What's new

[Chia sẻ] Lang thang Măng Đen

👉
Đến với Măng Đen vào một ngày hạ nắng, bạn sẽ không nghĩ mình sẽ ngẩn ngơ vì nét đẹp hoang sơ với thời tiết có phần se se lạnh nơi đây. Vùng cao nguyên này ngập tràn những dốc đồi trùng điệp, những cụm khói bản hòa lẫn sương mờ, những khuôn hình mỹ mộc đôi khi vô danh ẩn mình rải khắp…
👉
Và điều quan trọng nhất là: “Đừng đến Măng Đen, nếu bạn không muốn “hai lòng” với Đà Lạt”, thật đó!
👉
Măng Đen thuộc huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, là một cao nguyên thuộc dãy Trường Sơn với độ cao trên 1000 m với khí hậu quanh năm ẩm lạnh và mờ sương. Người dân địa phương thường ví von rằng Măng Đen “9 tháng mưa, 3 tháng nắng” cũng bởi vì lý do này.
==========
Đến Măng Đen bằng hai con đường chính
1. Từ hướng Kon Tum lên
2. Từ Quảng Ngãi đổ về theo QL24.
Mình thì ở Sài Gòn nên thường đi xe khách đến thành phố Kon Tum vào sáng sớm, sau đó bắt xe buýt hoặc thuê xe máy tham quan 1 vòng Kon Tum rùi lên thẳng thị trấn Măng Đen.
==========
👉
Khi bạn muốn đi Măng Đen và không biết nơi đó có gì, lang thang trên mạng kiếm thông tin về nó. Ôi sao nó lung tung thế này, thôi kệ đi vậy.
👉
Khi đến rùi thì … ôi Măng Đen của tôi đây sao? Vậy Măng Đen có gì và nên đi tháng nào là hợp lý nhỉ.
==========
👉
MĂNG ĐEN, có gì
❓
❗️

Dành cho những kẻ mộng mơ, đi dạo và ngắm hoàng hôn cùng nhau.
👉
MĂNG ĐEN, đi tháng nào cho hợp lý
❓
❗️

Thiệt ra tháng nào đi cũng hợp lý, chỉ trừ tháng không hợp lý thôi à
Măng Đen mát lạnh quanh năm, nhiệt độ không bao giờ vượt quá 26 độ C vào mùa hè. Tưởng tượng ở nhà đi vào phòng máy lạnh sao thì đi vào Măng Đen nó y vậy đó . Thấp nhất vào tháng 11 – 12 khoảng 5 độ C.
🎯
Từ tháng 12 đến độ tháng 1 là hoa anh đào, hoa mai nở rộ.
🎯
Tháng 2 ngắm nhìn hoa mimosa, hoa ban, hoa pơlang.
🎯
Tháng 3 đến tháng 6 hoa mua, hoa sim tím lịm.
🎯
Tháng 6 tháng 7 vàng ươm mùa gặt, ta nói cái mùi lúa chín nó thơm tới mấy cây số.
🎯
Tháng 8 hoa mâm xôi, phúc bồn tử.
🎯
Tháng 9, 10 sim rừng, táo mèo, mâm xôi chín. Trái nào không biết thì nên chụp thôi chứ đừng ăn nhé.
🎯
Tháng 11, 12 mùa hoa dã quỳ, nhớ hồi nhỏ hay chơi bánh xe hoa dã quỳ quên cả về ăn cơm. Thời gian này trời lạnh lắm, teo hết nguyên cái bugi nha :)))
👉
Ở mảnh đất "9 tháng mưa, 3 tháng nắng" này á, khi đi nhớ theo dõi thời tiết, chứ mắc mưa thì không có ai chịu trách nhiệm đâu nhé :)) vui thì vui chứ mưa là quạo ^^
#Dom #NguyễnNguyên #KomTum #MăngĐen #Năm2022
👉
Lên kế hoạch và nên đi 1 lần nhé. Bạn sẽ thích ngay khi hít “ngụm” không khí đầu tiên của Măng Đen

