What's new

[Chia sẻ] Malay - Brunei - Sing - Indo: Ngất ngây theo nhịp Kecak trong mùa mưa Bali

Khi Sir Charles Spencer Chaplin cùng gia đình tới Bali hồi đầu thế kỷ trước, hòn đảo ở nam bán cầu ấy mới chỉ là một điểm đến thu hút chừng 1000 khách du lịch mỗi năm. Gần 100 năm sau, Bali đã là một điểm sáng chói lòa trên bản đồ du lịch thế giới khi thiên đường biển đảo này thu hút tới 2 triệu lượt khách du lịch theo số liệu của năm 2008. Nhắc tới Indonesia là nhắc tới Bali. Nói đến Bali là nói đến một thiên đường có sức hút rất khó cưỡng lại với dân du lịch toàn cầu.

Một sáng đầu Đông khi những cơn gió lạnh rủ nhau ùa về Hà Nội, PeterPan lại khăn gói lên đường với đích đến là Bali. Những tấm vé giá rẻ của Air Asia đã được đặt trước... 8 tháng, để sau đó là quãng thời gian háo hức chuẩn bị, và thậm chí có những khi đã tưởng rằng chẳng thể lên đường vì đủ thứ lý do khác nhau. Bởi vậy, lên đường đúng hẹn đã là một may mắn đầu tiên.

Đó là một hành trình dài ngày nhất và xa xôi nhất của riêng PeterPan. Bali là điểm nhấn và cũng là nơi được mong chờ nhất. Tuy nhiên, trước khi được nối gót "anh hề Charlot" để ngất ngây theo nhịp Kecak trong mùa mưa ở Bali, bước chân của PeterPan sẽ ghi dấu tại Kuala Lumpur, Brunei, Melaka và Singapore. Topic này sẽ tiếp tục là một topic chia sẻ thông tin theo dạng nhật ký giống như những topic trước đây của PeterPan, hy vọng sẽ giúp thêm cho các bạn những thông tin tham khảo hữu ích trước những chuyến đi trong tương lai.

7952fe87.jpg
 
Ngày 2: Kuala Lumpur

KL Bird Park

Rời Petronas Twin Tower sau bữa trưa lần 2 tại Food Court ở tầng 4 của Suria KLCC, PeterPan quyết định đổi gió bằng việc tới thăm Vườn chim Kuala Lumpur (KL Bird Park). Đây cũng là điểm đầu tiên trong hành trình mà chiếc "thẻ sinh viên quốc tế" của PeterPan phát huy tác dụng.

Theo thông tin của Lonely Planet, giá vé vào KL Bird Park là 39 RM/người lớn, 29 RM/trẻ em. Tuy nhiên, thông tin này đã lạc hậu. Giá hiện tại là 45 RM/người lớn, 35 RM/trẻ em và có ưu tiên cho "sinh viên quốc tế". Nở một nụ cười thật tươi và hồn nhiên hết sức với cô nhân viên bán vé người Hồi giáo, PeterPan mạnh dạn hỏi về chuyện giảm giá cho "sinh viên quốc tế". Rất từ tốn và bĩnh tĩnh, cô gái kín mít từ đầu đến chân chỉ hở mỗi mặt ấy chỉ tay xuống dòng chữ: Children/ 35 RM. Thế có nghĩa là "sinh viên quốc tế" thì sẽ được tính theo mức giá dành cho trẻ em. Một kinh nghiệm cho các bạn đi sau này nhé :D.

KL Bird Park là vườn chim vào loại lớn nhất thế giới. Tại đây có hơn 200 loài chim khác nhau với số lượng cá thể lên tới hơn 5000 con. Các loài chim ở KL Bird Park đến từ khắp mọi miền của Malaysia và nhiều nơi trên thế giới. Hầu hết diện tích khoảng 16 ha của KL Bird Park được bao phủ bởi những tấm lưới khổng lồ. Chính điều này đã tạo cho các cá thể trong vườn chim có được một môi trường thoáng đãng và tự do đi lại cũng như sải cánh thoải mái như trong điều kiện tự nhiên.

Chỉ cách trung tâm Kuala Lumpur chừng 10 phút đi xe, KL Bird Park là một điểm đến thú vị với rất nhiều du khách và nên có trong lịch trình của những ai lần đầu tới Kuala Lumpur.

birdpark1.jpg

Bản đồ khu vực KL Bird Park và các thông tin liên quan. Nguồn: www.klbirdpark.com, click vào đây để xem kích thước gốc.

birdpark2.jpg

Sơ đồ chi tiết các khu vực trong KL Bird Park. Nguồn: www.klbirdpark.com, click vào đây để xem kích thước gốc.
 
