What's new

Mộc góc Miền Tây - 4 ngày - 849km.

Một góc Miền Tây quen mà lạ - 4 ngày - 849km.

Tham gia diễn đàn chưa tròn 1 tháng thời gian, những ngày đầu tham gia, tôi ngồi suốt trên máy tính để theo dõi những bước chân của các bậc đàn anh, đàn chị rong ruổi khắp các nẻo đường Việt Nam, vào tận các hang cùng ngõ hẻm các nước trên thế giới. Hồi hộp khi các anh chị bị hư xe giữa đường, trễ chuyến bay, bị ốm trên hành trình của mình, và cầu mong cho mọi việc được êm xuôi ( để về còn chia sẻ kinh nghiệm cho đàn em chứ ) . Và tôi cũng quyết định sẽ thử một lần để tìm cảm giác đắm mình trên những cung đường lạ, say mê với những khung cảnh tưởng như là mình đã biết nhưng thật sự là chưa biết gì. Vào chuyên mục tìm bạn đồng hành, may sao có một đồng chí cùng chí hướng , chúng tôi đã hẹn offline, bàn thảo với nhau về cung đường, ăn nghỉ, tham quan. Mỗi người dựa theo kinh nghiệm và sở trường của mình để phụ trách từng việc. Và hành trình đã được thực hiện trong 4 ngày từ 11 đến 14 tháng 11 /2010.

Ngày 11 : SG - Gò Công ( tham quan 2 điểm ) - Mỹ Tho - Mỏ Cày - Trà Vinh ( 1 điểm ) - Sóc Trăng.

Ngày 12 : City tour Sóc Trăng ( 4 điểm ) - Bạc Liêu ( 4 điểm ) - Cà Mau.

Ngày 13 : TP.Cà Mau - Vĩnh Thuận - Gò Quao - Vị Thanh - TP.Cần Thơ.

Ngày 14 : TP.Cần Thơ - Vĩnh Long - Chợ Lách - Mỏ Cày - Mỹ Tho-HCMC

-------------------------------------------------------------------
Tổng cộng : 849 km.
Chi phí : khoảng 1 triệu/thành viên ( chúng tôi 2 người đi 2 xe - có 3 bữa đặc sản tại các điểm ngủ - nếu muốn vẫn còn có thể tiết kiệm hơn )

Sáng ngày 11, hẹn nhau 5g tại ngã 4 Hàng Xanh , chúng tôi trực chỉ thẳng Đại lộ Võ Văn Kiệt - qua cầu Chà Và - Nhị Thiên Đường 2 và thẳng tiến ra QL 50 đi Gò Công

Thành viên tham gia chuyến đi :

Đại mập
A4.jpg


Tuấn IT - các bạn nhìn cái balo phía sau xe của hắn nhé - một bộ đồ nghề sửa xe máy ngon lành đó.
A3.jpg


Khung cảnh QL 50 đoạn vừa qua ngã 4 Nguyễn Văn Linh
A1.jpg


Đoạn QL 50 từ Thành phố đi Gò Công dài khoảng 58 đang thi công nâng cấp, có những đoạn tốt đã hoàn thành, có thể kéo tay ga lên 70 km/giờ - và có những đoạn thì 2 xế như được massage miễn phí.

Đoạn này thì ok

A6.jpg


Mình thích một ngôi nhà như thế này
A7.jpg


Đoạn qua thị trấn Cần Giuộc :
A8.jpg


Bình minh lên cũng là lúc chúng tôi qua phà Mỹ Lợi ( giá vé 3000/xe máy )
A9.jpg
 
Last edited:
Tới thị trấn Tiểu Cần khoảng gần 17g, hỏi đường ra đò Cầu Quan để qua Cù Lao Dung. Từ TT.Tiểu Cần đến đò Cầu Quan cũng mất gần 7km.

* Đò Cầu Quan qua Cù Lao Dung ( vé 11.000/xe máy )

A64.jpg


* Quang cảnh bến đò :

A63.jpg


* Qua bên Cù Lao Dung, chúng tôi cực kỳ phấn khích vì...con đường - thật khác những gì chúng tôi tưởng tượng ra - êm đềm, quanh co uốn lượn quanh các nếp nhà :

A65.jpg


A66.jpg


A67.jpg


* Chạy khoảng 2km thì tới bến đò Đại Ngãi qua bên tỉnh Sóc Trăng, tạm biệt Cù Lao Dung nhé :

A68.jpg



Lên bờ bên Đại Ngãi, tiếp tục cung đường cuối trong ngày về Thành phố Sóc Trăng - dài 30 km.

