất, dễ thực hiện nhất, thực tế nhất ! mà điều này thì các tài liệu chưa thực hiện được:
1/ Phương hướng: làm thế nào để nhận biết 4 phương 8 hướng vào ban ngày, ban đêm và bằng những vật dụng nào như đồng hồ, dây, khúc cây, sao,mặt trăng...?
2/ Cách sử dụng địa bàn, GPS và phối hợp với bản đồ, địa hình thực tế: phương pháp nào để xác định mình đang ở đâu trên bản đồ, cách điểm đến bao xa? nếu GPS hư hoặc ko có mà chỉ có địa bàn & bản đồ thì làm sao để xác định? Nếu đi lệch hướng thì làm sao biết mình lệch bao nhiêu độ, dùng địa bàn với bản đồ tính toán ntn để chỉnh lại hướng đúng?
3/ Cách đo chiều cao, độ cao, khoảng cách giữa các vật thể.
4/ Sơ cấp cứu căn bản.
5/ Các nút dây căn bản: cột võng, nút cấp cứu, chằng buộc đồ, nối dây, treo...
6/ Kiến thức cơ bản khi vào nơi hoang dã: trước khi vào rừng phải biết hoặc cố tìm hiểu để biết mình đang ở đâu, sẽ đi hướng nào, nơi nào sẽ dễ tìm thấy nguồn nước, nên cắm trại ở đâu, vị trí, cách dựng bạt/lán chỉ với cây rừng sẵn có và 1 ít dây, cách dùng đá kê nồi, hoặc chọn cây như thế nào để kê nồi khi không có đá,....
 
Last edited:
Chào cả nhà, chúng ta là thành viên của diễn đàn Phượt, nơi tập trung những con người theo chủ nghĩa “xê dịch”. Sở thích của hầu hết các thành viên trong diễn đàn chúng ta là thích chinh phục và khám phá thiên nhiên và đặt biệt những nơi càng hoang sơ, càng hiểm trở thì các bạn nhà ta càng thích đến. có một thực tế thế này, chúng ta khám phá thiên nhiên mà thông tin về những nơi ta càn đến còn hạn chế và một số kỹ năng xử lý các tính huống có thể xáy ra trong quá trình “phượt” của chúng ta chỉ mang tính tự phát, dựa vào kinh nghiệm bản thân là chính. Chúng ta hay khám phá vùng rừng núi hoang dã, đầm lầy, sông suối,vv…. Thì những khả năng như lạc rừng, bị lũ cuốn, bị rắn hoặc một số loại côn trùng nào đó cắn có thể xảy ra lắm chứ. Trong trường hợp đó các bạn xử lý thế nào, việc này đòi hỏi chúng ta phải có một số kỹ năng và hiểu biết cơ bản để xử lý những tình huống ví dụ như trên. Đặc điểm ở ta không có tổ chức những khóa hướng đạo sinh bài bản như nước ngoài, hoặc nếu có thì chỉ tập trung ở các thành phố lớn không phải ai cũng tiếp cận được.
.......................



P/S: Những thông tin trên mình lấy trong cuốn "Sinh Tồn Nơi Hoang Dã" của tác giả Phạm Văn Nhân, mình xin phép biên tập và rút ngắn và sưu tầm thêm hình ảnh minh họa để phù hợp với diễn đàn của chúng ta. Nếu các mod và admin thấy có ích cho diễn đàn thì để lại ,còn không thì xóa giúp em với. Thank.



http://212.64.30.189:81/ducavn/duca_files/VanHoc/SinhTonNoiHoangDa.htm


Có phải cuốn trong link trên không ?

Tớ có đọc sơ qua và biết là có chỗ sai. Không rõ là tác giả PVN lấy bài người khác mà không kiểm chứng hay là đoán mò ra.

Cái mục lọc nước dùng bơm và thuốc là 1 thí dụ:

Thuốc lọc nước không có viên nào mà vài phút mà khử trùng hết. Nếu mà thuốc mạnh như thế thì người uống vô thì sao. Loại tớ dùng là phải chờ 4 tiếng mới uống được.

Còn lọc nước bằng bơm thì tác giả chắc chưa bao giờ dùng tới vì tuổi thọ của bộ lọc hoàn toàn phụ thuộc vào độ dơ của nước. Nước càng dơ thì bộ lọc càng mau nghẹt. Tác giả phán ngay 1 câu 1000 lít nghe thấy hết hồn.

