What's new

[Đã chốt đoàn] Lang thang Trà Vinh 25,26/6/2011

Status
Not open for further replies.
Trà Vinh được mệnh danh là thành phố xanh của ĐBSCL, TP Trà Vinh rợp bóng cây xanh, nơi có 2 cửa sông ra biển trong Cửu Long, được xem là một trong những tỉnh có nhiều chủa Khmer nhất Nam Bộ.

Cuối tháng này mình đi Trà Vinh 1 chuyến cho biết về tỉnh Khmer này. Chuyến đi sẽ đi 2 ngày 25 và 26/6/2011. Sáng thứ 7 chúng ta sẽ khởi hành sớm và đến Trà Vinh lúc ban trưa (SG-TV: 150km).

Hành trình chúng ta sẽ khám phá 1 phần Bến Tre và hầu hết Trà Vinh, ngủ đêm ở biển Ba Động.

Lịch trình chuyến đi:

* Ngày thứ 1:

6h sáng ngày 25/6/11, chúng ta bắt đầu xuất phát từ TP.HCM, khoảng 7h sáng ăn sáng tại một quán trên đường. 8h tiếp tục hành trình tới Mỹ Tho băng qua cầu Rạch Miễu, quẹo phải sang bên TP Bến Tre tiến tới cầu Hàm Luông (đây là một trong những nhánh sông của Cửu Long), tiến tới huyện Mỏ Cày (đường từ SG tới đây rất đẹp), có thể tham quan một số điểm sau ở Mỏ Cày (tu viện Dòng Kyto Vua (ẤP: Long Huê XÃ: Long Thới,HUYỆN: Chợ LáchTỈNH: Bến Tre.ĐT:075.873131), tu viện rất là đẹp và cổ kính. Theo đường này đi tiếp sẽ gặp vườn kiểng bác Năm Công, khá nổi tiếng. Ngoài ra còn có Đình Rắn (xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày Nam), ngôi đình này có trên 150 năm. Chùa Tuyên Linh: ở xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày. Chùa Tuyên Linh được công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.)
Từ Mỏ Cày chạy qua phà Cổ Chiên để tới địa phận Trà Vinh, ăn trưa tại Trà Vinh với những món ăn dân dã tại đây có bún nước lèo, bún thịt, dừa sáp tráng miệng.

Ăn xong sẽ tham quan Ao Bà Om, chùa Âng, bảo tàng Khmer, chùa Watsamronger, Chùa Bodhisalaraja - Kompong, ngôi Khmer cổ, đc chứng nhận là di tích quốc gia, hùa Phước Minh Cung - 1 ngôi chùa người Hoa khá nổi tiếng ở TV - ko thể ko ghé wa khi đến TV, cũng đc chứng nhận là di tích quốc gia luôn. Tham quan TP Trà Vinh xanh. Tầm chiều chúng ta chạy xuống biển Ba ĐỘng, ngủ tại TT Duyên Hải, ngủ đêm ở đây để ngắm bình minh ở 1 trong những bãi biển còn hoang sơ.

* 26/6/11: ngắm bình minh ăn sáng, chụp ảnh cafe xong, chúng ta quay ngước lại TP Trà Vinh, trên đường về vào thăm chùa Cò và chùa Hang và một số ngôi chùa Khmer khác. Có thể sẽ thăm Cồn Nghêu, nơi chúng ta ra cồn bằng cano để bắt ngêu và luộc ăn. Trên đường về nếu có thời gian chúng ta sẽ ghé chùa Vĩnh Tràng của Mỹ Tho (là ngôi chùa cổ, rất đẹp).
Đến Trà Vinh các bạn mua bánh tét Trà Cuốn về làm quà (25k/ 1 đòn), rẻ mà bánh tét rất ngon, có trứng muối, thịt mỡ, đậu xanh, nếp xanh cốm rất đẹp.

Trong đoàn mình có thể có Thầy giáo về Mỹ thuật nữa, nếu Thầy đi được chúng ta sẽ có một người hướng dẫn tuyệt vời về các công trình kiến trúc nơi đây. Thầy có nói là ở dưới này có Huỳnh phủ đẹp lắm.




