Sau khi tham khảo thêm thông tin mình thấy hình thức tự tổ chức đi không được ổn cho lắm và cũng không thực sự tiết kiệm chi phí. Vì vậy mình cũng đã đứng ra hỏi giá một Công ty chuyên tổ chức dẫn đoàn leo Fan. Hôm nay mình xin post thông tin lên đây để mọi người đánh giá và cho thêm ý kiến. Theo dự định của mình thì đoàn cần thống nhất ý kiến trước ngày 20/06/2011 để còn đóng góp tiền và đặt tiền trước chobên tổ chức tour. Đây là giá cho cung đường là
Cát Cát – Trạm Tôn, theo mình tham khảo thì hầu hết thanh niên đi theo cung đường này oki. Đây cung đường này được coi là khó đi hơn cung đường Trạm Tôn – Trạm Tôn nhưng sẽ có cơ hội khám phá và thấy rõ hơn về Fansipan . Thông tin dưới đây theo mình khá là đầy đủ, có gì nhờ các bạn bổ sung thêm.
Từ Hà Nội lên Lào Cai có thể đi bằng Tàu hoặc oto giường nằm – Đây là phần do mỗi cá nhân trong đoàn tự túc:
+ Theo giá vé mình tham khảo thì đi Khoang 6 giường nằm cứng điều hoà , tàu SP3 đi lúc 21h 50’ check qua 1 công ty du lịch vào thời điểm ngày 05/05/2011. Theo mình thì nếu đi vào thời gian tháng 06 thì chắc cũng không có nhiều thay đổi về giá và nếu lên kế hoạch sớm đoàn có thể chủ động đi mua vé tại Ga Hà Nội chắc là giá vé còn rẻ hơn.
- Tầng 1: 350.000
- Tầng 2: 330.000
- Tầng 3: 290.000
+ Đi bằng xe khách cao cấp của Hải Vân Express. Xuất phát tại bến xe Mỹ Đình vào lúc 20h 30 và 21h. Chiều ngược lại mình chưa check – nếu bạn nào định đi bằng oto thì hỏi khi đi nhé
. Quãng đường khoảng 340km dự tính đi trong 9,5 đến 10 tiếng. Nếu ai có dự định đi oto thì liên hệ số điện thoại: 091 567 2020 (số của bên Hải Vân Express) - Giá vé Hà Nội – Lào Cai là 230.000. Hà Nội – Sapa là 320.000
Phần Tour
1.Giá tour dự kiến 2 - 2,1 triệu/ 1người cho đoàn 10-14 người.
Nếu đi ít người thì giá sẽ cao hơn và nếu đi đông hơn thì sẽ giảm xuống một chút (max là 35 người)
2. Lịch trình: fansipan 3 ngày 2 đêm. Cát Cát – Trạm Tôn
Xe ô tô riêng đón đoàn ở ga Lào Cai, về Sapa là 7h;
- 7h có mặt tại KS Trung Nguyên. Nhận phòng để tắm giặt, nghỉ ngơi tại KS Trung Nguyên (KS mới xây tháng 12/2008) 3-4 người 1 phòng.
- Chuẩn bị đồ đạc & trang bị để leo Fansipan. (Gửi đồ tại KS)
- Đi ô tô đến làng Cát Cát để bắt đầu leo.
- Đoàn ta sẽ xuất phát từ độ cao 1500m để đi đến độ cao 2200m và hạ trại tại đây.
Ngày thứ hai:
- Leo từ đỉnh 2.200 đến 2.900. Nghỉ ngơi. Chiều leo xuống 2700 cắm trại tại đây.
Ngày thứ ba:
- 7h xuất phát và lêo đến đỉnh FAN ở độ cao 3143m. Thời điểm lên đỉnh khoảng 11h trưa.
- Sau đó từ đỉnh xuất phát về Trạm Tôn. Xe đón đoàn về khách sạn tắm giặt.
3. Dịch vụ bao gồm: Giá tour cung cấp bao gồm:
- Xe ôtô vận chuyển: Sapa <->Trạm tôn. Sapa <-> Lào Cai.
- Người vận chuyển đồ 10 khách 6 porter đi cùng mang đồ ăn, nước uống, giấy vệ sinh… Porter kiêm HDV chỉ đường, hỗ trợ đòan.
- Lều hoặc trại trên núi.
- Mỗi khách có 01 túi ngủ + 1 đệm hơi. (Túi ngủ được vệ sinh sạch sẽ trước khi đi)
- Phí thăm quan theo chương trình (vé, bảo hiểm, vệ sinh, giám sát, dịch vụ chất đốt....)
- Ngủ lều hoặc ngủ lán, tấm trải, bạt.....
- Phí bảo vệ môi trường.
- Kiểm lâm (giám sát rừng).
- Giấy phép vào khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Sơn.
