What's new

Lang thang 1 dải miền Trung nắng gió. Men theo con đường Hồ Chí Minh lịch sử...

Lang thang 1 dải miền Trung nắng gió. Men theo con đường Hồ Chí Minh lịch sử...

[Ngày Độc Lập] Lang thang 1 dải miền Trung nắng gió. Men theo con đường Hồ Chí Minh lịch sử. Thăm những chiến tích xưa. Một thời máu và hoa...

Cuối năm nay dự định sẽ chạy lại cung đường này, sẽ thêm thắt vài điểm cho trọn cung...

Có chút thời gian rảnh rỗi, lật lại chút hồi ức ngày nào... những ngày lang thang miền Trung nắng gió...

Lịch trình:

- Ngày 1: HN -->132km--> Cẩm Thủy -->17km--> Ngọc Lặc -->149km--> Tân Kỳ (Nghệ An) (Tổng cộng 298km)

- Ngày 2: Tân Kỳ -->89km--> Phố Châu -->165km--> Thôn 5 Vĩnh Sơn (Nơi đường H.C.M tách thành 2 ngả Đông Tây) -->56km-->Đồng Hới (Tổng cộng 310km)

- Ngày 3: Đồng Hới -->65km--> Hồ Xá -->20km--> Địa Đạo Vịnh Mốc -->16km--> Cầu Hiền Lương, Di tích Giới tuyến -->32km--> Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn -->26km--> Nghĩa trang liệt sỹ Đường 9 -->6km--> Đông Hà -->20km-->Quảng Trị -->75km--> Huế (Tổng cộng 260km)

- Ngày 4: Huế -->42km--> Lănng Cô -->30km--> Đèo Hải Vân (Tổng cộng 72km)

- Ngày 5: Vứt đám xe máy lên ô tô, đi xe giường nằm về HN
67.gif
Kết thúc chuyến đi
 
Re: Lang thang 1 dải miền Trung nắng gió. Men theo con đường Hồ Chí Minh lịch sử...

Buổi sáng ngày thứ 3 đoàn lại tách làm đôi, 1 đoàn đến Hồ Xá tụ quân với bác MinskPro còn 1 đoàn ở lại Đồng Hới để vá xe và chạy sau

Sau bữa sáng tại Hồ Xá đoàn thẳng tiến địa đạo Vịnh Mốc, Leader của đoàn sau 2 ngày mới chịu xuất hiện
21.gif


320440_10150281179041491_704841490_8470349_1537346483_n.jpg


Khi cách Vịnh Mốc 5km thì.... Min Khờ lại... tuột xích
20.gif
ngày nào cũng hỏng, đi qua tỉnh nào cũng củ hành anh em ít nhất 1 lần
45.gif


314575_10150277988791491_704841490_8449717_4334886_n.jpg


303800_10150277988446491_704841490_8449710_6816164_n.jpg


 
Re: Lang thang 1 dải miền Trung nắng gió. Men theo con đường Hồ Chí Minh lịch sử...

Sau khi tháo sợi xích đứt . Em Minsk ngỗ nghịch được bác MinskPro đẩy ra ngoài thị trấn để sửa, còn cả đoàn tiếp tục vào địa đạo Vịnh Mốc nghỉ ngơi

308995_10150277989021491_704841490_8449724_2765475_n.jpg


Tác phẩm
43.gif


301688_10150278604351491_704841490_8454714_669707314_n.jpg
 
Re: Lang thang 1 dải miền Trung nắng gió. Men theo con đường Hồ Chí Minh lịch sử...

Địa đạo Vịnh Mốc

Địa đạo Vịnh Mốc (thôn Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) là một công trình quân - dân sự trong Chiến tranh Việt Nam của phía Việt Nam dân chủ cộng hòa chống lại Việt Nam Cộng hòa và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Hệ thống địa đạo này tồn tại ở phía Bắc sông Bến Hải, cầu Hiền Lương trong suốt những năm 1965-1972.

316549_10150278612281491_704841490_8454804_1161755637_n.jpg


303576_10150278605021491_704841490_8454725_413467834_n.jpg


318482_10150281177461491_704841490_8470341_2122700437_n.jpg


295923_10150281179511491_704841490_8470350_43398918_n.jpg
 
Re: Lang thang 1 dải miền Trung nắng gió. Men theo con đường Hồ Chí Minh lịch sử...

