What's new

[Chia sẻ] Mai Châu - Pù Luông - Cúc Phương - Tam Cốc: tường thuật từ hành trình

Mai Châu - Pù Luông - Cúc Phương - Tam Cốc: tường thuật từ hành trình

- Đã hơn 1 tháng kể từ chuyến đi gần nhất,
- Đã hơn 2 tháng, kể từ ngày...
- Giữa bộn bề là công việc,
- Giữa ngổn ngang là suy tư...
Ngày mai tôi lại lên đường, với 4 người bạn đồng hành quen thuộc, theo một cung đường vắt từ Tây Bắc sang Bắc Trung Bộ, rồi lại vòng về Đông Bắc.

Đọc bài Mây trắng Tây Tạng có bay về Tân Cương, có ngang Trung Á, có sang Mông Cổ… của bạn backpackervn, thấy bạn có nhắc tới mấy từ "mai tôi đi" trong bài hát của 1 nhạc sĩ nào đó. Ngày hôm nay, tôi cũng nghe đi nghe lại 1 bài "Mai tôi đi" khác (nhạc: Anh Bằng/thơ: Nguyên Sa), hát rằng:

"Mai tôi đi xin đừng nhìn theo, xin đừng đợi chờ
Đời trăm muôn góc phố
Con đường dài thật dài
Thầm mãi có bao nhiêu
Thầm mãi có bao nhiêu..."

Khăn gói, điểm danh những thứ đã quen thuộc như những người bạn.

4748768859_d075227e51_b.jpg


Để rồi, mai tôi, và chúng tôi đi.
Sẽ chia sẻ hằng ngày với các bạn, những trải nghiệm và cảm xúc từ hành trình.
 
Nhớ mọi ng quá, sau chuyến Pù Luông này, đoàn mình lại mỗi ng đi một ngả nhỉ. Codet thì đi Tibet, bạn thì đi Mẽo, bạn thì Lý Sơn, bạn thì... Cô tô, bạn thì... Đà Nẵng... hik....
Ở đây mỗi lần ăn trưa "ngập mày ngập mặt" [[dân ở đây làm món ăn to như tổ chảng, như kiểu cái chậu ấy"... lại nhớ các bữa cơm của tụi mình...:d
Tối qua sốt, tưởng sáng nay ko đi dc... Mũi phồng, và đỏ như quả cà chua... Phải uống thuốc giữa đêm... May quá, sáng nay mệt lử thế mà vẫn lết đi dc...

Tháng này nhóm mình tan tác nhỉ? Proftraveller vừa làm nhiệm vụ của người đàn ông cao cả với gia đình tại Đồ Sơn về, giờ này bạn Vic đang nằm khểnh trong resort ở Đà Nẵng rồi, Codet đang phiêu bạt nơi đường xưa mây trắng, tớ thì cũng sắp lên đường độc hành miền Trung... Tháng 8 nhé, có 2 options cho các bạn chọn, hoặc đi cả 2 :D

Tiếp chuyện.

Màu trời chiều đổ xuống bên thác Hiêu (đã check, tên này mới là chính xác, không phải Hươu) rất nhanh, vì vần vũ che lấp không gian. Cả nhóm vội vàng quay trở ra Phố Đoàn, rồi hướng về Cành Nàng, vì sợ ông trời doạ đổ cơn mưa.

Sáng hôm sau đoàn chạy đường 217, có ghé qua suối cá thần và thành nhà Hồ trước khi rẽ vào đường 45 đi Cúc Phương. Không muốn kể nhiều về 2 địa chỉ tình cờ và bất ngờ nằm trên hành trình, tạt nhanh vào Cúc Phương nghỉ ngơi cho mát mẻ.

Con Giun trổ tài bắt bướm bằng... mồm (NO)

4814729411_46812cddee_z.jpg


Mà cũng có lúc thẩn thơ ra phết

4814729613_e64fd6b78b_z.jpg


Nhưng rồi mọi thứ lại trở về với trật tự của nó, Giun vẫn là Giun - hồn nhiên như cây cỏ. Dưới đây là màn phỏng vấn độc quyền của Codet (phóng viên TTX Con Bướm Vàng) với chàng Giun của chúng tôi.

[video=youtube;4s--aQPyhVM]http://www.youtube.com/watch?v=4s--aQPyhVM[/video]
 
Chuyến Pù Luông chưa kịp tường thuật hết, cả nhóm đã vội vã lên đường theo những kế hoạch riêng. NLB vừa từ Hội An trở về, kể tiếp chuyện ở topic này.

