What's new

Miền Tây mùa nước nổi - về An Giang xem lũ

Vậy là chuyến đi đã kết thúc tốt đẹp.

Tuyến đường: Cần Thơ - Long Xuyên - Thoại Sơn - Tri Tôn - Châu Thành - Cần Thơ
Thành viên: 3 (thay vì 5)
Phương tiện: xe máy
Tổng chi: 600k/3 người (bao gồm: ăn sáng (2 ngày); trưa, tối (1 ngày), hotel, phụ phí cafe và vé tham quan.

Ngày: 6-7/9/09
Khởi hành: 6:30

Ngày 1: huyện Thoại Sơn (thị trấn núi Sập, thị trấn Óc Eo)
Điểm đến: KDL hồ ông Thoại- núi Sập; núi Ba Thê - nhà trưng bày văn hóa Óc Eo, bàn chân Tiên.

Nhóm đến Thoại Sơn vào khoảng 9:30 sáng, ghé thăm hồ ông Thoại và leo núi Sập. Hồ nằm trong thị trấn Núi Sập và cách Long Xuyên khoảng 26km. Có thể đi xe máy từ chân núi lên đến đỉnh núi Sập hoặc leo núi trong KDL hồ ông Thoại. Núi khá thấp, chừng 200m.
Chưa thấy được cánh đồng lũ trắng xóa khi lên đến đỉnh. Gió mạnh và trời mưa rả rít.

Đôi điều về hồ ông Thoại: đây là hồ nhân tạo lớn nhất miền Tây Nam Bộ, hình thành do hoạt động khai thác đá, cách Long Xuyên 26 km. Hồ được đặt tên để tưởng nhớ tướng Thoại Ngọc Hầu, ông là người có công khai phá vùng đất An Giang và xây dựng con kênh Thụy Hà-khởi công năm 1818, nối Long Xuyên với Rạch Giá. (theo Wikipedia)

Bơi thuyền trong lòng hồ ông Thoại
10229_1230863608870_1147526370_30714001_7188421_n.jpg


10229_1230863648871_1147526370_30714002_3755741_n.jpg


10229_1230863768874_1147526370_30714004_6077278_n.jpg


10229_1230863808875_1147526370_30714005_893793_n.jpg


Đường lên núi Sập
10229_1230864648896_1147526370_30714007_4191437_n.jpg


10229_1230864688897_1147526370_30714008_2222306_n.jpg


Quang cảnh thị trấn núi Sập
10229_1230864768899_1147526370_30714009_5943383_n.jpg
 
2 địa điểm trên nhóm cũng định ghé qua, nhưng sau khi thăm đồi Tức Dụp thì đã 14:00h, cũng khá trễ nên đành hẹn Trà Sư dịp khác, còn núi thì mưa nên không leo núi ah.
 
Mùa lũ đồng bằng sông Cửu Long thường đến bắt đầu từ tháng 7, 8 , và 9 âm lịch (tầm tháng 8, 9 và đầu tháng 10), khi mùa mưa đã bắt đầu tầm 1-2 tháng.
Lũ về là một nỗi khiếp sợ đối với người dân Nam Bộ, khi chúng cuốn phăng tất cả mọi của cải, và những cánh đồng thì chìm trong nước.
Ngày nay, với hệ thống đê bao đựơc xây dựng, ngừoi dân miền Nam không phải lo sợ canh cánh vì lũ đến nữa, lũ đến mang đến cánh đồng lượng phù sa bồi đắp, hứa hẹn một vụ mùa gặt bội thu.
Họ cấy lúa 3 vụ/năm thay vì 2 vụ như trước.

