What's new

[Chia sẻ] Marburg , Vienna, Lauterbrunnen, Luzern 2014

Chào các bạn, hôm nay xin kể với các bạn về chuyến đi loăng quăng của vợ chồng tôi tại mấy xứ Âu tháng 7 vừa rồi :

Chuyện là gia đình chúng tôi không phải là một gia đình “ Khoa bảng“ gì nên việc con trai nhớn vừa tốt nghiệp đại học được nhận ngay vào khóa cao học tại trường ĐH Philipps- Universität ở Marburg - Đức được gia đình tôi coi là một sự may mắn rất lớn mà không dám mơ trước. Sau mấy tháng đèn sách một mình bên đó, bố mẹ rất nhớ đứa con mà từ bé đến giờ chưa bao giờ xa gia đình quá một tháng nên khi thấy hãng Qatar có đợt khuyến mại vé Hà nội – Frankfurt có khoảng 700 USD , chúng tôi vồ luôn và đánh đường sang nấu nước giặt giũ cho con trai.
Tôi xin kể về 4 nơi tôi có cái để kể nhất. Chỉ là những cảm nhận thoáng qua, không theo thứ thự, lịch trình nào bởi thời gian ở những nơi này thật ngắn chỉ như một lần chớp mắt, ý niệm về những nơi này thoảng qua lãng đãng song cứ bám chặt trong ký ức. Mấy ngày này rỗi rãi xin được chia sẻ với các bạn .




Marburg an der Lahn – bang Hessen , Đức




DSC_0632.JPG



Người dân Marburg tự hào với câu slogan : Nếu mỗi thành phố ở Đức có một trường Đại học thì Marburg chính là một trường Đại học. Thật vậy, cái thành phố bé nhỏ này thuộc bang Hessen lại khá nổi tiếng bởi trường Đại học Phillips Universitäte của nó. Marburg chỉ là một thị xã nằm bên con sông Lahn bé như một con kênh thủy lợi yên ả chảy qua, không có đường Autobahn, không có đường tàu hỏa ICE chạy đến, nhưng cái thành phố cổ kính này luôn mang trong nó cái không khí trẻ trung của những sinh viên từ đủ mọi nơi thế giới . Trường đại học Phillips - Universität Marburg được thành lập từ năm 1527 là một trong 5 trường đại học lâu đời nhất của Đức gồm Heidenberg, Marburg , Tübingen, Freiburg và Göttingen.

DSC_0635.JPG

Ngôi trường cổ kính này được xây từ năm 1527 có dáng vẻ của một nhà tu hơn là một trường đại học




DSC_0567.JPG


Bên cạnh đó là cây cầu cổ nhất của Marburg và sông Lahn


Trường do hội thánh Tin lành lập nên từ thời tiền phục hưng nên ngôi trường nằm giữa thành phố cũng cổ kính nâu xỉn mốc meo y hệt như cái khoa thần học hiện vẫn còn tọa lạc trong ngôi trường cổ này. Các phân khoa thời hiện đại như kinh tế, công nghệ web, ngôn ngữ, thể thao v.v... thì ở những địa điểm rải rác khắp thành phố và được nằm trong những tòa nhà có lối kiến trúc hiện đại đương thời. Không biết những khoa Địa lý, khoa toán Thần học hay khoa Khoa học Giáo dục , sinh viên sẽ học thế nào trong những tòa nhà kiến trúc thế kỷ 16 có dáng vẻ của những ngôi nhà thờ với tường đá, cửa kính mầu và mái vòm gotich ? tôi rất muốn vào xem mà không dám mặc dù con trai đang là sinh viên trường này bảo ai cấm bố, trường đại học là nơi tự do ai muốn học thì học, muốn nghỉ thì nghỉ, tự do! Trong giảng đường sinh viên ngủ, nói chuyện, chơi điện tử trong khi giáo sư giảng bài là chuyện thường. Chỉ có điều anh học thế nào tôi không cần biết, đến kỳ thi không đủ điểm thì cứ việc học lại môn đó đến khi đạt thì thôi, 2 năm, 10 năm, 20 năm hay lâu hơn nữa không tốt nghiệp là việc của anh. Vì vậy, tự do mà lại phải tự lo mà học, không thì cả đời làm sinh viên hoi đốt tiền bố mẹ !



