What's new

Langbiang - Rượu cần, cồng chiêng liêng biêng sơn cước

Langbiang - Rượu cần, cồng chiêng liêng biêng sơn cước

Đặt cục gạch ở đây đã

img6430oi2.jpg

Khám phá Langbiang huyền thoại

Nằm ở độ cao 2.169 m so với mặt biển, Langbiang ẩn chứa trong mình truyền thuyết về một tình yêu say đắm, vượt ra ngoài lễ giáo phong kiến. Langbiang còn được ví như "nóc nhà" của Cao nguyên Lâm Viên, nóc nhà Đà Lạt, là chốn lý tưởng để du khách tận hưởng những cảm xúc bồng bềnh, là nơi mà bao lữ khách khát khao chinh phục, khám phá những bất ngờ và thoả thú phiêu lưu, tang bồng…

Dường như mỗi cảnh quan, mỗi điểm du lịch ở Đà Lạt đều gắn với một truyền thuyết, huyền thoại... Huyền thoại về núi Langbiang từ lâu trở thành "nơi không thể không đến" của bao lữ khách khi đặt chân đến vùng đất cao nguyên này. Vẻ đẹp, sức hấp dẫn và bí ẩn của Langbiang luôn mang đến cho du khách sự ngạc nhiên, tiếp đó là ham thích phiêu lưu, mạo hiểm "tìm đường" chinh phục...

Huyền thoại... núi

Câu chuyện tình về chàng K'lang (người dân tộc Lát) và người con gái tên Hơbiang (người dân tộc Chil) đã làm xúc động bao du khách khi đến đây. Nhà K'lang và Hơbiang đều ở dưới chân núi, họ tình cờ gặp nhau trong một lần lên rừng đi hái quả. Hơbiang cùng dân làng của mình gặp nạn và chàng K'lang đã dũng cảm cứu nàng thoát khỏi đàn sói hung dữ. Một lần gặp gỡ nhưng cả hai người đã cảm mến, rồi họ đem lòng yêu nhau. Nhưng do lời nguyền giữa 2 dòng tộc mà Hơbiang không thể lấy K’lang làm chồng. Vượt qua tục lệ khắt khe và lễ giáo phong kiến của 2 bộ tộc, hai người vẫn quyết tâm đến với nhau. Họ trở thành chồng vợ rồi bỏ đến một nơi trên đỉnh núi cao ngất để sinh sống. Khi Hơbiang bị bệnh, K'lang tìm mọi cách để chữa nhưng không khỏi. Chàng đành quay về báo cho buôn làng để tìm cách cứu nàng. Kết thúc câu chuyện, Hơbiang bị chết do nàng đỡ mũi tên có tẩm thuốc độc của buôn làng nhắm bắn K'lang. Đau buồn khôn xiết, K'lang đã khóc rất nhiều, nước mắt chàng tuôn thành suối lớn, ngày nay gọi là Dankia (Suối Vàng). Sau cái chết của hai người, cha của Biang đã rất hối hận, đứng ra nhận việc thống nhất các bộ tộc thành một dân tộc có tên là K'ho. Từ đó các đôi nam nữ trong làng dễ dàng đến với nhau. Ngọn núi cao ở làng La Ngư Thượng, nơi chàng K'lang và nàng Hơbiang chết lúc bấy giờ được đặt lên là Langbiang - tên ghép của đôi trai gái, để tưởng nhớ đến hai người và tình yêu thuỷ chung của họ.

Giao hoà cùng thiên nhiên

Cách trung tâm thành phố Đà Lạt 12 km về phía Bắc thuộc địa phận huyện Lạc Dương, hai ngọn Langbiang sừng sững như một chứng tích thần kỳ. Núi có hai đỉnh nên còn được gọi là núi Ông và núi Bà. Người dân nơi đây thường gọi tên núi Bà do quan niệm về chế độ mẫu hệ. Những ngày trời nắng đẹp, từ phía hồ Xuân Hương, du khách có thể nhìn thấy hai ngọn núi đứng cạnh nhau như để chở che cho nhau. Nhiều người còn ví dãy núi như người phụ nữ đang nằm, hai ngọn núi như hai bầu ngực căng tròn sức sống.