Tới TP.Sóc Trăng lúc 18.30 , 2 thằng chia 2 hướng đi tìm khách sạn. Cuối cùng chúng tôi cũng tìm được một khách sạn cực kỳ ổn.

Câu chuyện buổi tối đi dạo mới có cái hay để kể nè. Sau khi tắm rửa tẩy bụi trần, ý quên, bụi đường, chúng tôi đi dạo quanh thành phố. Rùi tấp vào một bác xe ôm trông hiền hiền để hỏi coi có khu hay quán nào có không khí ăn nhậu không - thì được chỉ đến khu đường Võ Thị Sáu. Con đường này dài khoảng 700m mà có khoảng 5 quán nhậu, trong đó có 2 quán mang tên rất lạ , quán Quyết Liệt và quán Kịch Tính, nằm gần như đối diện nhau. Và bọn tui cứ nhắm quán nào đông thì lủi vô, và đúng là không uổng chút nào.
Hai vợ chồng chú chủ quán rất nhiệt tình, gần như là tự tay nấu nướng món ăn cho khách, mặc dù mình đếm được có khoảng 5 nhân viên phục vụ ở đây. Ông chồng thì cứ chạy qua chạy lại hỏi khách cần gì nữa không. Mình thì thắc mắc về tên của quán-Kịch Tính- nên rủ ông chủ uống vài ly đưa chuyện. Hỏi ra mới biết chủ quán là chú Thông, vợ theo mình nhớ là cô Mai. cách đây 5 năm cô chú ấy được bà cô truyền nghề bán phở bò gần ga Sài Gòn đường Nguyễn Thông , sau đó về lại Sóc Trăng này mở quán. Vì quán đối diện mang tên là Quyết Liệt rồi, chú Thông cũng phải nghĩ ra một cái tên gì đó gần gần như vậy để cạnh tranh - cuối cùng lấy tên là Kịch Tính, hic.
Buổi tối đó 2 đứa làm món chuột đồng và lươn nấu chua , công nhận là món ăn cực ngon, và được chú Thông giới thiệu món đặc sản của quán là Gà nòi đá nấu lẩu - ổng nói là món này hoàn toàn khác mấy quán khác vì nước lẩu được chế biến đúng y như nước nấu phở


A73.jpg


Nói chung là buổi tối hôm đó thật vui , bia vào lời ra, trao đổi về cuộc sống, về công việc. Bao nhiêu nỗi lo toan cơm áo gạo tiền tạm gác lại hết.

Thêm cái nữa là giá cả món ăn cũng dễ chịu. Chuột đồng nướng 30k/đĩa và lươn nấu chua 70k/lẩu. Bia tính giá bình thường.

Thông tin về quán : quán Kịch Tính - số 40 Võ Thị Sáu phường 3 Sóc Trăng . Phone chú Thông 0974.477241.
 
Last edited:
Sáng ngày thứ hai, chưa vội trả phòng, 2 thằng làm 1 tour quanh Sóc Trăng cái đã.

* Ăn sáng thui, bún thịt vịt ( 15.000/tô , cafe 7.000/ly )


B1.jpg


B2.jpg


* Điểm tham quan đầu tiên là chùa Kleang, nằm gần chợ Sóc Trăng.

Chùa tháp Khmer là sự kết hợp hài hoà, chặt chẽ về kiến trúc của Phật giáo, Bàlamôn giáo và tín ngưỡng bản địa. Chính điều đó đã làm nên vẻ đẹp rực rỡ, bí ẩn của kiến trúc chùa tháp - một di sản văn hoá đặc sắc của văn hoá Khmer Nam Bộ, góp vào sự đa sắc của văn hoá Việt.

