Cám ơn bạn danngoc, một người am hiểu nước Nga chắc hơn tôi về mặt lịch sử, tuy nhiên những vấn đề đương đại thì bản thân nó còn đang bề bộn nên việc có nhiều ý kiến khác nhau là bình thường. Việc xem con voi cũng cần xem nhiều bộ phận thì việc phán xét những diễn biến đương thời cần rất nhiều góc nhìn.
Chuyện ảnh hưởng của Checnobyl đối với Kiev, khác với bên Nhật, trên nhiều phương diện, cả về kỹ thuật, môi trường và xã hội.
Đây là tôi trích từ wikipedia, chắc đuwoowcj, mục chernobyl
"Theo bản báo cáo năm 2006 của TORCH, một nửa lượng phóng xạ đã rơi xuống bên ngoài lãnh thổ ba nước cộng hoà Xô viết [2]. Thảm hoạ này phát ra lượng phóng xạ lớn gấp bốn trăm lần so với quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima"
Thành phố Pripyat cách nhà máy gần 20 km nay là một thành phố chết và nồng độ phóng xạ vẫn cao đến mức khách du lịch tham quan chỉ ngồi trên xe, chỗ nào họ cho bước xuống mới được xuống. Rất tiếc tôi không có thời gian đi thăm Chernobyl mất 1 ngày, vé 50$, đây vẫn la vùng đất chết (đối với con người) mặc dù cây cỏ và cả muông thú nữa ở đây rất tươi đẹp.
Đây đoạn nói về nhà máy đây:
"Nhà máy điện nguyên tử Chernobyl mang tên V. I. Lenin (Чернобыльская АЭС им. В.И.Ленина) ( 51°23′14″B, 30°06′41″Đ) nằm ở thị trấn Pripyat, Ukraina, cách 18 km về phía tây bắc thành phố Chernobyl, 16 km từ biên giới Ukraina và Belarus, và khoảng 110 km phía bắc Kiev. Nhà máy có bốn lò phản ứng, mỗi lò có thể sản xuất ra 1 gigawatt (GW) điện (3,2 gigawatts nhiệt điện), và cả bốn lò phản ứng sản xuất ra khoảng 10% lượng điện của Ukraina ở thời điểm xảy ra vụ tai nạn. Việc xây dựng nhà máy được bắt đầu từ thập kỷ 1970, lò phản ứng số 1 bắt đầu hoạt động năm 1977, tiếp theo là lò phản ứng số 2 (1978), số 3 (1981), và số 4 (1983). Thêm hai lò phản ứng nữa (số 5 và số 6, mỗi lò cũng có khả năng sản xuất 1 gigawatt) đang được xây dựng ở thời điểm xảy ra tai nạn. Bốn tổ máy phát điện đó sử dụng lò phản ứng kiểu RBMK-1000.
Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl vẫn tiếp tục sản xuất điện thêm 14 năm sau thảm hoạ và chỉ đóng cửa hoàn toàn vào năm 2000 do sức ép của quốc tế. Một vùng cách ly có bán kính 30 km được thiết lập quanh Chernobyl và đây là một trong những điểm nhiễm phóng xạ đậm đặc nhất trên hành tinh hiện nay".
Tuy nhiên hậu quả về tinh thần, niềm tin và xã hội mới khó đánh giá vì chính quyền hồi đó bưng bít thông tin, xử lý không triệt để (đến nay vẫn phải cầu viện quốc tế xử lý)... Tôi có ghé lại Kiev 2 lần năm 1989, 1990 vào mùa hè và cảm nhận rõ tác động quá mạnh đến Kiev vì người làm ở khu vực Chernobyl chủ yếu là từ Kiev, lại dưới nguồn nước chảy của sông Dnepr. Hồi đó tôi ra sông tắm, vặt táo trên vườn ăn người Ucraina họ trố mắt ngạc nhiên như tôi ở trên trời rơi xuống! Hóa ra nỗi sợ phóng xạ đã làm cho họ ghê sợ dòng sông yêu quý và cả quả cây trên cành... Nỗi sợ đó dần dần thành thói quen, thành niềm tin độc lập với các ý đồ niềm tin của Nhà nước hoặc khoa học chứng minh... Bạn trong hoàn cảnh của họ có tin được chính quyền và giới khoa học soviet nữa hay không??
Chuyện bức tượng thì quả thực tôi thấy một thế hệ dù ở đỉnh cao nào thì cũng phải để đất cho con cháu tiêp tục phát triển. Anh xây dựng cả một nền văn minh nó khác với anh chỉ xây một tượng đài. Việc người Đức không phá bỏ tượng đài chiến sỹ Xoviet ở Berlin hoặc người Ucraina họ vẫn tôn trọng tượng Mamaev không có nghĩa đây là một tượng đài đẹp theo nghĩa lịch sử và triều đại xây nên nó là tốt. Tôi chỉ thắc mắc là tại sao trong thế kỷ 20 kiểu tượng đài như vậy ở các nước khác họ không xây và tôi có giả thiết tạm coi là được (ít nhất là đối với tôi). Những tượng đài tương tự ta chỉ thấy Tượng Chúa Giesu ở Brazin, tượng thần tự do ở Mỹ... Còn ở Kiev, tôi dám chắc là dân Kiev họ không thích lắm vì nó choán phần không gian quá hoành tráng ở ngay khu vực thiêng liêng nhất thành phố. Tôi cũng chia sẻ về sự không tương thích giữa kích thước, ý tưởng và vị trí thôi chứ về nghệ thuật và kỹ thuật thì khỏi phải bàn.
Bạn nhìn kỹ xem người Ucraina họ tốn bao nhiêu tranh luận rồi mới quyết định cắt bớt thanh kiếm của bức tượng!
Chúng ta chỉ là người chứng kiến thôi, sự to lớn và ý nghĩa sâu sa của nó chỉ cho phép chúng ta - những người bên ngoài - mỗi người nhìn thấy một khía cạnh của vấn đề thôi.