Lào – Bình yên giữa chốn nhân gian
Tôi may mắn được đi nhiều nơi, phần vì lý do công việc, phần vì ham muốn nên tự đi, và trong hết thẩy những nơi đã đi qua không hiểu sao tôi lại dành cho Lào tình cảm rất đặc biệt. Thứ tình cảm nhẹ nhàng nhưng day dứt khó quên. Khác với những chuyến đi trước, tôi luôn háo hức và trông ngóng trước ngày khởi hành, thì đây, tôi chẳng một chút hào hứng hay chuẩn bị gì cho chuyến đi, có chăng chỉ là book đại cái khách sạn để có chỗ ngã lưng những hôm đi về. Vậy mà càng đi lại càng thấy yêu Lào hơn, để rồi cái ngày tạm biệt Lào, tôi đã khóc như một đứa trẻ lên năm lúc Mẹ bắt đi nhà trẻ trong khi mình lại muốn đi sở thú.
RƠI NƯỚC MẮT Ở VIENTIANE
Tôi đến Lào vào một ngày cuối tháng 3 bằng cặp vé khứ hồi của Vietnam Airlines book được từ đợt khuyến mãi mùa thu năm ngoái. Chuyến bay buổi chiều đưa tôi sang tận Phnom Penh rồi vòng lại Vientiane khi trời vừa kịp tối. Vientiane thật lạ, mới ngày trước vẫn còn nghe dự báo thời tiết báo nóng hầm hầm vậy mà hôm nay lại đón tôi bằng cơn gió lạnh se sắt, đến nỗi tôi phải choàng chiếc áo khoác mỏng mới cảm thấy yên tâm tuổi già. Tôi được một người bạn Lào chính gốc ra đón tận sân bay và đưa về nhà nghỉ ngơi. Bạn đón tiếp tôi bằng bữa ăn tối toàn đặc sản. Tôi đặc biệt thích món lạp truyền thống của người Lào không chỉ bởi nó thơm ngon, dễ ăn mà còn do ý nghĩa tốt đẹp của món ăn này. Trong tiếng bản địa, “lạp” có nghĩa là lộc, là may mắn nên món ăn này thường để tiếp đãi khách quý thay cho lời cầu chúc may mắn.
Lạp là món ăn truyền thống không thể thiếu trong các dịp lễ hội biểu trưng cho sự may mắn và bình an. Là món ăn giản dị, gần gũi với đời sống của người dân Lào nên cách thức làm ra món ăn cũng khá đơn giản. Người Lào thường dùng các loại thịt bò, heo, gà, vịt để làm nguyên liệu cho món Lạp. Thịt nạc được băm nhỏ, tim, gan cũng được băm nhỏ, riêng món lạp heo phải có thêm bì heo thái sợi. Tất cả được trộn đều với các gia vị như nước cốt chanh, riềng, sả, hành tây, rất nhiều ớt và không thể thiếu một chút thính nếp. Món Lạp được ăn kèm với ngò gai, húng lũi và xôi nếp dẻo đặc trưng xứ Lào. Vị ngọt của thịt, thơm của rau mùi, béo của nếp và cay của ớt sẽ làm bạn ngất ngây và ăn quên cả no. Đêm đó, chúng tôi, 8 con người cả thảy chui vào chung một phòng đắp chăn kính mít, không quạt, không điều hòa vậy mà vẫn cảm thấy lạnh run. Trời Lào khác xa con người nơi đây, thật đỏng đảnh và khó đoán.
Là đất nước Phật giáo, Lào có đến 1.400 ngôi chùa được xây dựng rải rác trên khắp đất nước. Tôi ấn tượng mạnh với Sisaket, một trong những ngôi chùa cổ xưa nhất xứ sở hoa Chămpa. Được xây dựng từ năm 1818, Sisaket hiện đang lưu giữ 6.840 tượng Phật lớn nhỏ được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau và nhiều kinh sách cổ viết bằng tay trên lá cọ. Điều đặc biệt tại Sisaket là các tượng Phật không chỉ được thờ tự trong chính điện hay các gian phụ mà khắp các bờ tường cũng được tận dụng để lưu trữ số tượng khổng lồ. Dù không phải là người theo Phật giáo nhưng tôi gần như chết lặng khi đứng trước khu vực trưng bày hàng ngàn bức tượng Phật không có đầu. Đây là bằng chứng xác thực cho những năm tháng chiến tranh xảy ra trên mảnh đất yêu chuộng hòa bình này. Những giọt nước mắt đầu tiên của tôi đã rơi trên đất Lào là ở Sisaket.