Với người Khmer, Phật giáo là quốc đạo. Chùa vừa là bộ mặt của phum/sóc, là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, văn hoá, xã hội, là trường học và cũng là nơi bảo lưu những giá trị văn hóa dân tộc. Chùa được đặt ở vị trí trung tâm, nơi đất tốt, cao ráo, luôn quay về hướng đông, vì theo quan niệm của người Khmer đó là hướng cõi sống. Vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện còn vài trăm ngôi chùa Khmer, nhiều nhất là ở các vùng Trà Vinh, Sóc Trăng... Có thể kể tên chùa Bom Pên Swai (Kiên Giang), chùa Ông (Trà Vinh), chùa Dơi, chùa Koldan (Sóc Trăng), Cái Giá (Bạc Liêu)...

Nổi tiếng nhất là chùa Kleang ở thị xã Sóc Trăng, xây từ năm 1533, khuôn viên rộng 3 hecta, sân chùa gồm ba cấp, mỗi cấp có tường xây thấp, được trang trí bằng những con tiện, đều đặn, thông thoáng.

Trong khuôn viên chùa tháp, công trình kiến trúc quan trọng nhất là ngôi chính điện (Vihia). Ấn tượng đặc sắc của chính điện chùa Khmer là kỹ thuật cấu trúc hệ thống cấp mái. Mái gồm ba cấp, cấp mái trên nhô cao và dốc, hai cấp giữa và dưới thấp, đối xứng hai bên khiến cấu trúc mái chùa Khmer trở nên đồ sộ, cân đối, vững chãi, đẹp mắt nhưng lại không quá nặng nề. Mái chùa lợp ngói mầu đỏ, vàng, xanh nhạt... Trên bờ nóc, góc mái có gắn tượng rắn hoặc rồng.

( nguồn : thongtindulichvietnam.com )


B3.jpg


* Mình chưa biết về con chim thờ này, ngay phía lên xuống chánh điện. Bạn nào biết thì chia sẻ nhé !

B4.jpg


* Phía trước chánh điện có tháp thờ Nhà Cách Mạng Huỳnh Cường

B6.jpg


* Tiểu sử của Ông :

B5.jpg


* Điểm tham quan thứ hai, chùa Bửu Sơn - tên thường gọi là chùa Đất Sét :

Chùa Đất Sét có tên chữ là Bửu Sơn tự. Nhìn bề ngoài nó giống như các ngôi nhà dân khác. Ngôi nhà không lớn, mái lợp tôn, vách ván, khung bằng gỗ dầu, gỗ đước. Gia đình họ Ngô lập am thờ này để tu tại gia qua nhiều đời, vì vậy chùa không có sư, chỉ có người trong gia đình quản lý.

Bước vào bên trong, sau khi được giới thiệu tỷ mỷ ta mới cảm phục sức lao động bền bỉ, sáng tạo phi thường của ông Ngô Kim Tòng - người đã dồn hết sức lực trong suốt 42 năm dòng dã để tạo nên 1901 bức tượng Phật, trên 200 mẫu tượng thú, bảo tháp, lư hương... đều bằng đất sét.

Đặc biệt trong chùa có 8 cây nến: 6 cây lớn chưa đốt và 2 cây nhỏ hơn đang cháy. Trọng lượng mỗi cây nến lớn khoảng 200kg, cao 1,6m, ước cháy liên tục khoảng 70 năm. Hai cây nến nhỏ đã cháy từ khi ông Ngô Kim Tòng qua đời, năm 1970, dự kiến thời gian cháy hết khoảng 35 năm, nhưng năm 2006 vẫn đang cháy và có thể cháy tiếp vài năm nữa. Tại đây còn có 3 cây hương (nhang) mỗi cây cao 1,5m chưa đốt.

( nguồn : vnexplore.net )


B7.jpg
 
* Điểm thứ 3 - cũng lại là chùa - Chùa Phước Nghiêm ( phường 5 ), từ chùa Đất Sét đi tới khoảng 500m, nằm phía trong một khu nghĩa trang của người Hoa với những hàng mộ đều và trang trí rất đẹp. Dân địa phương gọi là chùa Phật nằm vì có một bức tượng Đức Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn dài khoảng 7m.

B8.jpg


B9.jpg


* Có một hồ hoa súng đẹp ngay phía trước chùa.

