What's new

Làm lại chuyến Nam Cát Tiên hụt - 10 người - (14 & 15/8/2010)

Status
Not open for further replies.
Sau chuyến uống Cam "vắt" NCT hụt vào ngày 17 & 18/7, nay em Mio khởi động lại hành trình đến với NCT vào hai ngày 14 - 15/8/2010. Rút kinh nghiệm từ những lần trước, đoàn NCT lần này chỉ gồm 10 người, không trả giá ạ :D.

Cung đường thì vẫn như của Cam "vắt" NCT, như sau:

Khởi hành từ Bến xe Miền Đông – Qua cầu Bình Triệu – Kha Vạn Cân thẳng tiến – Quốc lộ 1K – Thành phố Biên Hòa – Cầu Hóa An – Rẽ trái hướng Bửu Long (Tỉnh lộ 768) – Hít hơi sông Đồng Nai – Mon men theo bờ hồ Trị An – Phi theo Tỉnh lộ 762 (Sóc Lu) – Rẽ phải ra Quốc lộ 20 – Thẳng miết – Ngã Ba Tà Lài (Km125, Tân Phú) – Rẽ trái – Cong cong, uốn lượn 24 cây số nữa là tới VQG Nam Cát Tiên → Tổng quãng đường khoảng 160 – 180 km.

Phương tiện di chuyển: Xe máy, căng hải, xe pick up (tùy tình hình)

Chi phí: Khoảng 400k/người gồm:

Các khoản tiền cứng:

  • Phí qua phà: 20k
  • Thuê nhà sàn: 400k (loại 1 giường tương ứng 2 người/đêm)
  • Phí vào rừng: 80k
  • Phí lưu trú (khi ngủ đêm ở Bàu Sấu): 10k
  • Xe pick up: 250k (lượt vào cho đỡ mệt). Nếu đặt phòng trong Bàu Sấu thì chỉ cần đóng tiền 1 lượt xe pick up vào thôi, lượt ra free.
  • Chèo thuyền: 50k/lượt
  • Giữ xe bến phà: 10k/chiếc

Và các khoản mềm mềm:

  • Ăn sáng và trưa ngày thứ 7
  • Thuốc, trái cây, nước mua thêm, ăn uống nghỉ ngơi dọc đường
  • Ly, muỗng, dĩa, đũa...
  • Mì gói, xúc xích, khăn ướt....
  • Tất chống vắt
  • Tiền xăng xe, xế và ôm tự chia với nhau

(NT)Đã ghi nhận từ đoàn NCT của anh deny: có khoản cháo gà ở nhà chú giữ xe tại bến phà: 250k con gà 1kg8
 
@linhanrec: bạn ơi, hẹn bạn đợt khác vậy nhé. Ngày 31/7 - 1/8 có chuyến đi Củ Chi - Hồ Dầu Tiếng - Núi Bà Đen của nhà PKM tổ chức đấy, nếu thích thì bạn đi chung cho vui hen. Bên đó cũng toàn người vui tính và chịu đi lắm. Chúc bạn vui.
 
.. nhà PKM tổ chức đấy, nếu thích thì bạn đi chung cho vui hen. Bên đó cũng toàn người vui tính và chịu đi lắm..

Bên đó là bên nào chứ

Bớ bà con, minhmio phân biệt chủn tộc nè ^^,
Phạt thôi..
 
Bên đó là bên nào chứ

Bớ bà con, minhmio phân biệt chủn tộc nè ^^,
Phạt thôi..

Hehe, bên đó là kế bên này đó mà. Mà anh viết thiếu chữ 'g' kìa, chủng tộc chớ không phải chủn tộc. Phạt nặng gấp đôi.

@anh Vít: anh ơi, em thấy anh dập dòm hoài nha.
 