Ngày 2: Kuala Lumpur

KL Bird Park (tiếp)

KL Bird Park có 4 khu vực chính (xem sơ đồ ở post trước) nhưng PeterPan chỉ đi khu 1, 3 và 4. Các lối đi trong KL Bird Park được thiết kế xen giữa các khu vực một cách hợp lý để du khách không có cảm giác nhàm chán và luôn thấy đủ thú vị để tiếp tục chuyến dạo chơi của mình.

Tả nhiều e rằng dài dòng, đi tham quan vườn chim thì minh họa bằng ảnh là sinh động và dễ hiểu hơn cả. Sau đây là show diễn của các cá thể tại KL Bird Park:

birdpark3.jpg

Một em vẹt "mắt đen, mỏ đỏ". Sau khi đẩy cánh cửa sắt có chăng lưới rất kỹ, du khách sẽ gặp các em vẹt như thế này trước tiên.

birdpark4.jpg

Sau khu của các em vẹt là khu của các em cò trắng đủ loại khác nhau. Em này trông cô đơn ghê.

birdpark5.jpg

"Lặn lội thân cò khi quãng vắng".

birdpark6.jpg

Soi gần một em cò trắng muốt.

birdpark7.jpg

Em cò này đang tung tăng đi phơi nắng.

birdpark8.jpg

Theo sau em cò trắng là một em mà PeterPan không biết tên.

birdpark9.jpg

Một loại côn trùng rất kỳ dị mà PeterPan không biết tên chính xác. Chúng cứ bay thành từng cụm như thế này nhìn khá vui mắt.
 
Last edited:
Ngày 2: Kuala Lumpur

KL Bird Park (tiếp)

Khác với hầu hết các loài chim khác được đi lại tự do trong "cái chuồng lớn" mang tên KL Bird Park, loài diều lửa (Brahmany Kite) thuộc bộ chim cắt lại được "đặc cách" ở trong những chiếc chuồng hẹp. Diều lửa là loại chim ăn thịt nên việc cách ly chúng với những loài khác trong KL Bird Park là bắt buộc.

Tìm hiểu thêm về loài diều lửa này cũng thấy khá thú vị. Loài chim có sải cánh rộng này là một biểu tượng của đảo Langkawi (phía Tây Bắc của bán đảo Malaysia, gần biên giới với Thái Lan). Cái tên Langkawi cũng được đặt theo loài diều lửa, chữ "lang" là từ chữ "helang" có nghĩa là đại bàng hay chim diều, chữ "kawi" có nghĩa là màu nâu lửa. Còn nữa, diều lửa là linh vật chính chức của thủ đô Jakarta, Indonesia. Tại Ấn Độ, diều lửa chính là loài chim thần Garuda gắn liền với vị thần Vishnu.

Vậy mà, tại vườn chim vào loại lớn nhất thế giới, những chú diều lửa lại ủ rũ trong những chiếc chuồng sắt cách biệt thay vì kiêu hãnh sải cánh giữa không trung. Giá PeterPan mà có tài làm thơ thì cũng tức cảnh sinh tình và nhả chữ ngay được rồi, chí ít cũng phải có một tác phẩm kiểu như "Nhớ rừng" của cụ Thế Lữ...

birdpark16.jpg

Bức tượng diều lửa tung cánh giữa trời xanh Langkawi. Ảnh: Internet.

birdpark17.jpg

Chim thần Garuda và thần Vishnu trong quan niệm của người Ấn Độ. Ảnh: Internet.

birdpark10.jpg

Vậy mà, ở KL Bird Park chỉ là "Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt".
 
Last edited:
Ngày 2: Kuala Lumpur

KL Bird Park (tiếp)

Chia tay những chú diều lửa ủ rũ, PeterPan đến khu của những anh, chị công và được xem một "hoạt cảnh" khá thú vị ở đây.

birdpark12.jpg

Chàng công bảnh bao đang nghển cổ "tìm mồi" trong buổi chiều đầy nắng.

birdpark14.jpg

Mắt chàng ánh lên sự tinh quái, một con mồi nào đó đã vào tầm ngắm?

birdpark13.jpg

Chàng ngay lập tức xòe bộ lông vũ - một tuyệt chiêu của công trống.

birdpark15.jpg

Trời, hóa ra, chàng công bảnh chọe không chỉ nhắm tới 1 mà những 2 "con mồi", thật là éo le. Ảnh: lampx
 
Ngày 2: Kuala Lumpur

KL Bird Park (tiếp)

Ngay bên cạnh "sân khấu" của các bạn công là khu cư ngụ của một đàn hồng hạc. Trong khi một "hoạt cảnh" éo le đang diễn ra giữa các bạn công, đàn hồng hạc lại tỏ ra chẳng mấy bận tậm và hầu như án binh bất động, chí ít là trong suốt thời gian PeterPan nhìn thấy chúng.