Chuyến đi này hơi kén người đi, vì Trà Vinh chưa phải điểm đến hấp dẫn trong nhiều người và mình đảm bảo sẽ không vui tưng bừng như những điểm khác đâu. Về TV để ngắm thành phố xanh, tìm hiểu 1 chút nền văn hóa Khmer, về đạo Phật của người Khmer, có 1 nhánh đạo Phật Nam Tông vẫn ăn mặn. Do đó lưu ý khi quăng gạch nha mọi người.

Mình là Dũng - SDT: 0949 49 1981

* Chi phí tầm từ 300-400k là tối đa:
- Giá phòng ngủ ở biển Ba Động: có 2 lựa chọn cho mọi người
1. KDL biển Ba Động: 240k/1 phòng/4 người-máy lạnh, bao ăn sáng và cafe sáng - 074.37 39 049. Một người 60k/1 đêm
2. Nhà nghỉ Bưu điện Ba Động: 300k/1 phòng/12 người - phòng quạt, nam nữ ngủ 1 phòng (hấp dẫn à nha), ko ăn sáng, cafe sáng - 074. 3739200. 25k/1đêm/1 người.

Ở biển Ba Động có đặc sản con chù ụ (giống ba khía) cho mọi người thưởng thức. Đang hỏi món Đuông đọt dừa cho mọi người, đây là đặc sản của miền Tây Nam Bộ, có Đuông chà là ngon hơn, nhưng Đuông chà là khó bắt và nghe nói khá mắc

Ngày 1: ăn sáng ở Tân An (Long An) - 20k/1 người ; Trưa ăn bánh canh Bến Có : 12k/1 tô + cafe...= 20k. Tối ăn ở biển Ba Động: tủy mọi người ăn món ăn nào: 50k/1 ng. Ngủ : 60k/1 người.

Ngày 2: Ăn sáng miễn phí (nếu chọn ngủ 60k/1 người), ăn trưa bún nước lèo: 20k +nước uống, ăn tối: ai ăn ở nhà người đó.

Tổng chi phí: gần bằng 300k gồm: ăn uống, ngủ + xăng xe (xế ôm tự share tiền xăng , 350km tổng quảng đường) + nước uống + đồ ăn vặt của mọi người.
Số lượng người tầm khoảng 10 người là đẹp.

Danh sách những bạn đi off hôm qua và đóng tiền 200k:

1. dungtran1981 - 0949 49 1981 (chưa đóng tiền) - Xế -Như sori (đã có thông tin ll) (đã đóng tiền)

2. chunguahoang - xế (đã có thông tin ll) (đã đóng tiền) -Xế- Jetlif 85 (đã có thông tin ll) (đã đóng tiền)

3. tothanh7604 - ôm (đã có thông tin ll) (đã đóng tiền) -banglangtieuthư - ôm (đã có thông tin ll) (đã đóng tiền)

4. toiyeumientay ((đã có thông tin ll)) (đã đóng tiền) - Xế - xueyuki 0169.379.09.79 (đã đóng tiền)9.

5. chudu09 (đã có thông tin ll) (đã đóng tiền) - Xế - Võ thị Thanh Huyền (đã có thông tin ll) (đã đóng tiền)

6. Meocon (đã có thông tin ll) (đã đóng tiền) - Xế - demenpky - xế - 0908.386578 (đã có thông tin ll) (đã đóng tiền)

7. Nguyễn Xuân Vinh (đã có thông tin ll) - Xế - diệp anh- ôm (đã có thông tin ll) (đã đóng tiền)

Bạn Hyma và bạn Xuân Vinh đóng tiền bằng cách chuyển khoản vào tài khoản tại Ngân hàng Bảo Việt cho mình, số tài khoản 0031 400 334 006

Mọi người tập trung vào 5h30 đối diện ngay cổng chính của Bến Xe Miền Tây và khởi hành đúng 6h. Các bạn nhớ đến đúng giờ, không xài giờ dây thun, ai đi muộn thì bị phạt.
 