Chùm ảnh về mùa lũ năm nay - 2009
Chụp tại huyện Châu Thành, An Giang

Nơi đây là cánh đồng lúa
10229_1231453183609_1147526370_30716280_2169021_n.jpg


Cụm sen trôi trên đồng
10229_1231453223610_1147526370_30716281_1125557_n.jpg


10229_1231453263611_1147526370_30716282_4118740_n.jpg


Đê bao
10229_1231453303612_1147526370_30716283_8112629_n.jpg


Nuôi cá mùa lũ
10229_1231456703697_1147526370_30716285_1594619_n.jpg


Lồng cá
10229_1231456743698_1147526370_30716286_3876138_n.jpg


Đê bao
10229_1231456783699_1147526370_30716287_6191748_n.jpg
 
Chùa Throt Chrom:
Ấp Phước Lộc, Xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, An Giang

Sau khi "xuống núi" tại thị trấn Óc Eo, nhóm chạy thẳng một mạch đến thị trấn Tri Tôn, thuộc huyện Tri Tôn, đinh bụng rằng sẽ chạy qua đồi Tức Dụp, nhưng ông trời đã phụ lòng người, mưa tầm tã.
Nhìn quanh quất, có một ngôi chùa Khmer bên đường, thế là cả nhóm quyết định ghé thăm chùa.
Tại đây, các chú tiểu đang xây dở dang bức tường gạch bên ngoài cổng. Sau khi xuống xe xin phép, được sự đồng ý và rất chi là hiếu khách của ông sãi , chúng tôi lần lượt chạy xe vào chùa. Và lúc này, mưa bắt đầu nặng hạt.
Các chú tiểu trong chùa trao đổi với nhau bằng tiếng Campuchia, và họ hầu như không rãnh tiếng Việt, được cái rất thân thiện và dễ gần.
Bỏ hành lý xuống ghế, họ mời chúng tôi thăm quan chùa.
Được biết ngoài các chủ tiểu nhỏ , trong chùa còn nhận nuôi hơn 40 em nữa, các em này không xuống tóc, chủ yếu đến chùa học đạo và ...nấu cơm cho ông sãi ăn (đây là chuyện rất bình thường ah). Một ngày bình thường của các em ở đây là học đạo, học tiếng Khmer, học đàn, và làm những công việc mà ông sãi giao). Khi được hỏi sao em không đến trường Việt thì em bảo không có thời gian, vì trường Việt dạy vào buổi sáng, mà buổi sáng thì em phải học đạo và học học đàn.
Ở chùa, họ chỉ ăn 2 buổi/ngày gồm buổi sáng và trưa, không ăn chiều. Thế mà cứ tưởng là sẽ được thưởng thức cơm chùa một lần..Chậc..;)
Tôi có hỏi thêm về tết trung thu, được biết vào ngày này trong chùa cũng tổ chức chơi trăng, rước cỗ, và người lớn bên ngoài vào tổ chức vui trăng cho các em . Các em nhỏ đến chùa rất đông vì còn có cả các em người Kinh nữa.
Ngồi một lúc đến 17:00h thì một chú tiểu đến đánh 3 hồi trống khiến tôi giật cả mình! Tiếng trống này báo hiệu rằng ông sãi đã vào chùa, và đang đọc kinh.
Thật đáng trách vì chuyến thăm chùa này là nằm ngoài dự kiến nên nhóm không chuẩn bị gì làm quà cả. Hẹn lần sau gặp lại.
@bumby, thehung: Các anh cho em pics chụp chung với họ để em rửa ra và gửi nhe.

Một ít kiến thức lượm lặt về kiến trúc chùa Khmer:
Một ngôi chùa Khmer là sự tổng hợp hài hòa về những yếu tố tạo hình, tạo dáng, điêu khắc, kiến trúc và hội họa. Chùa Khmer thường được xây dựng trên một khu đất khá rộng rãi, chung quanh trồng nhiều loại cây riêng có ở miền Nam như thốt nốt, dầu, sao...