Trong những năm 1960, chính quyền Việt Nam Cộng hòa của Ngô Đình Diệm không tôn trọng hiệp định Genève và không tiến hành tổng tuyển cử như dự định. Cùng với việc tấn công vào các phong trào nổi dậy ở miền Nam, Mỹ đã ra sức khiêu khích, gây chiến với lực lượng Việt Nam dân chủ cộng hòa bảo vệ giới tuyến ở Vĩnh Linh. Năm 1965, Mỹ đã tạo ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ để bắt đầu cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc bằng không lực, trong đó Vĩnh Linh là mục tiêu đánh phá hàng đầu.

Trong suốt những năm 1965 - 1972, Vĩnh Linh liên tục bị đánh phá với tổng cộng hơn nửa triệu tấn bom đạn các loại. Tính bình quân, mỗi người dân Vĩnh Linh đã phải gánh chịu 7 tấn bom đạn Mỹ.


Những quả bom và đầu đạn như thế này được máy bay và tàu chiến từ hạm đội 7 bắn vào Vịnh Mốc cách đây hơn 30 năm

315601_10150278608961491_704841490_8454766_1756314068_n.jpg


Trong lòng địa đạo

Theo thống kê, có đến 18.000 ngày công được huy động để đào địa đạo Vịnh Mốc trong hai năm

Công trình được bắt đầu từ đầu năm 1965 và được hoàn thành vào ngày 18/02/1966.

Địa đạo được hoàn thành với phương châm: "Một tấc không đi ,một li không rời. Mỗi làng,xã là một pháo đài"

294389_10150278609036491_704841490_8454767_1432975502_n.jpg


321644_10150278609111491_704841490_8454768_1894386633_n.jpg


Ðể bảo đảm cho hàng trăm con người ăn, ở, sinh hoạt an toàn, tiện lợi, dọc hai bên đường hầm người ta xây dựng rất nhiều căn hộ, mỗi căn hộ đủ chỗ cho ba đến bốn người ở. Trong lòng địa đạo có ba giếng nước, một hội trường (với sức chứa 50 người), bệnh xá, nhà hộ sinh, trạm phẫu thuật, bếp Hoàng Cầm, kho gạo, trạm đặt máy điện thoại...

Hai bên trục đường chính cách nhau từ ba đến năm mét lại khoét lõm sâu vào thành một hầm nhỏ, dùng làm nơi sinh hoạt của một gia đình. Ðịa đạo được cấu tạo thành ba tầng. Tầng một sâu cách mặt đất từ 12 đến 15 m, là nơi sinh sống của nhân dân

Tầng hai sâu 18 m là nơi đóng trụ sở của Ðảng ủy, UBND và Bộ Chỉ huy quân sự. Tầng ba sâu 22 m dùng làm kho chứa hậu cần cung cấp cho đảo Cồn Cỏ và phục vụ chiến đấu của quân dân Vịnh Mốc

294434_10150278609261491_704841490_8454770_481084070_n.jpg


317714_10150278609176491_704841490_8454769_1395714335_n.jpg


 
Re: Lang thang 1 dải miền Trung nắng gió. Men theo con đường Hồ Chí Minh lịch sử...

Trong nhà trưng bày

311365_10150278607106491_704841490_8454746_90896379_n.jpg


315479_10150278607306491_704841490_8454748_1047778834_n.jpg


305150_10150278607201491_704841490_8454747_553834957_n.jpg


Viết sổ lưu niệm

307308_10150278608701491_704841490_8454764_1696508848_n.jpg


304692_10150278608801491_704841490_8454765_1473687832_n.jpg

 
Re: Lang thang 1 dải miền Trung nắng gió. Men theo con đường Hồ Chí Minh lịch sử...

Nghe anh hướng dẫn viên giới thiệu về địa đạo Vịnh Mốc, tuyến lửa Vĩnh Linh ngày ấy ...

311335_10150278608256491_704841490_8454760_927767288_n.jpg


309511_10150278608436491_704841490_8454761_1123043450_n.jpg


318379_10150278608536491_704841490_8454762_2076162722_n.jpg

 
Re: Lang thang 1 dải miền Trung nắng gió. Men theo con đường Hồ Chí Minh lịch sử...

