What's new

[Chia sẻ] Maldives - Tất tần tật về thiên đường hạ giới

Kế hoạch và chuẩn bị cho chuyến đi

SƠ LƯỢC VỀ MALDIVES

22688120306_65e824b718_b.jpg


22091376854_1547a3bb7f_b.jpg


22091377614_9e9ac2c7d3_b.jpg


22583807980_b301bddb7f_b.jpg


Địa lý:

Maldives hay Quần đảo Maldives (phiên âm tiếng Việt: Man-đi-vơ; phát âm tiếng Anh: /ˈmɔlˌdaɪvz/), tên chính thức Cộng hòa Maldives, là một quốc đảo gồm nhóm các đảo san hô tại Ấn Độ Dương. Maldives nằm ở phía nam quần đảo Lakshadweep thuộc Ấn Độ, và cách khoảng 700 kilômét (435 mi) phía tây nam Sri Lanka. Hai mươi sáu đảo san hô của Maldives bao vòng quanh một lãnh thổ gồm 1.192 đảo nhỏ, khoảng hai trăm đảo trong số này có các cộng đồng địa phương sinh sống.

Maldives giữ kỷ lục là quốc gia phẳng nhất thế giới, với độ cao trung bình tự nhiên của lãnh thổ chỉ là 2.3 m (7½ ft), dù ở những nơi có các công trình dây dựng mức này cao hơn vài mét. Trong thế kỷ qua, mực nước biển đã tăng khoảng hai mươi centimét. Đại dương dường như đang tiếp tục tăng cao và điều này đe doạ sự tồn tại của Maldives. Một trận sóng thần tại Ấn Độ Dương đã gây ra một trận Động đất Ấn Độ Dương năm 2004 khiến nhiều vùng của Maldives bị tràn ngập làm nhiều người mất nhà cửa. Sau thảm hoạ, những nhà bản đồ học đang có dự án vẽ lại các bản đồ quần đảo sau những sự thay đổi do cơn sóng thần ((theo wikipedia).

Nếu nhìn trên bản đồ các bạn sẽ thấy Maldives là tập hợp của rất nhiều hòn đảo rất nhỏ khá cách xa nhau và hơi mờ vì độ cao so với mực nước biển khá thấp. Ở Maldives có hai dạng đảo: Một là đảo thông thường có dân thường sinh sống như thủ đô Male hay các đảo mà dân du lịch bụi hay đi là Maafushi, Guraidhoo; Hai là các đảo Resort chỉ dành riêng cho khách du lịch.

Kinh tế - chính trị - văn hoá:

Ngày nay du lịch và đánh cá là hai yếu tố then chốt của nền kinh tế Maldives. Các lĩnh vực vận tải biển, ngân hàng và chế tạng đang phát triển ở tốc độ khá cao. Trong số các quốc gia Nam Á, Maldives có mức GDP trên đầu người đứng thứ hai ở mức 3.900 USD (số liệu năm 2002), dân số khoảng 300.000 người (năm 2005). Đồng tiền của Maldives là đồng Rufiyaa (MVR), tuy vậy bạn có thể sử dụng USD trên đảo nếu không muốn đổi tiền sang Rufiyaa. Tỷ giá quy đổi: 1 USD đổi được 15,3 đồng Rufiyaa và 1 Rufiyaa đổi được khoảng 1.454 VND (T11.2015).

Chính trị Maldives hoạt động theo khuôn khổ một nền cộng hòa tổng thống, theo đó Tổng thống là người đứng đầu chính phủ. Tổng thống lãnh đạo nhánh hành pháp và chỉ định nội các. Ngôn ngữ chính thức và phổ thông là Dhivehi, một ngôn ngữ Indo-European có một số điểm tương đồng với Elu, ngôn ngữ Sinhalese cổ. Ký tự viết hiện nay được gọi là Thaana và được viết từ phải sang trái. Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi trong thương mại và dần trở thành một ngôn ngữ trung gian trong giảng dạy tại các trường học của chính phủ. Sau giai đoạn lịch sử Phật giáo, người dân Maldives đã cải theo phái Hồi giáo Sunni vào giữa thế kỷ 12. Hồi giáo là tôn giáo chính thức của toàn bộ dân cư, vì các công dân bị buộc phải gia nhập đạo này (theo wikipedia).