Lịch trình cơ bản như sau:

Thứ 7
  • 5.00 am: Tập trung. ACE nào đăng ký tập trung cần đến đúng giờ.
  • 5.15 am: Lên đường đi NCT.
  • Ăn sáng trên đường đi (Xôi, bánh mì, bánh bao…)
  • Có đi ngang qua Hồ Trị An: chụp choẹt ảnh ọt…
  • 9.00 am: Đến bến phà NCT, qua phà, làm thủ tục vào rừng, … Ước tính chừng 30 phút
  • 9.30 am – 13.00 pm: Căng hải vào Bàu Sấu, khoảng 15 cây số
  • Đến Bàu Sấu, nghỉ ngơi, ăn trưa với đồ ăn mang theo. Thời gian tự do thư giãn, tám tám với mấy anh kiểm lâm.
  • Chương trình buổi chiều – tối:
  • Ngắm hoàng hôn Bàu Sấu;
  • Nấu ăn tối (nhờ bếp kiểm lâm)
  • Sinh hoạt đêm khuya, thả tự do cái phần người sau một ngày dài ngồi xe ê ẩm, đi rừng vất vả, chiến đấu với vắt, etc
  • Ngủ òi

Chủ nhật:
  • Sáng dậy sớm, đón bình minh
  • Ăn sáng, cà phê, cà pháo gì đó
  • Chèo thuyền ra Bàu, tìm và “mần quen” với bạn sấu nếu có thể, hihi
  • “Tự sướng” và giúp người khác “sướng” = ảnh tập 2
  • 9.00 am: Thu quân, ra về. Tiếp tục đi bộ 15Km nhé bà con. Tiếp sức đi bộ gồm có trái cây, nước uống, bánh kẹo… tùy mọi người chọn mang theo.
  • Về lại SG. Trên đường về có ghé chơi bời đâu đó sẽ được thảo luận sau.
 
THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ VẮT

Vắt - loài sinh vật nhỏ bé - sống ở những nơi có thảm thực vật ẩm ướt, hoặc bờ, khe suối. Đây là loài sinh vật sống nhờ vào hút máu người và động vật rừng. Tuy nhiên chúng cũng là sinh vật chỉ thị cho môi trường vì chúng rất dễ bị biến mất khi môi trường sống của chúng có những biến đổi do phá rừng, phát quang làm nương rẫy vv...

Đối với loài VẮT ĐẤT (sống chủ yếu dưới đất), bạn có thể dùng vớ chống Vắt, đi giày và dùng thuốc DEP bôi xung quanh vớ và giày sẽ chống được sự đeo bám của chúng. Tuy nhiên nếu bạn gặp trời mưa hay đi vào các vũng nước. lượng thuốc DEP của bạn sẽ bị rửa trôi và Vắt vẫn có thể đeo bám bạn được.

Ở các khu rừng phía Bắc của VN, có loài vắt xanh, sống trên các lá cây. Rất khó để giảm thiểu sự đeo bám của chúng do chúng cắn rất êm và buông ra sau khi đã no máu. Vắt xanh bị MÙ hoàn toàn nhưng có khả năng cảm nhận thân nhiệt tốt nên hay cắn vào những nơi trên cơ thể có thân nhiệt cao, nơi có mạch máu.

Vắt là con vật giống như con giun nhỏ, dài 2 - 5 cm, có giác bám ở đầu và đuôi. Chúng di chuyển bằng cách “co đi, co lại” thân mình với 33 đốt sống. Vắt kém chịu lạnh, chỉ thích hợp ở nhiệt độ 24 - 28 độ C. Khi hút máu, vắt bơm một chất chống đông máu là hirudin vào cơ thể con mồi và có thể hút một lượng máu lớn gấp... 8 - 10 lần trọng lượng cơ thể. Trung bình phải mất đến 20 - 60 phút vắt mới hút được no máu và nhả con mồi. Vắt bám vào da khá chặt, với lực hút của giác bám lên tới trung bình khoảng 150 - 250 gr, làm chúng ta khó mà vẩy nó ra khỏi tay.

Vắt thường đi tìm mồi từ 5 - 8 giờ sáng hoặc từ 17 - 19 giờ tối. Thường sau cơn mưa, vắt bủa ra rất nhiều tìm mồi vì nền nhiệt môi trường giảm, vắt dễ phát hiện con mồi máu nóng hơn. Vắt thường chọn nơi có nhiệt độ cao hơn như phần sau gối, đùi, bẹn, lưng, nách, cổ…để hút máu. Vắt có khả năng leo trèo trên giày, quần áo để tìm những nơi không bôi thuốc và nơi có thể chui vào cơ thể người.

