What's new

[Chia sẻ] Ký sự ảnh Tibet-Nepal

Chuyến đi của bọn em từ tháng 5 năm 2007, đơn giản là một chuyến đi chơi. Sự nỗ lực lớn nhất chỉ là cố gắng vượt qua nỗi ngại ngùng để xách ba lô ra khỏi cửa. Sau đó là một hành trình đẹp đẽ và đầy may mắn.

Có lẽ cũng đã có những trở ngại nào đó, nhưng em mới chỉ nhớ ra những cảm giác phấn chấn, những cung phượt đẹp tuyệt vời. Còn những cái khác chắc xem ảnh tới đâu sẽ nhớ tới đó :).

Cũng phải nói là tìm hiểu trước chuyến đi khá công phu, bác nào có gì cần hỏi thêm thì cứ post hỏi tự nhiên nhé. Biết đến đâu trả lời đến đo không có mạch nào hết mà tính em cũng ngại trình bày chi li.

Trước tiên là cung đường: Hà nội - Côn Minh - Lhasa - Kathmandu - Băng Cốc - HN
picture.php


Thời gian đi là 20 ngày, thời tiết như đã nói ở trên là may mắn nên rất đẹp. Một chiếc ảnh để mô tả cái độ xanh:
picture.php


Đồ chơi mang theo: Máy ảnh 30D, ống CA 17-55 2.8IS, ống CA 70-300IS, ống CA 10-22, Máy định vị GPS 60Csx - Cũng kha khá đối với Newbie đúng không ạ.

Em sẽ dành thì giờ viết với post ảnh, các bác ủng hộ nhé!
 
Potala

9h45 phút sáng ngày thứ 5 của chuyến đi, trời lạnh, nắng vàng, một vài đám mây trắng bồng bềnh trôi trước điện Potala (Âm hán việt của Bồ tát) nơi sống và làm việc của vị Phật sống tây tạng.

Từ phía cổng chính đi vào:
picture.php



picture.php



picture.php



picture.php



Khu tầng thấp sơn màu trắng gọi là Bạch cung, khu màu đỏ trên cùng gọi là Hồng cung. Muốn vào Hồng cung lại phải mua thêm 1 vé nữa.


Nói thêm về du lịch Trung quốc, vụ vé thắng cảnh nhiều lúc giá thật là chết khiếp so với ở mình. Lúc đến thì cứ móc ví ra mua, khi về em mới tính ra tiền việt thì toàn trên năm chục vạn 1 tấm: Cửu Trại Câu này, Potala này, EBC... :help
 
Trời ơi, bao la rộng lớn!!!! Đẹp quá chừng luôn!!! Nhìn xa xa thấy có vẻ... bảo tồn tốt quá bác nhỉ, sao bạn em bảo nó tàn tạ lắm rồi...
 
Trời ơi, bao la rộng lớn!!!! Đẹp quá chừng luôn!!! Nhìn xa xa thấy có vẻ... bảo tồn tốt quá bác nhỉ, sao bạn em bảo nó tàn tạ lắm rồi...

Thực ra về mặt vật chất thì Potala chưa bao giờ được tôn tạo và bảo tồn tốt như hiện nay. Việc sửa chữa quy mô lớn được anh Hồ Cẩm Đào thực hiện thời anh làm bí thư ở đó, với mục tiêu hàn gắn những bất đồng sắc tộc.

Có thể người ta nói nó tàn tạ là trên quan điểm văn hóa... Anh Losang trên diễn đàn Thorntree nói rằng ngày xưa khi chưa thuộc về TQ, người Tây tạng không cho phép kẻ lạ mặt xâm nhập chứ chưa nói đến chuyện khách du lịch được phép đến một cách chính thức. Nên anh ấy nói rằng chúng ta được đến đó du lịch cũng là may mắn hơn ngày xưa nhiều.

Vả lại nếu như Tibet có độc lập đi nữa mà có chính sách cho khách du lịch vào tham quan thì việc nhiễm hoặc cách gọi khác hay ho là giao thoa văn hóa là đương nhiên. Em không nhất trí với một số người so sánh xưa với nay và thấy mọi sự thay đổi như là tiêu cực, Chính tháp Effel khi xây dựng cũng bị phê phán là làm phá vỡ truyền thống của Paris đấy thôi.

Rất mong mọi người có những nhận xét khác để cùng suy ngẫm, phọt ảnh trong im lặng rất là buồn tẻ.
 
Thực ra về mặt vật chất thì Potala chưa bao giờ được tôn tạo và bảo tồn tốt như hiện nay. Việc sửa chữa quy mô lớn được anh Hồ Cẩm Đào thực hiện thời anh làm bí thư ở đó, với mục tiêu hàn gắn những bất đồng sắc tộc.