BAY ĐẾN VÀ THÔNG TIN ĐI LẠI Ở MALDIVES

Screen-Shot-2015-11-02-at-2.15.11-PM.png


Từ Việt Nam vẫn chưa có đường bay thẳng tới Maldives, vì vậy bạn cần phải bay sang một nước thứ 3 trước khi đến đây. Có khá nhiều lựa chọn cho bạn như bay của hãng Tiger Airways (transit ở Sing), Air Asia (transit ở Kuala Lumpur) hay Sri Lanka (transit ở Colombo).

Tìm vé rẻ: Ban đầu tôi định bay bằng Tiger Airways (transit ở Singapore), nhưng xem lịch trình thì vấn đề transit khá phức tạp (mất một ngày ở Sing mà giá cả ở đây thì đắt), nhập cảnh thì hên xui nên tôi chuyển sang đi Air Asia, transit ở Kuala Lumpur. Mất phải một đến hai ngày để chốt lịch trình vì tôi cần cân đối thời gian nghỉ phù hợp với công việc, cuối cùng tôi mua được vé với tổng chi phí là 16,5 triệu cho hai người đã bao gồm ký gửi hành lý bốn lượt 20kg mỗi lượt. Nếu không mua hành lý ký gửi và chọn vé rẻ nhất thì giá chỉ tầm 14 triệu thôi.

Visa: Maldives miễn visa hoàn toàn cho người Việt Nam, bạn chỉ cần đi đến cửa khẩu sân bay, điền thông tin vào form nhập cảnh là hải quan họ sẽ đóng dấu cho bạn (không cần show booking khách sạn luôn). Trên dấu ở hộ chiếu sẽ có chữ Employment prohibited để phân biệt mình là khách du lịch không phải là dân lao động qua làm việc ở đây.

Đi lại ở Maldives: Khi bay đến Maldives thì bạn sẽ đáp xuống sân bay quốc tế Ibrahim Nasir nằm trên một hòn đảo nhỏ chỉ vừa cho sân bay này, sau đó muốn di chuyển qua thủ đô Male (đọc là Ma Lé) hoặc các đảo gần đó phải đi bằng phà công cộng mất tầm 10 phút. Bạn nên đổi một ít tiền lẻ qua Rufiyaa vì khi bạn mua một số món đồ linh tinh hay mua vé phà có giá dưới 1 USD thì người dân họ sẽ làm tròn là 1 USD và không trả lại tiền thối cho bạn, đổi tiền thì bạn có thể dễ dàng đổi ngay tại quầy vé bến phà với tỷ giá rất tốt. Việc di chuyển giữa các đảo có người dân sinh sống được thực hiện bởi phà công cộng chạy liên tục hàng ngày trừ thứ 6 (ngày nghỉ cuối tuần của người Maldivian là thứ 6 và thứ 7) và bạn có thể theo dõi giờ chạy trong tuần ở đây: http://www.mtcc.com.mv/transporthome.aspx.

Lưu ý là để đi qua các đảo xa thì bạn cần xem rất kỹ lịch phà hàng ngày vì thường chỉ có 1-2 chuyến/ngày cố định từ Male đi các đảo đó. Còn các đảo gần Male như Hulumale hay Villingili thì có phà chạy liên tục 10 phút/chuyến 24/24h nên không cần để ý lắm. Giá vé phà Male - Villingili: 7 mvr/lượt, Male - Maafushi: 53 mvr/lượt, Maafushi - Guraidhoo: ~20 mvr/lượt, Guraidhoo - Male: ~30 mvr/lượt (chạy thẳng).

Nếu đi theo nhóm bạn có thể thuê riêng một chiếc speedboat cho cả nhóm, giá thì tầm USD 150-180/lượt đi từ Male đến Maafushi. Ở Maafushi bạn có thể đi riêng lẻ bằng speedboat về Male bất cứ lúc nào với giá $20/người/lượt.
 
Last edited:
Tôi đặt phòng để ngủ hôm đầu tiên ở Male là ở Sea House hotel, nằm trên đảo Villingili cách thủ đô khoảng 10' di chuyển bằng phà công cộng. Nếu các bạn muốn đến đây thì phải đi phà từ sân bay qua Male, sau đó bắt taxi qua bến phà bên kia của Male và tiếp tục đi phà để sang Villingili. Mỗi lượt như vậy cũng rẻ lắm, chỉ tầm ~1usd cho cả 2 người thôi (các bạn xem chi tiết ở đây nhé).

