What's new

Món ăn đặc sản ở từng vùng miền :x

Hat%20de%

Nhìn giống con Nhím ghê.Lúc đầu mình còn không nhìn ra nữa chứ =)) Thế thì mình vẫn chưa được ăn hạt dẻ Trùng Khánh xịn bao giờ :|
 
ai đi Mộc Châu thì ghé quán 64 hoặc 70 trên QL6
- Đặc sản bê chao
- Cá suối rang dòn
- Cải mèo luộc (cải mà trồng chung với anh túc thì ngon lắm)
 
Bác nào ghé ngang Tuy Hòa - Phú Yên, nếu rỗi đến làm tô cháo hàu tại 373 Nguyễn Huệ. Mình thấy chưa đâu cháo hàu ngon và rẻ như ở đây. Hàu sữa to như đốt tay, hàu lúc nhúc chỉ 12k/tô thêm cái bánh tráng nướng. Nếu đêm trước bị bia rượu hành xác thì sáng ra làm tô cháo hàu này cộng với (beer) giải nghễ thì tỉnh cả người.
 
Em xin đòng góp 1 món - Phở khô Gial Lai, em trích lại từ nguồn www.amthucvietnam.com

Phở%20Khô%20Gia%20Lai

Người Gia Lai xem món phở khô như một phần không thể thiếu trong nét văn hóa ẩm thực của mình. 1 suất phở khô gồm 2 tô: 1 tô đựng bánh phở làm từ bột gạo xay. Bánh phở khi trụng nóng để làm phở không khô cứng như mường tượng mà còn mềm dai, nên cũng như phở tươi. Trên đó là thịt heo bằm nhỏ và hành phi thơm phức.

%3cánh%20phở

Tô thứ hai để đựng nước lèo với thịt bò tái, gân, bắp hoặc bò viên, trên mặt là hành ngò xắt nhỏ, rắc thêm chút tiêu đen, đơn giản thôi nhưng dậy mùi thơm hấp dẫn vô cùng. Rau ăn kèm với Phở Khô Gia Lai cũng đơn giản chỉ có xà lách, húng quế và giá trụng. Ngổ hay ngò gai đi theo cũng không hợp.

%3cau

Ăn Phở Khô gần như là cái thú vì bạn tự gia giảm mặn nhạt theo khẩu vị của mình bằng tương nâu cùng nước tương. Là nước tương chứ không thể là nước mắm được vì nước mắm sẽ át đi mùi thơm của bánh phở. Cho thêm giá trụng vào tô, trộn bánh phở, giá với tương cho đều. Ăn 1 miếng mà đầy đủ cả: mùi thơm của phở, vị ngọt nhẹ của tương, giòn giòn của giá, gắp thêm miếng thịt chấm chút tương, húp thêm miếng nước lèo ngon ngọt. Lúc này, mới thấy Phở khô Gia Lai là gì.

Điều thú vị là giờ bạn không cần phải vượt hơn 500 cây số để đến Gia Lai thưởng thức Phở Khô mà chỉ cần đến Phở 2 Tô - 350 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3. Tại đây bạn sẽ có thể vừa thưởng thức phở vừa ngắm nhìn những hình ảnh của Pleiku, tựa như bạn đang ở Gia Lai mà ăn phở khô vậy.
Phở%202%20Tô%20

Quán phục vụ từ 7'00 đến 23'00 mỗi ngày với giá chỉ 29,000.
 