B10.jpg


* Rời chùa Phước Nghiêm, lân la hỏi dân địa phương coi có chỗ nào vui vui ngoài chùa không, thì được chỉ tới khu vui chơi hồ nước ngọt ( nằm cách chùa Kleang 600m ). Vào cổng miễn phí, trong đó có rất nhiều quán cafe sân vườn và có khu vui chơi thiếu nhi, mình thì hết tuổi chơi từ lâu rùi :

B11.jpg


* Một chút ngạc nhiên là hồ nay nuôi rất nhiều cá chép :

B12.jpg


* Nhìn cảnh cho cá ăn này nhớ tới cảnh đi thuyền trên sông Chao Prayda bên Bangkok, nhưng bên kia thì vừa cho cá ăn vừa cầu nguyện, còn bên này thì mấy chị phụ nữ đứng kế bên cứ nói nhỏ với nhau " con cá to to này mà chiên xù lên thì ngon đã hén !? "


B13.jpg
 
* Rong ruổi xong rồi về khách sạn dọn phòng khởi hành đi Cà Mau. Chợt thấy đối diện khách sạn cũng có 1 ngôi chùa to to, liền ghé vào viếng :

B14.jpg


* Chùa đang được xây dựng hoàn thiện :

B15.jpg


* Khách sạn 2 thằng ở có tên Nét Việt, số 172 Trương Công Định phường 2. Phone : 079.3614510 - 0918.677710. Phòng ốc ok, ( giá phòng 170.000d/2 giường ) mấy em lễ tân cực kỳ dễ thương, xe máy vừa chạy vào đến cửa là nhanh tay ra dắt dùm. Và phát hiện thêm một cái nữa chủ khách sạn này mê đồ cổ, chụp vài cái ở sảnh lễ tân :

B16.jpg


B17.jpg


B18.jpg


B19.jpg


B20.jpg
 
* Trả phòng khách sạn, trực chỉ ra QL1A hướng về TP.Bạc Liêu ( 50km ) , khi gần tới TP.BL thì có 1 bảng chỉ đường vào di tích đền thờ Bác , liền chạy vào ( từ ngã 3 QL1A vào đến đền thờ 7km )

B21.jpg


* Chạy được một đoạn thì gặp đoạn đường đang nâng cấp :

B22.jpg


* Gần tới Phủ Bác rùi , ku Tuấn IT khoái cung này quá nên biểu diễn vài màn ngoạn mục :

B23.jpg


* Tới rùi :

B24.jpg


* Nhưng hỡi ôi :

B25.jpg


* Nhà Ban quản lý. Theo thông tin thì công trình đến gần cuối năm sau mới hoàn thành.

B26.jpg


* Trở ra lại QL1A, hai thằng làm vội bữa trưa tại 1 quán ăn gần bến xe Bạc Liêu. ( cơm 18.000d/dĩa, canh khổ qua 6.000/tô )

B27.jpg
 
* Vào trung tâm thành phố Bạc Liêu, điểm đến đầu tiên của 2 thằng là Khách sạn Công Tử Bạc Liêu

Nhà Công tử Bạc Liêu tọa lạc tại số 13 đường Điện Biên Phủ, phường 3, thị xã Bạc Liêu. Ngôi nhà được xây dựng năm 1919, tầng trệt gồm 2 phòng ngủ, 2 đại sảnh và lối cầu thang lên lầu. Tầng lầu gồm 3 phòng ngủ, 2 đại sảnh. Đây là căn nhà được coi là bề thế nhất Bạc Liêu lúc bấy giờ do kỹ sư người Pháp thiết kế và xây dựng với nhiều vật liệu phải chở từ bên Pháp sang. Từ đó đến nay, gần một thế kỷ qua căn nhà gần như vẫn giữ được những nét cơ bản của nó. Năm 2003, Công ty Du lịch Bạc Liêu đã đầu tư tu sửa căn nhà để đưa vào kinh doanh du lịch. Hiện nay, căn nhà này được dùng làm khách sạn trong hệ thống Nhà hàng- Khách sạn công tử Bạc Liêu.