Nói tóm lại là rất nhiều sách về mục này, nhưng bác đọc rồi sẽ thấy có cuốn viết trên kinh nghiệm, có cuốn thì viết trên bàn phím. Đọc nhiều và dùng những thứ mà mình thấy có lý, và có thể áp dụng được.
 
Các bạn đã đọc nhiều trong nội dung cuốn sách “Sinh Tồn Nơi Hoang Dã” rồi , hôm nay mình xin trích dẫn và cụ thể hơn một mối nguy hiểm từ côn trùng và bò sát . Những trường hợp rất dễ gặp trong những chuyến đi vào rừng núi và nơi hoang dã.
CÁC LOẠI CÔN TRÙNG NGUY HIỂM CÓ Ở VIỆT NAM :
1.Bọ cạp
Bọ cạp không phải côn trùng mà là loài động vật thuộc lớp hình nhện. Ở Việt Nam có hai loài bọ cap phổ biến là bọ cạp đen và bọ cạp nâu. Bọ cạp đen thường sống dưới lớp lá mục và nơi ẩm ươt trong rừng, thường gọi là “bọ cạp núi” , loai này to nhưng ít độc hơn bọ cạp nâu hay còn gọi là bọ cạp củi(vì hay tìm thấy chúng cư ngụ dưới các đống củi).
attachment.php
[/IMG]
attachment.php

Những vết đốt bằng ngòi chích ở đuôi của các loài bọ cạp này giống như vết ong đốt, gây sưng phồng, đỏ và đau nhức, đôi khi còn bị bầm tím. Có khi nạn nhân chỉ cảm thấy hơi bị ngứa rát ở chỗ bị chích nhưng liền sau đó bị chóng mặt, đổ mồ hôi chảy nước mắt, nước mũi, buồn nôn, cứng chân tay. Một số trường hợp hạn hữu, nọc bọ cạp có thể gây sốc phản vệ, nguy hiểm đến tính mạng.

Trong trường hợp bị bọ cạp đốt, người bị đốt cần chườm nước đá rồi phun thuốc chống đau lên vết đốt hoặc uống thuốc giảm đau loại thành phần có paracetamol. Đối với trẻ em và người dễ có phản ứng với vết đốt, nhất là bị đốt ở mặt, cần đưa đi cấp cứu ngay để được chích thuốc giải độc.

2.Rết
attachment.php

Rết là loài động vật thuộc lớp nhiều chân, thường sống ở những nơi tối tăm ẩm thấp như gầm giường, gầm tủ, lá khô mục... kể cả trong quần áo. Chúng có thể tiết chất độc khi cắn bằng hàm răng phía trước, làm đối tượng sưng tấy. Nọc độc của rết không gây chết người, nhưng khiến người bị cắn cực kỳ đau đớn. Những triệu chứng đi kèm là nôn mửa và sốt.