Last edited:
Nhà Rường Huỳnh Phủ - Bến Tre

Chủ nhân xưa và lịch sử xây dựng ngôi nhà

Làng Đại Điền xưa nổi tiếng là vùng đất trù phú có nhiều người giàu có, trong số đó có những người mà đến nay vẫn được người dân trong làng nhắc đến như Đốc Phủ Kiểng, Phó Hoài, ông Hương Liêm… Qua một thời gian dài với biến động của thời cuộc, cơ ngơi của các nhân vật trên không còn lại gì, chỉ duy nhất ngôi nhà của ông Hương Liêm là vẫn tồn tại như một bằng chứng về thời kỳ vàng son của chủ nhân nó khi xưa.

Ông Hương Liêm có 6 ngôi nhà gồm một ngôi nhà chính là nơi thờ cúng và nghỉ ngơi của ông bà, 5 ngôi nhà phụ được bố trí hai bên và phía sau để làm nơi sinh hoạt, nhà kho, nhà xay lúa, nhà cầu. Cổng và các ngôi nhà phụ đã bị hư hỏng hoàn toàn, dấu tích còn lại chỉ là những thềm đá. Ngôi nhà hiện còn mà người dân trong vùng thường gọi là nhà ông Hương Liêm hay Huỳnh Phủ, là ngôi nhà chính cũng là ngôi nhà lớn và đẹp nhất bấy giờ. Căn cứ vào bức hoành phi mừng tân gia cho họ Huỳnh do tri huyện Bảo An họ Võ tặng vào năm Giáp Thìn và các dòng chữ ghi trên khán thờ ông bà Huỳnh Ngọc Khiêm thì ngôi nhà được hoàn thành trước năm 1904 (Giáp Thìn), vì năm 1904 là năm tổ chức tân gia và hai năm sau đó 1906 (Bính Ngọ) phần nội thất thờ tự mới thực hiện. Như vậy, ngôi nhà được xây dựng khoảng cuối thập niên 80 hoặc đầu thập niên 90 của thế kỷ XIX.
Bộ cửa chính

Thợ làm nhà là những người thợ ở Miền Trung vào, nơi vốn nổi tiếng với nghề chạm khắc gỗ từ lâu đời. Các thợ mộc được tính tiền công mỗi ngày bằng hình thức đong dăm bào bằng chén ăn cơm. Ông vốn là người tỉ mỉ nên dù giá công cao nhưng thợ không được làm quá 1 chén dăm bào một ngày vì như vậy cho là làm dối. Theo lời kể phải hơn 13 năm ngôi nhà mới xây dựng xong. Nhìn các công trình chạm khắc gỗ dày đặc và tỉ mỉ ở nội thất, chúng ta thấy thời gian xây dựng kéo dài là hoàn toàn hợp lý. Khi mà ở thời điểm bấy giờ toàn bộ từ các chi tiết nhỏ như tiện, đục, bào, chạm đều được làm bằng thủ công.

Nét đẹp chạm khắc của ngôi nhà
Bao lam hàng cột trước khám thờ

Huỳnh Phủ là một trong những công trình kiến trúc nhà ở bằng gỗ đẹp mang phong cách nghệ thuật nhà Nguyễn và được xếp vào loại di tích kiến trúc nghệ thuật. Qui mô xây dựng khá lớn nhưng phần chạm khắc trang trí cho ngôi nhà mới là phần có giá trị nhất.