Rời khỏi địa đạo Vịnh Mốc lúc 2h chiều, chúng tôi tiến về phía cầu Hiền Lương - Sông Bến Hải

Cảnh sắc biển cửa Tùng làm mê mẩn lòng người - Nơi đây từng được người Pháp gọi với cái tên "Nữ hoàng của các bãi biển"

430125_10150592864331491_704841490_9712281_361673742_n.jpg


298518_10150281180891491_704841490_8470356_1601073804_n.jpg


316988_10150281180731491_704841490_8470354_1811770071_n.jpg


Kể từ lúc này tôi ko dẫn đoàn nữa mà đi cuối làm xe chốt nên có thời gian "bắn" ảnh nhiều hơn
113.gif


297861_10150277985901491_704841490_8449650_1364589_n.jpg


312072_10150277989511491_704841490_8449743_449484_n.jpg


302540_10150277990751491_704841490_8449762_2236352_n.jpg



 
Re: Lang thang 1 dải miền Trung nắng gió. Men theo con đường Hồ Chí Minh lịch sử...

Cột cờ Giới tuyến nhìn từ xa 500m

299738_10150278974236491_704841490_8457455_178594444_n.jpg


292069_10150278981936491_704841490_8457593_1734203483_n.jpg


Giữa trùng vây bom đạn…

Ngày 10-8-1954, cột cờ đầu tiên được dựng giữa sân của đồn công an vũ trang giới tuyến Hiền Lương. Cột cờ làm bằng gỗ cao 16m, lá cờ may bằng sa tanh đỏ rộng 24m[SUP]2[/SUP].

Thời điểm bấy giờ hai cột cờ ở hai đầu cầu giới tuyến là cuộc đọ sức đầu tiên của ta và địch ở khu phi quân sự. Bên này cột cao hơn thì bên kia lại nâng cao thêm một vài mét, bên này cờ to hơn thì bên kia phải làm cờ to hơn nữa.

311791_10150278977151491_704841490_8457501_1973394019_n.jpg


Cột cờ Giới tuyến

304996_10150278974281491_704841490_8457456_2048837233_n.jpg


Cuộc "Chọi cờ"

Theo quy định của hiệp định Genève, tất cả các đồn cảnh sát giới tuyến phải treo cờ hàng ngày. Treo cờ là chuyện bình thường, song "chọi cờ" mới là chuyện "quốc gia đại sự" đã từng xảy ra ở hai cột cờ ở hai đầu cầu Hiền Lương và kéo dài hàng chục năm.Lúc đầu, vào năm 1954 - 1956, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho làm một cột cờ bằng cây phi lao cao 12m để treo một lá cờ có khổ 3,2m x 4,8m. Ở bờ Nam, Pháp cắm cờ tam tài lên nốc lô cốt Xuân Hoà ở bờ Nam cao 15m. Theo yêu cầu của nhân dân giới tuyến, cờ của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải cao hơn cờ của địch thủ nên những người lính của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã vào rừng sâu để tìm bằng được một cây gỗ cao 18m, cao hơn cột cờ của Pháp 3m và treo một lá cờ bằng vải sa tanh rộng 24m.Ngay sau đó, Ngô Đình Diệm đã cho dựng một trụ cờ bằng xi măng cốt thép cao 30m tại bờ Nam. Trên đỉnh treo một lá cờ vàng ba sọc đỏ lớn, có hệ thống đèn nê-ông nhấp nháy đủ màu. Khi dựng cờ xong, loa chiến tranh tâm lý hướng sang bờ Bắc truyền thông: "Tổng thống Việt Nam Cộng hoà cho dựng cột cờ cao 30m ở Vĩ tuyến 17 để dân chúng miền Bắc thấy rõ chánh nghĩa Quốc gia".