Khi bị rết cắn cần nặn cho nọc độc theo máu ra ngoài bớt. Sau đó rửa sạch vết cắn bằng xà phòng, chườm lạnh tại chổ giúp giảm đau và giảm sưng. Nên sử dụng thêm thuốc giảm đau và kháng viêm.
3.Rắn độc
Việt Nam là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn thuộc tám họ. Rắn độc chủ yếu thuộc hai họ rắn hổ và rắn lục. Hôm nay mình sưu tầm và giới thiệu cách nhận dạng và cách sơ cứu ban đầu nếu chẳn may bị các chú nó “hỏi thăm” về các loài rắn độc thuộc họ rắn lục. (http://www.tinmoi.vn/cac-loai-ran-luc-o-viet-nam-091032146.html). Có điều này chúng ta nên biết thường thì rắn độc ít khi chủ động tấn công con người. Nó chỉ cắn khi săn mồi và tự vệ, nếu khi gặp rắn thì không nên đến gần và cũng không nên bỏ chạy đột ngột hoặc có những hành động “giật mình” làm cho rắn lầm tưởng ta là mối nguy hiểm và nó có thể cắn để tự vệ. Và đa số các loài rắn ban ngày bị “ cận thị” nên ta dẫm đuôi hoặc vô tình tác động tới nó thì nó mới cắn. Nếu lỡ bị chú nó hỏi thăm thì tốt nhất là nên đập chết để “nhận diện” xem loài đó có độc hay không và nên mang theo đến bệnh viện để bác sỹ biết mà dung huyết thanh phù hợp.
http://www.bvdkdongthap.vn/hien_thi_nd.php?ma_noi_dung=77&ma_linh_vuc=6&ma_the_loai=11
Ở Việt nam có hai nhóm rắn chính: rắn hổ (cạp nia, cạp nong, hổ mang...) và rắn lục.
+ Nọc độc rắn hổ có tác dụng gây liệt cơ, nguy hiểm nhất là liệt cơ hô hấp, dẫn đến tử vong.
+ Nọc rắn lục chủ yếu gây chảy máu, tan máu, hoại tử tổ chức.
Ngoài ra, rắn cắn có thể gây nhiễm trùng nặng do nhiễm bẩn vết cắn.
Hàng năm trên thế giới có 30.000 đến 40.000 ng¬ời bị rắn độc cắn, trong đó tử vong khoảng 2000. N¬ước Mỹ có 6000 đến 8000 ng¬ời bị rắn cắn mỗi năm, tử vong do rắn hổ cắn là 9%, do rắn lục là 0,2%.
Triệu chứng th¬ường xuất hiện sau khi bị rắn cắn 2 - 4 giờ, có thể đến 8 giờ. Triệu chứng xuất hiện càng sớm, th¬ường tổn thư¬ơng càng nặng.
Tai nạn rắn cắn thư¬ờng xảy ra vào mùa hè (vì rắn là loại động vật ngủ đông). Khi nhìn vết răng cắn để lại trên da, có thể phân biệt rắn độc với rắn không độc (đòi hỏi phải có kinh nghiệm): Rắn không độc thường vết răng rắn th¬ường là một vòng cung, đều nhau, còn rắn độc sẽ để lại 2 vết sâu hơn hẳn các vết răng khác -> đó là 2 móc độc. Nọc rắn đi vào cơ thể theo đ¬ường bạch mạch, do đó khi bị rắn cắn cần garô bạch mạch mới có tác dụng, không garô động mạch hay tĩnh mạch.
Triệu chứng
2.1. Họ rắn hổ
- Khởi đầu thư¬ờng là rối loạn cảm giác: tê lư¬ỡi, đau họng, khó nuốt (do tổn thương các dây thần kinh của vùng hầu họng).
- Tiếp theo, bệnh nhân sẽ khó mở mắt (do liệt cơ nâng mi), khó há miệng, nhìn mờ (do giãn đồng tử).
- Giai đoạn toàn phát, bệnh nhân sẽ dần dần liệt toàn bộ các cơ, đặc biệt nguy hiểm là liệt cơ hô hấp, đồng tử giãn to. Bệnh nhân thư¬ờng vẫn tỉnh, trừ trường hợp tổn th¬ương thần kinh do nhiễm độc quá nặng.
- Một số tr¬ường hợp có thể có loạn nhịp tim nặng dẫn tới tử vong.
- Tổn th¬ương tại chỗ cắn:
. Rắn cạp nia (thân có khoang đen trắng), cạp nong (thân có khoang đen vàng: th¬ường không có tổn thư¬ơng gì, nhiều khi rất khó nhìn thấy, nếu không bị chích rạch.
. Rắn hổ mang: hoại tử, phù nề lan rộng quanh vùng rắn cắn, có thể phù nề toàn bộ chi bị cắn.
- Sẽ có rất nhiều biến chứng có thể xuất hiện trong thời gian này: nhiễm trùng, loét, sốt cao...
- Nguyên nhân tử vong chủ yếu của rắn hổ cắn là suy hô hấp do liệt các cơ hô hấp, và tổn thư¬ơng các trung tâm sống còn của thân não do tổn th¬ương thần kinh.
2.2. Rắn lục cắn:
Tổn thư¬ơng hay gặp nhất là hoại tử tại chỗ. Xung quanh vùng bị rắn cắn xuất hiện hoại tử, da có màu đen, tổ chức phía trên và quanh vùng hoại tử thư¬ờng phù cứng, đỏ tím, đau. Hoại tử và phù nề sẽ lan nhanh lên phía trên (theo đ¬ường đi của bạch mạch), càng rộng khi rắn càng độc.
Có thể có tình trạng rối loạn đông máu, gây chảy máu, hay gặp nhất là đái ra máu. Dấu hiệu này hay gặp đối với rắn lục ở miền Trung, miền Bắc ít gặp hơn. Một số loài rắn còn gây ra tán huyết cấp.
Rắn lục hầu như¬ không gây nên tình trạng liệt cơ, trừ rắn chàm quạp có ở Nam bộ và Nam Trung bộ.
3. Xử trí
3.1. Xử trí tại chỗ
- Ga rô bạch mạch bằng cách băng ép toàn bộ phần chi phía trên chỗ rắn cắn. Không đ¬ược băng chặt, vì nếu làm garô chặt không những không có tác dụng mà còn nguy hiểm do cản trở tuần hoàn động mạch và tĩnh mạch. Garô bạch mạch có tác dụng làm chậm sự xâm nhập của nọc rắn vào cơ thể, giành giật thời gian để kịp thời tiến hành các biện pháp điều trị đặc hiệu.
- Không chích rạch chỗ rắn cắn vì th¬ường động tác này không có tác dụng rút nọc rắn khỏi cơ thể, mà còn dễ gây nhiễm trùng. Có thể hút nọc rắn ra bằng các dụng cụ chuyên dụng như¬ giác hút ...
- Xử trí tiếp theo:
. Nếu xác định đư¬ợc loại rắn, có thể tiêm huyết thanh chống nọc rắn, đây là biện pháp điều trị đặc hiệu và có hiệu quả nhất.
. Nếu xác định con rắn chắc chắn là rắn độc: chuyển đi bệnh viện ngay.
. Nếu ch¬ưa rõ: theo dõi chặt tình trạng nạn nhân, nếu bắt đầu có xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên (như¬ đã mô tả ở trên) phải chuyển đi bệnh viện ngay. Cần chú ý là nếu chờ nh¬ư vậy nhiều khi cũng làm chậm trễ việc điều trị tích cực - do đó nếu không có phư¬ơng tiện cần thiết đảm bảo cấp cứu và vận chuyển thì không nên giữ nạn nhân lại theo dõi.