1. Qui mô kiến trúc ngôi nhà:

Qui mô kiến trúc ngôi nhà hiện còn gồm ngôi nhà chính có diện tích 244,77m2 với một căn phụ bằng gạch nối liền ở góc phải. Nhìn từ bên ngoài và theo các hàng cột phía trước của ngôi nhà ta thấy có chín gian, nhưng thực ra đây là ngôi nhà ba gian được mở rộng ra bốn phía mà thợ mộc xưa ở Nam Bộ gọi là “Nhà tám đấm, tám khuyết” – một kiểu nhà rất to ngày xưa và chỉ có những người thật sự giàu có mới có khả năng xây dựng. Nhà xây dựng trên nền cao 0,7m chung quanh được kè đá xanh, thềm cũng được viền bằng những thanh đá xanh. Vách và hàng cột ngoài cùng làm bằng vôi gạch, nhưng nội thất và sườn nhà làm bằng các loại gỗ có giá trị cao như: gỗ lim, thau lau. Nhà có 80 cây cột (48 cột gỗ và 32 cột gạch ở hàng thứ tư) làm theo kiểu nhà xuyên trính (nhà rường ở Huế) với hai hàng cột cái gồm 8 cây – còn gọi là đại trụ – đứng song song nhau. Các cây cột cái cao trên 5,5m có chu vi 1,2m được gắn kết với nhau từng cặp theo chiều ngang bởi các cây trính và theo chiều dọc mỗi hàng có một thanh gỗ dài xuyên qua 4 cây cột. Mái lợp ngói âm dương, bên dưới là lớp ngói có hoa văn. Hai đầu song được xây kín và trang trí hình một bông hoa 4 cánh rất sắc xảo.

2. Trang trí chạm khắc của ngôi nhà:

Hình trang trí được chạm khắc khắp nơi trong nhà, từ vì kèo, khung cửa, bao lam tới vách ngăn. Các tấm chạm đã đạt tới trình độ cao của nghệ thuật chạm khắc gỗ. Bên cạnh các đề tài truyền thống thể hiện ước vọng về sự trường tồn, thanh tao, quyền quí là các hoa văn chạm khắc theo xu hướng tả thực với sự quan sát diễn tả rất sinh động các đối tượng miêu tả. Đầy hơn trong không gian chạm khắc này là các vật dụng đồ gỗ, nó cũng được đóng cùng lúc và cho riêng căn nhà với sự chạm khắc tỉ mỉ, cầu kì, cẩn ốc xà cừ như bàn, ghế, trường kỷ, bàn thờ…

Vách tường được tạo bởi ô hộc và chấn song Chi tiết cánh cửa Quấn thư trên đầu cột

Phần chạm khắc trang trí đầu tiên là các bộ phận kiến trúc như vì kèo, đầu kèo, cuối đuôi kèo, đuôi kèo đòn tay, cột, xuyên, trính rất công phu và sắc xảo… và trên cả những cái đố sát nền nhà cũng được chạm trổ, điều thật khó tìm thấy ở các ngôi nhà rường cổ khác trên nhiều địa phương trong cả nước.

Gần như các kèo của ngôi nhà đều được chạm trổ. Kèo chạm ít thì chạm ở đầu kèo như chạm nổi hình đầu rồng theo lối hoa lá hóa long, hoặc một chùm trái lựu. Kèo chạm nhiều thì chạm kín hai mặt kèo, hoa văn được chạm sinh động như các loại trái cây Nam Bộ, với các con vật gần gũi như chuột, chim… các loại hoa lá như dây leo, dưa hấu, hoa mẫu đơn, cúc cùng các vật dụng như cuốn thư, đàn tỳ bà. Từ hàng cột thứ ba ra hàng cột thứ tư là những thanh gỗ nhỏ, mỏng hơn làm dạng đầu rồng đuôi phụng; phần cạnh trên có hình cong gợn sóng, phần lõm xuống là nơi các cây đòn tay đi qua, tạo vẻ đẹp thanh thoát mà chắc chắn cho các cây đòn tay. Đặc biệt, gần cuối đầu kèo nơi giao với đầu cột hàng tư, mỗi cây được chạm hình một trong các tứ linh với phong cách đặc trưng của Huế gồm sen hóa quy, Phật thủ hóa long, mai hóa lân, cúc hóa phượng. Cùng sự xuất hiện họa tiết hoa văn ngũ phúc (5 con dơi) hay các vật trong bát bửu : bút, cuốn thư, bầu rượu, đoản đao… được cách điệu. Đây là những đề tài dân gian truyền thống, thể hiện sự mong muốn của người xưa về hạnh phúc. Các hoa văn chạm nổi theo kiểu đối xứng hai mặt của từng cây kèo, đối xứng kèo mái nhà trước và kèo mái nhà sau, đối xứng góc.
Khám thờ