Cổng chùa được trang trí hoa văn theo kiểu kiến trúc đền tháp Campuchia. Bên trong chùa là các khu vực kiến trúc khác như: khu chánh điện, sala, nhà tăng, nhà tu thiền định, nhà thiêu hương và những tháp thờ...
Mái chùa được uốn cao và làm bằng loại gỗ quý, những góc cạnh đều được trang trí và điêu khắc rất công phu. Chung quanh chùa có nhiều cột cao san sát nhau tạo ra một hình tượng vững chãi và kỳ bí. Ba lớp la thành bọc quanh chiến phần lớn sân chùa.Đặc biệt nhất là những hình tượng Krud, tức là hình người đầu chim, một biểu trưng về "vật nhân nhất thể" được dùng trang trí trong chùa. Bên cạnh đó, trong điện thờ và nhà Tổ có nhiều bao lam được chạm trổ với nhiều màu sắc rực rỡ.
Chánh điện giữa vị trí trung tâm của ngôi chùa, được xây dựng khá cao so với mặt đất để bật lên hình ảnh của chùa. Đây cũng là đặc điểm phân biệt với các ngôi chùa cổ truyền Việt Nam. Khác với những ngôi chùa Việt Nam và chùa Trung Hoa, bên trong chùa Khmer chỉ thờ đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, không thờ các vị Phật, Bồ tát khác. Toàn thể tượng và bệ tượng thường đặt phía sau một cái khuôn lớn, có chạm khắc những mẫu hoa văn tinh vi và thường quay về hướng đông, vì theo kinh điển Khmer cho rằng, Phật Tổ ở phương tây thì bao giờ cũng quay về hướng đông để phổ độ chúng sanh.
Còn Sala là ngôi nhà xây đầu tiên khi dựng chùa, cũng là giảng đường của những sư sải, và là nơi tiếp khách trong những ngày đại lễ Phật Giáo.Trong sala, phần trung tâm vẫn có bàn thờ Phật nhưng đơn giản hơn. Những sala hiện có ở những ngôi chùa Khmer miền Nam Việt Nam hiện nay đều được xây dựng theo quy cách hiện đại, gồm phòng chính để cử hành lễ dâng cơm, nơi tổ chức sinh hoạt, phòng tiếp khách, nơi tổ chức phòng nhạc ngũ âm tế lễ.
Trong khu vực chung quanh chùa Khmer, thường có những loại tháp lớn nhỏ đủ kiểu và loại khác nhau. Đây là những tháp để cốt. Những loại tháp nầy thường được cấu trúc ba phần: chân tháp khá rộng, hình vuông, có một lỗ nhỏ để cốt của người quá cố vào; thân tháp có nhiều tầng, nhỏ từ dưới lên trên; đầu tháp là những mũi nhọn, trên đỉnh thường để đầu thần có bốn mặt gọi là "Maha Prum". Phía trên đầu tượng nầy là cột sắt nhỏ, nhọn, có nhiều lông nhỏ. Còn những ngôi tháp lớn thì lưu lại cốt của các vị Sãi cả trong chùa, những người đã từng có công lao xây dựng và trùng tu chùa.
Thái Nguyên (tổng hợp)
 
Ôi An Giang mùa ... lũ lại về

tiếp theo 1 ít nè

cầu sập..
AnGiang2009_0004.jpg


Sập là thật rồi...
AnGiang2009_0001.jpg


cũng có cách qua chứ??? .. à kia rồi ..
AnGiang2009_0002.jpg


hì hì qua bằng cách đơn giản nhất
AnGiang2009_0003.jpg


Mưa to rồi, và otrus mưa 1 chút
AnGiang2009_0008.jpg


AnGiang2009_0007.jpg

..
 
Cái gì vậy ???
AnGiang2009_0005.jpg


định câu cá mà thôi không câu... tham quan thôi??
AnGiang2009_0006.jpg


trên núi thế này thì làm sao lên??
AnGiang2009_0011.jpg


làm 1 phát nghệ thuật đi
AnGiang2009_0009.jpg


đó là đoạn từ Tri Tôn đi Cô Tô.trời mưa gió rất lớn, nhưng không thể nản chí các phượt... cùng tiến lên.
..
 
dịch ra hình như là " không được ...ấy ... chổ này" thì phải kekeke
AnGiang2009_0010.jpg


tranh thủ làm vài pô về có hình pót lên chứ.
AnGiang2009_0024.jpg


tranh thủ rù rì kiếm 1 bửa cơm chay free... hic hic
AnGiang2009_0025.jpg


AnGiang2009_0031.jpg


thehung đang coi gì ở đó mà chăm thế???
AnGiang2009_0027.jpg


thì ra là bảng quảng cáo " hảy nói không với tình dục"... (dạo này tiếng khome mình cũng khá quá hi hi hi ...)
AnGiang2009_0028.jpg


chụp lưu niệm với các chú tiểu
AnGiang2009_0030.jpg

...
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,670
Bài viết
1,171,116
Members
192,337
Latest member
inhopcartong
Back
Top