Topic và câu hỏi chủ đề, hạn chế post hình cá nhân nhé bạn sythang90. Thks.
Mưu sinh thoát hiểm là 1 chủ đề rất lớn, đa dạng và nhiều cấp độ nên ở VN chưa có chương trình training chính thức bạn ơi, loanh quanh đa phần cũng chỉ là kỹ năng lều trại, băng reo, semaphore, cờ quạt, còn chuyên môn sâu hơn thì giấu nghề kỹ lắm. Và đa phần chúng ta đi rừng cũng đều có kiểm lâm và/hoặc người địa phương dẫn đi nên mức độ rủi ro cũng không cao lắm, không đến nỗi 1 mình lạc giữa rừng núi mênh mông với tay không hoặc con dao và cọng dây như biệt kích hay trên Discovery đâu, cấp độ đó thì còn lâu dân phượt mới đạt cho nên chỉ cần trang bị và thuần thục những kỹ năng căn bản ở mức độ vừa phải là đủ rồi.
Khi chưa có lớp training thì chúng ta tự trao dồi vẫn được như thường. Ở VN đa phần là trekking rừng núi cho nên có thể tập trung vào vấn đề này. Trước hết là về lý thuyết: tài liệu trên mạng rất nhiều, nhưng hãy cô đọng, ghi sổ và nhớ ở những chuyên mục quan trọng và mang tính thực tế cao nhất: Phương hướng (hệ tọa độ, lưới tọa độ, cách đọc tọa độ, xác định phương hướng bằng sao (một số sao và chòm sao thông dụng thôi), mặt trời, mặt trăng và bằng những vật dụng tối thiểu nhất như gậy, dây, đồng hồ, cách đọc bản đồ các loại, cách sử dụng GPS, cách sử dụng la bàn để xác định và biết hướng của điểm đến, cách bù độ khi đi lệch... Kỹ năng sinh tồn: cách chọn vị trí hạ trại an toàn, phán đoán địa hình để tìm nguồn nước, cách lọc nước, tạo nước, cách làm lán, lều dã chiến bằng cây, lá, cách dựng trại, lợi dụng địa hình và địa vật khi không đủ cây để mắc nhiều võng, cách bắt cá, làm cần câu dã chiến, nhận biết những loài cây, lá, trái có hầu hết ở các vùng rừng VN có thể ăn được...Kỹ năng sơ cấp cứu: nhận biết rắn độc/lành, bong gân, trật khớp, nứt gãy xương, hà hơi thổi ngạt, băng ca dã chiến...Kỹ năng nút dây: vài nút dây thông dụng để cột, buộc, căng, siết & nút cấp cứu đưa người & vật lên xuống & thu dây về. Những cái này hoàn toàn có thể tự học và trao dồi ở nhà. Khi nào nhuần nhuyễn ở nhà xong thì chọn khu vực rừng thưa vùng ven an toàn để thực hành. Nhuần nhuyễn xong thì lại chọn tiếp khu vực có mức độ khó hơn. Đặc biệt ở những khu vực rừng núi có địa hình phức tạp, và những chuyến đi 3,4 đêm trong rừng trở lên thì những bài học thực tế về kỹ năng đi rừng mà người địa phương/dân tộc cho bạn cơ hội tận mắt chứng kiến thì không sách vở nào bằng.
Bạn nào bổ sung thêm nhé, nhiều quá không nhớ hết.