Nhà có hai lớp vách gọi là vách đôi, lớp ngoài là tường, bên trong là vách gỗ. Phần trang trí nội thất chạm khắc tập trung ở lớp vách gỗ bên trong bao quanh năm gian nhà: 3 gian chính ở giữa và 2 gian phụ hai bên. Hoa văn ở các cửa, vách được đục chạm trong các ô lớn nhỏ hình vuông hoặc hình chữ nhật có khung viền gọi là trám hay ô hộc. Các trám hình chữ nhật được đặt nằm hoặc đứng xen với các trám suông tạo nên sự hài hòa, vui tươi cho mặt vách. Các ô hộc được trang trí hoa văn chìm nằm sâu trong khung viền, chạm lộng trang trí hoa văn lồi lên bằng mặt khung viền được sử dụng cho chạm nổi. Hoa văn chạm trên vách khá phong phú như hoa sen, khế, đào lộn hột, lựu, mãng cầu… cùng các con vật như lân, sóc cùng các đồ án dây hóa long, mai hóa long, bách điểu, cá hóa long, dưa hấu hóa phụng. Trong các trám còn sử dụng hình chạm lộng chữ Hỷ, Phúc và chữ Thọ.

Các trám ở phần khuôn sáo được chạm lộng để thông gió và lấy ánh sáng từ bên ngoài. Trám chữ nhật được lộng chữ rất tinh xảo hoặc chấn song to nhỏ đều đặn, thưa, dày khác nhau tạo sự thay đổi dễ chịu về thị giác. Còn các trám vuông lộng chữ hoặc hình các loại trái cây có bố cục đẹp mang tính địa phương như mãng cầu, bưởi, khế, măng cụt, điều chen giữa các bản chạm hoa hồng, hoa cúc…

Bốn cây cột cái phía ngoài và các cột ở năm cửa trước đều có liễn áp cột. Các liễn được viết bằng chữ Hán với hình thức đa dạng chữ lồng trong hoa lá, tranh và chữ “nhất họa nhất thi”, hoa lá nằm trong chữ và được bố trí đối xứng theo từng gian, chữ và hoa văn được cẩn xà cừ tỉ mỉ, công phu và khéo léo. Phần vách từ xuyên trở xuống có các hoa văn đa dạng nhất. Tùy theo mỗi cửa hoặc mỗi vách mà hoa văn được thể hiện khác nhau theo khung bao với các đố ngang, đố dọc. Hoa văn trang trí trên khung cửa chạm nổi xen với cẩn ốc xà cừ. Cửa giữa là cửa lớn nhất có hình cánh cung, khung cửa và kỷ đều có chạm trổ cầu kỳ văn hoa dây, tổ ong, cuốn thư. Trên cao là tấm biển “HUỲNH PHỦ” viết bằng chữ Hán theo lối đại tự được sơn son thếp vàng. Phần khung được chạm nổi kiểu truyền thống hoa dây, cuốn thư và tổ ong. Phần giữa đố dọc trang trí hoa văn chạm nổi xen kẽ với hoa văn cẩn xà cừ rất tinh tế. Dọc hai bên là mô típ hoa lựu, tùng lộc, mai điểu, bướm, phía trên là hoa dây leo, lựu, dơi, đàn tì bà được chạm khắc theo lối cách điệu. Các hình ảnh quen thuộc của mẫu đơn, sen, hạc, bách điểu, dơi, cá, lựu hóa cá, lựu hóa rồng hoặc phụng và các hoa văn hoa lá có cẩn xà xừ làm tăng thêm vẻ đẹp của cửa. Phần hai góc phía ngoài cánh cung chạm trổ mai trĩ, mai lan duyên dáng, uyển chuyển rất đẹp mắt. Đố ngang chia phần trên của khung bao lam làm 3 tầng; giữa phần này có một trám vuông lớn được chạm 3 con lân đang nhảy múa dáng rất động. Hoa văn các trám chữ nhật nhỏ được lộng chữ Thọ (kiểu Hán tự). Các trám còn lại được chạm trổ rất điêu luyện, khối của các mô típ rất cao, nét khắc trau chuốt, gần như tả thật các con vật gần gũi như tôm, cua, cá, xen cây cỏ. Còn cửa gồm 4 cánh rất dày, làm tbeo kiểu chuỗi dưới là trám chạm nổi sen – vịt – ếch và sen – chim – cá – lúa đối xứng ở hai bên, cảm nhận về thiên nhiên trù phú.
 
