What's new

Mạng văn hóa café việt đến nước mỹ để quảng bá

Nếu nói đến hiệu quả kinh doanh, em chưa rõ hết nên không giám nói gì.
Nhưng rất khâm phục bác Nguyên ở chuyện giám nghĩ giám làm trong cuộc sống.
 
Xã hội Mỹ là xã hội đa chiều, nên việc đem cờ Mỹ ra đốt sẽ có nhiều người ghét và sẽ có nhiều người thích :D
 
Last edited:
Quả này Việt Kiều ủng hộ chung tay là thành công thôi à. Còn thẳng tiến thị trường Mỹ luôn thì Trung Nguyên còn đang xoắn đít. Đừng quá tham vọng. Đi từng bước trước.
 
Chẳng thấy có lý do gì nổi bật để người Mỹ chọn loại cafe này thay cho những loại họ đang sử dụng cả
 
Hôm qua em vào thăm Coop-Mart Lý Thường Kiệt, đứng 15 phút thì thấy có 4 khách hàng mua PhinDeli, mỗi khách mua 2-3 hộp
 
Last edited:
Cái thói "Ghen ăn tức ở " là một trong những tính xấu của người Việt. Thay vì chúc mừng, ủng hộ - nhiều người chơi trò "dìm hàng", dè bỉu, chê bai...CHuyện của bác Nguyên rồi mội người sẽ rõ sau 1 thời gian thôi
 
Last edited:
Để gây sự thu hút lớn với công chúng, ông Nguyên đã thực hiện một hình thức tiếp thị có khả năng “gây sốc” với nhiều người: Đổi tên thị trấn Buford thành PhinDeli - tên thương hiệu cà phê của mình.

Ông cũng cho sửa sang, hiện đại hóa trạm xăng, cửa hàng tiện ích, xây dựng góc cà phê PhinDeli để mọi khách dừng chân có thể thưởng thức hương vị cà phê Việt miễn phí. Tại đây, một bức tranh khổng lồ dài hơn 10m cũng được thực hiện một cách công phu để tái hiện toàn bộ cảnh trồng trọt, thu hoạch, chế biến cà phê ở Việt Nam. Không chỉ có thể thưởng thức cà phê tại chỗ, khách dừng chân còn có thể mua PhinDeli và một số quà lưu niệm có in hình PhinDeli, như áo thun, cốc uống cà phê…

Công ty PhinDeli có kế hoạch phân phối đầy tham vọng. Sản phẩm cũng đã được bán trên trang Amazon.com từ ngày 3/9, giúp những khách hàng của PhinDeli có thể thưởng thức hương vị cà phê Việt Nam từ khắp mọi nơi trên toàn nước Mỹ. Ông Phạm Đình Nguyên cũng chia sẻ tham vọng sẽ đưa được PhinDeli vào hệ thống các siêu thị lớn, đặc biệt là ở những tiểu bang có đông cộng đồng người Việt sinh sống.

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn hàng thứ hai trên thế giới chỉ sau Braxin. Khí hậu và thổ nhưỡng của Việt Nam giúp những hạt cà phê mang hương vị thơm ngon và đậm đà đặc biệt. Tuy nhiên, cho đến nay, cà phê Việt Nam vẫn chưa có thương hiệu nào thật sự có chỗ đứng trên thị trường nước Mỹ. Đó cũng là một trong những nguyên nhân vì sao thương hiệu PhinDeli trở thành một hiện tượng độc đáo, được giới báo chí, truyền thông cả tại Mỹ lẫn Việt Nam dành nhiều quan tâm.

Cũng phải nói thêm rằng việc PhinDeli có thể cho ra đời những sản phẩm cà phê siêu sạch, vượt qua những yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm tại Mỹ, mở rộng chuỗi phân phối tại cả Việt Nam và Mỹ, thiết lập kế hoạch tiếp thị, truyền thông rầm rộ chỉ trong vòng hơn 8 tháng là một nỗ lực phi thường. Một khi thương hiệu cà phê PhinDeli được thành lập và tạo được những thành công, các công ty Việt Nam khác có thể thêm tự tin để nhìn thấy những cơ hội cho mình, ở thị trường rộng lớn như nước Mỹ.

Sẽ có những thách thức không nhỏ cho PhinDeli. Đầu tiên là giá cả. PhinDeli cần được bán với giá thật sự cạnh tranh. Bên cạnh đó, việc mở rộng hệ thống phân phối, cung ứng cần được thực hiện ráo riết hơn nữa. Người Mỹ có thể tò mò mua PhinDeli thông qua trang mạng Amazon.com bước đầu. Nhưng về lâu dài, họ luôn kỳ vọng có thể mua được sản phẩm nhanh chóng khắp mọi nơi, đặc biệt là ở các hệ thống siêu thị lớn. Chiếc cốc cà phê đặc trưng của PhinDeli là một trong số quà lưu niệm của thị trấn

Một vấn đề không đơn giản khác là sẽ có những ngày, thị trấn PhinDeli chịu ảnh hưởng từ thời tiết khắc nghiệt của mùa đông, điều mà một thị trưởng người Việt Nam như ông Phạm Đình Nguyên có thể chưa từng trải nghiệm. Giữ cho thị trấn và cửa hàng mở cửa liên tục, kể cả trong những ngày này là một việc cũng cần chú ý.

Một vấn đề khác tôi muốn đặt ra: Liệu những tổn thương trong quá khứ giữa Mỹ và Việt Nam có thể gây khó khăn cho sự phát triển của PhinDeli trên đất Mỹ? Thật ra, từ những phân tích của mình, tôi cho rằng đây không phải là một vấn đề cần dành nhiều lo lắng. Gần 40 năm đã trôi qua và những năm tháng chiến tranh đã mờ dần trong ký ức của nhiều người. Thế hệ “uống cà phê” ở Mỹ lại là một thế hệ trẻ, độ tuổi tập trung từ 20-40, vốn là những người không “dính” nhiều đến chiến tranh. Họ sẽ nghĩ đến Việt Nam như một nơi có những kỳ nghỉ, những bãi biển, nơi có hương vị cà phê ngon tuyệt hảo xếp vào nhóm hàng đầu thế giới.

Cụ thể, trong ngày khai trương thị trấn 3/9 vừa qua, hơn 150 khách mời, là những quan chức người Mỹ và cả những gia đình người Mỹ gốc Việt đã dành thời gian đến với thị trấn này. Những tình cảm cởi mở, thân tình, những sự đón nhận nồng nhiệt đã được dành cho thị trấn. Ngay cả trên các trang mạng, cũng có thể tìm được không ít lời chúc mừng từ cả những công dân người Mỹ và những người Mỹ gốc Việt ở mọi độ tuổi khác nhau.

Như bất kỳ doanh nhân nào, Phạm Đình Nguyên biết rằng con đường để đưa được thương hiệu PhinDeli vào nước Mỹ vẫn đầy thử thách. Với cuộc ra mắt ấn tượng bằng phương thức tiếp cận đầy táo bạo này, cơ hội thành công cho cà phê Việt PhinDeli trên đất Mỹ là rất lớn…
 
Last edited:
Cái thói "Ghen ăn tức ở " là một trong những tính xấu của người Việt. Thay vì chúc mừng, ủng hộ - nhiều người chơi trò "dìm hàng", dè bỉu, chê bai...CHuyện của bác Nguyên rồi mội người sẽ rõ sau 1 thời gian thôi

người Việt mình mà cứ thế này thì sao mà phát triển được chứ
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,721
Bài viết
1,136,068
Members
192,488
Latest member
gemwindigital
Back
Top