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

Bạn nên thường xuyên kiểm tra giày, vớ khi đi rừng để tránh bị hút máu. Khi bạn bị vắt cắn, vết thương thường gây ngứa và rất khó chịu. Đôi khi các vết thương không ngừng chảy máu do chúng đã tiết ra các chất chống đông máu. Bạn nên rửa sạch vết thương và dùng dầu gió xanh bôi lên. Nếu vẫn tiếp tục không cầm máu bạn dùng 1 miếng giấy nhỏ dán lên vết thương và giữ trong vòng 7-8 phút sẽ Ok.

Đa số trường hợp khi vắt bắt đầu cắn và bơm chất hirudin ta sẽ cảm thấy ngứa. Sau đó thì hầu như hết ngứa, chỉ còn lại cảm giác hơi gai. Nếu bạn bỏ qua giai đoạn ngứa mà không tìm bắt thì vắt sẽ bắt đầu hút máu. Ở giai đoạn này, bạn có bắt được vắt ra thì máu sẽ vẫn cứ chảy thêm 10 - 15 phút nữa.

Thuốc chống vắt ta có khá nhiều: xà phòng, dầu khuynh diệp, muối, vôi, dấm, chanh, thuốc DEP, thuốc chống côn trùng chứa hoạt chất DEET, etc. Hoạt chất DEET chống vắt rất hiệu quả và được sử dụng làm thành phần chính trong nhiều loại thuốc chống văt. Nếu bạn thấy thành phần DEET trong thuốc khoảng từ 13 - 30% là ổn.

Để chống vắt hiệu quả, ngoài bôi thuốc, các bạn cần lưu ý một số kỹ thuật sau:

• Bôi thuốc chống vắt bên trong: cả bàn chân cho đến gối (khi thời tiết khô), thậm chí cả phần đùi cho đến hông (khi có mưa), tai, cổ và vai, cánh tay, nách;

• Bôi thuốc chống vắt bên ngoài: các khe buộc giây, cổ giày, tất, phần ống quần, vai áo, mũ. Bên ngoài bạn có thể dùng xịt muỗi cho dễ thao tác.

• Cho ống quần vào trong tất. Bạn nên sử dụng loại quần vải 100% nylon mỏng, ít thấm, mau khô thì tôt hơn.

• Chú ý phát hiện những con vắt bò trên quần, áo để búng đi. Đó là những con nguy hiểm vì chúng sẽ chui vào người qua thắt lưng, nẹp áo của bạn.

• Khi phát hiện bị vắt cắn, nên loại bỏ nó càng sớm càng tốt.

CÁCH CHỐNG VẮT CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TÂY NGUYÊN

Người dân tộc thiểu số thì làm gì có thuốc DEP hay tất, họ thường chỉ đi rừng với dép nhựa mềm, có độ bám dai và thuận lợi khi qua ngầm, qua suối. Chính điều này lại giúp ta thuận lợi hơn khi bắt con vắt ra khỏi chân. Vì nếu khi đi tất, việc tháo tất ra để lấy con vắt mất nhiều thời gian và phức tạp hơn nhiều!

Và họ thường mang theo một gói muối hột. Muối trong rừng quả là cần thiết. Này nhé, muối có thể ăn với rau rừng (thêm tí bột ngọt và ớt xanh thì tuyệt, chậc...chậc....), ăn với cá, cua, ếch...nướng.

Song ngạc nhiên hơn là khi bị vắt cắn, họ chỉ việc lấy vài hạt muối xoa thẳng vào chỗ con vắt đang cắn, lập tức, con vắt co dúm lại và rơi ra. Chỗ vết thương bị vắt cắn cũng không ngứa và chảy máu nhiều (thậm chí coi như được sát trùng 1 lần nhờ muối).