Giống như phần cửa giữa, cửa hai gian hai bên đều chạm trổ phức tạp. Phần giữa của các đố trong có các hoa văn chạm nổi như dây dưa hấu, sóc, chim, nho, bướm… các dây nho và dưa hấu được chạm nối quấn nhau và đều được hóa rồng, hóa phụng. Các ô hộc xen kẽ nhau bằng những hình vuông, chữ nhật đứng, nằm chạm nổi các mô típ hoa văn như lân, phụng, dây leo xen kẽ với các hoa văn cẩn xà cừ. Ở chân là bình hoa mẫu đơn, hai bên là mai – lan – trúc – điểu với thân mai được chạm hình rồng (mai hóa long) duyên dáng, tỉ mỉ. Hai góc ngoài chữ U chạm một chùm quả lựu cách điệu. Cửa vào hai gian phụ làm theo kiểu “thượng song hạ bản” có khung bao bên ngoài được trang trí các hoa văn chạm nổi dày đặc, sinh động như: hoa lan, lựu, dưa hấu,… xen kẽ với các hoa văn cẩn ốc xà xừ, khoảng giữa là các song tiện hình chuỗi. Riêng khu hình vòng nguyệt được trang trí các mô típ hoa văn dây hóa long, hoa mẫu đơn – chim trĩ, dưa hấu hóa long, sóc… Các ô hộc được chạm nổi hai lớp rất công phu với hình loan, phượng vờn mây.
Vách và gian cửa bên, sự kết hợp giữa các ô hộc và chấn song. Các đồ án được chạm trổ và cẩn ốc

Các cửa đầu song có hình cánh cung kích thước giống như cửa hai gian chính thức phía trước nhưng hoa văn trang trí khác nhau. Các trám vuông to nhất ở đố ngang phía trên chạm hình lân (cửa trái), hình long, phụng (của phải) các trám chạm nổi rất sắc xảo, các loại cây trái xen với chạm lộng các chữ Vạn và chữ Phúc. Phần khung cửa ở các đố dọc, đố ngang được chạm đục hoa văn đủ loại. Ba gian thờ chính là nơi trang trọng nhất của ngôi nhà nên tất cả hoa văn câu chữ trang trí đều được sơn son thiếp vàng hoặc cẩn xà cừ. Bốn cột cái có bao lam cột bao quanh với thủ quyển ở đầu và liễn áp cột, trên khuôn sáo ở ba gian thờ chính treo ba bức hoành: Gian giữa “HIẾU ĐỆ TRUNG TÍN”, bên phải “THỌ NAM SƠN”, bên trái “LAN QUẾ PHƯƠNG”. Bao lam cột có khung bao bên ngoài, phía trên là các trám, dọc hai bên khung bao lam các hoa văn được chạm nổi theo từng cụm dạng tứ quý: Mai – Lan – Cúc – Trúc, chân khung bao lam có kỷ gỗ kê chân áp cột hình nửa chiếc độc bình, miệng bình là đĩa ngũ quả: lựu, điều, khế hoặc đào tiên, xoài; thân bình chạm nổi hình hoa mai, cúc, trúc.