Có thể người ta nói nó tàn tạ là trên quan điểm văn hóa... Anh Losang trên diễn đàn Thorntree nói rằng ngày xưa khi chưa thuộc về TQ, người Tây tạng không cho phép kẻ lạ mặt xâm nhập chứ chưa nói đến chuyện khách du lịch được phép đến một cách chính thức. Nên anh ấy nói rằng chúng ta được đến đó du lịch cũng là may mắn hơn ngày xưa nhiều.

Vả lại nếu như Tibet có độc lập đi nữa mà có chính sách cho khách du lịch vào tham quan thì việc nhiễm hoặc cách gọi khác hay ho là giao thoa văn hóa là đương nhiên. Em không nhất trí với một số người so sánh xưa với nay và thấy mọi sự thay đổi như là tiêu cực, Chính tháp Effel khi xây dựng cũng bị phê phán là làm phá vỡ truyền thống của Paris đấy thôi.

Rất mong mọi người có những nhận xét khác để cùng suy ngẫm, phọt ảnh trong im lặng rất là buồn tẻ.


Đấy bác cứ cho thêm ít lời bình vào cho bọn em giải ngố một tý, rồi mà còn có chỗ ném đệm ngồi đi ném salon vào, chứ nhìn mỗi ảnh không thì chỉ biết nói mỗi câu: Ôi đẹp nhỉ...Ồi đẹp thế ...là hết thôi ạ :)
 
Thực ra về mặt vật chất thì Potala chưa bao giờ được tôn tạo và bảo tồn tốt như hiện nay. Việc sửa chữa quy mô lớn được anh Hồ Cẩm Đào thực hiện thời anh làm bí thư ở đó, với mục tiêu hàn gắn những bất đồng sắc tộc.

Có thể người ta nói nó tàn tạ là trên quan điểm văn hóa... Anh Losang trên diễn đàn Thorntree nói rằng ngày xưa khi chưa thuộc về TQ, người Tây tạng không cho phép kẻ lạ mặt xâm nhập chứ chưa nói đến chuyện khách du lịch được phép đến một cách chính thức. Nên anh ấy nói rằng chúng ta được đến đó du lịch cũng là may mắn hơn ngày xưa nhiều.

Vả lại nếu như Tibet có độc lập đi nữa mà có chính sách cho khách du lịch vào tham quan thì việc nhiễm hoặc cách gọi khác hay ho là giao thoa văn hóa là đương nhiên. Em không nhất trí với một số người so sánh xưa với nay và thấy mọi sự thay đổi như là tiêu cực, Chính tháp Effel khi xây dựng cũng bị phê phán là làm phá vỡ truyền thống của Paris đấy thôi.

Rất mong mọi người có những nhận xét khác để cùng suy ngẫm, phọt ảnh trong im lặng rất là buồn tẻ.

Tuyệt đối đồng ý với bác là giao thoa văn hóa chưa hẳn lúc nào cũng tiêu cực. Hơn nữa vì mở cửa nhiều mình mới đến được nhiều nơi! Câu này thì quá đúng!

Nhưng nghe kể về mấy thứ "cà fê Thanh nữ", tự nhiên thấy buồn cực kì. Tibet với em là vùng đất thánh với những quy tắc và hành xử đậm chất Mật Tông.

Bây giờ, bạn em dặn, phải đi nhanh, không thì nó biến thành.... một thứ gì đó rất quen thuộc....

Chờ đón các bài tiếp của bác, mong mong ngóng ngóng không hiểu bác có đi mấy cái tu viện mà LP nói là "vẫn còn mang đậm nét Tibet cổ xưa" không bác hị!!!

Không tin nổi giao thoa văn hóa với các bạn Tầu đâu ạ! Các bạn ấy chuyên chơi trò "Lấy thịt đè người"!!!
 
Không tin nổi giao thoa văn hóa với các bạn Tầu đâu ạ! Các bạn ấy chuyên chơi trò "Lấy thịt đè người"!!!

Với các đất nước, dân tộc yếu hơn, thì người Hán chính xác là Cưỡng hiếp văn hóa.

Về chuyện cái hồ trước Potala, thì tớ hơi lăn tăn một chút. Bởi vì xem trên Google Earth thì có hồ nước, nhưng nằm xa hơn bên kia con đường. Và các bức ảnh chụp Potala phản chiếu trong mặt nước đều chỉ từ 1 góc chụp duy nhất, chứng tỏ là chỉ có một cái hồ nho nhỏ thôi, chứ không phải toàn bộ quảng trường là hồ.

Tớ chưa đi nên không biết là các bạn có tìm xem bên kia quảng trường có hồ nước nào không?