Lần thứ hai tôi rơi nước mắt là ở Kung Café’s Laos. Quán nằm khuất sâu trong một con hẻm nhỏ đối diện khách sạn 5 sao Don Chan ở trung tâm thủ đô Vientiane. Cô chủ quán người Việt gần 60 năm xa xứ đón tiếp chúng tôi thật nồng hậu tựa như đón một người thân ở quê nhà lâu ngày không gặp.
Tổng cộng đã ba lần ghé quán. Lần đầu theo lời giới thiệu của anh bạn, lần thứ hai vì món ăn ngon, lần thứ ba, trước khi ra phi trường về lại Việt Nam, vì cô chủ quán quá dễ thương. Lúc nói lời tạm biệt, cô cứ nhắc đi nhắc lại: "Mới gặp mà không biết sao con để lại trong cô tình cảm quá nhiều. Không biết bao giờ mới được gặp lại con. Cô vui và hạnh phúc lắm". Nói xong cô ôm tôi chặt ních và bật khóc ngon lành. Tôi thấy mắt mình nhòe đi và lòng chợt nặng trĩu, cảm giác như phải bỏ lại một người thân cô đơn giữa xứ người.
Vieng Chan còn nhiều nữa những điểm tham quan bạn không nên bỏ qua như: Di sản văn hóa thế giới Pha That Luong, chùa Phra Keo, Vườn tượng Phật hay mua sắm tại chợ Talat Sao cũng là một trong những trải nghiệm không thể bỏ qua
(Còn tiếp)
Tôi may mắn được đi nhiều nơi, phần vì lý do công việc, phần vì ham muốn nên tự đi, và trong hết thẩy những nơi đã đi qua không hiểu sao tôi lại dành cho Lào tình cảm rất đặc biệt. Thứ tình cảm nhẹ nhàng nhưng day dứt khó quên. Khác với những chuyến đi trước, tôi luôn háo hức và trông ngóng trước ngày khởi hành, thì đây, tôi chẳng một chút hào hứng hay chuẩn bị gì cho chuyến đi, có chăng chỉ là book đại cái khách sạn để có chỗ ngã lưng những hôm đi về. Vậy mà càng đi lại càng thấy yêu Lào hơn, để rồi cái ngày tạm biệt Lào, tôi đã khóc như một đứa trẻ lên năm lúc Mẹ bắt đi nhà trẻ trong khi mình lại muốn đi sở thú.
RƠI NƯỚC MẮT Ở VIENTIANE
Tôi đến Lào vào một ngày cuối tháng 3 bằng cặp vé khứ hồi của Vietnam Airlines book được từ đợt khuyến mãi mùa thu năm ngoái. Chuyến bay buổi chiều đưa tôi sang tận Phnom Penh rồi vòng lại Vientiane khi trời vừa kịp tối. Vientiane thật lạ, mới ngày trước vẫn còn nghe dự báo thời tiết báo nóng hầm hầm vậy mà hôm nay lại đón tôi bằng cơn gió lạnh se sắt, đến nỗi tôi phải choàng chiếc áo khoác mỏng mới cảm thấy yên tâm tuổi già. Tôi được một người bạn Lào chính gốc ra đón tận sân bay và đưa về nhà nghỉ ngơi. Bạn đón tiếp tôi bằng bữa ăn tối toàn đặc sản. Tôi đặc biệt thích món lạp truyền thống của người Lào không chỉ bởi nó thơm ngon, dễ ăn mà còn do ý nghĩa tốt đẹp của món ăn này. Trong tiếng bản địa, “lạp” có nghĩa là lộc, là may mắn nên món ăn này thường để tiếp đãi khách quý thay cho lời cầu chúc may mắn.