Hoa văn ở khám thờ của mỗi gian mang tính chất khác nhau nhưng đều trang trí phức tạp. Bao lam cột chạm nổi cầu kỳ, hình lưỡng long chầu nhật, hai bên lan – bách điểu (gian giữa); chạm hình mai hóa long, chuột – quả – lựu, sóc – hoa lan (gian bên phải); bao lam giữa là cuốn thư mở, hai bên bao lam là đơn trĩ cùng với chuột – hoa lan (gian bên trái). Liễn áp cột ở hai cột gian giữa là 24 bức tranh minh họa được chạm và cẩn ốc xà cừ về truyện Thập Nhị Tứ Hiếu. Mỗi bức tranh có 3 câu thơ gồm 20 chữ trích trong sách “Nhị Thập Tứ Hiếu”. Khám thờ làm hai lớp kiểu long trụ chạm hình tứ linh, chân long trụ chạm hình lân, trên đỉnh là hình lưỡng long chầu nhật, dọc theo bao lam hình quy, phụng và hoa lan. Hoặc chạm hình loan phượng chầu nguyệt ở trên đỉnh, hai bên chạm long giáng, hoa mẫu đơn – trĩ; cúc – trúc; tùng lộc; mai – lan…

Tùy theo kiểu chạm khắc mà hoa văn khác nhau, hoa văn chạm lộng, ngoài lọng hình còn có lọng chữ (Hán tự) hoặc song; chạm lưới với hoa văn hình tổ ong. Đặc sắc và công phu nhất là hoa văn ở các trám với kiểu chạm nổi hai lớp, lớp bên trong có hình chữ thập, hình mắt lưới, hình tròn, hình cánh hoa… lớp này làm nền cho lớp hoa văn chạm nổi bên ngoài. Hoa văn ở từng mảng không đơn thuần mà thường là kết hợp các loài động thực vật trong cùng một chủ đề: sen – vịt – ếch, chim – sen, chim – gà – hoa cỏ; mai – đào… Điều làm cho các hoa văn trang trí hấp dẫn sinh động là dù cùng một chủ đề nhưng các nghệ nhân đã thể hiện chúng ở các tư thế khác nhau, không có sự trùng lắp ngay cả trong cùng mảng trang trí. Hai con cùng loại trong một trám được làm ở tư thế ẩn hiện hoặc đối nghịch nhau như cua một con nằm úp, một con ngửa; chim, chuồn chuồn, bươm bướm: con bay, con đậu. Có nơi các con thú được thể hiện ẩn trong cây lá, chim chóc treo lơ lửng trên cành, luồn lách qua những cây trái thật sinh động.

Đồ án trang trí còn thể hiện sự phóng khoáng của các bậc thầy tài hoa trong việc kết hợp đề tài dân dã là các loài động thực vật quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của cư dân địa phương như chuồn chuồn, lựu cá, chim, mãng cầu… xen với các đề tài theo khuôn mẫu đã có tứ linh; tứ quý, tứ thời. Các mô típ phương Tây cũng xuất hiện một cách nhuần nhuyễn như hoa hồng, nho, sóc, chuỗi ngọc. Đây là một di tích kiến trúc có nhiều yếu tố mỹ thuật quý giá, đánh dấu một giai đoạn trong lịch sử trang trí của mỹ thuật truyền thống Việt Nam tại Nam Bộ.

Phạm Thanh phương

Ảnh trong bài: Nguyễn Thành Công
 
Ngày 1: ăn sáng ở Tân An (Long An) - 20k/1 người
Đi miền Tây mình cũng thường đi từ sớm và ghé ăn sáng ở Tân An.
Tuỳ khẩu vị của mỗi người, nhưng đa phần mình ghé ăn cháo lòng ở một quán nhỏ trên đường Trương Định (đường nhỏ giao với Quốc Lộ 1, song song và sau lưng đường Hùng Vương)

Quán này bán rất đắt hàng, khoảng 8h30-9h sáng là hết. Nồi cháo to khổng lồ nhưng rất ngon. À, ăn cháo lòng ở Tân An thì người ta kg ăn cùng quẩy như ở Sài Gòn mà lại ăn với: bánh mì hoặc bún gạo tươi.

cháo lòng Trương Định, Tân An

Mình có giới thiệu cho mấy người bạn hay đi về miền Tây, họ nói sau đó có dịp đều ghé qua ăn quán này.