Vì từ kinh nghiệm đi Angkor Wat, chỉ có mỗi cái ao bé bé ngang 30m nhưng chụp khéo thì trông cứ như Angkor nằm sau cả một hồ nước lớn vậy. Do đó những ảnh chụp Potala phản chiếu trong nước có thể cũng chỉ cần một cái hồ bề ngang vài chụp mét là ok.
 
Với các đất nước, dân tộc yếu hơn, thì người Hán chính xác là Cưỡng hiếp văn hóa.

Về chuyện cái hồ trước Potala, thì tớ hơi lăn tăn một chút. Bởi vì xem trên Google Earth thì có hồ nước, nhưng nằm xa hơn bên kia con đường. Và các bức ảnh chụp Potala phản chiếu trong mặt nước đều chỉ từ 1 góc chụp duy nhất, chứng tỏ là chỉ có một cái hồ nho nhỏ thôi, chứ không phải toàn bộ quảng trường là hồ.

Tớ chưa đi nên không biết là các bạn có tìm xem bên kia quảng trường có hồ nước nào không?

Vì từ kinh nghiệm đi Angkor Wat, chỉ có mỗi cái ao bé bé ngang 30m nhưng chụp khéo thì trông cứ như Angkor nằm sau cả một hồ nước lớn vậy. Do đó những ảnh chụp Potala phản chiếu trong nước có thể cũng chỉ cần một cái hồ bề ngang vài chụp mét là ok.

:D

Cưỡng hiếp là cũng chưa hoàn toàn chính xác, nói theo chuyên môn sinh học thì gien của nó trội, cụ thể nó bị cưỡng hiếp thời nhà Thanh, nhà Nguyên nhưng hàng đẻ ra vẫn là khựa nguyên xi.

Hồ nước thì phía sau của nó có cái hồ, vẫn nguyên xi. Chỉ tội phía trước ko thấy cái nào. Xem ảnh chụp đầu Thế kỷ trước có cái hồ nho nhỏ thì phải, ở chỗ bây giờ là tượng đài, chả biết ai lấp, lấp khi nào. Bạn Lymy trông thấy cái hồ ấy chắc đi trước mình lâu lắm ;)
 
Vài nét về lịch sử Tây tạng

Trích trong cuốn "Mùi hương trầm" của Nguyễn Tường Bách

"...
Tsangpo chính là nơi các nhà vua Tây Tạng xây dựng cơ đồ. Theo truyền thuyết, một ngày nọ trong năm 313 trước công nguyên, có một vương tử Ấn Độ thất thế phải chạy ngược lên Hy-mã lạp sơn. Đó là thời kỳ hùng mạnh của triều đại Maurya tại Ấn Độ, có lẽ vị vương tử này vì thế mà lánh nạn chăng. Vượt tuyết sơn đến Tây Tạng thì ông gặp dân chúng sống trong hang động, họ hỏi ông từ đâu tới. Vì bất đồng ngôn ngữ ông đành chỉ tay lên trời. Dân chúng tưởng ông từ trên trời giáng thế nên công kênh lên vai, tôn ông làm vua. Đó là vị vua đầu tiên, Nyatri Tsenpo. Vị vương tử may mắn này đưa văn minh Ấn Độ vào Tây Tạng, cho xây cất nhà cửa và đặt kinh đô bên dòng Tsanpo, thung lũng Yarlung.

Khi Nyatri Tsenpo chết thì huyền sử chép "theo một sợi dây mà lên trời" và sáu đời vua sau ông cũng theo cách đó mà giã từ nhân thế. Thế nhưng đến đời vua thứ tám, Drigum Tsenpo thì "dây dứt", nhà vua này được chôn tại Yarlung và từ đó về sau lăng mộ các nhà vua Tây Tạng đều ở Yarlung cả, ngày nay vẫn còn. Đến đời thứ 23, lúc đó là khoảng năm 371 sau công nguyên, thời nhà vua Totori Nyentsen, "trên trời bỗng rơi xuống nóc điện nhà vua" kinh sách bằng tiếng Phạn không ai đọc được. Trong một giấc mộng nhà vua được biết rằng, năm đời sau mới có vị vua đọc và hiểu được kinh sách. Đó chính là vị Tùng-tán Cương-bố nói trong chương trước. Tùng-tán Cương-bố lên ngôi, nước Tây Tạng hưng thịnh chưa từng có và cùng với hai nàng công chúa nước ngoài, ông không những "đọc và hiểu" kinh sách tiếng Phạn mà còn xây đền tháp, gửi người đi tu học ở Ấn Độ, dịch kinh sách. Căn cứ trên tư tưởng Phật Giáo, nhà vua ban bố "Thập thiện" và "Thập lục yếu luật" để dân chúng thi hành. Nhiều học giả cho rằng, kể từ đây nước Tây Tạng mới thoát khỏi tình trạng hoang sơ man dã."



