What's new

Mẹo vặt khi đi du lịch nước ngoài

Sử dụng locker ở nhà ga

Có những lúc bạn có vài giờ hoặc có thể cả 1 ngày trước khi di chuyển đến 1 địa điểm mới (vd transit), muốn đi loăng quoăng mà ko muốn mang theo hành lý nặng đi cùng, có thể xem xét hỏi chỗ và gửi hành lý tại quầy gửi hành lý hoặc tủ cất hành lý ở sân bay/nhà ga Nếu gửi 1 ngày thì giá cũng chấp nhận được, 10e tối đa . Khi gửi chú ý ko để lại giấy tờ quan trọng và giá trị và nếu phải chọn tủ thì theo tớ nên chọn (nếu có nhiều dãy tủ ở nhiều vị trí) tủ ko quá khuất

Tất cả các sân bay và nhà ga lớn (sb/nhà ga nhỏ ko chắc lắm) chắc chắn có dịch vụ này Nếu phải dùng tủ (self service dùng tiền xu) thì cũng rất đơn giản, các hướng dẫn thao tác sẽ ngay ở đó, thường là B1. Bỏ tiền vào khe đủ theo giá trị qui định ví dụ 2e (chú ý nhìn kí hiệu chỉ có loại tiền xu nào mới được châp nhận, nếu bỏ ko đúng thì bị mất luôn) B2. Vặn khóa và rút chìa ra Có những chỗ họ có thể có máy đổi tiền giấy sang tiền xu cạnh đó luôn, nên chú ý

Với tủ đựng đồ thì cũng nên chú ý đọc qui định ghi ở đó là chỉ được phép gửi trong vòng bao nhiều giờ . Ví dụ có chỗ nói sau 72h hành lý trong tủ sẽ bị lấy ra chuyển đến 1 trung tâm nào đó

Những chỗ tớ đã từng gửi như vậy

1. Quầy gửi đồ ở sb Rome: tầng arrival (tầng 1), sau exit rẽ phải, đi hết hành lang, giá theo giờ ngày

2. Quầy gửi đồ ở nhà ga Milan: tầng 2 cùng tầng với sân ga, trong 1 cái ngách ko dễ tìm lắm, giá theo giờ ngày

3. Quầy gửi đồ ở sb Bangkok mới: tầng 2 thì phải, giá 200baht 1 lần hay 1 hành lý ko nhớ, hồi tớ đi chưa có máy soi hành lý, bắt mình phải mở ra hành lý để họ máy móc ngó qua loa

4. Tủ gửi đồ ở nhà ga trung tâm Stockholm, có 2 loại tủ to và nhỏ, giá 40 SEK và 50 SEK (khoảng 5-6e) 1 lần gửi (nghĩa là nếu khóa tủ rồi, quên gì đó, mở ra lấy thì khi muốn khóa lại phải bỏ tiền mới vào)

Một số tp Bắc Âu tớ qua đều là tủ đựng đồ (baggage lockers) thay vì quầy nhận đồ có nhân viên như 1 số tp phía Nam Âu (có lẽ dưới đó nhân lực nhiều hơn j/k)

5. Quầy gửi đồ ở bến xe của thị trấn Chania, đảo Crete, Hi Lạp

Ảnh minh họa là 1 trong những dãy tủ gửi đồ ở nhà ga Stocholm (có rất nhiều), cái máy góc trái là máy đổi tiền giấy ra tiền xu
DSC07550.jpg
 
Cái này chưa thấy bác nào nói đến, có thể bác nào cũng biết rồi nên ko thấy nói, nhưng thôi cứ đưa lên đây :
Khi mua đồ giữ lại hóa đơn để hoàn thuế ở sân bay( Ở Đức với hóa đơn trên 20E và được hoàn đến 19%).
 
Cái này chưa thấy bác nào nói đến, có thể bác nào cũng biết rồi nên ko thấy nói, nhưng thôi cứ đưa lên đây :
Khi mua đồ giữ lại hóa đơn để hoàn thuế ở sân bay( Ở Đức với hóa đơn trên 20E và được hoàn đến 19%).

Chi tiết tham khảo ở http://www.globalrefund.com/

Code:
In Germany there are many opportunities to benefit from TAX FREE 
SHOPPING. More than 40.000 retailers are offering the service. The affiliated 
stores are displaying our well-known Tax Free Shopping logo, and helpful 
staff will guide you through the process.

   - The VAT Rate in Germany is 19% for regular goods and 7% for some 
goods like food and books. The VAT is included in the purchase price 
(15,97% respectively 6,54% of the price tag). 

   - To qualify for Tax Free Shopping in Germany you have to make a 
minimum purchase of 25 €.

   - All visitors residing outside of the European Union are entitled to claim 
back the tax in Germany.