3.2. Vận chuyển cấp cứu
- Cần phải theo dõi sát tình trạng hô hấp của bệnh nhân, nếu bệnh nhân thở nhanh > 30 lần/phút, yếu, hoặc xuất hiện tím môi phải hô hấp nhân tạo ngay. Vì nguyên nhân tử vong hàng đầu là suy hô hấp do liệt cơ hô hấp, nên nếu không đ¬ược hô hấp nhân tạo kịp thời, có thể bệnh nhân sẽ chết trư¬ớc khi đến đ¬ược bệnh viện.
- Nếu bệnh nhân bị hoại tử: rửa sạch bằng n¬ước muối sinh lý, dùng gạc sạch đậy lên, băng lại, rồi chuyển đi bệnh viện.
- Có thể dùng kháng sinh cho bệnh nhân tr¬ước khi chuyển đi bệnh viện.
- Tiêm SAT nếu có thuốc./.
Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc

attachment.php

Rắn lục đuôi đỏ (Trimeresurus albolabris). Đây là loài rắn cực độc trong số các loài rắn lục. Thân của chúng có màu xanh, đuôi có màu nâu đỏ. Chiều dài thân khoảng 60 - 100 cm. Thức ăn của chúng là chuột, chim, thằn lằn và ếch. Chúng thường cư ngụ vào ban đêm trên mặt đất và nghỉ ngơi trên cây vào ban ngày.
Chúng sống ở vùng đồi núi có độ cao dưới 400 m, đôi khi nó cũng cư trú ở các khu vực thành thị. Đây là loài có mặt hầu như trên khắp lãnh thổ Việt Nam từ Cao Bằng cho đến Kiên Giang, Minh Hải.
Đây là loài đặc biệt vì trong họ hàng nhà rắn lục chỉ có rắn lục đuôi đỏ là loại đẻ con, chúng không giống một số loài rắn khác ấp trứng mà sau khi trứng được thụ tinh thì ở lại ngay trong bụng rắn mẹ. Lúc rắn mẹ mang thai thì nọc độc của nó tập trung nhiều nhất và hung dữ nhất.
Rắn lục đuôi đỏ có nọc độc và nguy hiểm. Loài rắn này gây ra nhiều vết thương nguy hiểm do vết cắn của chúng. Một số người dân ở Cần Thơ mới đây cho biết đã gặp và đập chết những con rắn này sau khi bị chúng cắn. Ảnh: Phùng Mỹ Trung.
attachment.php