- PHòng nghỉ vệ sinh, tắm giặt tại TrungNguyen Hotel trước và sau khi leo núi (Không bao gồm nghỉ qua đêm)
- Bảo hiểm du lịch mức cao nhất 50.000.000đ/người/vụ.
- Ăn theo chương trình.
Giá tour không bao gồm:
- Chi phí cá nhân ngoài chương trình, Tip cho Porter và dịch vụ khác
Ghi chú:
- Mang theo quần áo ấm và các dụng cụ y tế cần thiết (hành lý mang theo vừa phải).
- Địa điểm đoàn dừng chân cắm trại có thể thay đổi do tình hình thời tiết hoặc địa hình.
Trang phục đi fansipan : Trang bị cá nhân thật gọn nhẹ< 7kg/1 người. Còn lại do dịch vụ tour cung cấp đầy đủ.
1.Áo khoác dầy và ấm dùng khi nghỉ tối.
2.Thuốc lặt vặt: dầu trường sơn, thuốc đau bụng, sát trùng…
3.Áo mưa loại tốt. Loại như bộ quần áo càng tốt ( Có thể chỉ cần dùng loại dùng 1 lần rồi bỏ) .
4.Ba lô loại nhỏ, nhẹ vừa vặn, ba lô này có thể chống nước nhưng nhẹ, có dây cài ở bụng.
5.Giầy: tốt nhất là giày bộ đội vải cao cổ
6. Tất : ngoài mỗi ngày 1 đôi tất, nên mang thêm một đôi tất chống vắt của bộ đội, dày và ấm đến tận đầu gối, khi ngủ rất ấm chân.
7.Găng tay.
8. Mũ vành rộng.
9. Dép lê nhẹ đi buổi tối.
10. Đồ dùng vệ sinh( Bàn chải, khăn mặt,....).
11. Đèn pin
12. Quần & áo leo ban ngày (Buổi tối nhờ porter hong khô quần áo hộ). Quần & áo ấm ngủ buổi tối.
Kinh nghiệm leo fansipan.
1. Đứng lên ngồi xuống:
- Đeo trên vai balô nặng khoảng 4kg, bằng trọng lượng sẽ phải mang khi đi Fan, có đai thắt chặt quanh bụng, đứng lên ngồi xuống liên tục cho đến khi chân mỏi nhừ ra không làm được nữa. Nghỉ một lúc, làm lại cho đến khi mỏi. Mỗi ngày chỉ mất 10 - 15 phút cho bài tập này.
-
Lưu ý: khi đứng lên đồng thời kiễng trên đầu mũi chân, hít vào; khi ngồi xuống hạ gót chân sát đất, thở ra. Để giữ thăng bằng có thể đặt tay lên một chỗ cao ngang bụng như bàn ăn, tủ tường, mắt nhìn lên một vị trí cao hơn đầu. Tuyệt đối không dùng tay trợ giúp cho chân.
- Bài tập này có tác dụng phá cơ chân, trong khoảng 4-5 ngày đầu sau khi tập, cơ chân căng đến nỗi mỗi bước đi, lên xuống cầu thang đều rất đau. Nhưng đảm bảo khi leo núi không bị chuột rút, không lo đau chân. Bằng chứng là 4 ngày leo Fan, tớ thấy chân cẳng rất luôn bình thường, chẳng hề có cảm giác khác lạ.
-
Lưu ý: phải tập sớm, trước ít nhất 8-10 ngày, để đến gần khi đi cơ chân đã hết đau, nếu tập muộn quá
cơ chân đau thì khó mà leo được.
B. Hành trang mang theo
1. Balô.
Loại có quai đeo mềm, có dây thắt quanh bụng, để đi cho đỡ nặng, có túi cạnh để nước. Không nhất thiết loại chống nước, vì tốt nhất là có một túi nylon to bên trong, mọi đồ đều cho trong túi nylon đó, balô có ướt, bẩn cũng không sao.
2. Quần áo.
Do tôi là người rất ít mồ hôi, khi leo hầu như không bị ra mồ hôi bên trong, nên quần áo có lẽ rất thuận tiện. Để nhẹ và không phải nhờ porter mang hộ gì, tôi chỉ mặc 1 áo mayô bên trong cùng (cái này về sau rất có tác dụng trong việc dán miếng nhiệt), một áo đông xuân dài tay bên ngoài. Mang 1 áo khoác gió 1 lớp mỏng để khi đi đường mặc, tránh gió, đỡ nóng; một áo len có cổ để mặc buổi tối, khi cần thì gửi porter, đến tối mới lấy; một áo phao rất ấm và nhẹ, để mặc khi đứng lại bị rét. Áo phao tránh được nước thì tốt.
Quần thì mặc 1 đông xuân bên trong, do không bị mồ hôi nên cũng không cần thay. Bên ngoài mặc quần kaki rộng khi đi đường. Mang thêm 1 quần thể thao gió, chỉ mặc buổi tối, đi ngủ cho sạch sẽ.