Công tử Bạc Liêu tên thật là Trần Trinh Quy sinh ngày 22 tháng 6 năm 1900, nhưng do cho rằng cái tên “Quy” không sang trọng nên ông đổi lại thành “Huy”. Ngoài tên Công tử Bạc Liêu, Trần Trinh Huy còn mang nhiều tên khác như Ba Huy, Hội đồng Ba (cách gọi của tá điền). Ba Huy nổi tiếng vì những giai thoại ăn chơi bạt mạng và lắm vợ, nhiều bồ bịch. Tuy nhiên, ông chỉ thừa nhận một vợ do cha, mẹ cưới hỏi là bà Ngô Thị Đen. Là người hào hoa phong nhã, cách ăn chơi của Ba Huy cũng nức tiếng với nhiều giai thoại như chuyện ông đã từng đốt tiền nấu chè thi gan với công tử Phước, người xứ Mỹ Tho, con trai Đốc phủ sứ Sảng.

nguồn : JourneyMan.com


B28.jpg


B29.jpg



* Qua Cầu Quay, đi dọc theo đườn Cao Văn Lầu , điểm tiếp theo là Khu tưởng niệm Cố Nhạc Sỹ Cao Văn Lầu - niềm tự hào của người dân Bạc Liêu :

Cao Văn Lầu, thường gọi Sáu Lầu, (22 tháng 12 năm 1892 - 13 tháng 8 năm 1976) là một nhạc sĩ và là tác giả bài "Dạ cổ hoài lang", một bài ca độc đáo và nổi tiếng nhất trong nghệ thuật cải lương Việt Nam.

Khi chúng tôi đến đây là gần 13g, nhà trưng bày chưa mở cửa, 2 thằng đi thắp nhanh rùi đi vòng vòng chụp hình. Cô bé giữ cửa thấy thương nên mở cửa sớm cho 2 thằng vào xem.

* Khu nhà trưng bày về sự nghiệp của Ông :

B31.jpg


* Bút tích :

B32.jpg


* Mô hình một nhóm hát tài tử Nam Bộ :

B33.jpg


* Bộ áo mặc trong những đêm diễn :

B34.jpg


* Một góc nhà trưng bày :

B35.jpg
 
* Rời Khu lưu niệm, ra lại đường Cao Văn Vầu, quẹo phải tiếp tục đi về hướng biển Nhà Mát ( từ trung tâm ra biển khoảng 8km ) - tiếp theo chúng ta đến khu Phật bà Quan Âm Nam Hải :

Đây là một công trình văn hóa tâm linh nổi bật nhất ở Bạc Liêu. Tượng Phật Bà Nam Hải đã được xây dựng từ năm 1973 do chủ trương của Ban Trị sự Phật giáo tỉnh hội Bạc Liêu, suốt thời gian xây dựng đã được sự đóng góp nhiệt tình của bà con Phật tử và các nhà hảo tâm xa gần, nhất là Bác sĩ Nguyễn Tú Vinh (Hội trưởng Hội Hồng Thập Tự thời điểm đó) đã đóng góp một phần công sức rất lớn. Thánh tượng cơ bản hoàn thành vào đầu năm 1975, tượng cao mười một mét (chưa kể chân đế), đứng sừng sững bên bờ biển Đông thuộc khu vực ấp Nhà Mát xã Hiệp Thành (nay là phường Nhà Mát thị xã Bạc Liêu), mặt xoay ra biển. Lúc mới xây dựng, tượng đài được đặt sát mé biển, khi thủy triều lên nước biển tràn vào có lúc ngập cả chân đế, nhưng tới nay do sự bồi đắp của thiên nhiên, vị trí đặt tượng đài đã cách biển gần bốn ngàn mét. Tượng đài tuy giản đơn, nhưng cảnh quan rất hùng vĩ và trang nghiêm dễ gây sự chú ý và ngưỡng mộ cho mọi người, đã đáp ưng một phần lớn nhu cầu tín ngưỡng cho ngư dân ở đây, nhất là những người thường đánh bắt xa bờ.


B37.jpg


* Toàn cảnh khu Phật Bà :

B38.jpg


* Mẹ Quan Âm Nam Hải :

B39.jpg


* Khu thờ này mới được xây dựng :

B40.jpg


* Bên ngoài cổng , là cả một khu dịch vụ ăn nghỉ cho khách thập phương đến viếng

B41.jpg


* Một cây cầu ngay cửa biển Bạc Liêu :

B42.jpg


* Nhìn từ cầu ra biển Nhà Mát :

B43.jpg
 
* Trên đường từ biển Nhà Mát về, 2 thằng ghé thăm Khu sân chim Bạc Liêu :

B44.jpg


* Đường đi có rất nhiều cây phi lao 2 bên :

B45.jpg


* Tới sân chim rùi :