IMG_2541.jpg
 
[MĂNG ĐEN TẬP 1]
==========
Nếu bạn có 1 ít thời gian nhàn rỗi mà muốn đi hết những điểm tinh túy nhất khi đến Măng Đen? Nào! Cùng lên kế hoạch nào.
==========
Bạn …
🎯
Mục đích chuyến đi của bạn?
🎯
Bạn xuất phát từ đâu?
🎯
Thời gian của bạn có được bao nhiêu?
🎯
Bạn đi bằng phương tiện gì?
🎯
Nên đi những đâu trong chuyến đi?
🎯
Nghỉ ngơi ở đâu và ăn những gì cho phù hợp với điểm đến?
🎯
Cần chuẩn bị gì cho chuyến đi?
Đi …
==========
Đối với mình, chỉ là 1 nhân viên văn phòng nên tranh thủ khoảng thời gian ít ỏi 2 ngày cuối tuần để khám phá em ấy “Măng Đen”. Thế là 1 chương trình sơ bộ được hình thành và khám phá thui.
==========
⏰
Ngày 1(Thứ 6) – 16h00 tập trung và đi Kon Tum
⏰
Ngày 2 (Thứ 7)
Sáng: 7h00 đến KonTum – Nhận xe honda và ăn sáng – Tham quan Làng cổ Kon K’Tu – Cầu treo và nhà rông Konklor – Nhà thờ Gỗ – Tòa Tổng Giám Mục – Ăn trưa.
Chiều: Trải nghiệm cung đường KonTum & Măng Đen – Đèo Măng Đen mới – Nhận Phòng Homestay và dạo Làng Du lịch Cộng đồng Kon Pring – Ngắm hoàng hôn trên đèo Măng Đen – Ăn chiều và dạo phố núi.
⏰
Ngày 3 (Chủ Nhật)
Sáng: Săn Mây – Tượng Đức Mẹ Măng Đen – Ăn sáng – Khởi hành đi – Chùa Khánh Lâm – Thác Pa Sỹ – Cầu treo và ruộng bậc thang Kon Tu Rằng - Đồi gió Hú – Café khu 37 hộ – Ăn trưa.
Chiều: Về lại Kontum – Dạo phố và Café - Trả xe honda và về lại Sài Gòn
==========
Dù lên chương trình là thế nhưng bạn có thể tắc ngang tắc dọc nên bạn thích 1 nơi nào đó trên lộ tình đi.
Let go !!!
#Dom #NguyễnNguyên
 

Attachments

  • IMG_2410.jpg
    IMG_2410.jpg
    566.5 KB · Views: 142


Các du khách khi vừa đặt chân đến KonTum thường là buổi sáng và câu hỏi đầu tiên trong đầu là “Sáng nay mình ăn gì nhỉ?”, hỏi loanh quanh thì chúng ta sẽ được người dân bản địa giới thiệu cho món “xôi măng cá”. Đây là món ăn đặc sản vừa lạ vừa quen với nhiều người từ xa đến.

Món ăn này gồm những nguyên liệu hết sức quen thuộc như xôi, măng, cá, đậu hũ… nhưng sẽ lạ bởi sự kết hợp giữa những nguyên liệu này mang đến một hương vị không giống với bất kỳ món xôi nào: cái vị dẻo thơm của nếp hợp một cách kỳ lạ với măng chua và đậu hũ kho ớt bột cay nhẹ. Chính vì nét độc đáo này, ai khi đến đây đều muốn thưởng thức xôi măng cho biết.

Món này chỉ cần hai nguyên liệu chính là xôi và măng. Nghe thì đơn giản nhưng cách chế biến lại rất kỳ công.

Măng rừng sau khi chặt về được luộc sơ qua cho bớt hăng và đắng, dư lại vị ngọt, sau đó xắt từng lát nhỏ, vừa ăn. Bước cuối cùng là xào măng, tới đây người nấu phải nêm nếm gia vị sao cho chuẩn để măng đậm đà nhưng không bị mặn đắng. Người KonTum hay ăn cay nên thường cho thêm ớt bột, vì thế măng lúc nào cũng có vị chua cay vừa đủ.

Gạo nếp để nấu xôi phải là loại hạt tròn, ngâm với bột nghệ để có màu vàng ươm đẹp mắt.

Cá ăn kèm thường là cá nục, được kho đậm để át mùi tanh. Khi chế biến, đầu bếp nấu bằng bếp củi nên món ăn phảng phất một chút hương vị của làng quê.

Mỗi phần xôi măng khi mang ra cho khách được gói trong lá chuối, bao gồm xôi, măng le rừng tươi và cá, có nơi còn có thêm một miếng đậu hũ. Nhiều người lần đầu thưởng thức đều cảm thấy e dè trước sự kết hợp độc đáo này.

Cũng như bao món xôi khác của Việt Nam, xôi măng giản dị, mộc mạc từ nguyên liệu đến cách trình bày. Ấy vậy mà hương vị dân dã này lại làm say mê bao thực khách, để rồi thành món đặc sản người người phải thử khi đến với núi rừng Kon Tum.

Chỉ với 15-20k/1 phần bạn sẽ có 1 phần ăn sáng hết sức hài lòng. Bạn sẽ không thưởng thức được nếu chậm hơn 8h00 sáng nhé => ngã 3 Lê Hồng Phong và Trần Bình Trọng, Phường Quyết Thắng, Kontum.

