What's new

[Chia sẻ] Làng có nhiều nhà cổ

Việt Nam ta có truyền thống tự hào! Đảng ta nói thế! Tự hào về cái gì! Ờ! Thì cái gì mà tự hào được thì ta "phải" nâng tầm nó lên tầm vóc để tự hào. (không có ý nói về chính trị. Mong mode đừng xóa).
Để rồi, người Việt chúng ta mắc thêm một thứ "bệnh"! Bệnh phản ánh không đúng sự thật. Nếu chúng ta dám nhìn thẳng vào sự thật thì Việt Nam ta đến giờ chắc cũng chả thua kém Nhật Bản là mấy các bác ạ!

Tôi đi làng Đường Lâm - làng mà nhà nước ta gọi là "Làng cổ Đường Lâm". Sau chuyến đi tôi thấy nên gọi cho chính xác "Làng có nhiều nhà cổ".

Người ta bảo đến làng cổ thì mình chỉ chăm tìm những nét cổ. Nên quên mất, không chụp ảnh để minh chứng cho việc đề xuất gọi "Làng có nhiều nhà cổ".

Thôi, không có ảnh thì tưởng tượng qua từ ngữ, câu chữ. Nhà và người; cổ và mới có gì em cứ viết theo suy nghĩ của em. Có gì các bác không đồng ý thì cứ cho ý kiến cho nó đa chiều.

Tóm tắt lịch trình:
31/8: buổi trưa có mặt tại Tam Đảo (sẽ up link sau)
01/9: buổi trưa rời Tam Đảo đi Thiền Viện Trúc Lâm (sẽ up link sau)
01/9: 3 giờ từ Thiền Viện Trúc Lâm đi bến phà Vĩnh Thịnh để đến làng cổ Đường Lâm (à "Làng có nhiều nhà cổ" chứ! Em lại quên)
01/9: 6 giờ tối đến "Làng có nhiều nhà cổ"
02/9: 2 giờ chiều, kết thúc hành trình.

Phần này em chỉ nói về "Làng có nhiều nhà cổ"
Với em: hài lòng về chuyến đi này!
 
Last edited:
6 giờ tối đặt chân đến cổng làng. Trước khi đến làng em đã tự nhủ là phải mua vé. Như thế thì mới có kinh phí mà bảo tồn chứ. Chú bán vé niềm nở, nhiệt tình hướng dẫn mình. Thiện cảm với làng ngay từ khi đặt chân đến!

Vừa cám ơn chú bán vé để vào làng thì khoảng đôi chục xế (chắc các bạn sv) định băng qua khu bán vé thẳng tiến vào làng. Chú bảo vệ đã kịp thời ra "hướng dẫn" cho các bạn mua vé.

Mục đích đã rõ ràng. Là thăm làng cổ. Đã có mục đích thì bằng cách này hay cách khác chúng ta đều mong muốn thực hiện cho bằng được. Có thể có bạn có quan điểm, tôi ít tiền, hơn nữa đây là tài sản chung thì tôi có quyền vào thăm làng mà không cần mua vé. Thôi thì mua hay không là quan điểm của từng người. Theo tôi các bạn có điều kiện thì nên nghiêm túc mua vé (rất rẻ: 20k/vé) để có quỹ bảo tồn làng. Còn các bạn chưa có điều kiện có lẽ vẫn tìm cách vào thăm làng cho bằng được. Nhưng ai lại dùng cái cách như các bạn trên đây là xông thẳng vào "hàng rào bảo vệ". Không thiếu gì cách! Tôi không mách nước cho các bạn được:LL. Tôi không khuyến khích việc này!

Đầu tiên khi đến làng, ai mà chả gặp cái "nhà hoang" này. Lúc đấy tôi chưa biết. Sau mới biết là Quán Giang. Rất tiếc là tôi không được vào thăm viếng quán Giang cũng như khu nhà thờ tưởng niệm ông (không có HDV cũng có cái dở của dân phượt các bạn ạ) để được cúi mình trước một con người hiên ngang, bất khuất của dân tộc.



Khi trở về tôi đã nhớ cặp câu đối bất hủ sau:
"Đồng trụ chí kim đài dĩ lục
Đằng giang tự cổ huyết do hồng"

Ngẫm về gương cụ Giang Văn Minh khí phách, đường hoàng, hiên ngang khi xưa mà lại tủi cho một số đại diện của dân tộc đã khom người, khúm núm chìa cả 2 tay để bắt tay "đồng chí bạn"!

Tôi vẫn băn khoăn mãi mà chưa có câu trả lời. Có vẻ quán Giang bị bỏ hoang, không được chăm chút cho xứng đáng với tấm gương dũng liệt của cụ. Có bạn nào biết rõ xin được chỉ giáo!
 