DSC_0585.JPG


Khoa Địa lý - tôi tưởng tượng tụi sinh viên học trong này sẽ bị cớm nắng còi xương sớm.






Thumbnails04412014024116Yersin.jpg


Có một người gốc Thụy sĩ rất nổi tiếng trong lãnh vực y học, đặc biệt ở Việt nam không ai không biết, đó là bác sĩ Alexander Yersin, người cựu sinh viên Y khoa của trường Philipps Uni Marburg . Sau thời gian nghiên cứu tại viện Pasteur Paris, với máu xê dịch, Yersin từ bỏ kinh đô ánh sáng lang thang thám hiểm các vùng đất Đông Dương. Nha Trang và Đà Lạt là nơi phượt thủ nổi tiếng này khai phá . Ông như một vị thần y của Nha Trang và đã gắn bó đến lúc nhắm mắt xuôi tay với thành phố này. Người dân Nha trang theo ý nguyện của ông đã chôn cất ông nằm sấp để được ôm lấy mảnh đất mà ông gắn bó này. Mộ ông hiện vẫn nằm tại Suối Dầu, cách Nha Trang có 20 km, tại nơi ông lập ra trại ngựa nuôi để lấy huyết tương làm vacxin. Yersin cũng là người sau này thành lập ra viện Pasteur và là hiệu trưởng trường Y đầu tiên ở Đông Dương. Trên Wikipedia nói rất rõ thân thế vị bác sĩ nổi danh này.
 
DSC_0843%2B-%2BCopy.JPG

Lâu đài Marburg. Bên ngoài. Tôi cũng đã định vào trong, nhưng nhìn thấy 19 Euro vào cửa xót ruột lại quay ra



DSC_0256.JPG


Rất nhiều xe đạp, không hiểu sao tôi thấy thanh bình khi nhìn những chiếc xe đạp dựng ở các góc phố



DSC_0251.JPG




DSCN6203.JPG


Khoa nhân chủng dân tộc và xã hội học của trường bên cạnh khoa Giáo dục cùng nhét trong một cái nhà cổ như cái tu viện