Theo trang web của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, con rắn màu đen đầu trắng này có tên Rắn lục đầu bạc (Azemiops feae).
Loài này có kích cỡ trung bình, đầu hơi dẹp phân biệt rõ với cổ. Chiều dài cơ thể khoảng 80 cm. Chúng sống trên các vùng núi cao lên tới 1.000 m. Rắn lục đầu trắng phân bố ở Cao Bằng, Vĩnh Phú, Lạng Sơn. Các chuyên gia khuyến cáo, không nên bắt hay tấn công loài này khi gặp chúng.
attachment.php

Rắn lục núi (Ovophis monticola) có đầu hình tam giác, mặt trên phủ những vảy nhỏ. Chiều dài cơ thể chúng khoảng 50 cm. Thức ăn chủ yếu của loài này là thú nhỏ, chim, thằn lằn, ếch nhái, theo website Sinh vật rừng Việt Nam.
Rắn lục núi thường ở vùng rừng núi, có độ cao lên tới 1.500 m. Chúng còn sống gần nơi ở của người như vườn, những bụi rậm gần trường học hay sân chơi. Rắn sinh hoạt về ban đêm. Tại Việt Nam, loài này sống ở Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Hà Nội, Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum. .
 
attachment.php
[/IMG]
Rắn lục sừng (Trimeresurus cornutus). Đầu chúng có hình tam giác phân biệt rõ với cổ, mặt trên đầu phủ vảy nhỏ, có vảy trên mắt phát triển thành cái sừng trên mắt. Kích thước trung bình của cơ thể là 50 cm. Rắn lục sừng sống ở rừng núi cao thuộc cái tỉnh Lào Cai, Thừa Thiên Huế. Trên thế giới chưa phát hiện loài rắn này. Ảnh: Sinh vật rừng Việt Nam.
attachment.php

Rắn lục Trùng Khánh (Protobothrop trungkhanhensis). Kích thước loài này khoảng 70 cm, khá nhỏ so với những loài thuộc giống Protobothrops. Chúng có đặc điểm: màu sắc mặt lưng, đầu của con đực và cái tương tự nhau có màu nâu xám nhạt. Chúng sống ở độ cao 500 - 700 m trong các khu rừng thường xanh và rừng mưa núi đá vôi nhiệt đới
Cho đến nay, rắn lục trùng khánh mới chỉ được phát hiện ở khu bảo tồn thiên nhiên Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
attachment.php

Rắn lục xanh (Trimeresurus stejnegeri). Nhìn từ bên ngoài, rắn lục xanh tương tự với loài Trimeresurus popeorum, nhưng bộ phận sinh dục của nó có cấu trúc khác nhau về cơ bản, vì thế nhiều người nghĩ hai loài này là một.
Loài này thường sống ở khu rừng trên núi có độ cao tới 2.845 m. Là loài ăn đêm và nửa sống trên. Đôi khi chúng nghỉ hoặc đang săn lùng thức ăn gần các con suối trên núi. Thức ăn của chúng là động vật có vú nhỏ, chim, thằn lằn.
Rắn lục xanh phân bố ở Hòa Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng, Gia Lai.
attachment.php

Rắn lục von gen (Viridovipera vogeli). Đỉnh đầu và thân của loài này màu xanh lục, phần bụng màu xanh lục nhạt hơn. Giới khoa học chưa tìm hiểu rõ về thức ăn của rắn lục miền nam. Chúng thường ăn đêm, sống ở trong bụi rậm, lùm cây thấp ở địa hình đồi núi có độ cao từ 900 m đến 1.500 m. Loài rắn này sống ở Gia Lai, Đồng Nai, Lâm Đồng.
attachment.php

Rắn lục mũi hếch (Deinaglistrodon acutus). Đầu chúng có hình tam giác, mặt trên đầu có phủ lớp vảy lớn. Chiều dài cơ thể khoảng 80 – 150 cm, có khi tới 1.800 mm. Thức ăn của chúng là thú nhỏ, chim và bò sát. Rắn lục mũi hếch thường ở những vùng rừng núi cao bên suối nước, hoặc ở các nương rẫy.
Tại Việt Nam, rắn lục mũi hếch phân bố ở Lào Cai, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc. Ảnh: Sinh vật rừng Việt Nam.
Trên là một số tài liệu về rắn lục, mình up lên để cả nhà tham khảo và góp ý. Các bạn nào có thông tin thêm thì post lên để mọi người cùng biết và học hỏi để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân, phục vụ cho những chuyến ''phượt'' an toàn.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,666
Bài viết
1,170,973
Members
192,323
Latest member
vanchuyenoto
Back
Top