Rời động Người Xưa trong VQG Cúc Phương, chúng tôi đi tìm đan viện Châu Sơn như đã tường thuật. Chỉ post thêm vài tấm ảnh kiến trúc nội thất của đan viện này.

Đối xứng theo 1 trục dọc

4839329793_ef0f7c907f_z.jpg


Mái vòm thênh thang

4839942036_be6ee688ec_z.jpg


Góc ống kính không đủ rộng, lia sang hướng này

4839330249_9b63875d04_z.jpg


Hành lang

4839942400_ecf25b81cb_b.jpg


4839329429_db7b8e3c70_z.jpg


4839942584_9d042ae3d7_z.jpg

Bạn hãy search "đan viện Châu Sơn", sẽ thấy nó khá "nổi tiếng" đấy!
 
Re: Mai Châu - Pù Luông - Cúc Phương - Tam Cốc: tường thuật từ hành trình

nhà cháu làm nghĩa vụ với vợ con ở Cát Bà về. Hix hix... đang quen cùng đồng bọn phi ngựa sắt lên miền núi, ăn cơm bụi, ở nhà sàn quen giờ đi biển "đốt tiền" thấy nhàm quá ta.

Tháng 8 này đội phượt nhà ta tổ chức tiếp thôi. Bác Codet nhanh chia tay Tây Tạng về đoàn tụ nha.
 
Re: Mai Châu - Pù Luông - Cúc Phương - Tam Cốc: tường thuật từ hành trình

Vào đọc Phượt trong lúc Kamandu đang mưa tầm tã... CŨng nhớ HN rồi, nhưng nửa muốn về nửa muốn lại cứ được đi chơi như này cơ...

Thứ 7 này về rồi/ Nhưng các bác để tôi hoàn hồn đã nhé. hik.
 
Chẳng là NLB đã mua được của anh ta 1 cái móng gấu (móng chân hay móng tay nhà cháu cũng chẳng biết, ah mà quên gấu nên chắc là móng chân cả, chỉ có điều không biết là chân trước hay chân sau thoai!)

Cuộc mua bán nhanh chóng hoàn tất. Nhà cháu nhớ cái câu của NLB sau khi mua được cái móng chân con gấu: "chắc là hàng thật vì gấu không hiếm!"... phát này nhà cháu mà đi mua móng Gà thì chắc thật 100% nha vì gà thì cứ gọi là nhiều như quân nguyên, đâu đâu cũng có.

Còn đây, Hổ ở Pù Luông! Bác Giun xéo mãi éo oằn của đoàn nhà cháu đấy. Bác ấy hài lắm, nhiều phen làm anh chị em cười vỡ bụng. Bác Giun với 2 cái nanh hổ (Hổ ít thế chắc khó có nanh hổ thật NLB nhể?).
4768595970_bb26c69aa5_b.jpg

bác Giun này nhìn bề ngoài có vẻ "Hung hung" thế chứ bác ấy hiền lắm.

Chúng ta đi vì rất yêu thiên nhiên. Và thiên nhiên thì bao gồm cả gấu, hổ và các con thú nữa. Có lẽ tốt hơn thì không nên giúp người đàn ông kia tiêu thụ
đồ săn bắn chứ nhỉ?

Và thể hiện ý thức bảo vệ môi trường, an toàn (học theo cách của mèo): lấp hố

4803851283_f96b9d852b_z.jpg


Toàn bộ số ảnh trên là của bạn proftraveller. Màn thưởng thức cafe sẽ được post sau, với 1 clip.

Bức này là hay nhất! - Các bác làm nhà cháu xấu hổ vì làm bẩn môi trường !- Thank
 
Last edited by a moderator:
Re: Mai Châu - Pù Luông - Cúc Phương - Tam Cốc: tường thuật từ hành trình

Đã từng loáng thoáng nghe phượt thủ nào đó nói về nhà thờ Gạch ở Phú Sơn (Nho Quan - Ninh Bình), nên tiện hành trình đi Cúc Phương, chúng tôi đi tìm nhà thờ này - chính xác hơn là đan viện Châu Sơn. Từ Cúc Phương, chúng tôi chạy xe về Nho Quan, và không ngờ rằng xã Phú Sơn đã nằm ngay bên đường đi - đường 12A. Những cơn mưa bóng mây liên miên tính từ 4h chiều không đáng được coi là thử thách với đoàn phượt, nhưng với máy ảnh thì mưa đúng là tai hoạ. Mặc kệ, hoạ gì thì hoạ, vẻ đẹp của đan viện Châu Sơn đã làm lòng người ngất ngây thì... xá gì cái CCD hay lens (đang chém gió (NT)). Cả lũ loăng quăng đi dưới mưa chụp các góc cạnh ngoại thất, cũng như bài trí bên trong.