Đến cổng làng rồi! Cuối cùng cũng thỏa ước mong. Đẹp! Cổng làng, cây đa, đơn sơ mà gần gũi, cảm thấy thanh bình. Ước gì làng mình cũng có cái cổng giống thế này!
Tiếc một điểm là cổng làng bị cột điện đô thị chắn mặt trước lẫn mặt sau làm mất đi một chút cổ. Thiết nghĩ nếu có đầu tư, và chú trọng bảo tồn nét cổ thì vẫn có thể vừa đảm bảo tiện nghi hiện đại đô thị (đèn chiếu sáng) mà vẫn không làm mất đi nét cổ.

Cổng làng - mặt trước. Ngoài đời thực nhìn cột đèn hơi chướng.


Cổng làng - mặt sau: cột đèn này nhỏ trông đỡ chướng hơn
 
Các bác có thấy các bạn thanh niên kia không. Chắc là người trong làng. Đường làng rộng đẹp (so với tiêu chuẩn nông thôn). Tối đầu tiên em "cứ tưởng" làng đang tổ chức đua xe. Đua nhóm 2, 3 xế có, tự học đua 1 mình cũng có! Nói chung em hãi, nghe tiếng xe từ xa là dạt ngay vào sát tường nhà dân. Sáng hôm sau ra đùa với chị bán nước trước đền thờ Phùng Hưng: "làng ta chịu khó thể dục thể thao quá, tối khuya vẫn còn luyện đua xe". Chị ấy bảo "chắc dân du lịch, chứ thanh niên ở đây hiền". Đúng hiền thật, em đi cả ngày, cả đêm mà không bị khó dễ tí nào. Nhưng vụ lái xe thì em cá là thanh niên làng. Vì dân du lịch sử dụng nước hoa hương hoa hồng! Nếu không hương hoa hồng thì hương hoa chuối!:D. Còn thanh niên làng sử dụng nước hoa rất đặc trưng, nước hoa hương mía! Đặc sản của làng mà, lẫn vào đâu được=))!
 
Vào đến làng đã tối muộn. Hơn nữa đã thấm mệt. Kiếm một nhà nào đó xin ngủ nhờ tối nay và còn nhét cái gì vào bụng nữa chứ. Đợt này khách đông nên dân làng bán quà bánh đặc sản tại đình làng Mông Phụ nhiều, tiện cho việc hỏi thăm.
Trước khi đến làng hỏi cụ gù gờ chủ yếu nói đến nhà cụ Huyến, anh Hùng, ... Đến làng gặp ngay một chị cháu bà Dương Lan. Không cần hỏi giá cả, thẳng tiến! Trước đây muốn tìm số điện thoại của một số nhà cho ngủ nhờ mà không thấy. Khó để liên hệ trước xem còn chỗ ngủ hay không. Đây là số của nhà bà Dương Lan: 01664105180. Em không có ý quảng cáo và cũng không so sánh điều kiện ăn ở tại các nhà đã được tham quan. Chỉ là cảm nhận cá nhân, nhà nào các bác thấy tiện thì các bác chọn cho phù hợp.

Một số nhà cổ đây http://duonglamvillage.com/Pages/Articles.aspx?siteid=1&sitepageid=163

Nói chung, các nhà cổ này chủ yếu gần đình làng Mông Phụ cả.

Nhà bà Dương Lan, không lấy toàn cảnh. Cứ chăm chăm đi chụp ở đâu đâu! Đang ở ngay trong nhà cổ mà không chụp. May mà lúc sắp về mới sực nhớ và lưu lại được vài kiểu ngôi nhà mình đã gắn bó "suốt 1 đêm".
 
Last edited:
Trở lại với vấn đề làng có nhiều nhà cổ. Trên đường từ cổng làng vào đến đình làng Mông Phụ, đi mãi, đi mãi (dù chỉ vài trăm mét) mà chưa thấy nhà cổ nào. Toàn nhà cấp 4, tường gạch, trát vữa, ngói (kiểu Hương Canh). Thi thoảng thấy bức tường đá ong. Gấu nhà em có phần hơi thất vọng: chả thấy nhà cổ đâu. Một phần do ít đi nên có vẻ kỳ vọng nhiều. Em đi kha khá rồi nên cảm giác hụt hẫng này đã đỡ nhiều. Biết chấp nhận nhiều hơn.
Đình làng Mông Phụ đã làm vơi đi ít nhiều cảm giác thất vọng của gấu nhà em.
Chưa bao giờ gấu nhà em thấy cái cột đình nào to như thế này.


Vào nhà bà Dương Lan, rất may hôm nay chưa có khách. Em và gấu được cô Lan (thực ra cô chỉ khoảng hơn 50 một ít thôi) bố trí cho một trái (nhà 3 gian 2 trái - tức 2 buồng 2 bên). Trong này có 3, 4 giường đủ để chứa khoảng hai ba chục bạn.