Bạn có thể khám phá đỉnh núi bằng cách đi bộ theo đường mòn hoặc đường xe chạy. Hay có thể thuê xe dịch vụ chở bạn lên tận đỉnh núi. Con đường quanh co uốn lượn giữa bạt ngàn thông reo... Cảm giác đầu tiên khi bạn đặt chân lên đỉnh núi thật dễ chịu. Một không gian rộng lớn giữa khoảng trời mênh mông và không khí lành lạnh đặc trưng của thành phố "tiểu Paris". Một màu xanh bạt ngàn hiện ra trước mắt. Mây và núi hoà quyện vào nhau. Đây còn là nơi bác sĩ Yersin đã từng đặt chân đến với "ấn tượng sâu sắc khi đứng trước một vùng cao nguyên mênh mông hoang vắng, gợi nhớ lại cảnh biển động vì đợt sóng khổng lồ màu xanh dâng lên. Ngọn núi sừng sững phía chân trời càng làm tăng thêm vẻ đẹp cảnh quan và tạo nên hậu cảnh tuyệt mỹ". Đứng trên đỉnh núi nhìn xuống, dòng Đankia với những dòng suối nhỏ uốn lượn dưới chân núi. Phóng tầm mắt ra xa, Đà Lạt hiện ra với những ngôi nhà nhấp nhô xen lẫn giữa núi và cây, như một bức tranh sơn thuỷ hữu tình.

Lên núi thử sức

Langbiang được xem là một khu du lịch đặc thù về loại hình du lịch dã ngoại, khám phá thiên nhiên, tìm hiểu nét văn hoá của người dân vùng này. Cả vùng đồi của Langbiang được bao phủ bằng một lớp cỏ dày, cao và xanh mướt vào mùa mưa. Trong thung lũng là nơi sinh sống của nhiều loại động thực vật đặc trưng của vùng. Lưng chừng núi có một thung lũng khá lớn, là nơi đã tổ chức thành công lễ hội 100 năm Đà Lạt hình thành và phát triển. Do đó, thung lũng này được gọi là Thung lũng trăm năm. Thung lũng trăm năm phía dưới chân núi được thiết kế như một khu du lịch sinh thái, giải trí. Nếu đi theo tour của các Cty du lịch, du khách có thể thưởng thức chương trình giao lưu, đốt lửa trại và uống rượu cần với đồng bào dân tộc tại địa phương, lắng nghe họ kể những câu chuyện và văn hoá của dân tộc mình.

Langbiang ngày nay còn là điểm thu hút những du khách có thú phiêu lưu mạo hiểm với chương trình leo núi, chinh phục đỉnh cao theo tour của Cty dã ngoại du lịch Lửa Việt.

Trong Festival hoa Đà Lạt vừa qua, Langbiang cũng được chọn làm nơi để các bạn trẻ của thành phố thử sức mình, chinh phục đỉnh cao. Từ trên đỉnh Langbiang, bạn cũng có thể khám phá vùng đất dưới chân núi, tìm hiểu cuộc sống của người dân nơi đây bằng cách men theo đường mòn đi xuống rồi vượt qua những con thác nhỏ để vào làng.

Dù bạn rong ruổi đếm từng bước lần tìm đến đỉnh núi hay bạn lên núi bằng xe thì cảm giác lâng lâng trong bạn sẽ còn đọng lại mãi. Trên đỉnh núi, đôi trai gái tên K'lang và Biang đứng bên nhau minh chứng cho sự tồn tại vĩnh hằng của một mối tình chung thuỷ, là chứng nhân cho những du khách đã từng đến, được nghe, được cảm và thấy yêu hơn dãy núi huyền thoại này.

(Sưu tầm: www.dddn.com.vn)

Chưa có sức viết, copy & patse tạm cái bài giới thiệu của người khác. Post ảnh trước đã:

img6447db4.jpg
 
Last edited:
Cách đây 3 năm Papi đi LangBiang, thì tụi Papi đi đường bộ.

6km cho đường nhựa, còn nếu len lỏi trong rừng cây thì ngắn hơn.

Nghe bạn Papi nói rằng đi trong rừng cây thì thú hơn, Mấy bạn của Papi được 1 em bé nào đấy bán đồ lưu niệm, rồi em ấy nhiệt tình dẫn lên núi, xong rồi mua cho em ấy ít đồ. Dễ thương lắm vậy thôi. Papi thấy là lên đỉnh thì nên đi bộ, sẽ vui hơn, chứ đi xe thì vèo 1 cái là tới nơi rồi, không có thú.
 
Vé xe cũng bán vé lẻ ạ?Mình tưởng nó bắt mình thuê trọn xe là 200-300k chứ?

Mua vé lẻ, đợi có khách rồi đi cùng.Đi 2 người trên 1 xe thì uổng lắm.
Cách đây 3 tuần em đi bộ lên, về nhà cân lại giảm 2kg
 
Last edited:
Đi bộ thì đừng lên đỉnh Rađa, leo đỉnh Peak thử sức mình thú vị hơn bạn ui.

hihi.HỒi trước cũng nhờ mấy nhóc bán quà lưu niệm dẫn đi đường rừng lên đỉnh rada.Cũng nghe nói đó ko fai đỉnh cao nhất.Làm sao lên được đỉnh peak vay bạn?KO biết đỉnh peak cao bao nhiu hen.Ai đã từng đi rồi thì hướng dẫn dùm e cái!Thánk so muck
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,671
Bài viết
1,171,001
Members
192,333
Latest member
Phanduchoa
Back
Top