Tháng 7 – 1957, Tổng Công ty lắp máy Việt Nam đã gia công một cột cờ bằng thép ống cao 34,5m tại Hà Nội rồi vận chuyển vào giới tuyến. Trên đỉnh cột cờ gắn một ngôi sao bằng đồng có đường kính 1,2m, 5 đỉnh ngôi sao gắn một chùm bóng điện loại 500W, lá cờ rộng 108m2.Chính quyền Việt Nam Cộng hòa hoàn toàn bất ngờ trước sự kiện này nên vội vàng tôn cột cờ của họ lên 35m và lên giọng: “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muốn chọi cờ nhưng chọi sao nổi với Quốc gia”.Năm 1962, thêm một lần nữa, Tổng Công ty lắp máy Việt Nam gia công một cột cờ cao 38,6m rồi chuyển vào dựng ở Hiền Lương, kéo lên lá cờ đại 134m2, nặng 15kg, cách đỉnh 10m có một cabin để chiến sĩ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng treo và thu cờ. Cột cờ này được xem là cột cờ cao nhất giới tuyến. Hàng ngày, các người lính an ninh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kéo cờ lên sớm hơn và hạ cờ xuống muộn hơn giờ quy định (6h30’ đến 18h30’) để cho những người đi làm sớm, về muộn cũng nhìn thấy được lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới bên cạnh đối thủ. Người dân ở xa hàng chục cây số vẫn nhìn thấy rõ lá cờ Tổ quốc ở bờ Bắc. Nếu như trước đây người đi rừng, đi biển nhìn sao Bắc đẩu, thì nay họ nhìn vào ngọn cờ cao 38,6m này để tìm phương hướng.

Theo ước tính, từ 19-5/1956 đến 28-10/1967, những người lính an ninh miền Bắc giới tuyến đã treo hết 267 lá cờ cỡ lớn. Sau khi cột cờ bị bom Mỹ đánh gãy vào năm 1967, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thêm 11 lần dựng cờ bằng gỗ cao 12 - 18m, 42 lần lá cờ bị bom phá hỏng.Cờ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa treo cao hơn lúc nào cũng đập vào mắt lực lượng an ninh Việt Nam Cộng hòa làm họ phải luôn tìm cách phá hoại. Khi Mỹ tìm cách phá hoại bằng không quân đối với miền Bắc, thì cột cờ Hiền Lương là mục tiêu đánh phá hàng đầu.

Ngày 8-02-1965, tướng không quân của chính quyền Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Cao Kỳ đã lái chiếc máy bay AD6 bắn phá cột cờ, nhưng pháo cao xạ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắn trả bị thương.Mặc dù Việt Nam Cộng hòa huy động hàng trăm chiếc máy bay ném bom và hàng vạn đạn pháo cỡ lớn từ Dốc Miếu, Cồn Tiên bắn ra, từ Hạm đội 7 ngoài biển bắn vào, nhưng vẫn không thể xóa được cái “chấm đỏ” này ở bắc cầu Hiền Lương. Đến ngày 2-8-1967, họ lại tập trung nhiều tốp máy bay thay nhau đánh phá liên tục suốt ngày làm cho cột cờ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bị gãy và đánh sập cầu Hiền Lương. Tối hôm đó, loa của Việt Nam Cộng hòa truyền thông: “Cột cờ của Bắc Việt trên đầu cầu Hiền Lương đã bị không lực Hoa Kỳ đánh tan tành tro bụi”. Nhưng ngay đêm hôm đó, một cột cờ mới được dựng lên. Sáng hôm sau, trong lúc loa Việt Nam Cộng hòa đang đọc bản tin thì lá cờ đỏ sao vàng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại đã xuất hiện tung bay trong nắng sớm. Cũng chính ngay đêm hôm đó, những người lính Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ôm bộc phá sang đánh gãy cột cờ ở bờ Nam, để chấm dứt lá cờ của Việt Nam Cộng hòa trên bầu trời giới tuyến.
 
Re: Lang thang 1 dải miền Trung nắng gió. Men theo con đường Hồ Chí Minh lịch sử...

Cầu Hiền Lương

Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải, tại thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam. Tại nơi đây, đã từng diễn ra những cuộc "chọi loa", "chọi cờ" quyết liệt trong Chiến tranh Việt Nam. Thời kỳ đó, cầu Hiền Lương là ranh giới chia cắt Việt Nam thành hai quốc gia (trong suốt 21 năm, từ năm 1954 đến năm 1975). Còn ngày nay nó đã trở thành biểu tượng của "Nỗi đau chia cắt".

