Chào các bạn, hôm nay xin kể với các bạn về chuyến đi loăng quăng của vợ chồng tôi tại mấy xứ Âu tháng 7 vừa rồi :
Chuyện là gia đình chúng tôi không phải là một gia đình “ Khoa bảng“ gì nên việc con trai nhớn vừa tốt nghiệp đại học được nhận ngay vào khóa cao học tại trường ĐH Philipps- Universität ở Marburg - Đức được gia đình tôi coi là một sự may mắn rất lớn mà không dám mơ trước. Sau mấy tháng đèn sách một mình bên đó, bố mẹ rất nhớ đứa con mà từ bé đến giờ chưa bao giờ xa gia đình quá một tháng nên khi thấy hãng Qatar có đợt khuyến mại vé Hà nội – Frankfurt có khoảng 700 USD , chúng tôi vồ luôn và đánh đường sang nấu nước giặt giũ cho con trai.
Tôi xin kể về 4 nơi tôi có cái để kể nhất. Chỉ là những cảm nhận thoáng qua, không theo thứ thự, lịch trình nào bởi thời gian ở những nơi này thật ngắn chỉ như một lần chớp mắt, ý niệm về những nơi này thoảng qua lãng đãng song cứ bám chặt trong ký ức. Mấy ngày này rỗi rãi xin được chia sẻ với các bạn .
Marburg an der Lahn – bang Hessen , Đức
Người dân Marburg tự hào với câu slogan : Nếu mỗi thành phố ở Đức có một trường Đại học thì Marburg chính là một trường Đại học. Thật vậy, cái thành phố bé nhỏ này thuộc bang Hessen lại khá nổi tiếng bởi trường Đại học Phillips Universitäte của nó. Marburg chỉ là một thị xã nằm bên con sông Lahn bé như một con kênh thủy lợi yên ả chảy qua, không có đường Autobahn, không có đường tàu hỏa ICE chạy đến, nhưng cái thành phố cổ kính này luôn mang trong nó cái không khí trẻ trung của những sinh viên từ đủ mọi nơi thế giới . Trường đại học Phillips - Universität Marburg được thành lập từ năm 1527 là một trong 5 trường đại học lâu đời nhất của Đức gồm Heidenberg, Marburg , Tübingen, Freiburg và Göttingen.
Ngôi trường cổ kính này được xây từ năm 1527 có dáng vẻ của một nhà tu hơn là một trường đại học
Bên cạnh đó là cây cầu cổ nhất của Marburg và sông Lahn
Trường do hội thánh Tin lành lập nên từ thời tiền phục hưng nên ngôi trường nằm giữa thành phố cũng cổ kính nâu xỉn mốc meo y hệt như cái khoa thần học hiện vẫn còn tọa lạc trong ngôi trường cổ này. Các phân khoa thời hiện đại như kinh tế, công nghệ web, ngôn ngữ, thể thao v.v... thì ở những địa điểm rải rác khắp thành phố và được nằm trong những tòa nhà có lối kiến trúc hiện đại đương thời. Không biết những khoa Địa lý, khoa toán Thần học hay khoa Khoa học Giáo dục , sinh viên sẽ học thế nào trong những tòa nhà kiến trúc thế kỷ 16 có dáng vẻ của những ngôi nhà thờ với tường đá, cửa kính mầu và mái vòm gotich ? tôi rất muốn vào xem mà không dám mặc dù con trai đang là sinh viên trường này bảo ai cấm bố, trường đại học là nơi tự do ai muốn học thì học, muốn nghỉ thì nghỉ, tự do! Trong giảng đường sinh viên ngủ, nói chuyện, chơi điện tử trong khi giáo sư giảng bài là chuyện thường. Chỉ có điều anh học thế nào tôi không cần biết, đến kỳ thi không đủ điểm thì cứ việc học lại môn đó đến khi đạt thì thôi, 2 năm, 10 năm, 20 năm hay lâu hơn nữa không tốt nghiệp là việc của anh. Vì vậy, tự do mà lại phải tự lo mà học, không thì cả đời làm sinh viên hoi đốt tiền bố mẹ !
Khoa Địa lý - tôi tưởng tượng tụi sinh viên học trong này sẽ bị cớm nắng còi xương sớm.
Có một người gốc Thụy sĩ rất nổi tiếng trong lãnh vực y học, đặc biệt ở Việt nam không ai không biết, đó là bác sĩ Alexander Yersin, người cựu sinh viên Y khoa của trường Philipps Uni Marburg . Sau thời gian nghiên cứu tại viện Pasteur Paris, với máu xê dịch, Yersin từ bỏ kinh đô ánh sáng lang thang thám hiểm các vùng đất Đông Dương. Nha Trang và Đà Lạt là nơi phượt thủ nổi tiếng này khai phá . Ông như một vị thần y của Nha Trang và đã gắn bó đến lúc nhắm mắt xuôi tay với thành phố này. Người dân Nha trang theo ý nguyện của ông đã chôn cất ông nằm sấp để được ôm lấy mảnh đất mà ông gắn bó này. Mộ ông hiện vẫn nằm tại Suối Dầu, cách Nha Trang có 20 km, tại nơi ông lập ra trại ngựa nuôi để lấy huyết tương làm vacxin. Yersin cũng là người sau này thành lập ra viện Pasteur và là hiệu trưởng trường Y đầu tiên ở Đông Dương. Trên Wikipedia nói rất rõ thân thế vị bác sĩ nổi danh này.