B46.jpg


* Nhưng gặp ngay cái barie này, có 1 anh nhân viên chạy ra, nói là phải gửi xe , chỉ cho đi bộ vào khoảng 200m thui. Mà phải mua vé 20k/người. Hic, chắc tại sợ mình phá chim của anh ấy :

B47.jpg


* Chán quá, ráng chụp một tấm rùi dọt :

B48.jpg


Rời Bạc Liêu , ra lại QL1A, chạy 69 km 2 thằng tới TP. Cà Mau, nơi nghỉ đêm. Tới đó rùi mướn khách sạn Thanh Sơn, số 27 Phan Ngọc Hiển, giá phòng 150k/phòng. Nhưng mình không khuyến khích các bạn ở đây, vì dường như nó chỉ dành cho các cặp vào "tâm sự" chút xíu rùi ra.

Tối đó 2 thằng đi vòng vòng Cà Mau, rùi hỏi 1 quán được được. Các bạn hỏi Cửa hàng tự chọn trên đường Nguyễn Du, quán này nằm cặp bên hông cửa hàng. Giá cực rẻ : mực nướng : 30k/dĩa, cá Lát nấu chua 60k/lẩu.

B49.jpg


Sweet dreams, Cà Mau.
 
* Sáng ngày thứ 3 , 2 thằng trả phòng, dọt qua cầu Quay, ra đường Nguyễn Trãi ăn sáng ( 14.000/dĩa cơm tấm, 7000/cafe ) - xong thẳng tiến đường đó ra QL63 đi Kiên Giang.

C1.jpg


* QL 63, con đường nhỏ nối giữa tỉnh Cà Mau và tỉnh Kiên Giang, cảnh hai bên rất đẹp, những kênh rạch nhỏ, rừng tràm mùa nước nổi :

C2.jpg


* Vô tình gặp 1 đám cưới, do mùa nước nổi nên mình thấy mấy chị em bưng mâm quả không mặc được áo dài, chơi luôn quần short đi cho dễ .

C3.jpg


C4.jpg


* Qua thị trấn Thới Bình khoảng 3km, chợt thấy bảng chỉ tên đường đến Phủ Thờ Bác , 2 thằng liền rẽ trái vào. Chà, lúc này như 1 món quà của Cà Mau, đầu tiên là một cây cầu treo rất đẹp nối qua Kênh 7 :

C5.jpg


* 2 thằng làm 2 tấm :

C7.jpg


C6.jpg
 
* Dòng kênh 7 :

C8.jpg


* Qua cầu treo nay, mỗi xe máy phải trả 2.000/lượt, có 1 anh đẹp trai ngồi ngay đầu cầu thu tiền. Qua cây cầu thì chạy chút gặp 1 đường làng, cứ theo bảng tên đường mà chạy :

C9.jpg


* Không ngờ là con đường làng lại đẹp đến thế :

C10.jpg


* Khu trồng mía này là vùng nguyên liệu cho Nhà máy đường Thới Bình, trời ơi, nhìn sướng con mắt :

C11.jpg


C12.jpg


* Đến khu Phủ Thờ Bác :

Cà Mau, vùng đất cực Nam Tổ quốc trong những năm tháng chiến tranh xưa với nhiều câu chuyện trú chân của nhiều đoàn quân trước khi vượt biển đi tập kết và ở đây có 21 phủ, đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh được lập sau ngày Bác mất. Bất chấp bom đạn và sự truy lùng bắt bớ của địch, Phủ thờ Bác Hồ tại xã Trí Lực đã tồn tại đến nay (xưa là xã Trí Phải mới được tách thành hai xã Trí Lực và Trí Phải).

Ngày xưa, khu vực ấp Phủ Thờ vốn là một cái lung rất to, lau sậy ngập đầu. Cái lung rộng hơn 3ha này tồn tại như một “ranh giới” phân chia khu vực được giải phóng với khu vực do Sư đoàn 21 ngụy đóng quân. Cái lung có 4 góc thì 3 góc là 3 chốt đồn của địch: Huyện Sử, Biển Bạch và Tám Ngàn, góc còn lại là vùng giải phóng có tên Trí Phải. Ngày 3-9-1969, tin Bác Hồ mất về đến ấp 6, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.

