nqm1610
Phượt thủ
Khu vực Chánh điện
Bước đến sân thiên tỉnh trước khu Chánh điện là một hồ cá.
Chánh điện được bài trí gần như đình làng Nam Bộ. Bài vị, chân dung Lê Văn Duyệt được đặt chính giữa chánh điện. Tả ban đặt bài vị thờ Đức Kinh lược Phan Thanh Giản (một văn thần). Hữu ban đặt bài vị thờ Đức Thiếu phó Lê Chất (một vị quan võ đã cùng Lê Văn Duyệt "vào sinh ra tử" giúp Gia Long).
Bàn thờ, bài vị, tượng Đức Tả quân Lê Văn Duyệt. Tượng Đức Ông bằng đồng nguyên chất, cao 2,65m, nặng 3 tấn, do kíp thợ nghệ nhân Huế đúc và mang vào từ Huế. Tượng được lấy mẫu từ hình chân dung Lê Văn Duyệt in trên tờ giấy bạc 100 đồng lưu hành tại Sài Gòn năm 1966 (có lẽ do người dân đều nhớ khuôn mặt ông qua tờ giấy bạc ) do nhà điêu khắc nổi tiếng Phạm Văn Hạng thực hiện.
Bàn thờ, bài vị Hiệp Biện Đại học Sĩ Phan Thanh Giản (1796 – 1867)
Bàn thờ, bài vị Đức Quận Công Thiếu Phó Lê Chất (1769 – 1826 )
Khi ông mất, dân gian xem ông như một vị thần, vì vậy việc thờ cúng và tế lễ ông tại lăng mang nghi thức thờ thần và tế thần. Hàng năm, tại lăng có hai lễ hội lớn, đó là ngày giỗ Tả quân từ ngày 01 đến 03 tháng 8 âm lịch. và ngày hội đầu xuân mồng 1 và ngày mồng 2 Tết. Số người dự hội rất đông, không chỉ người địa phương mà cả khách tỉnh xa cũng về dự hội. Ðáng chú ý trong số khách đi lễ số lượng người Hoa chiếm khoảng phân nữa. Bởi họ đến dâng hương để tạ ơn một vị phúc thần. mà lúc sinh thời khi làm Tổng trấn Gia Ðịnh, ông đã có những chính sách, chủ chương nâng đỡ, tạo điều kiện cho cộng đồng người Hoa phát triển ngành nghề, an cư lạc nghiệp trên quê hương thứ hai của họ.
Bước đến sân thiên tỉnh trước khu Chánh điện là một hồ cá.
Chánh điện được bài trí gần như đình làng Nam Bộ. Bài vị, chân dung Lê Văn Duyệt được đặt chính giữa chánh điện. Tả ban đặt bài vị thờ Đức Kinh lược Phan Thanh Giản (một văn thần). Hữu ban đặt bài vị thờ Đức Thiếu phó Lê Chất (một vị quan võ đã cùng Lê Văn Duyệt "vào sinh ra tử" giúp Gia Long).
Bàn thờ, bài vị, tượng Đức Tả quân Lê Văn Duyệt. Tượng Đức Ông bằng đồng nguyên chất, cao 2,65m, nặng 3 tấn, do kíp thợ nghệ nhân Huế đúc và mang vào từ Huế. Tượng được lấy mẫu từ hình chân dung Lê Văn Duyệt in trên tờ giấy bạc 100 đồng lưu hành tại Sài Gòn năm 1966 (có lẽ do người dân đều nhớ khuôn mặt ông qua tờ giấy bạc ) do nhà điêu khắc nổi tiếng Phạm Văn Hạng thực hiện.
Bàn thờ, bài vị Hiệp Biện Đại học Sĩ Phan Thanh Giản (1796 – 1867)
Bàn thờ, bài vị Đức Quận Công Thiếu Phó Lê Chất (1769 – 1826 )
Khi ông mất, dân gian xem ông như một vị thần, vì vậy việc thờ cúng và tế lễ ông tại lăng mang nghi thức thờ thần và tế thần. Hàng năm, tại lăng có hai lễ hội lớn, đó là ngày giỗ Tả quân từ ngày 01 đến 03 tháng 8 âm lịch. và ngày hội đầu xuân mồng 1 và ngày mồng 2 Tết. Số người dự hội rất đông, không chỉ người địa phương mà cả khách tỉnh xa cũng về dự hội. Ðáng chú ý trong số khách đi lễ số lượng người Hoa chiếm khoảng phân nữa. Bởi họ đến dâng hương để tạ ơn một vị phúc thần. mà lúc sinh thời khi làm Tổng trấn Gia Ðịnh, ông đã có những chính sách, chủ chương nâng đỡ, tạo điều kiện cho cộng đồng người Hoa phát triển ngành nghề, an cư lạc nghiệp trên quê hương thứ hai của họ.