   - The goods need to be exported within three months plus the month of 
purchase. 

Example: If you make your purchases on April 10th, you must leave the 
country no later than July 31st.

*After deduction of the handling expenses, [B]you will receive a refund of up to 
14,5% of the purchase price[/B]. Global Refund is offering several possibilities to 
receiving your refund.

Không recommned: Cái trò hoang thuế này cũng hay, những đ/c nào quá cân có thể lách luật được ở công đoạn hoàn thuế này (NT)
Thường thì sau khi check-in và cân hành lý xong, nếu có hoàn thuế thì sẽ phải đem hành lý và giấy tờ đi làm thủ tục, đ/c nào muốn thêm bao nhiêu kg hành lý thêm thì ra chỗ nào khuất cho vào, rồi mới đi làm thủ tục. Hành lý của mình sẽ đc bọn hải quan thu lại và tự động chuyển đi (tất nhiên là không cân kẹo gì nữa).
 
Khiếu nại bồi thường tàu chạy ko đúng giờ :)

Mình vừa có 1 kinh nghiệm thú vị với SNCF, hãng tàu của Pháp, nổi tiếng với thế hệ tàu cao tốc TGV nhưng đúng hôm mình đi thì chậm hơn 2h. Thông tin có thể có ích cho cả người địa phương vì ko phải ai cũng biết (người sống ở Pháp trong trường hợp xảy ra với tớ )

Theo cam kết của SNCF, nếu tàu đi hành trình dài hơn 100km, mà bị chậm hơn 30 phút, lỗi do SNCF thì khách hàng có quyền khiếu nại đòi bồi thường

Việc phải làm là (tên tiếng Pháp các giấy tờ ko nhớ vì họ ghi bằng tiếng Pháp)

- Điền đơn mẫu in sẵn phần lớn bằng tiếng Pháp :) (do nhân viên SNCF phát trên tàu hay ngay lúc mình ra khỏi tàu tại ga đến)
- Vào quầy Thông tin tại ga đến xin Giấy xác nhận tàu đến muộn
- Cho đơn đã điền, vé, giấy xác nhận tàu đến muộn vào phong bì được phát đã đề sẵn địa chỉ và tem (gửi đến bộ phận Dịch vụ khách hàng của SNCF ở Tououse) vào hòm thư chờ kết quả :) vì trong đơn họ nói ko phải cứ nộp đơn là được bồi thường

Sau 2 tháng mình nhận được trả lời được bồi thường 1/3 trị giá vé mua, 2 người đi, như vậy được 51.2 e :). Tuy nhiên họ ko trả lại mình bằng tiền, ví dụ debit thẻ của mình (tớ mua online) mà trả bằng coupon mua vé tàu giá trị trong vòng 1 năm . Nếu tớ ko quay lại Pháp (khả năng quay lại nhiều hơn) thì tớ cũng có thể cho người khác dùng coupon này vì trên coupon ko đề tên ai cả

Thực ra hôm đó tàu chậm tớ cũng bực vì mình kì vọng nhiều vào tốc độ của TGV trước đó quá :D Tuy nhiên lúc nộp đơn thì tò mò là chính, được thì tốt, ko được thì thôi, xem họ có làm đúng theo cam kết ko

Thêm vào là dịch vụ trên tàu ko tốt cho nên khi SNCF gửi email thăm dò ý kiến khách hàng, dù là bằng tiếng Pháp nhưng tớ cũng kì cụ trả lời, phản ánh trung thực thực tế dịch vụ trên và sau chuyến đi, ko quên cằn nhằn là tàu tôi đi bị chậm, đã nộp đơn đòi bồi thường mà sao ko thấy trả lời :)

Lưu ý:
- Ko phải hãng tàu của nước nào cũng cam kết tàu chạy đúng giờ, nếu chậm được bồi thường như SNCF (ngay khi đến Pháp, tớ đã bị xui xẻo khác khi các bạn Ý cho đến Nice chậm 4h, hỏng hóc gì đó trên đường đi nhưng Trenitalia ko có bồi thường) Tớ nghe nói hệ thống tàu của Nhật chính xác cũng kinh, độ chính xác tính bằng giây nhưng ko rõ có c/s bồi thường ko. Thụy Sĩ và Đức cũng ko rõ
- Khi có hãng tàu nào cam kết chạy đúng giờ, chậm bồi thường thì xác suất chậm sẽ rất thấp :) Nghe nói là cả năm 2007, tỉ lệ tàu chậm của SNCF chỉ có vài % thôi và chậm hơn 30 phút chắc hiếm Tuy nhiên, biết đâu đấy, ko phải mình luôn gặp may :)
 
Thụy Sĩ và Đức cũng ko rõ???