Đi Sơn Tây thì không thể bỏ qua món bánh Tẻ ạ
Bánh tẻ làm không hề đơn giản như một số loại bánh khác. Để làm được những chiếc bánh ngon, dẻo, thơm nó đòi hỏi người làm bánh không chỉ có kinh nghiệm mà còn phải thật khéo léo, thật cẩn thận và tỉ mỉ trong từng công đoạn. Gạo tẻ ngon đem ngâm trước khoảng hai ngày, đem gạo đã ngâm đi xay, gạn bỏ nước lấy cái tinh, cho vào nồi, khoảng một nửa bột, một nửa nước rồi đun cho sôi và quấy đều tay liên tục cho đến khi bột sền sệt là được. Đây là một trong những khâu đặc biệt quan trọng khi làm bánh tẻ, bởi nếu chỉ lơ là, quấy không đều tay bột sẽ không mềm, mịn và có thể bị vón cục.
Chuẩn bị nhân để làm bánh tẻ có lẽ là công đoạn đơn giản nhất nhưng cũng không thể làm qua quýt. Thịt lợn sấn ngon sau khi rửa sạch và luộc chín đem thái chỉ, hành khô và hành tươi băm nhỏ, mộc nhĩ ngâm nở rồi thái lát mỏng. Tất cả đem ướp với hạt tiêu, gia vị cho ngấm rồi cho lên bếp xào chín.
Sau khi mọi nguyên liệu đã chuẩn bị xong, người ta đem gói với một tàu lá dong bên trong và lá chuối bọc bên ngoài sau đó buộc lại bằng lạt hoặc dây chuối, đem đồ khoảng một tiếng kể từ khi bánh lên hơi là chín. “Bánh tẻ phải được đồ mới dẻo và giòn. Nếu luộc, bánh sẽ bị ngấm nước, không ngon. Ngoài ra, để bánh được ngon và giữ được hương vị đặc biệt thì nhất thiết phải đồ bánh bằng bếp củi
 
Tuyên Quang:
Các pác có ghé qua TQ em xin giới thiệu vài món:
1. Phở chua: Em chưa được ăn Phở chua ở Cao Bằng bao giờ nên chưa đưa ra được nhận xét gì.
Phở chua TQ nói chng là cũng tàm tạm (theo cảm nhận riêng e). Phở chua gồm: bánh phở, bánh đa hoặc sợi mì (sợi bún) rán ròn, thịt quay, lạc rang ... Phở đúng như tên gọi, có vị chua chua, ngọt ngọt. Tả thế nào nhỉ ? Thôi, em tả cảnh kém lắm, pác nào qua thì theo hướng sau có một quán khá nổi tiếng: Từ HN - Tp Tuyên Quang, đến Cổng thành nhà Mạc (ngắm cảnh luôn) rồi theo đường bê tông đi Hà Giang qua cổng Công an tỉnh đi tiếp khoảng 300m phía bên tay phải là đến nơi.
2. Rượu báng (đao): Rượu báng (hay còn gọi là rượu đao) được làm từ thân một loại cây thuộc họ nhà dừa sống trên núi. Người dân lên rừng tìm cây báng, cây đao phất bỏ ngọn, dùng dao đâm nát lõi cây và cho men lá vào rồi chờ một thời gian (cũng có thể chặt đem về rồi ủ tại nhà), sau đó đem chưng cất như chưng cất các rượu khác. Rượu có vị hơi chua (nhưng không phải chua của rượu khê) là vị đặc trưng của cây báng, cây đao, vị thơm không biết tả như thế nào để các pác hiểu mà e chỉ thấy đã từng uống thì sẽ nhớ mãi. Rượu có nhiều ở các xã Bình An, Thổ Bình, Yên Lập, Kiên Đài, Linh Phú, Tri Phú của huyện Chiêm Hóa, và của một số xã của huyện Nà Hang.
Ngoài ra, ở huyện Chiêm Hóa, Nà Hang còn có rượu Chuối (xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa), rượu thóc (xã Bình An, huyện Chiêm Hóa, xa Lăng Can, huyện Nà Hang), rượu Hoẵng (xã Tri Phú, huyện Chiêm Hóa), rượu Ngô huyện Nà Hang...Em nhớ mãi lần đầu được uống rượu thóc. Hôm đó ở bản, đang ngồi sưởi lửa ăn ngô nướng thì chủ nhà mời chén rượu thóc nhà tự nấu lấy, ẹc, nặng kinh em làm hớp mà cảm giác được giọt rượu đang chảy dần từ miệng. Nặng nhưng thơm, vị đậm và rất say.
Rất nhiều, có rất nhiều các món ăn của bà con mình mà khi thưởng thức mới thấy được vị ngon, lạ, và bản sắc của nó.
Mời các pác trải nghiệm.
 