DSC_0828.JPG


một góc tường vôi tróc lở yên bình



DSC_0669.JPG




DSC_0648.JPG


Góc phố nhỏ đầy màu sắc, châu Âu mùa hè tràn đầy sắc hoa
 
XyxduRoeSD5YXtzU5PTsEQYFm1lBhLOBMI2gv0FsScY=w702-h526-no


Marburg đang giữa tháng 7, đúng mùa World cup. Dân Đức hừng hực khí thế chả kém cổ động viên Hải phòng. Ngoài phố xe cộ cắm cờ Đức, quanh nhà cũng cờ Đức, cửa hàng nào cũng bày quần áo mũ mão bóng đá ra ngoài vỉa hè. Nhưng trong ký túc xá con trai, không khí bóng đá nghe chừng rất hẻo. Lũ sinh viên hoặc ra ngoài quán, hoặc tụ tập nhà đứa nào đó nên cái phòng ăn có cái TV to tướng gần như chỉ có mình tôi ngồi xem. Được hôm trận Đức đấu với Algerie, có thêm một chú nhóc nữa vào ngồi cùng, phải cái tôi thì cổ động đội Đức, chú nhóc người Tuynidi, tất nhiên Hồi giáo chúng nó cổ động cho nhau. Hò hét nhưng lệch pha. Vì thế, trận chung kết, tôi dự định rủ anh con lên Frankfurt theo chỉ dẫn của bạn @Schweini để xem tại sân Commerzbank. Ban đầu hồ hởi máu lửa đi lắm, đến chiều thì thôi bố ạ, lên Frank lúc về quá muộn, có khi phải ngủ lại nhà bạn trên Frankfurt thì bố có ngủ không. Oài, thế thì thôi chứ diệu vợi thế thì bố thấy mấy ông bên phố trên kê bàn ghế, bê LCD ra vườn rồi nướng thịt ngoài kia, ta mang theo chai rượu xin xem cùng chắc OK ngay. Ông con gàn bảo thế thì ra quán bia, chả phải hỏi ai ! Nhất trí luôn và đến giờ, hai bố con nhảy bus lên phố cổ vào quán cổ vũ cho đội tuyển Đức - die Mannschaft – đội tuyển ruột của rất nhiều chị em nhà ta, tất nhiên là cả tôi nữa. Phút bù giờ 113 của trận đấu nổ tung không khí xung quanh chúng tôi với pha ghi bàn của Mario Goetz. Có thể nói, đó là một kỷ niệm không thể quên với tôi khi trong kỳ nghỉ đi thăm con trai đang học ở Đức, được cùng với con chào mừng chức vô địch thế giới của đội tuyển Đức trong một quán bia Đức, ngay trên đất Đức. Một đêm đáng nhớ với tiếng còi xe oto rú liên hồi , đám đông hò reo và đốt pháo bông, thanh niên vẫy cờ ngồi cửa xe hò hét trong lúc oto bấm còi rú ga lao như cuồng trên phố . Có khi cả đời, ta chỉ có một cơ hội được như vậy.

DSCN6798.JPG

Đám đông dần hình thành sau trận đấu, giữa ngã tư đường luôn

DSCN6817.JPG




DSCN6823.JPG




DSCN6827.JPG

Bắt đầu hò hét, bóp còi loạn xạ :))



DSCN6834.JPG
 
Đoạn miêu tả đường Hochiminh toàn em sinh viên măc bikiny của bác Hahoi làm em bật cười. Hồi trước bọn em cũng toàn bị bọn Đức hỏi :
có phải bộ trưởng giao thông của nước mày tên là "umleitung" không? 
Rồi ông Heizung - bộ trưởng năng lượng dạo này thế nào rồi? ...
Ai bảo người Đức không funny bác nhỉ? 
 
Trước của trường, dọc theo con sống Lahn chạy dài dưới tán cây um tùm một con đường nhỏ dành cho người đi bộ, nó có một cái tên Đức nhưng sinh viên trường Philipps lại nghịch ngợm đặt cho nó cái tên quá quen thuộc với người Việt nam mình, đường Hồ Chí Minh !!!! hẳn là một chú sinh viên nào đó vì thích lịch sử Việt nam, thích con đường huyền thoại Trường Sơn mà đặt một cái tên danh nhân cho con đường “ lãng mạn “ này khi mà ngày nắng hai bên vệ cỏ đầy tụi con gái đeo bikini nằm ườn phơi nắng ! Heeee ! tận cái thành phố Đức bé tí này mà Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân mới thật là vui chứ

DSC_0194.JPG


Dưới cái đài phun giữa quảng trường luôn có hội sinh viên nhàn rỗi ngồi đàn ca sáo nhị, tặng kem cũng tốt mà xiền lại càng phấn khởi

Từ thời Quốc xã, Marburg đã là trung tâm điều dưỡng thương binh của các đạo quân Wehrmacht, cho đến ngày nay, tại Marburg vẫn còn những trung tâm điều dưỡng dành cho người khuyết tật. Đi trên xe bus, người khuyết tật ta gặp rất nhiều, theo tôi quan sát thì họ có cách sinh hoạt đi lại không khác chúng ta là mấy. Những người hỏng mắt thành thạo lên xe bus và xuống đúng bến, tất nhiên là do trên xe có loa thông báo điểm đỗ, nhưng họ hoàn toàn không phiền đến người xung quanh. Những người hỏng mắt có tuổi thường có một chú chó công vụ đã qua đào tạo chuyên giúp chủ nó đi lại, thậm chí giúp được nhiều việc thông thường trong cuộc sống. Những chú chó này có thể nói là một phần quan trọng trong cuộc sống của những người khuyết tật. Lên xe bus các chú chó dẫn chủ vào ghế còn trống và ngoan ngoãn nằm bên cạnh, rất thân thiện với người xung quanh, trẻ con kéo đuôi hay có ai vô tình đá phải, chúng cũng ... cho qua ! Nhưng nhìn tên chó to vật lừ lừ nằm sát chân mình, kinh chết đi được.