Điểm thú vị nhất của loài hồng hạc chính là thế đứng trên 1 chân của chúng. Các nhà khoa học đã mất rất nhiều thời gian để tìm câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi: Vì sao loài hồng hạc lại thích đứng trên 1 chân? Một số nhà khoa học Mỹ tin rằng họ đã có câu trả lời khi tuyên bố rằng hồng hạc có kiểu đứng độc đáo như vậy là vì chúng muốn có sự tuần hoàn máu tốt hơn đồng thời điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, một số nhà khoa học khác lại cho rằng hồng hạc cũng giống với một số loài khác có khả năng chỉ hoạt động một nửa cơ thể, phần còn lại rơi vào trạng thái... ngủ.

Những con hồng hạc mà PeterPan nhìn thấy ở KL Bird Park hầu hết đều trong trạng thái đứng trên 1 chân, chân còn lại co lên còn đầu thì ngoẹo hẳn về phía sau để gác lên phần thân. Thoạt nhìn, chúng giống như đang ngủ vậy.

Và ở đây cũng có một "hoạt cảnh"...

birdpark18.jpg

Cả đàn hồng hạc con thức, con "ngủ".

birdpark19.jpg

Một kẻ lạ mặt bất ngờ xuất hiện.

birdpark20.jpg

Trong khi nhiều bạn hồng hạc đang "ngủ say"...

birdpark21.jpg

... kẻ lạ mặt bắt đầu sục sạo.

birdpark22.jpg

Một con hồng hạc có lẽ được giao nhiệm vụ cảnh giới cho cả đàn nhưng nó lại không nhận ra sự xuất hiện của kẻ lạ mặt kia.

birdpark23.jpg

Kẻ lạ mặt: "Cả nhà cả cửa sao chả có cái gì giá trị nhỉ?"

birdpark24.jpg

Thế nên, kẻ lạ mặt rút sớm cho lành.
 
Ngày 2: Kuala Lumpur

KL Bird Park (tiếp)

Bạn sẽ khó có cảm giác nhàm chán khi dạo chơi ở KL Bird Park. Khi đã cảm thấy quen với những cá thể biết bay, bạn sẽ được ngắm nhìn những cá thể biết... bơi. Một hồ nước hình tròn cùng một thác nước nhân tạo được khéo léo đưa vào một khu chuồng chim, giúp khách du lịch có những giây phút "đổi gió".

Cạnh hồ nước có một máy bán thức ăn khô tự động, chỉ cần bỏ tiền xu vào, bạn sẽ nhận được vài gói thức ăn khô. Cá ở đây đã được hình thành phản xạ có điều kiện từ lâu, vì thế bạn chỉ cần rắc thức ăn khô là chúng sẽ rủ nhau bâu kín trong nháy mắt. Nhưng lũ cá này cũng rất văn minh và có tổ chức. Khác với cảnh những con cá to bằng bắp tay của những lực sỹ thể hình tranh nhau mồi khô mà PeterPan vẫn thấy ở Trung Quốc, cá ở Malaysia biết nhường nhịn nhau hơn. Chúng cứ tuần tự nối đuôi nhau bơi thành một vòng tròn để rồi con nào cũng có phần mồi khô. Đó là một cảnh tượng thật thú vị.

birdpark26.jpg



birdpark27.jpg



birdpark28.jpg



birdpark29.jpg



birdpark30.jpg
 
Ngày 2: Kuala Lumpur

KL Bird Park (tiếp)

Hàng xóm thân thiết của các bạn cá văn minh kể trên là những chú vịt Carolina đầy màu sắc. Đây là loài vịt có xuất xứ từ Bắc Mỹ (còn có tên khác là vịt Wood). Vịt Carolina là một loài vật dễ thương và màu sắc của chúng khiến rất nhiều du khách bị thu hút.