Chuyện là gia đình chúng tôi không phải là một gia đình “ Khoa bảng“ gì nên việc con trai nhớn vừa tốt nghiệp đại học được nhận ngay vào khóa cao học tại trường ĐH Philipps- Universität ở Marburg - Đức được gia đình tôi coi là một sự may mắn rất lớn mà không dám mơ trước. Sau mấy tháng đèn sách một mình bên đó, bố mẹ rất nhớ đứa con mà từ bé đến giờ chưa bao giờ xa gia đình quá một tháng nên khi thấy hãng Qatar có đợt khuyến mại vé Hà nội – Frankfurt có khoảng 700 USD , chúng tôi vồ luôn và đánh đường sang nấu nước giặt giũ cho con trai.
Tôi xin kể về 4 nơi tôi có cái để kể nhất. Chỉ là những cảm nhận thoáng qua, không theo thứ thự, lịch trình nào bởi thời gian ở những nơi này thật ngắn chỉ như một lần chớp mắt, ý niệm về những nơi này thoảng qua lãng đãng song cứ bám chặt trong ký ức. Mấy ngày này rỗi rãi xin được chia sẻ với các bạn .
Marburg an der Lahn – bang Hessen , Đức
Người dân Marburg tự hào với câu slogan : Nếu mỗi thành phố ở Đức có một trường Đại học thì Marburg chính là một trường Đại học. Thật vậy, cái thành phố bé nhỏ này thuộc bang Hessen lại khá nổi tiếng bởi trường Đại học Phillips Universitäte của nó. Marburg chỉ là một thị xã nằm bên con sông Lahn bé như một con kênh thủy lợi yên ả chảy qua, không có đường Autobahn, không có đường tàu hỏa ICE chạy đến, nhưng cái thành phố cổ kính này luôn mang trong nó cái không khí trẻ trung của những sinh viên từ đủ mọi nơi thế giới . Trường đại học Phillips - Universität Marburg được thành lập từ năm 1527 là một trong 5 trường đại học lâu đời nhất của Đức gồm Heidenberg, Marburg , Tübingen, Freiburg và Göttingen.
Ngôi trường cổ kính này được xây từ năm 1527 có dáng vẻ của một nhà tu hơn là một trường đại học
Bên cạnh đó là cây cầu cổ nhất của Marburg và sông Lahn
Trường do hội thánh Tin lành lập nên từ thời tiền phục hưng nên ngôi trường nằm giữa thành phố cũng cổ kính nâu xỉn mốc meo y hệt như cái khoa thần học hiện vẫn còn tọa lạc trong ngôi trường cổ này. Các phân khoa thời hiện đại như kinh tế, công nghệ web, ngôn ngữ, thể thao v.v... thì ở những địa điểm rải rác khắp thành phố và được nằm trong những tòa nhà có lối kiến trúc hiện đại đương thời. Không biết những khoa Địa lý, khoa toán Thần học hay khoa Khoa học Giáo dục , sinh viên sẽ học thế nào trong những tòa nhà kiến trúc thế kỷ 16 có dáng vẻ của những ngôi nhà thờ với tường đá, cửa kính mầu và mái vòm gotich ? tôi rất muốn vào xem mà không dám mặc dù con trai đang là sinh viên trường này bảo ai cấm bố, trường đại học là nơi tự do ai muốn học thì học, muốn nghỉ thì nghỉ, tự do! Trong giảng đường sinh viên ngủ, nói chuyện, chơi điện tử trong khi giáo sư giảng bài là chuyện thường. Chỉ có điều anh học thế nào tôi không cần biết, đến kỳ thi không đủ điểm thì cứ việc học lại môn đó đến khi đạt thì thôi, 2 năm, 10 năm, 20 năm hay lâu hơn nữa không tốt nghiệp là việc của anh. Vì vậy, tự do mà lại phải tự lo mà học, không thì cả đời làm sinh viên hoi đốt tiền bố mẹ !
Khoa Địa lý - tôi tưởng tượng tụi sinh viên học trong này sẽ bị cớm nắng còi xương sớm.
Có một người gốc Thụy sĩ rất nổi tiếng trong lãnh vực y học, đặc biệt ở Việt nam không ai không biết, đó là bác sĩ Alexander Yersin, người cựu sinh viên Y khoa của trường Philipps Uni Marburg . Sau thời gian nghiên cứu tại viện Pasteur Paris, với máu xê dịch, Yersin từ bỏ kinh đô ánh sáng lang thang thám hiểm các vùng đất Đông Dương. Nha Trang và Đà Lạt là nơi phượt thủ nổi tiếng này khai phá . Ông như một vị thần y của Nha Trang và đã gắn bó đến lúc nhắm mắt xuôi tay với thành phố này. Người dân Nha trang theo ý nguyện của ông đã chôn cất ông nằm sấp để được ôm lấy mảnh đất mà ông gắn bó này. Mộ ông hiện vẫn nằm tại Suối Dầu, cách Nha Trang có 20 km, tại nơi ông lập ra trại ngựa nuôi để lấy huyết tương làm vacxin. Yersin cũng là người sau này thành lập ra viện Pasteur và là hiệu trưởng trường Y đầu tiên ở Đông Dương. Trên Wikipedia nói rất rõ thân thế vị bác sĩ nổi danh này.