Nạp năng lượng ngay để chuẩn bị cho 1 ngày khám phá KonTum nhé



#Dom #NguyễnNguyên #XôiMăngCá
 

Attachments

  • 6.jpg
    6.jpg
    467.2 KB · Views: 137
  • 5.jpg
    5.jpg
    456.6 KB · Views: 133
  • 4.jpg
    4.jpg
    376.9 KB · Views: 138
  • 3.jpg
    3.jpg
    468 KB · Views: 136
  • 2.jpg
    2.jpg
    261.1 KB · Views: 141
  • 1.jpg
    1.jpg
    328.4 KB · Views: 146
  • 0.jpg
    0.jpg
    352.3 KB · Views: 147
Đến làng cổ Kon K’Tu chạm khẽ hoặc khẽ chạm vào văn hóa Tây Nguyên

Cách không xa trung tâm thành phố KonTum chừng 8km, ít ai ngờ có một ngôi làng cổ vẫn còn lưu giữ những nét văn hóa Tây Nguyên đặc trưng. Đó chính là làng cổ Kon K’Tu nằm bên con sông chảy ngược Đắk Bla xanh ngắt.

Làng cổ Kon K’Tu được quy hoạch và tổ chức thành làng du lịch sinh thái Kon K’Tu. Tại đây dấu ấn văn hóa Tây Nguyên vẫn còn được lưu giữ, những phong tục tập quán, cách sinh hoạt thường ngày của bà con nơi đây vẫn diễn ra bình thường, song song với hoạt động của du khách.

Cái tên Kon K’Tu trong tiếng Ba Na có nghĩa là làng cũ, là ngôi làng có từ thời cổ xưa.

Làng cổ Kon K’Tu nằm men theo dãy núi phía bờ sông Đắk Bla luôn dồi dào nguồn nước. Cư dân ở đây chủ yếu là dân tộc thiểu số người Ba Na, họ quần cư và cùng nhau chung sống, canh tác, lập nên thành làng.

Đến Kon K’Tu không chỉ được trải nghiệm ngủ đêm trong ngôi nhà sàn truyền thống của người Ba Na, học cách nấu ăn bên bếp lửa ấm trong nhà, thưởng thức các món đặc sản Tây Nguyên như: cơm lam, gà nướng, xiên heo, rượu cần (rượu ghè),… mà còn có thể tản mát, đi dạo xung quanh làng, quan sát và hòa nhập vào đời sống sinh hoạt thường ngày của người dân tộc thiểu số nơi đây.
• Vẫn còn đó những con đường mòn nhỏ và gồ ghề dẫn ra dòng sông chảy ngược Đắk Bla xanh trong và thơ mộng, nơi người dân vẫn hàng ngày ra tắm giặt.
• Vẫn còn đó những ngôi nhà sàn truyền thống, nhà sinh hoạt cộng đồng đặc trưng cho văn hóa quần cư của người Ba Na.
• Vẫn còn đó trong mảnh sân lấm lem bụi đất, dưới nền nhà sàn, những chú heo, gà được thả tự do, đi loanh quanh kiếm ăn.
• Vẫn còn đó những đứa trẻ vô tư chạy nhảy nô đùa trong nắng trưa, cười bẽn lẽn với người khách lạ…

Nếu có dịp ghé qua phố núi Kon Tum, hãy dành ít nhất một ngày một đêm để trải nghiệm cuộc sống hiền hòa và bình yên ở làng cổ Kon K’Tu, chạm khẽ hoặc khẻ chạm vào văn hóa Tây Nguyên sâu sắc, hoang dại và mộc mạc, nhưng thấm đẫm nghĩa tình…
#Dom #NguyễnNguyên
 