Khách sạn này ở ngay bến phà Villingili, cách có vài bước chân không ah. Đây là những hình ảnh đầu tiên về đảo Villingili:

_EO_9422 by An Le, on Flickr

_EO_9431 by An Le, on Flickr

_EO_9452 by An Le, on Flickr

_EO_9454 by An Le, on Flickr

_EO_9456 by An Le, on Flickr
 
Bạn nhớ là phải đổi một ít Đô lẻ qua Rufiyaa trước nhé vì vé phà ở đây rẻ lắm tính ra tiền USD thì chưa đến $1, mà nếu mình đưa $1 cho họ thì hầu như họ không trả lại tiền thối đâu sẽ bất lợi cho mình đấy.
Phòng khách sạn ở Sea House Maldives Topdeck – Villingili nằm ngay sát với bến phà công cộng, tuy hơi nhỏ nhưng nội thất rất ổn và yên tĩnh, giá lại ổn so với mặt bằng chung nữa ($40 chưa thuế phí). Do mất sức sau một ngày bay và transit tôi cũng không có nhiều hứng thú lắm với việc khám phá nơi đây ngay, ngủ sớm để sáng hôm sau dậy sớm.

_EO_9450 by An Le, on Flickr
 
Hít thở không khí trong lành sau khi tránh xa khỏi Hà Nội ô nhiễm, tôi trở lại khách sạn để ăn sáng. Phải nói là đồ ăn khá đầy đủ không kém gì buffet của khách sạn 4 sao, tôi thấy cũng đáng tiền khi ở đây, xung quay yên bình, cây cối và gió biển mát lạnh tạo nên kiểu khí hậu đặc trưng vùng Ấn Độ Dương, thật sảng khoái. Ở đây hầu như khách sạn nào cũng có các tour lặn biển hay daily tour đưa khách tham quan các resort gần đó.

_EO_9467 by An Le, on Flickr

_EO_9494 by An Le, on Flickr

_EO_9491 by An Le, on Flickr
 
Đón phà công cộng để quay trở lại Male city, trở lại cái không khí tấp nập nơi đây. Trời nắng nhẹ đúng cái tiết trời mát mẻ thu đông. Cái thành phố nằm gọn trên một hòn đảo hình chữ nhật này bé tí không à, chắc nhẩm là đường chéo của cái hình chữ nhật ấy chỉ tầm 2 cây số là cùng.

_EO_9469 by An Le, on Flickr

_EO_9481 by An Le, on Flickr
 
Bạn ơi, tổng chi phí bạn có thống kê là bao nhiêu cho cả chuyến đi ?

Tổng chi phí cho 2 người là khoảng $2000 bạn ah, nếu bạn không sử dụng dịch vụ, tham gia tour nhiều, đồ ăn chuẩn bị sẵn ở nhà để sử dụng khi ở Resort thì chi phí chỉ tầm khoảng $1600-1700 thôi.
 
Nền kinh tế Maldives sống chủ yếu nhờ du lịch và đánh bắt hải sản (chủ yếu là cá). Vậy nên hầu hết các loại hàng hoá khác họ đều phải nhập khẩu, điều này làm cho giá cả ở đây rất đắt đỏ. Các cửa hàng thì chủ yếu là siêu thị nhỏ, và các cửa hàng thuốc. Không hiểu sao thuốc ở đây bán nhiều thế. Ngoài ra nghe phong phanh đâu đó thì rác thải người dân sẽ thu lại, đẩy lên thuyền để chở ra một hòn đảo riêng để xử lý. Thảo nào đất nước toàn đảo này lại sạch sẽ đến vầy. Nhìn người dân có vẻ giản dị nhưng họ có ý thức lắm nhé, không có chuyện vứt rác bừa bãi ra đường đâu. À một chuyện nữa là đi taxi bạn cũng nên mặc cả nhé, thường thì đi giữa hai bến phà trong thành phố (đầu này đến đầu kia) chỉ mất tầm 15-20 rufiyaa thôi nhưng nếu họ thấy bạn mang hành lý nhiều họ sẽ đòi thêm đấy, dù là phần lớn taxi ở đây cũ rích nhưng họ vẫn chảnh lắm nha.

IMG_0976 by An Le, on Flickr

IMG_0977 by An Le, on Flickr

IMG_0979 by An Le, on Flickr

IMG_0983 by An Le, on Flickr

IMG_0989 by An Le, on Flickr

IMG_0995 by An Le, on Flickr

IMG_1006 by An Le, on Flickr

IMG_1009 by An Le, on Flickr

IMG_1010 by An Le, on Flickr
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,665
Bài viết
1,170,959
Members
192,318
Latest member
diendandientu
Back
Top