Đọc bài của bác HaHoi luôn có thật nhiều thông tin bổ ích. HMC xin phép vào tham gia góp vui chút nhé.
Hình như đây cũng cùng 1 con phố với tấm hình của bác, chỉ khác là HMC chụp ở 1 đoạn khác thôi :) Thú thật là HMC có tổng cộng khoảng hơn 3 tháng trời lặn lội 1 vài ngóc ngách của châu Âu, trong hơn 3 tháng đó đã đi khá rã rời nên tính về số km đường đi thì nhiều, tuy nhiên những kiến thức về lịch sử và văn hóa thì không có hoặc đã từng biết mà sau đó quên béng luôn rồi ( thật là đầu óc trống rỗng quá mà, không chứa được gì ngoài truyện ngôn tình, truyện giả tưởng kiểu The Davince Code ). Và cũng do lơ mơ, hình lưu trong máy lưu chung 1 folder, 1 hồi hỗn loạn không còn nhớ khúc nào ở thành phố nào :) Khi có ai nhắc đến cứ như tìm lại kỷ niệm cũ, ngồi hít hà à thì ra mình đã tới đây, ngày đó là 1 ngày thế này thế kia, đi đôi giày như này, mặc cái áo này mua 1 chùm nho ngồi bệt lề đường gặm thế kia,...
attachment.php


Bác tiếp tục cho em được hóng mở mang tầm mắt ạ.

@huongmuahe : Mình còn nhớ hình như đã liên lạc với bạn mấy năm về trước qua topic Paris thì phải, nay có vẻ bạn chuyển thành huongmuadong luôn tại Stuttgart luôn rồi à. Hình như Stuttgart thường mỗi năm chỉ có tuyết rơi vài lần thôi phải không bạn.
 
Chuyến này HaHoi có lời văn của một bậc phụ huynh hơn là của 1 du khách nhỉ? Bác vẫn nhớ những hình ảnh đẹp cổ kính và thanh bình của Âu châu, nhưng mà chắc không nhìn được tận mắt nữa rồi. Cảm ơn HaHoi!
 
@Medela : ừ, dân Đức cũng tán bậy, nói chuyện nhảm nhí còn quá mình. Thời sinh viên của bạn bên đó chắc quá biết những chuyện bậy mà sinh viên vẫn tuyên truyền nhỉ. Thi thoảng tung lên cho anh em còn biết với nhé.
@Hamacon : cảm ơn bạn đã động viên khích lệ. Nhưng con phố trong ảnh của bạn chắc ở Dresden ? cái nhà cuối phố trông quen lắm nhưng tôi không nhớ, chỉ đoán vậy. Nhưng Marburg thì không phải rồi. Đi nhiều quá nên nhớ lộn phải vậy không Hà mã con ? :))

.......


Tiếp nhé, tranh thủ hôm nay ít việc, chém gió tiếp :