CÁN BỘ LÂM NGHIỆP TỈNH HÒA BÌNH CHỐNG VẮT NHƯ THẾ NÀO?

Nếu áp dụng cách này, bạn không cần phải quá cầu kỳ đeo tất hay vớ gì cả, thậm chí bạn có thể đi chân đất cũng được. Chỉ cần bạn lấy một ít lá cây Thuốc Lào, sát vào chân hay ngoài giầy của bạn là xong. Yên tâm, vắt không bao giờ dám đến gần bạn.

P/S: Trên rừng thì có lá Thuốc Lào tươi, chứ ở SG đào đâu ra. Không biết lấy thuốc lào khô thay thế được không nhỉ?

KỸ THUẬT LOẠI BỎ VẮT

Không nên: loại bỏ vắt đang hút máu như dùng tay dứt, muối, lửa, hoá chất. Vì như vậy vắt sẽ tiết dịch trong ruột ra làm vết cắn bị nhiễm trùng, lâu khỏi. KHÔNG DÙNG MUỐI CÓ VẺ HƠI MÂU THUẪN VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TÂY NGUYÊN :D.

Nên: dùng đầu ngón tay miết sát da và gạt đầu nhỏ (đầu hút máu) của vắt, sau đó gạt tiếp đầu kia của vắt, rồi vẩy nó đi trước khi nó bám lại vào ngón tay bạn. CÓ NGƯỜI ĐÃ ÁP DỤNG VÀ THẤY RẤT HIỆU QUẢ. TUY NHIÊN CẦN NHANH TAY NHÉ!

(Nguồn: Sưu tầm)
 
Ah! Đen nhờ các bạn hậu cần trang bị thêm bịch "cồn khô" nhá + đem theo cái xoong cá nhân bé bé í (cái xoong cua hell nó có tùm lum mùi vị hết ah, mấy bạn không chịu nổi mùi của nó đâu)....
Nấu nước u cafe + trà buổi sáng, buổi tối uống chơi OR nấu tí mì gói + chiên xúc xích (ko cần đem dầu ăn đâu nhá, CÁI ZDU NẤU ĂN DÃ CHIẾN HELL CÓ THỂ PHỤ GIÚP 1 PHẦN, 8 NGƯỜI ĂN MẤT 30' LÀ CÙNG) ....
Bếp nấu bằng cồn khô Hell có rồi, đơn giản, gọn nhẹ...
Vậy tấm bạt mọi người có rồi chứ.... Hell đem theo 1 cái võng có mùng + tấm bạt che mưa võng + dây dù + lương khô đủ cho hell dùng trong 1 ngày thôi nhá.

Anh Hell ơi, anh cho em mượn bếp nấu bằng cồn khô nhé (nếu được), sẵn rồi anh chỉ em cách chiên xúc xích không cần dầu ăn nữa nha. Tks anh!
 
@anh lengkeng: nếu đèn pin đeo trán không dùng vào hai ngày em đi NCT thì anh cho em mượn luôn nhé anh. Cám ơn anh nhiều luôn!
 
Các bạn đặc biệt lưu ý quần áo, nhất là quần kín, không có kẽ hở là không sợ. Có rất rất nhiều cách và dụng cụ giúp bọc kín các kẽ của quần áo.
Búng vắt cũng phải có skill, nhanh tay và bình tĩnh. Tuyệt đối không giật con vắt.

PS. Ôi sao mỗi lần nói đến vắt mình lại nhớ lần búng vắt cho em gái xứ hoa quá.
 
@minhmio: cái "bếp" cồn khô của Hell là 1 cái lon thịt hộp hoặc pate + 3 cục gạch.
Do đó, minhmio không cần phải "mượn" đâu :D

IMG_6685.jpg

Bếp đây ^^

Còn dầu ăn không cần mang theo, vì xúc xích lột ra là ăn được ngay, cắt nhỏ, bỏ vào nồi mỳ gói và múc ra ăn là ok.
 
Status
Not open for further replies.

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,677
Bài viết
1,171,176
Members
192,353
Latest member
inhopcartoni
Back
Top