Trực diện

4757557401_65d2aece2d_z.jpg

Bạn Codet "ngâm" chuyến đi này kỹ thật, giờ mới có sản phẩm :D. Đây ạ!

Nghe lời Kinh thánh vang cầu...

Lặng yên một cây nến nhỏ/ Hồi chuông thoảng ngân trong gió/ Lặng yên cành thông bé nhỏ/ Một đêm mùa đông xa khuất mờ (*)

Nhắc đến nhà thờ Ninh Bình, người ta hay nghĩ tới nhà thờ đá Phát Diệm, cố đô Hoa Lư, ít người biết được rằng, sâu trong các vùng hẻo lánh, còn có các nhà thờ nho nhỏ nằm dưới chân những ngọn núi.

Nhà thờ (Đan viện) Châu Sơn là một trong những điểm đến ít người biết tới bởi ngôi thánh đường này nằm ẩn sâu sau trục đường chính, trong một khoảng không gian hữu tình có núi, có sông và cây cối bao quanh. Theo Kỷ yếu của Đan viện, ngôi thánh đường theo dòng Khổ Tu này được xây dựng vào năm 1939, cung hiến năm 1945 bởi sự khấn nguyện và tiền cúng của linh mục Phêro Trần Đức Trưởng. Hiện tại có tấm bia khắc ngay dưới chân nhà thờ ghi nhận ca ngợi công đức của linh mục Phêro.

Cùng tham gia xây dựng Đan viện còn có kiến trúc sư chính là một vị linh mục trong Đan viện. Linh mục Placiđô Trương Minh Trạch chưa từng học qua trường lớp kiến trúc hay xây dựng nhưng ông tự mình nghiên cứu và mày mò thiết kế xây dựng nhà thờ. Ông không thiết kế cụ thể trên bản vẽ như những kiến trúc sư khác mà tất cả chỉ hình dung trong trí óc. Từng đường nét, từng viên gạch đã được hình thành dần dần trong trí tưởng tượng và ông đã chỉ bảo rất chi tiết cho những người thợ xây dựng nên. Trong cuộc đời cha Placiđô (khi đó là một vị tu sĩ trẻ), ngôi nhà thờ Châu Sơn là kiệt tác đã được ông dồn hết tâm huyết để kiến tạo nên.

Nhìn từ xa đã thấy Đan Viện giống như đang nằm dựa lưng vào núi. Với phong cách kiến trúc Gothic, lại được xây bằng gạch mộc, không hề trát vữa quét vôi như các nhà thờ hoặc các công trình khác (do những nguyên nhân khách quan) nhưng chính sự để thô, để mộc bề ngoài tạo cho nhà thờ có một vẻ đẹp khác biệt. Trông giống như một sự tối giản nhưng lại rất ấm áp sắc đỏ của gạch mộc giữa những tán cây đại thụ. Phía xa ngoài sân là tượng Chúa đứng dưới mưa nắng thời gian...

Khi được biết đây là nhà thờ của dòng Khổ Tu, tự nhiên bước chân người khách phiêu bạt bỗng bâng khuâng da diết hơn. Màu thời gian đã nhuốm phong trần, nhuốm cả màu gạch. Ngước lên phía nóc nhà thờ có những tầng tháp nhỏ xinh xắn nhưng tỉ mỉ chi tiết, chính giữa là ngôi thập giá màu trắng sừng sững trên nền trời xanh. Bề mặt và những khung cửa sổ chính là những nét duyên dáng trang điểm cho ngôi nhà thờ những nét riêng chẳng giống nơi nào.

Bước vào trong ngôi thánh đường, phải một lúc khách mới thấy những hàng ghế nằm im lìm trong bóng tối. Phía đằng trước chính điện là Đức Chúa Giêsu với ánh sáng mờ mờ màu xanh nhạt. Ngoảnh lại phía trước cửa, chỉ thấy hé một vài tia sáng lọt qua khe cửa. Thật thú vị khi được biết rằng điểm khác biệt tại Đan viện này chính là trên mỗi khung cửa ra vào của thánh đường đều có ghi những chữ La tinh như lời nguyện tắt, nhằm giúp các vị tu sĩ hướng lòng tới đức Chúa.