Cách đi: phải đi qua cần Tân An, xuống cầu, đi thẳng trên QL1 tới khi gặp giao lộ với Hùng Vương, rẽ trái trở lại QL1 (vì QL1 chỗ này có đường phân cách cứng), đi chừng 50m thì thấy đường Trương Định ngay bên phải, rẽ vào cách đầu đường (giao lộ QL1-Trương Định) chừng 3 căn nhà thấy nhiều xe máy đậu là quán cháo lòng.

Nhấn vào link trên để xem bản đồ trên vietbando.com; hoặc hỏi người dân Tân An rất nhiều người biết quán này.
 
xí xí xí, chủ thớt ơi đợi mình với, cho mình quăng nguyên cục gạch thay vì 1/2 cục nha chủ thớt, đặt nhanh khỏi mọi người xí hết mất chỗ
điện thoại của mình : 0169.379.09.79
mail : [email protected]
mình có xe, đăng ký làm ôm ( khác giới ( khác phái với mình )CÀNG TỐT)=)):)):D
 
a chủ thớt ơi, cho e đặt cục gạch với nhé :)
cho e xin 1 xế nha
tiện thể cho e xin cái thời gian và địa điểm off cafe luôn ợ
em đội ơn a :D
 
Thích cái hành trình này quá mà không đi được, tiếc quá. Chúc chuyến đi có nhiều khám phá thú vị.
 
Đi miền Tây mình cũng thường đi từ sớm và ghé ăn sáng ở Tân An.
Tuỳ khẩu vị của mỗi người, nhưng đa phần mình ghé ăn cháo lòng ở một quán nhỏ trên đường Trương Định (đường nhỏ giao với Quốc Lộ 1, song song và sau lưng đường Hùng Vương)

Quán này bán rất đắt hàng, khoảng 8h30-9h sáng là hết. Nồi cháo to khổng lồ nhưng rất ngon. À, ăn cháo lòng ở Tân An thì người ta kg ăn cùng quẩy như ở Sài Gòn mà lại ăn với: bánh mì hoặc bún gạo tươi.

cháo lòng Trương Định, Tân An

Mình có giới thiệu cho mấy người bạn hay đi về miền Tây, họ nói sau đó có dịp đều ghé qua ăn quán này.

Cách đi: phải đi qua cần Tân An, xuống cầu, đi thẳng trên QL1 tới khi gặp giao lộ với Hùng Vương, rẽ trái trở lại QL1 (vì QL1 chỗ này có đường phân cách cứng), đi chừng 50m thì thấy đường Trương Định ngay bên phải, rẽ vào cách đầu đường (giao lộ QL1-Trương Định) chừng 3 căn nhà thấy nhiều xe máy đậu là quán cháo lòng.

Nhấn vào link trên để xem bản đồ trên vietbando.com; hoặc hỏi người dân Tân An rất nhiều người biết quán này.

Chắc phải ghé quán cháo lòng này ăn thử, cho nó biết mùi vị của cháo lòng miền Tây.
Cảm ơn vì đã chia sẻ, còn quán nào ngon nữa không bác. Ở Tân An thì e biết quán rắn ở QL62, ngon bổ rẻ. ở Bến Tre có quán thịt chó hấp ngon tuyệt.
 
Ăn gì cũng ok hết, trừ thịt 'cầy' nha chủ thớt. Nó đáng yêu zậy sao nỡ lòng nào ăn zậy trời...(NO)(NO)(NO)Nôn nóng tới ngày đi wá chủ thớt cho cái off lẹ lẹ nha. Tình hình căng thẳng như thế này làm sao chịu nổi...:LL
 
Status
Not open for further replies.

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,828
Bài viết
1,139,196
Members
192,800
Latest member
snaptikx
Back
Top