ICE và IC của Đức cũng có luật bồi thường do chạy chậm.
Từ phút thứ 61 thì đ/c soát vé sẽ đi phát cho mỗi người một cái form và bấm dấu kiểm tra vé lên form và vé tàu. Sau đó khai form và đem nộp cùng với vé ở quầy bán vé là bạn sẽ có Gutschein (Coupon) thường khoảng 10% giá trị vé tàu. (giá trị có thể tăng phụ thuộc vào thời gian tàu chạy chậm).
 
Nếu nói về độ nhiệt tình thì phải nói các bạn ở Istanbul là vô địch. Cứ đi trên phố mà cầm cái bản đồ hoặc chỉ cần trông ngơ ngác một chút thôi là y rằng các bạn Thổ sẽ tiếp cận ngay, bao giờ cũng bắt đầu bằng "where are you from?". Nếu mình lờ đi không trả lời thì các bạn bắt đầu đoán "Korean? Japanese? Chinese?". Nếu đã lỡ trả lời thì không thể nào dứt các bạn ấy ra được. Các bạn ấy sẽ đề nghị chỉ đường hộ rồi dẫn đi lòng vòng và kiểu gì cũng kết thúc ở cửa hàng bán thảm hoặc đồ lưu niệm mà các bạn ấy ăn commission. Hoặc các bạn ấy có thể dành cả tiếng đồng hồ giảng cho mình thế nào là thảm tốt thảm xấu và thậm chí còn mời trà mình rồi cuối cùng ép mình mua hàng bằng được. Các bạn ấy sẽ làm mình thấy cảm thấy lương tâm rất cắn rứt nếu không mua đồ ở cửa hàng của họ.

Hôm đầu tiên đến Istanbul mình đã được một bạn dắt vào quán cafe. Bạn ấy mời uống bia hẳn hoi nhé. Ngồi xuống cái là thấy 2 em gái Moldova sà vào mình biết ngay là gặp quả lừa rồi nên cương quyết đứng dậy chuồn ngay. Lúc đấy bạn cò mồi kia mới lộ nguyên mặt đòi tiền của mình. Nhưng mình cương quyết kêu thì họ cũng không làm gì được.

Kinh nghiệm du lịch ở Istanbul là lờ hết những bạn nào tự nhiên đến và đòi giúp mình. Nếu các bạn có đi theo hỏi thì cũng không trả lời gì hết. Tuy nhiên đa số dân ở đây rốt tốt và nhiệt tình, rất tận tình khi mình hỏi đường. Có một bác già còn dốc cho mình một nắm vé tram khi mình hỏi mua vé ở đâu. Nhưng phân biệt người tốt kẻ xấu ở Istanbul nhiều khi cũng không phải luôn đơn giản.
 
Đến brunei nếu muốn đi quá giang miễn phí thì các bạn cứ hỏi đường nhiều vào. Hầu như ở đây ai cũng có xe hơi, thời gian cũng có vẻ giàu có.

Mình đến đó được ba lần họ cho quá giang, mà chỉ là hỏi đường, hoặc nói chuyện tán gẫu sau đó họ tự động đòi chở đi, không có ý đồ gì. Có lẽ vì dân số ít, thành phố nhỏ nên họ rất thân thiện.
 
Nếu nói về độ nhiệt tình thì phải nói các bạn ở Istanbul là vô địch. Cứ đi trên phố mà cầm cái bản đồ hoặc chỉ cần trông ngơ ngác một chút thôi là y rằng các bạn Thổ sẽ tiếp cận ngay, bao giờ cũng bắt đầu bằng "where are you from?". Nếu mình lờ đi không trả lời thì các bạn bắt đầu đoán "Korean? Japanese? Chinese?". Nếu đã lỡ trả lời thì không thể nào dứt các bạn ấy ra được. Các bạn ấy sẽ đề nghị chỉ đường hộ rồi dẫn đi lòng vòng và kiểu gì cũng kết thúc ở cửa hàng bán thảm hoặc đồ lưu niệm mà các bạn ấy ăn commission. Hoặc các bạn ấy có thể dành cả tiếng đồng hồ giảng cho mình thế nào là thảm tốt thảm xấu và thậm chí còn mời trà mình rồi cuối cùng ép mình mua hàng bằng được. Các bạn ấy sẽ làm mình thấy cảm thấy lương tâm rất cắn rứt nếu không mua đồ ở cửa hàng của họ.

Hôm đầu tiên đến Istanbul mình đã được một bạn dắt vào quán cafe. Bạn ấy mời uống bia hẳn hoi nhé. Ngồi xuống cái là thấy 2 em gái Moldova sà vào mình biết ngay là gặp quả lừa rồi nên cương quyết đứng dậy chuồn ngay. Lúc đấy bạn cò mồi kia mới lộ nguyên mặt đòi tiền của mình. Nhưng mình cương quyết kêu thì họ cũng không làm gì được.