"...Tôi tìm hiểu thêm về nội dung câu chuyện hóm hỉnh này và khám phá thêm nhiều điều mới mẻ. Nhà vua Tây Tạng lấy công chúa Trung Quốc được kể trong truyện là một vị vua tên là Tùng-tán Cương-bố [3] , ông trị vì khoảng từ 617 đến 649 sau công nguyên. Ông lên ngôi năm 13 tuổi và chính là người kiến tạo kinh đô Lhasa. Các đời vua trước ông đóng đô ở lũng Yarlung, trên bờ sông Tsangpo, cách Lhasa khoảng 90km về hướng đông nam. Tùng-tán Cương-bố đã thiết lập nên một nước Tây Tạng hùng mạnh, trải dài từ nam Mông Cổ đến chân Hy-mã lạp-sơn. Nhiều nhà Phật học [4] so sánh Tùng-tán Cương-bố với A-dục-vương của Ấn Độ sống mười thế kỷ trước đó. Đầu tiên nhà vua Tùng-tán Cương-bố cầu hôn công chúa Nepal, con vua Amsuvarman thời đó và được nhận lời. Nàng Bhrkuti lên đường đi Tây Tạng, mang theo tượng Bất Động Như lai [5] , đến xứ đầy tuyết lạnh vắng người, trong đó chưa mấy ai biết đến đạo Phật. Bhrkuti được dân Tây Tạng yêu mến, được gọi là Belsa hay Trisung, có nghĩa "bà hoàng Nepal". Sau Bhrkuti, Tùng-tán Cương-bố lại cầu hôn một công chúa khác, đó là nàng con gái Văn Thành của nhà vua Đường Thái Tông của Trung Quốc. Đường Thái Tông vốn là nhà vua mộ đạo lý, là kẻ đã tha tội vượt biên của Huyền Trang và hỗ trợ cho ông hoàn thành công trình dịch kinh. Thái Tông gọi người Tây Tạng là "Thổ Phiên", chê "man di", không chịu gả con, lấy cớ đã hứa gả công chúa cho nhà vua nước Thổ Cốc Hồn [6] . Tùng-tán Cương-bố liền đánh đuổi Thổ Cốc Hồn, đem quân đến tận Tùng Châu đe dọa Thái Tông. Ông cho người gửi đến cho Thái Tông một phẩm vật đặc biệt, đó là một thứ vũ khí được dát bằng vàng, yêu cầu nhà vua Trung Quốc "suy nghĩ lại". Cuối cùng Thái Tông đồng ý, cho Văn Thành lên đường đi Tây Tạng, đó là năm 640. Vì việc này mà Trung Quốc rất ức Tây Tạng, gọi biến cố đó là "Thổ Phiên nhập khấu" (Thổ Phiên vào cướp). Văn Thành mang theo về nhà chồng một bức tượng "trình bày Phật Cồ-đàm hồi còn niên thiếu", đó là một bức tượng của thái tử Tất-đạt-đa. Văn Thành cũng được dân Tây Tạng yêu mến, được gọi là "bà hoàng Trung Quốc"."



Tùng Tán Cương Bố là người đã dời kinh đô về Lhasa
picture.php



Đoạn hợp lưu hai nhánh tạo thành Yarlung Tsangpo (từ trên máy bay)
picture.php
 
Last edited:
Chao ôi là cái màu xanh của trời!
Ôi chao cái màu đỏ của áo!
Ôi những tu viện đặc trưng của Phật Tạng!
Chao, nhớ Tây Tạng ghê!

(thế được chưa nhỉ bạn TYYT) :)

Tớ chả biết các bạn Hán có công nhiều hay tội nhiều đối với việc cưỡng gì gì văn hóa ấy (chữ nghĩa là cứ phải vào tay Chitto), dưng mà cứ cho tớ có cơ hội được vào tận bên trong Potala, Jokhang,... để ngắm để nhìn, để xuýt để xoa, thế là tớ mãn nguyện lắm rồi, vẫn là cứ phải cám ơn cái đã. Chứ cái gì hay lắm mà tớ chỉ đc nghe đồn thổi, bế quan tỏa cảng ko cho mình xem, mình sờ, mình cũng chả biết woánh giá thế nào. Như các bạn Bhutan ấy, ko biết sắp mở chưa nữa.

Chứ còn cái việc bị Hán hóa ấy mà, bạn nào đi sau bạn í thiệt :). Mọi thứ vẫn còn nguyên ở đấy, chỉ có văn hóa và con người là khác dần đi thôi ;). Bạn Tây mà có đến HN 10 năm trc thì cảm nhận cũng khác bây giờ nhiều, huống chi.

Của đi là của được mà :)

(c)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,724
Bài viết
1,136,268
Members
192,505
Latest member
sameer786
Back
Top