What's new

[Chia sẻ] Làng có nhiều nhà cổ

Việt Nam ta có truyền thống tự hào! Đảng ta nói thế! Tự hào về cái gì! Ờ! Thì cái gì mà tự hào được thì ta "phải" nâng tầm nó lên tầm vóc để tự hào. (không có ý nói về chính trị. Mong mode đừng xóa).
Để rồi, người Việt chúng ta mắc thêm một thứ "bệnh"! Bệnh phản ánh không đúng sự thật. Nếu chúng ta dám nhìn thẳng vào sự thật thì Việt Nam ta đến giờ chắc cũng chả thua kém Nhật Bản là mấy các bác ạ!

Tôi đi làng Đường Lâm - làng mà nhà nước ta gọi là "Làng cổ Đường Lâm". Sau chuyến đi tôi thấy nên gọi cho chính xác "Làng có nhiều nhà cổ".

Người ta bảo đến làng cổ thì mình chỉ chăm tìm những nét cổ. Nên quên mất, không chụp ảnh để minh chứng cho việc đề xuất gọi "Làng có nhiều nhà cổ".

Thôi, không có ảnh thì tưởng tượng qua từ ngữ, câu chữ. Nhà và người; cổ và mới có gì em cứ viết theo suy nghĩ của em. Có gì các bác không đồng ý thì cứ cho ý kiến cho nó đa chiều.

Tóm tắt lịch trình:
31/8: buổi trưa có mặt tại Tam Đảo (sẽ up link sau)
01/9: buổi trưa rời Tam Đảo đi Thiền Viện Trúc Lâm (sẽ up link sau)
01/9: 3 giờ từ Thiền Viện Trúc Lâm đi bến phà Vĩnh Thịnh để đến làng cổ Đường Lâm (à "Làng có nhiều nhà cổ" chứ! Em lại quên)
01/9: 6 giờ tối đến "Làng có nhiều nhà cổ"
02/9: 2 giờ chiều, kết thúc hành trình.

Phần này em chỉ nói về "Làng có nhiều nhà cổ"
Với em: hài lòng về chuyến đi này!
 
Last edited:
Sau đó, chúng tôi ghé vào ngôi đình ngay sát chợ. Tôi quên không hỏi tên đình. Đình vừa mới được làm mới lại trên nền cũ nhờ công đức con cháu của làng. Những người công đức được khắc lên bia đá (không biết có liệt kê hết không) với một danh sách dài, giá trị từ vài trăm nghìn đồng đến cả vài trăm triệu. Bia đá hình trụ lục lăng được đặt khiêm nhường hai bên phía sau đình. Thôi, bà con có công đức thì làng ghi nhận khiêm nhường như vậy là phù hợp. Không như bố con nhà lão Bê Bê gì đó in hình ảnh to bằng cả mặt tiền của chính điện một số chùa trong miền Nam sau khi "công đức".
 
Tiếp theo, chúng tôi sang chùa Mía.
Bảo tháp Cửu phẩm Liên Hoa cao 13 m thờ vọng Xá Lợi đức Phật. Xá Lợi đức Phật ở đâu tôi không có duyên được mục sở thị. Nhưng tôi thấy bà con dân làng chứa hàng hóa dưới chân tháp nhiều để tiện mang ra họp chợ ngay tại cổng chùa.
 
Last edited:
Chùa Mía là một ngôi chùa đẹp. Không có nhiều khách du lịch nên cảnh chùa được yên bình gợi lên sự thanh tịnh của chốn tu hành. Một số chùa khác lượng du khách quá đông, tôi không hiểu các nhà sư làm thế nào mà có thể tập trung vào việc tụng kinh niệm phật trong một không gian ồn ã như vậy được. Đa số các chùa ngày xưa được xây dựng ở nơi "thâm sơn cùng cốc", chắc các sư thầy hòng mong được yên tĩnh để mà tu tập!

Một không gian thanh tịnh!
 
Lúc này là 9:00 sáng ngày 02/9 chắc khách đông nên chúng tôi tranh thủ rời chùa Mía sớm để đến thăm một số ngôi nhà cổ trước buổi trưa.

Đầu tiên là nhà anh Hùng (chắc khoảng 50 tuổi). Hôm nay đại gia đình anh tổ chức liên hoan, anh tất bật lắm nên chả để ý gì đến khách được! Vợ anh khá niềm nở. Sau khi trò chuyện với chị một chút chúng tôi cám ơn và lên đường không quên đặt chút lễ mọn gọi là. Có vẻ một số gia chủ nặng nề lắm về lễ (money) cám ơn! Tôi được biết Ban Quản lý không có hỗ trợ gì cho các gia đình có nhà cổ ngoài việc phối hợp với JICA tu sửa nhà gần đây. Thiết nghĩ phải có quy định nào đó để khi vào thăm mỗi nhà cổ khách phải "mua vé" vào cửa từng gia đình (theo kiểu hòm đóng ghóp tự nguyện - đặt ngay cửa chẳng hạn, tối thiểu là vài nghìn) để gia chủ có điều kiện bảo quản, giữ gìn di sản cũng như hướng dẫn khách tham quan.