Ngoài ra còn 1 bộ quần áo mưa, mặc khi bị mưa, hoặc đề phòng khi rét quá, mặc bộ quần áo mưa cũng không kém gì áo rét loại tốt.
3. Giầy tất găng
- Tốt nhất là giày chuyên dụng tránh được nước, giá khá đắt. Thông thường giày bộ đội là rất tốt rồi. Giày rộng hơn cỡ chân ít nhất 1 số. Tôi dùng loại giày bộ đội.
- Chuyến đi tôi chỉ dùng 2 đôi tất, cũng do chân không bị mồ hôi nên không thay tất. Tất gồm 1 đôi bình thường, 3 đôi loại dày tốt, cao cổ.
- Găng nên có 1 đôi loại bảo hộ có hạt nhựa, khá rẻ.
4. Khăn mũ...
- 1 khăn loại nhẹ, quấn cổ khi đi nóng,
- 1 khăn len quấn cổ khi buổi tối lạnh.
- 1 một mũ tai bèo thường xuyên đội khi đi trong rừng.
5. Đồ dùng khác
- 1 chai nước. Vì ít mồ hôi, mất ít nước, nên tôi chỉ cần mang 1 chai nhựa đựng nước loại 0,5 lít, còn người khác thường phải 2 chai.
- 1 đèn pin sáng. Không cần đèn vàng, đèn sáng trắng cũng ok.
Ngoài ra nhiều túi nylon to nhỏ để bỏ các đồ vào chống mưa ướt.
6. Đồ ăn mang theo
Cần nhất là đồ tạo năng lượng nhanh: chocolate 1 phong, bò cười 1 hộp, 2 thanh kẹo ngọt Alpeliber. Thêm đồ để uống: cafe tan, trà gừng.
Hàng đống kẹo, lương khô khác mà đoàn mua, hoàn toàn không dùng đến.
C. Sắp xếp khi lên đường
1. Trong balô.
- 1 quần + áo mayô sạch
- Bộ quần áo mưa
- 1 chai nước 0,5 lít
- Tất
- Chocolate, phomat, kẹo
- Đường gluco cho nhóm
- Đèn pin nhỏ
Tất cả được cho vào 1 túi nylon rất to, đầu quấn vào sau chống mưa
2. Đồ gửi porter.
- 1 chiếc áo len
- Các bộ pin máy ảnh, pin đèn
Tất cả cho trong túi nylon bọc kín, rất nhỏ
3. Mặc trên người.
- Áo mayô bên trong, đông xuân dài tay ra ngoài
- Khoác áo gió mỏng ra ngoài
- Bên ngoài cùng là áo phao ấm. Đi 1 lúc nóng lên, sẽ cởi áo phao giắt vào quai balô, khi dừng lại lạnh sẽ lấy ra mặc luôn
- Quần đông xuân bên trong, quần kaki rộng thoáng bên ngoài.
- Quấn khăn mỏng quanh cổ
- Đội mũ len trùm tai, trên đội mũ tai bèo. Khi nóng bỏ mũ len vào trong balô
- Cổ đeo máy ảnh
D. Hoạt động
1. Đi đường
Khi cảm thấy mệt, không nên dừng lại hoàn toàn, ngồi thụp xuống ngay. Khi mệt nên đứng lại một lúc, tựa vào vật có vị trí cao, cho chân duỗi thẳng, tựa balô lên phía sau để giảm nhẹ sức nặng, chứ không cởi hẳn ra, vì lúc đeo vào sẽ rất ngại.
Khi mệt, nên đi chậm lại, từng bước ngắn và chậm, chứ không dừng lại hoàn toàn. Mỗi bước đi là 1 bước nghỉ. Nếu lên dốc thì cố gắng tìm những chỗ đặt chân chênh lệch nhau càng ít càng tốt, đừng cố bước bước dài, bước cao, mệt gấp nhiều lần đi nhiều bước ngắn, nhỏ và thấp. Đừng bỏ lỡ bất cứ một dấu chân nào của người đi trước.
2. Ngủ đêm.
Do đó nên trải tấm nylon (hoặc bộ áo mưa) xuống trước khi để túi ngủ, mặc áo len có cổ, áo phao thì trải xuống lưng. Chỉ nên đi 1 đôi tất cho thoáng chân. Đội mũ len trên đầu cho ấm, nếu khó chịu thì vén qua tai, không nên bỏ hẳn ra, vì đêm có thể chạm đầu vào thành lều trại, bị ướt sẽ không ngủ được
3. Ăn uống.
Không thể cầu kì khi ăn uống. Buổi sáng, buổi trưa nên tranh thủ ăn càng sớm càng tốt, không nền lần chần chờ người khác. Ăn xong đi chuẩn bị đồ vẫn kịp.
From Ha Noi.
Pls contact:
skype:
hblackandwhite
yahoo:
outofsocial
website:
www.tienganhthuongmai.info
www.vnbiotech.com