Kinh nghiệm du lịch ở Istanbul là lờ hết những bạn nào tự nhiên đến và đòi giúp mình. Nếu các bạn có đi theo hỏi thì cũng không trả lời gì hết. Tuy nhiên đa số dân ở đây rốt tốt và nhiệt tình, rất tận tình khi mình hỏi đường. Có một bác già còn dốc cho mình một nắm vé tram khi mình hỏi mua vé ở đâu. Nhưng phân biệt người tốt kẻ xấu ở Istanbul nhiều khi cũng không phải luôn đơn giản.

Cái vụ này giống hệt kinh nghiệm của em khi ở Cairo. Có bạn còn chạy le te đằng trước rồi nhắc mình tránh... cái nắp cống. Mình đi qua nắp cống cái, các bạn xòe tay xin tiền luôn =))
Được cái em cũng hơi ranh, chả ai dạy mà cũng đoán ra được nên cứ tỉnh queo, kệ các bạn lẵng nhẵng bám theo. Đi vào đâu cũng "bị"/được mời uống trà Hibiscus, em phải chối ngay từ đầu, vì sợ... ngại, sau há miệng mắc quai thì toi.
Còn khi các bạn mê mải đoán mò là Korean, Chinese, Philippina thì mình ý nhị chỉ lên trời cao xanh thẳm mà rằng "I'm from the Moon". Các bạn nghe xong chán hẳn luôn í!
Được cái các bạn giai Ai Cập rất thích tán tỉnh phụ nữ, thế nên nếu mình mua hàng thì mình cũng... tỉnh rụi mà tán nó tí chả sao, thể nào cũng mua được hàng hóa giá rẻ hơn bình thường =)). Nếu mà khoái nữa thì xách theo bịch bút bi ở nhà đi, các bạn bên đó rất thích xin bút bi. Mình có bút bi có thể tặng lại các bạn để mua được hàng giá rẻ hơn, hoặc dùng bút bi đổi lấy đồ lưu niệm như các con bọ xanh hoặc vòng vèo này nọ.

Kỳ vừa rồi đi SiemRiep cũng choáng váng với độ... trơ của các bạn mời đi tuk-tuk. Các bạn mời mình lắc đầu nói KS tao ở ngay gần đây, các bạn vẫn không tin mời tiếp, đến lúc chán không giải thích nữa chỉ cười thì các bạn hỏi luôn "Tại sao lại cười?", không mua đồ cho các bạn, các bạn cũng hỏi "Tại sao lại không mua?":)). Giải pháp với các bạn này là ban ngày đeo kính che kín mặt còn ban đêm thì quàng khăn kín cổ trông cho có vẻ lạnh lùng tí!
 
Em đợt vừa rùi đi Pháp Ý có kinh nghiệm đau thương về ổ cắm các bác ạ.
Số là ở nhà mình đa phần ổ cắm đều dùng được các phích dẹt và tròn. Nhưng ở Pháp thì chỉ có ổ dành cho phích cắm tròn thôi ạ, đã thế, ngoài 2 lỗ cho cực âm cực dương để mình cắm phích vào, nó lại còn 1 cái kiểu như nối đất hay thế nào ấy. Em chủ quan k lo vụ phích cắm, sang bên đấy đi tìm trong các siêu thị mãi mà chẳng có cái chuyển đổi, đau ơi là đau.
Ở Ý cũng thế, cũng là ổ cắm dành cho phích cắm tròn, nhưng là 3 lỗ thẳng hàng nhau. Mình cứ mang phích cắm tròn đi là Ok được.

Ở Pháp, ở các tụ điểm du lịch còn có nhiều kiểu "xin tiền". Như hôm em lên Sacre Coeur, có mấy anh da đen/lai đen đứng chờ cứ luôn mồm nói là người của nhà thờ, và đòi đeo dải chỉ vào tay để may mắn, nhưng sau đó là đòi tiền đấy ạ, em thấy nhiều chú tây vui vẻ để họ đeo vào tay, xong đành ngậm ngùi rút 5 euro ra trả, híc híc.
 
Ui cái phích cắm, em đi đâu cũng bị riềng rất nhiều tiền phích cắm, cái thì 9 EUR, cái thì 8 Bảng... lần vừa rồi em đã quyết, mua 1 phát đa tác dụng rồi (mặc dù cũng rất chi là tiếc vì đã trả rất nhiều tiền phích cắm). Phát đấy mua ở Sing, 39$ Sing ạ, chài, giờ ngon lắm, đi đâu cũng thấy Ok (so far). Bác nào đi nhiều có khi cũng nên đầu tư quả này để đỡ phải mua mỗi nước 1 cái.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,672
Bài viết
1,171,032
Members
192,336
Latest member
hakhaclinh
Back
Top