Cổng nhà anh Hùng. Rất tiếc lại có tí bê tông, cáp điện để ủng hộ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn! Mâu thuẫn thế đấy các bác ạ!


Sang nhà ông Huyến thấy có nhiều chum để làm tương (tất nhiên không có tương). Gia chủ bảo mùa này không làm. Em cố gắng nhưng không thể tránh được cái thùng nước Tân Mỹ kia.


Và nhà hàng xóm này nữa! Chắc không thể chịu đựng thêm được nữa với công cuộc bảo tồn, cực chẳng đã phải xây cao hơn nhà ông Huyến.


Đến một số nhà, tôi thấy có bất cập đối với khách tự do là không được chủ nhà giới thiệu, giải đáp thắc mắc của khách du lịch (bụi) vì chủ nhà bận. Họ không được hưởng phụ cấp trách nhiệm từ Ban Quản lý chăng. Nếu cải thiện được điểm này thì hay biết mấy.

Một điểm ngạc nhiên nữa mà tôi bắt gặp khi vào thăm nhà cổ đó là một số bạn (tôi chỉ gặp các bạn trẻ) tự nhiên vào thăm nhà cổ mà không cần chào hỏi chủ nhà, chụp ảnh tự do như ngoài công viên và ra về cũng không lời cám ơn, từ biệt. Thiết nghĩ đi du lịch là tiếp thu thêm văn hóa mới, thì chúng ta cần cố gắng để trở thành một du khách có văn hóa.
 
Nhận xét chung về một số ngôi nhà cổ tôi có cơ hội được tham quan lần này tại làng là về cơ bản còn giữ được nét cổ. Tuy nhiên về mặt mỹ thuật điêu khắc, chạm trổ thì rất đơn giản, hầu như không có gì. Rất khác biệt với các ngôi nhà gỗ lâu năm mà tôi được tham quan ở nhiều vùng khác.
 
Hiện làng có rất nhiều nhà tầng khang trang làm nhiều du khách thất vọng khi đến với làng vì được giới thiệu là đến làng cổ. Còn nếu được giới thiệu đến làng có nhiều nhà cổ thì chắc đỡ thất vọng hơn. Việc xây mới của bà con dân làng thì chúng ta cũng không trách họ được vì đấy là nhu cầu tối thiếu để đảm bảo cuộc sống. Trách là trách cái cách quản lý của Bộ Văn hóa (mà một số cháu nhỏ nói chưa rõ chệch ra là Bộ Ăn, Phá)

Ảnh mượn.
 
Last edited:
Đình thờ Phùng Hưng (đối diện chùa Mía). Bác trông đền cởi mở, vui vẻ dẫu rằng tôi không công đức (khác với các cụ ở đền khác).
Rất tiếc là sân đình bị chiếm dụng quá mức ảnh hưởng đến mức độ tôn kính xứng đáng phải dành cho cụ!
 
Đền thờ cụ Ngô Quyền. Xung quanh không có dân nên khung cảnh tĩnh mịch rất phù hợp với một di tích tôn nghiêm như thế này. Cụ trông đền không lấy gì làm vui vẻ khi chúng tôi chưa công đức (công đức ở đây có nghĩa là bạn đóng ghóp một khoản từ 50k trở lên và đề nghị cụ ghi cho 1 cái phiếu công đức). Sau khi công đức rồi thì cụ phấn chấn, vui vẻ hẳn lên. Tôi nán lại trò truyện thì thấy rằng mốt số đoàn sau cụ cũng đối xử, tiếp đón với cách như vậy. Cụ Ngô đã khuất hơn 1 nghìn năm rồi, tiền cũng chả ý nghĩa gì với cụ cả. Ngẫm lại thấy cái cách công đức của người Việt mình nó chưa hợp lí.


Trước đền là một hàng lim xanh rất đẹp. Em chỉ chụp được cây đa này.


Đến khu lăng mộ cụ Ngô Quyền ta bắt gặp một cái đền như thế này.


Khách nước ngoài cũng bắt chước rất nhanh, công đức nhưng bằng tiền Tây. Không rõ các cụ bên kia thế giới đã kịp học ngoại ngữ chưa để biết cách mà tiêu tiền không lại phí.


Cụ trông đền này cũng vui vẻ hẳn và làm các nghi thức rất chỉn chu khi em xin được đóng công đức. Hơn cụ trước là em được cụ này hướng dẫn rất nhiều về lịch sử oanh liệt của cụ Ngô Quyền.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,676
Bài viết
1,171,168
Members
192,353
Latest member
buyverifiedwised
Back
Top