Lạp là món ăn truyền thống không thể thiếu trong các dịp lễ hội biểu trưng cho sự may mắn và bình an. Là món ăn giản dị, gần gũi với đời sống của người dân Lào nên cách thức làm ra món ăn cũng khá đơn giản. Người Lào thường dùng các loại thịt bò, heo, gà, vịt để làm nguyên liệu cho món Lạp. Thịt nạc được băm nhỏ, tim, gan cũng được băm nhỏ, riêng món lạp heo phải có thêm bì heo thái sợi. Tất cả được trộn đều với các gia vị như nước cốt chanh, riềng, sả, hành tây, rất nhiều ớt và không thể thiếu một chút thính nếp. Món Lạp được ăn kèm với ngò gai, húng lũi và xôi nếp dẻo đặc trưng xứ Lào. Vị ngọt của thịt, thơm của rau mùi, béo của nếp và cay của ớt sẽ làm bạn ngất ngây và ăn quên cả no. Đêm đó, chúng tôi, 8 con người cả thảy chui vào chung một phòng đắp chăn kính mít, không quạt, không điều hòa vậy mà vẫn cảm thấy lạnh run. Trời Lào khác xa con người nơi đây, thật đỏng đảnh và khó đoán.
Là đất nước Phật giáo, Lào có đến 1.400 ngôi chùa được xây dựng rải rác trên khắp đất nước. Tôi ấn tượng mạnh với Sisaket, một trong những ngôi chùa cổ xưa nhất xứ sở hoa Chămpa. Được xây dựng từ năm 1818, Sisaket hiện đang lưu giữ 6.840 tượng Phật lớn nhỏ được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau và nhiều kinh sách cổ viết bằng tay trên lá cọ. Điều đặc biệt tại Sisaket là các tượng Phật không chỉ được thờ tự trong chính điện hay các gian phụ mà khắp các bờ tường cũng được tận dụng để lưu trữ số tượng khổng lồ. Dù không phải là người theo Phật giáo nhưng tôi gần như chết lặng khi đứng trước khu vực trưng bày hàng ngàn bức tượng Phật không có đầu. Đây là bằng chứng xác thực cho những năm tháng chiến tranh xảy ra trên mảnh đất yêu chuộng hòa bình này. Những giọt nước mắt đầu tiên của tôi đã rơi trên đất Lào là ở Sisaket.
Sisaket nhìn đâu cũng thấy tượng Phật
Lần thứ hai tôi rơi nước mắt là ở Kung Café’s Laos. Quán nằm khuất sâu trong một con hẻm nhỏ đối diện khách sạn 5 sao Don Chan ở trung tâm thủ đô Vientiane. Cô chủ quán người Việt gần 60 năm xa xứ đón tiếp chúng tôi thật nồng hậu tựa như đón một người thân ở quê nhà lâu ngày không gặp.
Tổng cộng đã ba lần ghé quán. Lần đầu theo lời giới thiệu của anh bạn, lần thứ hai vì món ăn ngon, lần thứ ba, trước khi ra phi trường về lại Việt Nam, vì cô chủ quán quá dễ thương. Lúc nói lời tạm biệt, cô cứ nhắc đi nhắc lại: "Mới gặp mà không biết sao con để lại trong cô tình cảm quá nhiều. Không biết bao giờ mới được gặp lại con. Cô vui và hạnh phúc lắm". Nói xong cô ôm tôi chặt ních và bật khóc ngon lành. Tôi thấy mắt mình nhòe đi và lòng chợt nặng trĩu, cảm giác như phải bỏ lại một người thân cô đơn giữa xứ người.
Vieng Chan còn nhiều nữa những điểm tham quan bạn không nên bỏ qua như: Di sản văn hóa thế giới Pha That Luong, chùa Phra Keo, Vườn tượng Phật hay mua sắm tại chợ Talat Sao cũng là một trong những trải nghiệm không thể bỏ qua
(Còn tiếp)
Last edited: