What's new

[Chia sẻ] Melbourne tươi đẹp

Chào các bác,

Em đã đọc hết các topic về Úc châu và tự nhiên thấy nhớ nó quá :(. Em cũng không được đi nhiều ở Úc châu nên cũng không có nhiều tư liệu để kể. Chả lẽ lại kể chay. Thôi có bao nhiêu kể bấy nhiêu vậy vì có nhiều bạn, đến vào thời điểm khác nhau, cảm nhận về đất nước con người Úc châu khác nhau sẽ giúp thêm em:D.

Em xin đặt hòn gạch đăng ký viết một Topic nhỏ về Melbourne-Victoria. Các bác nào có tư liệu chuẩn bị giúp em bổ khuyết những chỗ kể chay (ghét cái này quá nhưng ảnh thất lạc lung tung cả. Có chăng chỉ còn cái Visa quá đát trong cuốn hộ chiếu hết hạn giữ lại làm kỷ niệm là còn).

Em đặt gạch rồi nhé. Tự nhiên lại ước được sờ tay vào cục vàng to nhất thế giới. Cục "Welcome the Stranger".

Kính cáo.
 
Không biết cây vạn tuế này bao nhiêu tuổi nhưng nó cao lắm. Mỗi cây, trên thân đều phải mang một cái vòng nhựa. Mục đích là để tránh con thú nhỏ trèo lên phá ngọt cây. Khi gặp tấm nhựa, móng của chúng không bám được vào thân cây nên sẽ phải rơi xuống.

sieuthiNHANH2009100527741yjm3zjzkn2268016.jpeg


Trong khu vườn rộng lớn, có cả các hồ nhỏ, nơi các loại chim tự nhiên tha hồ sinh sống mà không bị ai bắt hay săn​

sieuthiNHANH2009100527741otvlmtjimd313946.jpeg
 
Wombats cũng là một loại thú có túi đặc thù ở Úc; là loài gậm nhấm, chân ngắn có cơ bắp khoẻ. Có 3 loại wambats khác nhau trong đó loại lớn nhất dài khoảng 1 mét, nặng 20 và kg 35 với đuôi rất ngắn. Chúng được tìm thấy trong rừng, núi, và các khu vực có cây thạch nam phía đông nam Australia và Tasmania.

sieuthiNHANH2009100627841ztu4ztu0zj81574.jpeg

Cũng giống như tên của Kangaroo gọi do sự hiểu nhầm như kể ở bài trên, tên wombat là do các cộng đồng Thổ Dân Eora, là cư dân gốc của vùng Sydney đặt.

sieuthiNHANH2009100627841mzflmza1zg108102_1.jpeg

Wombats đào hệ thống hang rộng giống với các loại động vật gặm nhấm khác bằng răng phía trước và vuốt mạnh. Một trong những đặc trưng thích ứng của wombats là túi đựng con của nó ngược lại so với các loại khác, tức là miệng túi quay về phía sau. Lợi thế của túi-ngược là khi đào bới và chui rúc trong hang, wombat không bị bụi bẩn lọt vào trong túi của nó, làm ảnh hưởng bất lợi lên những đứa con của nó. Mặc dù chủ yếu hoạt động lúc hoàng hôn và đêm, wombats cũng sẽ kết hợp lại thành bầy đi tìm thức ăn khi trời mát hoặc vào những ngày u ám.

sieuthiNHANH2009100627841mtfmzgu0yt85852.jpeg

Thường khó nhìn thấy chúng trong tự nhiên, nhưng chúng để lại rất nhiều bằng chứng phong phú trên các đoạn đào bới của mình. Wombats là động vật ăn cỏ, chế độ ăn uống của chúng bao gồm chủ yếu các loại cỏ, lá cây, thảo dược, vỏ cây và rễ. Răng của chúng có răng cưa phù hợp cho việc gặm nhấm loại thực vật dai và cứng. Màu lông Wombats có thể khác nhau từ một màu cát để nâu, hoặc từ xám đen.

sieuthiNHANH2009100627841ztm2zje5yw171498.jpeg

Wombats cái đẻ mỗi lứa một con vào mùa xuân, sau một thời kỳ mang thai là20-22 ngày. Do thời gian mang thai ngắn, chúng phải có một túi phát triển tốt, để nuôi con non trong khoảng 6-7 tháng. Wombats con cai sữa sau 15 tháng, và trưởng thành ở 18 tháng tuổi.
 
Flinders station

Đến Melbourne, ta nên dừng lại một chút để tìm hiểu thêm về nhà ga Trung tâm tại phố Flinders. Nó kết hợp cả những nét lịch sử và hiện đại. Vượt qua một lịch sử phát triển lâu dài và đầy biến động, nó vẫn hiên ngang tồn tại cùng nhật nguyệt và nay đã trở thành một một di sản của Thành phố.

sieuthiNHANH2009110130444n2u1ytlmnd136824.jpeg

Về công năng, Flinders Street Station là ga trung tâm của mạng lưới đường sắt ngoại ô của Melbourne, Úc. Nó nằm ở góc của phố Flinders và Swanston bên cạnh sông Yarra, ngay tại trung tâm thành phố, kéo dài từ Swanston Street đến Queen Street và bao gồm hai khối nhà.

sieuthiNHANH2009110130444nji3mdi1mg65291.jpeg

Mỗi ngày làm việc trong tuần, hơn 110.000 người và 1.500 chuyến Tram (Tầu điện) đi qua ga. Trước đây Ga này do Công ty dịch vụ Connex vận hành, sau này là MTM quản lý vùng dịch vụ vận chuyển tại ngoại thành, và Công ty V/Line cung cấp dịch vụ tại khu vực bên ngoài, đến tận Gippsland.

Có một câu thành ngữ của người Melburne là "I'll meet you under the clocks" ("Tôi sẽ gặp gỡ bạn dưới chiếc đồng hồ"). Cái đồng hồ ở đây là cái đồng hồ ở trên lối vào chính, dùng để chỉ thời gian khởi hành của các tàu tiếp theo trên mỗi đường tàu (line). Như vậy, nhà ga là một nơi gặp gỡ phổ biến, ở giao lộ của hai phố bận rộn, tấp nập nhất. Nhà ga này được liệt kê trên bản danh sách Đăng ký Di sản của bang Victoria.

(Ảnh sưu tầm)
 
Quay lại lịch sử, Nhà ga đầu tiên vốn được hình thành từ một ga xe lửa trên phố Flinders, được gọi là Melbourne Terminus, và là một tập hợp của các nhà kho lưu trữ hàng hóa vận chuyển bằng tàu. Nó được hoàn thành năm 1854 và chính thức được khai trương vào ngày 12 tháng 9 do đích thân Phó Toàn quyền (Lieutenant-Governor) Charles Hotham cắt băng khánh thành. Nhà ga này là nhà ga đường sắt đầu tiên trong thành phố trên toàn lãnh thổ Úc lúc bấy giờ. Và ngày đó cũng là ngày khai mạc chuyến đi tàu hơi nước đầu tiên trong cả nước. Lúc đó, tầu chỉ đi đến Sandridge (nay là Port Melbourne).

Toàn cảnh sân ga năm 1908

sieuthiNHANH2009110130444mtfjymfkn261906.jpeg


Mặt tiền của tiền ga trên phố Swanston năm 1910

sieuthiNHANH2009110130444zjlhzjk5yj139590.jpeg

Lúc đầu, ga chỉ có một một đoạn sân đỗ duy nhất dài 30 mét, và nằm bên cạnh tòa nhà có tên là "Chợ cá" (Fish Market building) bên góc phía tây nam phố Swanston và Flinders Street. Sân đỗ thứ hai được xây dựng bổ sung vào năm 1877, cùng với hai cây cầu trên không bằng gỗ để giúp cho hành khách đi đến các sân ga dễ dàng. Sau đó các tòa nhà làm bằng gỗ, tôn và một trạm điện báo được xây năm 1879. Hệ thống tín hiệu đầu tiên được lắp đặt tại nhà ga năm 1883, ở mỗi đầu của sân ga. Đến năm 1890, sân ga thứ ba đã được xây dựng.

Hệ thống tín hiệu nhà ga. Ảnh chụp năm 1913 (Ảnh sưu tầm)

sieuthiNHANH2009110130444zme0m2zimt58176.jpeg
 
Năm 1882, Chính phủ quyết định xây dựng một nhà ga hành khách trung tâm mới để thay thế các tòa nhà sử dụng tạm trước đó, vì chúng vốn là các nhà kho chứa hàng. Năm 1899, một cuộc thi các đồ án thiết kế được phát động trên quy mô toàn thế giới, để tuyển chọn các thiết kế phù hợp cho nhà ga mới và đã nhận được tất cả 17 mẫu dự thi. Cuộc thi giải quyết các vấn đề cho mặt tiền của nhà ga, với lối vào và các sân đỗ được thể hiện trên một sơ đồ do đích thân Cục Đường sắt ra đề.

Giải thưởng đầu tiên trị giá 500 bảng được trao cho hai nhân viên đường sắt James Fawcett và HPC Ashworth năm 1899. Thiết kế của họ được đặt tên Green Light theo phong cách thời Phục Hưng Pháp, bao gồm một mái vòm khổng lồ và một tháp đồng hồ với chiều cao của tòa nhà 3 tầng. Sau đó thiết kế được chỉnh sửa một số chi tiết bởi các ủy viên đường sắt vào năm 1904 như nâng thêm một tầng và xây thêm tầng hầm...

Có tin đồn rằng việc thiết kế ga Flinders Street Station ban đầu được thiết kế cho Chhatrapati Shivaji Terminus tại Mumbai, Ấn Độ. Tuy nhiên, không có bằng chứng thuyết phục về sự giống nhau của các kiến trúc. Sau này, nhà ga Luz Station tại São Paulo, Brazil-nhà ga xe lửa chính của thành phố-được lấy cảm hứng từ ga Flinders Street Station.

Các chi tiết chính của mặt tiền nhà ga, được giữ từ đó đến nay. Trong ảnh là toàn cảnh mặt tiền nhà ga chụp năm 1927.

sieuthiNHANH2009110130444ndq4mtzjyt96659.jpeg
 
Hôm nay ngồi xem TV cảnh bắt pháo bên cầu cảng Sydney, nhớ lại phút suýt chết trên cầu Swanston bắc qua sông Yarra tại Melbourne đúng mười năm trước:(.

Đây là kỷ niệm không thể nào quên và trước khi sang Úc cũng không bao giờ ngờ tới. Lúc đó còn ở phố Lonsdale, đi bộ ra cầu chỉ vài dãy phố. Trong đêm mừng Thiên niên kỷ mới 2000, cũng như Sydney, Melbourne cũng tổ chức bắn pháo hoa đón mừng rất chi là tưng bừng hoành tráng. Địa điểm là dọc theo sông Yarra, bên cạnh Royal Botanic Garden. Có thể nói, vị trí đứng xem bắn pháo hoa thuận lợi nhất là trên cầu Swanston, cây cầu nối thẳng phố Swanston qua khu South Yarra.

Vì có hẹn với một chị sống tại khu người Việt Footcray lên đi cùng cho vui nên chúng tôi đi khá muộn do chị đó đi lòng vòng mãi không kiếm được nơi gửi xe ô tô trong trung tâm Melbourne. Gần đến giờ, chị mới tới nên cả bọn chạy vội đi.

Càng đến gần cầu người càng đông, chen lấn sô đẩy, kêu la oai oái. Thế rồi cả đoàn 4 người lạc nhau. Chỉ còn lại mình với một bạn nữa. Chen lấn mãi cũng đến được đầu cầu nhưng không thể nào tiến thêm được nữa. Và khi bắt đầu bắn Pháo hoa, dòng người lại ào lên, khiến mình không thể nào tiến lùi được. Mình mắc kẹt trong đám đông, phía dưới là một người ngồi trên xe lăn bị bốn bên chèn kín. Cái xe lăn chạy pin không di chuyển được nhưng người ngồi trên cứ bấm đi làm cái giá để chân tì thẳng vào ống quyển của mình đau hết chịu nổi. Mình kêu oai oái và cố thoát ra. Lúc đó có một cô nàng bị ngất và ngã xuống làm mấy đứa đi cùng la hét, đánh thẳng vào những người còn lại, lấy đường đưa đứa con gái kia ra ngoài.