Sau bữa cơm như thường ngày cùng gia đình cô Lan, tôi được trò truyện với một số thành viên đội văn nghệ đến nhà cô tập luyện mỗi tối. Họ dễ gần, cởi mở. Tôi nghe họ bảo cô hát rất hay. Tiếc là tối tôi dạo trong làng nên không được thưởng thức tài văn nghệ của cô. Buổi tối cô nhất quyết không vào trái (buồng) nào ngủ mà đòi ngủ tạm ở gian khách bên ngoài. Thì ra cô hát rất "hay", giọng rất khỏe. Từ tối đến sáng hát chỉ một bài "Kéo gỗ": khò..ò...ò.. khò.... Thỉnh thoảng tôi thức dậy giữa đêm vẫn thấy cô miệt mài "hát". Thảo nào cô được mấy giải về văn nghệ là phải.
 
Cô đã kể cho tôi nghe về ngôi nhà cổ loại 1 - một trong những ngôi nhà cổ nhất làng này. Đây là nhà cụ quan đốc học Đỗ Doãn Chính - nôm na là giám đốc giáo dục. Cụ là tiến sĩ, trên văn bia Quốc Tử Giám còn ghi.

Các bác có thấy cái tấm gỗ hình cái quạt xòe nan góc dưới bên trái của hoành phi không. Đó là vật vua ban thưởng cho cụ khi cụ đỗ tiến sĩ. Gồm 2 tấm giống nhau, hiện đang treo 2 bên hoành phi. Em không biết nó là cái gì, khi cụ về làng thì hình thức mang, treo, rước, ... 2 cái tấm này như thể nào thì em không rõ. Và rất tiếc là cô Lan cũng có vẻ không thạo. Đây là một điểm hạn chế chung của làng khi gia chủ còn hạn chế về kiến thức lẫn kỹ năng của hướng dẫn viên du lịch.

 
Last edited:
Hơn 8h giờ tối, chúng tôi ra ngoài đi dạo trong làng. Đã đến Đường Lâm, hãy một lần ngủ lại để cảm nhận cuộc sống trọn một ngày của ngôi làng còn nhiều văn hóa thuần nông này. Đêm thật yên tĩnh, hầu như không một tiếng động nào, thi thoảng gặp một vài chú choai choai phóng xe máy tốc độ cao, còn lại bạn hoàn toàn được đắm chìm trong không gian tĩnh mịch của làng quê xưa cũ. Đặc biệt, đèn đêm cũng còn hạn chế. Chính điểm này làm cho tôi cảm giác có thêm phần "cổ". Tôi thích cái không gian đêm như thế này. Đây cũng là thời điểm tôi được ngắm nhìn chùa Mía trong sự tĩnh mặc đặc trưng của chốn tu hành.


Để sáng mai thức dậy tôi được ngắm một chùa Mía khác, một chùa Mía bị bà con lấn chiếm dưới mặt đất, bị dây điện "lấn chiếm khoảng không" làm ảnh hưởng một phần đến cảnh quan của chùa.


Dẫu vậy thì tôi cảm thấy đây là một trong những ngôi chùa đáng được đến nhất.
 
Làng rất nhỏ, tuy nhiên về đêm đã làm cho tôi bị lạc khi đi đến chùa Mía. Lúc này mới 9h30 tối, hầu hết các nhà đã đóng cửa. Tạt vào 1 quán giải khát duy nhất mà tôi thấy còn mở vào lúc này để vừa uống nước vừa hỏi đường. Sau nhiều lần hỏi nữa thì mới về được đến nhà (khoảng bốn năm trăm mét gì đó) lúc 10h tối. Gia chủ ra mở cửa cổng cho chúng tôi có vẻ không được vui. Chúng tôi đoán rằng 10h đêm đã là khá muộn so với người dân ở làng. Dẫu rằng hôm đấy gia đình gia chủ xem tivi đến tận gần 12h mới đi ngủ :shrug:
 
Sáng hôm sau chúng tôi dậy sớm để được hòa mình vào cuộc sống của dân làng. Đạp xe ra chợ Mía hòng tìm được món ăn sáng khác lạ tại đây.


Bước vào chợ, thấy ngay một bà cụ bên chõng tre cùng một số các bà các mẹ đang cho con ăn sáng. Thế là vợ chồng em tham chiến luôn.
- Đây là món gì vậy bà?
- Bánh trôi, cháu.
- Cho cháu 2 đĩa. Bánh này sao toàn thấy trẻ con ăn vậy bà?
- Ừ, dành cho trẻ con mà.
- Vậy à! Cháu vẫn cứ thử. Đằng nào thì trước đây cũng từng là trẻ con.
Món này ngọt, ăn được vài cái cho chị áo đỏ bên cạnh để đi chụp choẹt tí.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,676
Bài viết
1,171,169
Members
192,353
Latest member
buyverifiedwised
Back
Top