DSC_0056.JPG


Con trai, hồi bé có đẩy ra đầu đường lơ ngơ cũng chả biết đi đâu lại quay về nhà làm bạn với máy tính, game, Doremon và Lego. Trước khi đi học còn không biết cầm dao để gọt hoa quả, nấu nướng thì tuyệt nhiên không cần biết, thỉnh thoảng định danh lại vài món kiểu như không nói xào măng mà gọi là rán măng, mà rán cá lại gọi là xào cá, đại khái vậy, ấy thế mà giờ đây có vào hangout nói chuyện thì hỏi mẹ cách kho thịt, luộc rau hoành tráng như ai. Tuần hai buổi tự vào siêu thị mua đồ về tự nấu lấy, thật không thể tưởng tượng được ! Có điều, khả năng cảm thụ thiên nhiên kém quá, chí ít cái đẹp nó sờ sờ quanh mình, ngay mắt cũng phải nhận ra, đằng này anh không quan tâm ! Bố mẹ hỏi chỗ ký túc xá con ở thế nào thì khu Wehrda được tả lại rằng đầu ký túc xá là một bãi rác, bên đường là cái làng lúc nào cũng im lìm và sau làng là rừng rậm, mùa đông quạ kêu quàng quạc thê thảm. Bỏ mẹ rồi ! cho con sang tây học mà ủn nó vào chỗ xó rừng thế này quá bằng đi đày ! cả bố cả mẹ không ai bảo ai nhưng trong lòng xót thằng con nơi góc rừng xa xứ lắm ! Vì thế, lúc mới đến, đã qua khu Oberstadt – khu phố trung tâm của Marburg mà xe bus còn chạy tiếp như lao ra cánh đồng thì vợ chồng tôi vẫn nghĩ khu ký túc xá này hẳn là hẻo lánh lắm, cho đến khi xe lại chạy vào khu phố nhỏ giữa những căn nhà biệt thự với những mảnh vườn phủ đầy hoa, những con phố dốc với những hàng thông kiểu Đà Lạt ( ví thế chứ Đà Lạt không so được ) bãi cỏ nhung và cái xe đạp đứa bé nào để đó bỏ đi chơi, lũ mèo nằm sưởi nắng, hàng rào gỗ với hoa lily, lá trường xuân phủ xanh mướt trên bức tường trắng, những cây đoạn nở bung những chùm hoa vàng loe hoe thơm ngan ngát .... thì bọn tôi hai đứa trợn mắt nhìn nhau ai oán về văn tả cảnh của ông con. Khu sinh viên quá đẹp và thanh bình !

DSC_0685.JPG


Cái " làng " bên kia đường



DSCN6845.JPG


DSC_1062.JPG


Đầu " làng "với nhà thờ "làng"






DSC_1055.JPG


Trước sân nhà thờ, đài tưởng niệm lính Đức, những người của khu Wehrda, chết trận thời thế chiến I





9Qt1_G_dBlQyyHRXwdkgr4-wmFutv8VLlS1QXo6s2M0=w702-h526-no


Một nhà kho cũ. Dân ở đây có mấy nhà vẫn nuôi ngựa để cưỡi đi siêu thị shopping
 
Last edited:
Ôi bác Hahoi làm em nhớ Marburg quá! Đợt sang Đức vừa rồi em ở Kirchhain, quê hương của bạn trai em, cách Marburg có 30 phút chạy xe nên em lượn ở Marburg suốt. Em cũng có mấy cái ảnh chụp tòa thị chính cũ, mấy cái nhà thờ cổ kính ở Marburg rất đẹp. (em thích thăm nhà thờ nên đến thành phố nào em cũng vào xem) Xem lại mấy cái ảnh này lại bồi hồi nhớ nước Đức, người Đức quá đi mất!
 
Chuyến này HaHoi có lời văn của một bậc phụ huynh hơn là của 1 du khách nhỉ? Bác vẫn nhớ những hình ảnh đẹp cổ kính và thanh bình của Âu châu, nhưng mà chắc không nhìn được tận mắt nữa rồi. Cảm ơn HaHoi!

Cháu chào bác @TravelBug !
Vâng, lần này bọn cháu đi thăm con là chính, nhưng cũng kết hợp đi chơi chút. Cũng tự chuẩn bị mọi thứ như xưa bác ạ.
Thấy bác vẫn tham gia diễn đàn, cháu rất mừng. Kính chúc bác mạnh khỏe !
 