Và mình lãnh đủ. Mình bị sô ngã và đám đông bắt đầu giẫm đạp lên người. Trong đầu nảy ra một ý nghĩ đáng sợ là đã có nhiều người bị giẫm chết trong các đám đông hỗn loạn. Nếu mình không tìm cách đứng dậy, sẽ không thể thoát khỏi cái mớ hỗn độn này:gun

Lấy hết sức bình sinh, mình sô đẩy mấy đứa thanh niên bên cạnh để co người, rút chân, tay bị kẹt trong đám đông lại, sau đó đứng lên. Sau một lúc cố gắng, và giẫm lên đầu nhiều đứa khác, mình thoát được ra ngoài và chuồn thẳng. Trên đường về, tìm được một đứa bạn và hai đứa rủ nhau, bỏ xa cái đám đông đang gào thét kia, biến thẳng. Về đến nhà mới phát hiện ra một tay mình bị đứt, máu chảy tung tóe mà không biết. Số là mấy thằng thanh niên Úc càn quấy mua bia chai uống. Uống song đập chai ra đường và người đi giẫm phải rất nguy hiểm. Cái này mình nhìn thấy rất nhiều ở đầu phố Chinatown. Điệp khúc uống-say-ngủ vệ đường của mấy đứa càn quấy thấy rất nhiều vào mấy ngày đầu năm mới(NO).

Cuối cùng, pháo hoa không xem được lại bị một vố xanh mắt. Giờ cứ nhìn cảnh bắn pháo hoa là mình lại nhớ về kỷ niệm kinh hoàng đó:Dam.

Giờ, cứ mỗi lần xem pháo hoa, mình chỉ đứng nhìn tự xa(NT)
 
Còn một việc kinh hoàng nữa cũng muốn kể trong cái đêm đón thiên niên kỷ mới đó. Về gần đến nhà đường phố rất vắng vẻ. Chỉ còn một vài hộp đêm mở cửa người xếp hàng đầy bên ngoài, còn lại tất cả đều cửa đóng then cài. Đèn đường cũng không phải là sáng tất cả các nơi, nhiều đoạn cũng phải lần mò. Hai bên đường, dọc phố xe ô tô đõ đầy mà chẳng có ai. Do rất vắng vẻ nên người qua đường bắt đầu tùy tiện, bạ đâu shortcut đó.

Đáng ra muốn sang đường phải ra các ngã tư, nơi có đèn xanh đỏ và đường ưu tiên cho người đi bộ qua. Ở các cột đèn đó có cái nút ấn để đèn xanh, phương tiện khác nhường đường. Nếu không có người qua thì đèn qua đường cứ đỏ mãi và xe cộ cứ đi. Điều này rất khác với bên mình, đèn tín hiệu theo thời gian, nhiều khi không ai sang đường, nhưng các phương tiện khác vẫn phải dừng lại do đèn đỏ.

Rồi tận mắt nhìn thấy một cậu choai choai băng vút qua đường và bị cái xe bốn chỗ chạy tốc độ cao do đường vắng, đâm vào chân, hất tung cậu nên nắp ca-pô và bắn văng ra cả trục mét. Mình lúc đó nghĩ chắc chắng thằng đó chết:( Thế mà một lúc, nó lại lồm cồm bò dậy, chạy thẳng mà không có ý kiến gì. Lái xe, sau một phen bất ngờ, khi thằng kia chạy mất cũng rú ga xe bỏ chạy, không thèm xem con người ta sống chết thế nào:T.

Năm mới muôn năm, thật là một phen hú hồn vì mình cũng đã định băng qua đường như tên kia do lúc đó thành phố hoàn toàn vắng lặng.

Về đến nhà một lúc lâu mọi người mới quay về đầy đủ và an toàn, không ai làm sao trong cái mớ hỗn loạn xem bắn pháo hoa trên cầu đó. Rồi sau đó, mỗi thằng ôm một cột điện thoại công cộng của Teltra gọi điện về nhà:))

Gửi các bác xem cây cầu qua sông Yarra, nối phố Swanston và St Kilda road, nơi mình suýt chết bẹp năm đó.

sieuthiNHANH20100105401nmmyytfizd134368.jpeg

P/S Cái tòa nhà mầu vàng nổi bật trong ảnh trên là ga Flinders.
 
Nhìn lại lần mình đi xem pháo bông ở Opera House cũng rét run người: nghĩ coi, thường là khoảng 1 triệu đến 1 triệu rưởi người xem, mà cổng vào xe lửa ở ga Circular Quay chỉ có 1! Chưa nghe có người chết bẹp hay chết ngạt cũng lạ!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,418
Bài viết
1,175,726
Members
192,093
Latest member
khoi12314
Back
Top