Cách một con sông mà đó thương đây nhớ
Chung một nhịp cầu mà duyên nợ cách xa


317138_10150278974851491_704841490_8457465_1082918964_n.jpg


298649_10150278974936491_704841490_8457466_273281801_n.jpg


Vĩ tuyến 17 – nơi “trưng bày” sự man rợ đến tột cùng của đế quốc Mỹ và lòng dũng cảm đến mức thần thánh của nhân dân Việt Nam - "Nhà điện ảnh Thụy Điển Gerald Evans"


296526_10150278979276491_704841490_8457548_936479873_n.jpg


Cuộc chiến màu sắc

Trong sự mâu thuẫn chính trị giữa hai bên, trong đó nổi bậc là phong trào đấu tranh chính trị đòi hiệp thương Tổng tuyển cử thống nhất đất nước của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và những người cộng sản Nam Việt Nam, cây cầu Hiền Lương và dòng sông Bến Hải bị cuốn vào cuộc tranh chấp vì đây là nơi giáp mặt của hai chính quyền đối lập. Ở đoạn giữa cầu có một vạch trắng kẻ ngang, rộng 1cm được dùng làm ranh giới. Thoạt đầu Việt Nam Cộng hòa chủ động sơn một nửa cầu phía nam thành màu xanh, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa liền sơn tiếp màu xanh một nửa cầu còn lại. Sau Việt Nam Cộng hòa lại chuyển sang màu nâu thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng sơn lại màu nâu. Cứ như thế, cầu Hiền Lương luôn thay đổi màu sắc, hễ Việt Nam Cộng hòa sơn một màu khác đi để tạo ra hai màu đối lập thì ngay lập tức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa liền sơn lại cho giống. Cuối cùng vào năm 1975, cây cầu chung một màu xanh thống nhất. Hành động sơn màu cầu là một cách đấu tranh chính trị nhằm nói lên khát vọng thống nhất đất nước của VNDCCH.

Cuộc chiến âm thanh

Những năm 1954-1964 là giai đoạn không còn tiếng súng ở đôi bờ giới tuyến, song cuộc chiến bằng tiếng nói đã diễn ra ở đây rất căng thẳng và quyết liệt giữa hai phe đối lập.Lúc đầu, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho xây dựng một hệ thống loa phóng thanh được phân bố thành 5 cụm trong chiều dài 1.500m ở bờ Bắc, mỗi cụm gồm 24 loa có công suất 25W.Sau những ngày phát sóng đầu tiên, hệ thống loa phóng thanh này không thể át được các loa do Tây Đức, Úc cung cấp phát với âm thanh lớn hơn của chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trả đũa bằng cách tăng thêm 8 loa có công suất 50W và 1 loa có công suất 250W được viện trợ từ Liên Xô. Ngược lại chính quyền Việt Nam Cộng hòa được Mỹ viện trợ cho những loại loa tối tân hơn, vang xa hàng chục cây số.Vào đầu năm 1960, một giàn loa của Mỹ với công suất của mỗi loa lên tới hàng trăm oát được chuyển đến và đặt tại bờ Nam sông Bến Hải. Lúc bấy giờ chính quyền Việt Nam Cộng hoà tuyên bố: "Hệ thống loa "nói vỡ kính" này sẽ vang tận Quảng Bình, dân bờ Bắc sẽ nghe rõ tiếng nói của "chánh nghĩa Quốc gia"!" Không chịu thua, lúc bấy giờ chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã lắp đặt chiếc loa có công suất 500W với đường kính rộng đến 1,7m và bổ sung thêm 20 loa loại 50W, 4 loa loại 250W của Liên Xô tại chiến tuyến Bến Hải. Khi thuận gió, tiếng loa có thể truyền xa hơn 10km.Để có đủ điện cho hệ thống loa có tổng công suất 7.000W này hoạt động, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã phải xây dựng một đường dây cao thế 6KVA dài gần 10km, kéo dài từ thôn Tiên An, Vĩnh Sơn đến thông Tùng Luật, Vĩnh Giang. Ngoài ra, còn có một trạm cao tần đặt tại Liêm Công Phường cách cầu Hiền Lương 2,5km về phía bắc để tăng âm cho hệ thống loa.Cuộc "đấu khẩu" giữa hai phía qua hệ thống loa là những lời tuyên truyền chính trị chỉ trích đối phương, thường là những tin không có lợi hoặc có thể trái ngược với thực trạng. Mỗi ngày buổi phát thanh kéo dài 14-15 tiếng đồng hồ, có khi phát vào lúc 1 - 2 giờ sáng, mở hết công suất làm người dân cả hai bờ đều nghe thấy.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,682
Bài viết
1,135,152
Members
192,386
Latest member
kimmochi1997
Back
Top