1. Nước cấp visa là nước mình đến đầu tiên, hoặc (hoặc chứ không phải và nhé) nước ở lâu nhất. Nếu nước đến đầu tiên khác với nước ở lâu nhất thì thường phải xin visa của nước ở lâu nhất, trừ phi nước có người mời mình họ chấp nhận cấp visa do mình đấu lý với họ.
2. Khi mình xin visa 1 nước và nhập cảnh ở nước khác (không ở lâu nhất) là bình thường và đó là quyền của mình do các lý do như tối ưu hóa lịch trình, vé máy bay rẻ... Trong trường hợp này ngay từ khi xin visa và khi nhập cảnh mà họ hỏi, mình phải trình vé máy bay hoặc phương tiện nối chuyến sang nước mình xin visa và ở lâu nhất. Tờ lịch trình và các bằng chứng về chỗ ở, vé giao thông (nếu đã book trước) cộng vé returne phải luôn sẵn sàng để trình cho nhà chức trách sân bay nhập cảnh. Địa chỉ chỗ cư trú chính hoặc nơi ở đầu tiên phải nhớ hoặc sẵn sàng trình nhà chức trách vì câu hỏi họ hay hỏi ngay khi nhập cảnh là chỗ ở của ngài ở đâu trong schengen.
3. Trường hợp multi entry cũng phải chuẩn bị khá kỹ khi xuất cảnh và nhập cảnh, nhất là từ schengen mình đi sang các vùng phức tạp như Thổ nhĩ Kỳ, Nga, Ucraina... Khi xuất cảnh, mình phải đủ bằng chứng là nước mình đến sẽ cho phép mình nhập cảnh (visa, hiệp định miễn thị thực ...), khi nhập cảnh cũng phải chuẩn bị y như nhập cảnh lần đầu.
Cần nhớ là nhân viên và cả quản lý các hãng vận chuyển và kiểm tra xuất nhập cảnh không phải ai và lúc nào họ cũng rành rọt về luật pháp xuất nhập cảnh. Họ hay phải đi hỏi cấp trên hoặc gọi điện thoại hỏi các cơ quan chức năng... đôi khi làm chậm việc ra vào hàng nửa tiếng/ thậm chí 1 tiếng là bình thường. Mình cần chuẩn bị các giấy tờ phòng bị hỗ trợ cho họ để họ tự tin quyết định, kể cả khi bị ách lại phải bình tĩnh thuyết phục và nói lý với họ nếu bạn tin rằng giấy tờ của mình là hợp pháp.
Cũng cần nhớ là hồ sơ visa của mình khi làm ở sứ quán được lưu trên mạng kiểm soát nhập cảnh toàn châu âu (từ nơi đến, đi, hộ chiếu và vân tay...). Những ai làm visa có lịch trình 1 đằng, khi đi một nẻo cần hết sức cẩn trọng, nhất là điểm đến đầu tiên và xuất cảnh. Còn sau khi vào địa giới schengen rồi, mình thay đổi kế hoạch đi lại là quyền của mình và tùy ý từng người thôi.
Qua trải nghiệm cá nhân tôi có những lời khuyên như vậy. Không nên sợ sệt nhưng cũng không được chủ quan trước nhà chức trách.
Năm ngoái khi vợ chồng tôi đi châu Âu, tôi không chuẩn bị kỹ chiếc vé máy bay chiều về hãng Germanwing của vợ tôi (thay vì in bản PDF thì mình in luôn cái email bản word từ email). Ở ngay sân bay Nội Bài, viên quản lý VN của hãng Aeroflot dứt khoát khẳng định là vé của vợ tôi chỉ là giữ chỗ, chưa phải vé thật, anh ta lý giải vé thật xuất ra phải có số vé theo quy định quốc tế). Trong khi đó nhiều hãng máy bay quốc tế hiện nay họ bỏ cách ghi vé có số vé, chỉ có mã vé thôi. Viên quản lý này còn ngớ ngẩn ở chỗ khi tôi liên lạc với hãng Germanwing thì anh ta từ chối hỏi theo điện thoại với cớ là không nói được tiếng Anh!!! Tôi nói lý mãi rồi anh ta cũng cho đi.
Mình cũng phải tự tin là nếu mình đúng mà nhân viên vận chuyển hoặc kiểm soát hộ chiếu sai, mình có quyền kiện họ nếu họ làm nhỡ chuyến bay của mình. Do vậy phải nắm chắc luật đi lại và chuẩn bị sắn các giấy tờ cần thiết.