DSC_0919.JPG


Hoa trong vườn nhà


DSC_0967.JPG


DSC_0980.JPG






Và lúc nào cũng là hương hoa Đoạn

DSC_0366.JPG


DSC_1029.JPG


Vườn tược hoa lá khiến bố cu mẹ mướp suốt ngày ngẩn tò te ngắm trộm nhà người ta

Khu ký túc xá sinh viên của trường gồm 3 tầng, mỗi tầng khoảng 10 đứa, mỗi đứa một phòng riêng khoảng 12 m2. Trong phòng có lavabo rửa mặt, giường tủ, internet đàng hoàng. Một tầng chung nhau cái bếp, 2 khu toilet với 4 hố , 2 vòi :D ( 4 toilet và 2 phòng tắm đứng ) . Nói chung là OK với tụi SV. Ra đến đầu khu túc xá, hóa ra cái bãi rác ông con khiến bố mẹ tự trách mình bấy lâu chính là dãy thùng rác bằng nhựa to tướng mà khắp đất Đức đâu cũng có, một thùng rác vô cơ, một hữu cơ. Còn cái làng bên kia đường thì chiều nào vợ chồng tôi cũng dạo qua, ngẩn tò te bố cu mẹ mướp nhòm qua hàng rào nhà người ta vào những mảnh vườn cúc Marguerite nở trắng bên những bụi hồng chi chít hoa đỏ, cái làng mà chúng tôi trước tưởng như làng Vũ Đại giờ khiến cả vợ cả chồng cho đến giờ vẫn còn trầm trồ về những bậu cửa, hàng rào và luống hoa của nó.
 
Last edited:
ktSDjzeAXADdBk1toJyVguQ284aokNHIJ9_C_Nkhcn0=w836-h556-no



DSC_0085.JPG


Cửa rừng


DSC_0108.JPG


CSC_0156.JPG


Lẫn trong cánh đồng lúa mỳ là hoa cúc dại


cSw0p6xoRkh6jlBCkmdNB7UPhp7v_0kWDIIz7-gPkto=w836-h556-no


và cả những loài hoa đồng nội bình thường khác nhưng cao hơn cả đầu người, trước đó tôi đi qua sơ ý chạm vào, sương rơi ướt hết mặt

DSCN6696.JPG







Ngay sáng sớm ngày hôm sau khi vừa đến, tôi đã vào rừng để tận hưởng cái không khí trong vắt sực mùi nhựa thông trong nó. Trời còn sớm, sương còn đẫm trên đám lá mục và từ đó bốc lên mùi rêu hăng hắc, mùi lá mục và vẫn là mùi nhựa thông. Con đường mòn ướt sũng sương đêm thỉnh thoảng chí tôi một phát lá tầm ma giật nảy mình như kim châm, một vòi nước ngầm tự nhiên nước trong vắt, mát lạnh chảy xối xả bắt nguồn cho con lạch nhỏ. Chỉ sau vài lần gù của thằng cu gáy trốn bên dưới bụi đinh hương đã thấy loe hoe nắng xiên trên tán thông, trời xanh trong vắt và tôi bước ra cánh đồng lúa mỳ chín vàng ươm, xen lẫn vào nó là những cánh hoa cúc dại , cả một vạt đồi nhỏ là hoa cúc dại phủ kín li ti đốm trắng , rặng táo quả đã hoe hoe đỏ, mận dại chín vàng rụng thơm như mật, mấy ả bò sữa vú căng thỗn thện gếch mõm bình thản nhai cỏ. Một không gian yên tĩnh mê hồn và một khung cảnh lãng mạn của những tấm bưu thiếp !
Văn tả cảnh của con thật đáng phải học lại ! ( ít ra là học bố nó ! he he, sorry ! xin phép tự kéo vó lấy một câu ! ) nó khiến cho bố mẹ mất thêm tiền để đi thêm chỗ khác. Biết đẹp thế này việc gì phải Vienna, Thụy Sĩ cho tốn ! haizzz, lỡ đặt mọi thứ rồi chứ ở đây quá đủ cho một chuyến đi tận hưởng.

DSCN6706.JPG


DSC_0873.JPG
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,699
Bài viết
1,135,514
Members
192,443
Latest member
usacashapp1
Back
Top