Attachments

  • IMG_2558.jpg
    IMG_2558.jpg
    384.4 KB · Views: 131
  • IMG_2553.jpg
    IMG_2553.jpg
    525.5 KB · Views: 130
  • IMG_2552.jpg
    IMG_2552.jpg
    353.7 KB · Views: 136
  • IMG_2550.jpg
    IMG_2550.jpg
    559.7 KB · Views: 138
  • IMG_2547.jpg
    IMG_2547.jpg
    482.3 KB · Views: 133
  • IMG_2546.jpg
    IMG_2546.jpg
    684.2 KB · Views: 137
  • IMG_2545.jpg
    IMG_2545.jpg
    457.8 KB · Views: 135
Cầu treo Kon Klor
Nhìn từ xa hay nhìn từ trên cao thì cầu Kon Klor vẫn toát lên vẻ đẹp mạnh mẽ, hùng vĩ giữa núi rừng Tây Nguyên. Đến nay, cầu treo này đã có tuổi đời gần 30 năm nhưng vẫn giữ trọn vẹn vẻ đẹp oai vệ theo năm tháng.
Cầu treo Kon Klor là cây cầu sắt được xây dựng vào năm 1993 trong thời gian hơn 1 năm. Tổng chiều dài cầu treo lên đến 292 mét và rộng đến 4,5 mét. Cây cầu được làm từ chất liệu sắt là chủ đạo nên có màu vàng cam nổi bật giữa khung cảnh rừng cây, núi non xanh mát của Tây Nguyên. Đến với cầu treo Kon Klor, chắc hẳn ai cũng phải trầm trồ trước vẻ đẹp của cây cầu này.
Không chỉ giúp cho việc đi lại dễ dàng, mà còn là một biểu tượng đẹp của người dân tỉnh Kon Tum.
Với du khách, cầu treo là điểm check in ở Kon Tum đẹp và độc đáo.
Với người dân trong vùng, cầu treo Kon Klor bắt nhịp đôi bờ sông, giúp việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân thuận lợi hơn. Cầu treo bằng sắt này đã thay thế những chuyến đò độc mộc, đảm bảo an toàn hơn cho người dân địa phương khi qua lại khúc sông này. Đó cũng chính là lý do mà cây cầu treo này trở thành niềm tự hào của người dân nơi phố núi.
Nếu bạn đến Kon Tum và không biết đường đến đây, bạn cứ hỏi thăm người dân trong vùng, họ sẽ nhiệt tình chỉ dẫn đường đi một cách vui vẻ và hồ hởi.
Có dịp lên phố núi vi vu, bạn nhớ dành thời gian khám phá Kon Klor, chụp nhiều bức ảnh kỷ niệm để lưu lại một chuyến đi đáng nhớ, nhé.
#Dom #NguyễnNguyên
 

Attachments

  • P1200022.jpg
    P1200022.jpg
    515.6 KB · Views: 124
Mình mới đi về. Theo cá nhân mình thấy nếu sẳn trên cung đường thì dừng lại cho biết, chứ cây cầu cũng không có gì đặc sắc. Dừng lại chụp hình còn làm cản trở giao thông.
 

Attachments

  • PXL_20220703_024759655.jpg
    PXL_20220703_024759655.jpg
    651.1 KB · Views: 116
Nhắc đến vùng đất Tây Nguyên, người ta lại chợt nhớ đến tiếng cồng chiêng giòn giã hay những mái nhà rông độc đáo. Trong đó không thể không nhắc đến nhà rông Kon Klor đặc trưng của người Ba Na.

Theo tiếng Ba Na, Kon là “làng” còn Klor là “gòn rừng” – loại cây thân cao to, phần da xanh láng, trái thì thuôn dài. Vào độ tháng 3 trái gòn rừng khô nở bung trắng xóa cả bầu trời. Vì vậy, làng Kon Klor còn được biết đến với cái tên “làng gòn rừng”.

Nhà rông Kon Klor có chiều dài 17.2m, chiều rộng 6.4m, chiều cao 21m và tổng diện tích khoảng 260m2. Ngôi nhà được thiết kế từ các chất liệu truyền thống gồm nứa, gỗ, tre, lá, tranh và chạm khắc những họa tiết trang trí, hoa văn hết sức công phu.
Mái nhà rông cao vút sừng sững, vững chãi chính là điểm tựa thể hiện linh hồn của làng Kon Klor. Đây là kiểu mái ép, phần phía dưới uốn cong vào trong, hai đầu hướng ra ngoài gần giống với hình lưỡi rìu. Hệ thống giàn kèo có những thanh gỗ dày bắt chéo nhau hết sức công phu tạo nên độ vững chãi, chắc chắn.

Ghé thăm nhà rông Kon Klor bạn có thể hòa vào không khí lễ hội nhộn nhịp, đắm chìm vào thanh âm cồng chiêng rộn ràng, náo nhiệt. Tại nhà rông Kon Klor, người dân cũng thường xuyên tổ chức lễ ăn hỏi, ăn cưới, đâm trâu hay ca sử thi.
Nếu đến đây cũng nên một lần thử qua rượu ghè Kon Klor được chế biến hoàn toàn bằng phương pháp thủ công. Chất rượu ghè đậm đà giữ nguyên chất men của núi rừng Tây Nguyên có thể níu giữ trái tim của rất nhiều du khách.

Đến với Kon Klor không chỉ trải nghiệm mùa lễ hội vùng cao mà còn có cơ hội ngắm nhìn quang cảnh thiên nhiên đẹp hùng vĩ của Tây Nguyên.

#Dom #NguyễnNguyên
 

Attachments

  • P1200024.jpg
    P1200024.jpg
    866.7 KB · Views: 99

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,682
Bài viết
1,135,152
Members
192,386
Latest member
kimmochi1997
Back
Top