Em nhớ , chắc không nhầm, là tàu mang tên Buran (cơn bão) bác kimvanchinh nhỉ? Tàu này cất cánh thành công đúng vào lúc hai nước "CH anh em" Armenia và Azerbaidjan sống mái với nhau một trận ở làng Leninakan.
Cám ơn bạn đã chỉnh lý, đúng là Tàu này mang tên Buran, tiếng Nga nghĩa là bão tuyết. Đây là sản phẩm năm 1988 điển hình của thời chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang và kỹ thuật vũ trụ đã làm suy kiệt nước Nga.
Riêng chương trình Buran ngốn tiền 20 tỷ USD, thật kinh khủng, chỉ để làm ra cái con chim sắt khổng lồ bay được đúng 1 lần trên 3 tiếng, cũng có thể nó không hề bay được như quảng cáo và nó vĩnh viễn nằm ở Công viên Gorki như chứng tích cho dân Nga và loài người thấy sự ngu xuẩn của chạy đua vũ trang chiến tranh lạnh. Ôi, 20 tỷ đô la làm được biết bao nhiêu chuyện...
Tôi sờ mó, nhìn ngắm cái con tàu Buran này mà không thể hiểu nổi sao nó bay lên được vì chất lượng chế tạo rất thô kệnh của nó...
Tôi trích dưới đây mấy thông tin về nó trên wikipedia và vnexpress:
Chuyến bay quỹ đạo đầu tiên và duy nhất (không người lái) của tàu con thoi Buran 1.01 diễn ra lúc 3:00 UTC ngày 15 tháng 11 năm 1988. Nó được đưa lên quỹ đạo bởi tên lửa Energia được thiết kế đặc biệt. Hệ thống cứu mạng các nhà du hành không được lắp đặt và cũng không có phần mềm được cài đặt trên bảng hiển thị CRT.
"Tàu con thoi này bay quanh Trái Đất hai lần trong 206 phút trước khi quay về, trình diễn một màn tự động hạ cánh ấn tượng ở trên đường băng sân bay vũ trụ Baikonur.
Một phần cuộc phóng được đưa lên truyền hình nhưng cảnh tàu rời bệ phóng không được quay. Điều này dẫn đến một số suy đoán rằng sứ mệnh này có thể đã bị bịa đặt và rằng vụ hạ cánh tiếp sau có thể không phải là từ quỹ đạo mà là từ một máy bay chở tàu vũ trụ.
Rạng sáng ngày 15/11/1988, trong điều kiện thời tiết cực xấu với những đám tuyết và gió cuộn xoáy xung quanh sân bay vũ trụ Baikonur, Kazakhstan, tàu Buran được tên lửa khổng lồ Energia phóng vào không trung. 206 phút sau, "con chim sắt" nặng 100 tấn đã nhẹ nhàng hạ cánh xuống đường băng, chỉ cách vị trí phóng có vài dặm, sau khi đã bay quanh trái đất 2 vòng.
Bất chấp điều kiện gió rất mạnh (tới 61,2 km/giờ) có thể buộc những tàu con thoi của Mỹ phải dừng mọi cuộc cất cánh, hạ cánh, nhưng Buran đã tiến hành một chuyến bay hoàn hảo với màn hạ cánh tự động đầy ấn tượng tại sân bay vũ trụ Baikonur.
Chương trình nghiên cứu chế tạo hệ thống Buran - Energia bắt đầu vào năm 1976, quy tụ "chất xám" và công sức của 600 cơ quan trên khắp lãnh thổ Liên Xô. Đây là dự án lớn nhất, phức tạp nhất trong lịch sử ngành hàng không vũ trụ Liên Xô, tiêu tốn đến 20 tỉ USD.
Sau chuyến bay vào vũ trụ đầu tiên của Buran, báo chí Liên Xô hứa hẹn nhiều về một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực thám hiểm không gian. Nhưng trên thực tế chuyến bay ra mắt của tàu Buran lại chính là chuyến bay cuối cùng của nó"