Khu giải phóng ngày thường luôn đầy ắp tiếng cười, nói í ới bởi những đoàn quân tiếp tế, giao liên qua lại, trở nên buồn lặng lẽ ngày Bác mất. Các đoàn quân đi qua không tiếng nói cười nào, trên túi áo họ ai cũng có miếng vải trắng. Nhà nào cũng lập bàn thờ cúng Bác và đêm đêm họ bái vọng về hướng Bắc với nước mắt và lòng dạ xót đau. Hai tháng sau, ông Hai Cù Lao lập xong phủ thờ Bác giữa rừng. Phủ thờ Bác chỉ là một gian nhà nho nhỏ, mái lá, vách phên, cột tràm và hình Bác được cắt từ một trang báo và to non nửa bàn tay do bộ đội chủ lực dừng chân ở đây tặng cho ông. Cúng thất, ngày giỗ Bác, ông Hai Cù Lao và nhân dân ấp 6 tổ chức rất chu đáo. Rồi chiến tranh trở nên ác liệt hơn, khu vực này bị oanh kích dữ dội..

26-3-1973, nhân ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, anh Huỳnh Đảm (tự Bảy Đảm, hiện là Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam), Bí thư huyện đoàn Thới Bình đã khởi xướng việc khôi phục và làm mới Phủ thờ Bác Hồ và xem đây là công trình chào mừng Đại hội Đoàn của huyện với khẩu hiệu “Tuổi xuân quyết báo đền ơn Bác”. Ngày 1-4-1973, cái lung sậy rộng hơn 3ha được lấp đầy, bởi hàng trăm đoàn viên thanh niên trong huyện Thới Bình. Chỉ huy và giám sát công trình là anh Trần Trọng Sơn, Thường vụ Huyện đoàn.

Ông Nguyễn Ngọc Báu (tự Mười Khen), Chủ tịch Mặt trận huyện, là người vẽ thiết kế Phủ thờ Bác. Cột, kèo, ví, vách được chọn từ những cây tràm tốt nhất của khu U Minh Hạ. Hàng trăm cây tràm thân thẳng, cao và to được chuyển về Trí Phải. Phủ thờ Bác có một chái, gian chính bề ngang 9m, dài 12m làm bằng những cây tràm đánh bóng, vách bằng ván tràm xẻ, giữa nhà có bệ thờ xây tam cấp hẳn hoi, trên đó hình Bác Hồ được anh Hai Đăng, họa sĩ của xã vẽ bằng sơn màu có lộng kiếng đẹp. “Nhà làm xong, mọi người bàn đi đánh đồn địch lấy thiếc (tôn) về lợp mái, trước là để phủ thờ được chắc chắn, bền lâu, sau là dùng chiến công ấy dâng Bác nhân kỷ niệm 85 năm ngày sinh của Bác kính yêu”, anh Nguyễn Văn Dậu, hiện là Bí thư Chi bộ ấp Phủ Thờ, một trong hàng trăm đoàn viên từng tham gia xây dựng Phủ thờ Bác ngày xưa, kể. Đồn Huyện Sử bị quân ta đánh tan tác. Tàn trận, mái nhà của đồn trống hoác vì các tấm tôn đã được đoàn quân của huyện Thới Bình dỡ sạch chở về lợp Phủ thờ Bác.

Ngày 19-5-1974, Phủ thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kinh Bảy, ấp 6, xã Trí Phải (nay chia thành xã Trí Lực và Trí Phải) huyện Thới Bình, Cà Mau được khánh thành. Phủ thờ Bác lấp lánh trong ánh nắng với vầng sáng từ những tấm tôn mới tạo nên lung linh giữa khu rừng lau sậy bạt ngàn. Mọi người hát vang những ca khúc về Bác. Anh Dậu đã khiến mọi người rơi nước mắt khi hát bài vọng cổ “Bác Hồ của chúng con ơi”: Nghe tin Bác mất, ôi rụng rời sông núi/ Tổ quốc ơi, chúng ta mất vị cha già/ Sông núi ơi, không thể nào đền đáp được/…Bác Hồ ơi,…Bác Hồ của chúng con ơi/ Bác là niềm tin thống nhất của hai miền Nam Bắc…

nguồn : Phạm Thục - sggp.org.vn


C13.jpg


* Toàn cảnh khu Phủ Thờ :

C14.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,317
Bài viết
1,175,132
Members
192,041
Latest member
yyuten
Back
Top