Và chính cái vẻ ngoài đẹp đẽ ấy đã từng làm hại vịt Carolina. Vào cuối thế kỷ 19, số lượng vịt Carolina trong tự nhiên giảm mạnh một phần vì môi trường sống của chúng bị ảnh hưởng, nhưng phần lớn hơn là vì sự săn bắn vô tội vạ của con người. Những tay thợ săn ở Bắc Mỹ hạ gục những con vịt Carolina để lấy thịt và sau đó gửi bộ lông vũ tuyệt đẹp của chúng sang Châu Âu để phục vụ thị trường mũ của các quý bà.

Đầu thế kỷ 20, số lượng vịt Carolina trở nên vô cùng ít ỏi. Chúng có lẽ đã tiệt chủng nếu con người không kịp thức tỉnh với những biện pháp khẩn cấp. Những con vịt Carolina dần xuất hiện nhiều trở lại trong những năm 20 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, cũng phải tới khoảng 7 năm gần đây, số lượng vịt Carolina mới thực sự tăng mạnh. Hiện nay, mỗi thợ săn ở Bắc Mỹ chỉ được phép bắn 2-3 con vịt Carolina mỗi ngày. Đó là một biện pháp để hài hòa giữa nhu cầu của con người và sự sống còn của loài chim nước có vẻ ngoài vô cùng sặc sỡ.

birdpark25.jpg



birdpark33.jpg



birdpark34.jpg
 
Re: Ngất ngây theo nhịp Kecak trong mùa mưa Bali

Đọc bài bạn viết thật thú vị , mình có đi xem bird park chắc cũng là cưỡi ngựa xem hoa , cám ơn bạn vì nhiều thông tin bổ ích và thực tế :)
 
Ngày 2: Kuala Lumpur

KL Bird Park (tiếp)

Vịt Carolina có thể khiến người ta thích thú bởi vẻ ngoài bắt mắt của nó. Những con công có thể khiến bạn bật cười với màn "tay ba" hay trầm trồ bởi bộ lông vũ sặc sỡ. Những con hồng hạc với thế đứng 1 chân độc đáo cũng có thể khiến bạn dành nhiều thời gian để nhìn ngắm. Tuy nhiên, chẳng có loài chim nào ở KL Bird Park sánh được với chim mỏ sừng (hornbill).

Không phải ngẫu nhiên mà chim mỏ sừng được chọn là biểu tượng của KL Bird Park. Đây là loại chim phân bố khá rộng tại các vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới tại Châu Phi, Châu Á và một phần của Châu Đại Dương. Chim mỏ sừng có tới 55 loại khác nhau và mỗi loại lại mang một dáng vẻ riêng bên cạnh đặc điểm chung nhất là cái mỏ cong.

Ở một quốc gia nhiệt đới như Malaysia, chim mỏ sừng phân bố tại công viên quốc gia Taman Negara, Fraser's Hill, Langkawi, công viên quốc gia Gunung Mulu, Kinabatangan, thung lũng Sabah's Danum và công viên quốc gia Mount Kinabalu. Ở KL Bird Park, chim mỏ sừng được ưu ái dành riêng cho một khu vực khá rộng lớn nằm ở đoạn giữa khu 3 và khu 4.

PeterPan "chạm trán" với các bạn chim mỏ sừng khi vào quán Hornbill (nằm trọn trong khu dành riêng cho chim mỏ sừng). Quán cafe này có một ban công rất tuyệt với view nhìn ra cả một không gian xanh phía trước, ở đó có những cánh bay của chim mỏ sừng. Và một trong số đó đã sà xuống ngay gần bàn của PeterPan...

birdpark35.jpg



birdpark36.jpg



birdpark37.jpg



birdpark38.jpg



birdpark39.jpg



birdpark40.jpg



birdpark41.jpg
 
Ngày 2: Kuala Lumpur

KL Bird Park (tiếp)

Điểm đáng chú ý cuối cùng trong chuyến dạo chơi của PeterPan tại KL Bird Park là khu chuồng vẹt. Ở đó có đủ loại vẹt khác nhau. Từ những con vẹt có kích cỡ nhỏ bé khá quen mắt cho tới những con vẹt to đùng được nhốt trong những cái chuồng riêng. Bọn vẹt nhỏ được tự do bay nhảy ngay trên lối đi dành cho du khách. Chúng rất dạn người và sẵn sàng sà vào tay bạn để ăn một mẩu bánh hay một thứ quả gì đó.

Nốt vài bức ảnh ở khu chuồng vẹt trước khi chia tay KL Bird Park:

birdpark42.jpg



birdpark43.jpg



birdpark44.jpg



birdpark45.jpg



birdpark46.jpg



birdpark47.jpg



birdpark48.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,069
Bài viết
1,173,469
Members
191,892
Latest member
79king1app
Back
Top