Người khách như đang lạc vào một thế giới khác. Thế giới của thánh đường, của những đứa trẻ mặc váy trắng muốt đang ngước mắt lên nghe lời kinh với đôi mắt màu nâu mơ màng tuyệt đẹp. Ngoài các tượng thánh còn có các bức phù điêu chân dung các thiên thần, các hoa văn quanh cửa sổ của thánh đường. Những tưởng không có ai trong ngôi thánh đường, vậy nên khách đường xa đã chợt giật mình khi thấy bóng áo trắng của vị tu sĩ trong tư thế quỳ xuống ở một góc thánh đường. Giữa hàng ghế mênh mông, trong bóng tối và Chúa ở trên cao, bóng áo trắng ấy mới nhỏ nhoi làm sao. Khách càng không dám làm kinh động nên đứng nép vào một góc.

Tuy vô tình nhưng thật hữu duyên, khách cảm thấy hạnh phúc khi được cùng lặng im, cùng đứng trong một không gian im ắng, không tiếng động, không lời kinh cầu, không tiếng chuông ngân.

Tịch mịch...

Sau thời gian cầu nguyện trong tĩnh lặng, vị tu sĩ khoan thai bước ra khỏi thánh đường. Khách lại lặng theo sau, trong lòng đầy kính trọng cõi riêng của người linh mục.

Khách tự hỏi có nên tiếp tục công việc khám phá, hay mặc kệ cho bước chân đưa đẩy? Khách đường xa lại lạc bước tới hang Đức Mẹ Maria nằm phía sau nhà thờ, trên ngọn núi mà nhà thờ áp lưng vào. Muốn tới hang đá phải trèo lên 299 bậc cầu thang và dọc đường có rất nhiều thánh giá. Ở đây còn có nhiều ngôi mộ của các vị linh mục già mất đi được chôn cất tại đây.

Từ trên cao nhìn xuống, thấy ngôi nhà thờ thắm màu gạch nằm giữa vùng mây nước núi non cây cối um tùm mà trong lòng thầm nghĩ về những người theo dòng Khổ Tu. Khách cõi trần như học được cái sự thong dong, thong thả, lại kệ cho bước chân vô định đưa đẩy. Lúc này, trên ngọn núi bắt đầu có tiếng chuông ngân thoang thoảng và dường như vang vọng đâu đây tiếng hát sâu lắng của Khánh Du: “Gác chuông cao vời vợi/ Tiếng chuông ngân xa vời/ Tiếng chuông nói với người nỗi niềm Giáng sinh” .

Chỉ dẫn tới nhà thờ Châu Sơn, dòng Khổ tu:

- Lịch trình cho 1-2 ngày

- Vị trí: Tòa thánh đường Đan viện Châu Sơn thuộc xã Phú Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, cách rừng Quốc gia Cúc Phương 17km, cách Tòa Giám mục Phát Diệm 70km, cách Hà Nội 97km.

- Điều đặc biệt: Nơi này luôn mở rộng cửa cho những người muốn tĩnh tâm.

- Điểm đến kết hợp: Nên kết hợp tới nhà thờ Châu Sơn cùng các điểm đến khác của Ninh Bình – nơi vốn được coi là một trong những trung tâm du lịch của đồng bằng Bắc Bộ. Nhà thơ Cao Bá Quát đã từng viết về Ninh Bình: “Sông tựa dải là cô gái đẹp/ Núi như chén ốc khách làng say/ Trăng non gió mát kho vô tận/ Chỉ sợ nhà thơ mãi ở đây”.

- Ẩm thực: Nếu là khách du lịch, hãy nên thưởng thức chớ bỏ quên các món được coi là đặc sản của Ninh Bình như thịt dê, cơm cháy, rượu Kim Sơn…

[(*): “Tiếng chuông ngân” - Bảo Chấn].

Bài: Codet
Ảnh: Nguoilangbat

Nguồn: Đẹp Online
 
Last edited by a moderator:
Re: Mai Châu - Pù Luông - Cúc Phương - Tam Cốc: tường thuật từ hành trình

Đii về không để lại gì ngoài dáu chân và .... rác rưởi, phá hoại môi trường , giết thú vật hoặc nối tay họ GIẾT SÚC VẬT !
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,311
Bài viết
1,175,022
Members
192,036
Latest member
imperiaglobalgate
Back
Top