Quảng Nam mình có nhiều món ăn ngon nổi tiếng,nhưng tiêu biểu nhất là món Mì Quảng,tranh luận về thế nào là Mì Quảng ngon nhất ,nấu đúng kiểu nhất...là cuộc tranh luận không có hồi kết ,riêng mình dù ăn tô mì ở tại Đại Lộc đơn sơ như thế này
attachment.php

Hay tô mì đặc biệt ở Tam Kì bự chà bá như vầy cũng đều ngon cả vì nó thấm đẫm tình quê hương...;)
attachment.php

Và món thứ 2 là bê thui Cầu Mống mà danh tiếng nó đã vượt qua khỏi lãnh thổ VN.Khai sinh của bê thui Cầu mống là từ quán Bảy Lép,nhưng rồi theo dòng chảy thời gian,quán Mười có cách nấu ,cách quảng bá hình ảnh tốt hơn nên giờ với dân du lịch mà nói ,đã về xứ Quảng ăn bê thui thì phải đúng quán Mười
Bê thui nó thế này đây ạ:
attachment.php

Chẹp chẹp ngon quá,thèm quá.
 
Mình kết món cơm Lam ở dưới chân Trạm Tôn - fansifang dẻo, thơm ngon. Thịt nướng cuốn nấm ở Sapa và món con nếp Tú Lệ "nếp Tú Lệ, tẻ Mường Lò" mà nhưng chưa biết tẻ Mường Lò ra sao :d
 
Bánh nếp nhân trứng kiến

Tỉnh / Thành : Tuyên Quang


banh_nep.jpg


Mùa xuân, khi những hạt mưa xuân đang trải trên những cánh rừng xanh ngát cũng là lúc những đàn kiến đen (kiến ngạt) bắt đầu xây tổ đẻ trứng trên những ngọn cây ngõa, những ngọn tre, vầu cong cong.

Bạn hãy ngao du về miền sơn cước với những ngôi nhà sàn người Tày thuộc Tuyên Quang để thưởng thức những món ngon dân dã và độc đáo trong đó có món bánh nếp nhân trứng kiến.

Tháng Giêng, hai của độ tiết xuân, ngày rộng tháng dài với lễ tết hội hè, vì vậy đó cũng là thời điểm để người dân có thời gian tìm tòi và chế biến các món ăn ngon, thưởng thức những thành quả sau một năm mùa màng vất vả.

Làm bánh nếp nhân trứng kiến việc vất vả nhất là đi lấy nhân bánh, và thường gọi dân gian là "đi gõ ngạt". Nhân bánh được người dân quê tôi nghĩ ra một cách rất sáng tạo, đó là dùng trứng (ấu trùng) trong những tổ kiến đen. Kiến đen thường sinh và dưỡng trứng vào mùa xuân, những ấu trùng trứng khi còn non trông trắng vàng và béo ngậy đó là một thứ thức ăn rất bổ dưỡng.

Vỏ bánh thì đơn giản hơn rất nhiều, gạo nếp được xay bằng cối đá cho nhuyễn và cô thành bột dẻo, cùng với những chiếc lá ngãi bánh tẻ xanh non để làm áo bọc cho những chiếc bánh. Sau đó người ta rang trứng kiến qua lửa với hành và thì là thái nhỏ, việc này cũng phải hết sức khéo léo vì nếu quá lửa trứng sẽ cháy nát hết. Nhân bánh được chuẩn bị xong, người ta lấy bột nếp vê thành những chiếc bánh tròn, nhỏ xinh xinh rồi cho nhân trứng kiến vào bọc kín. Những chiếc bánh nhỏ như quả trứng gà được bọc bằng lá ngãi non (lá ngõa rừng) cho lên nồi hấp cách thủy độ một tuần hương là chín.

Người ăn nếm từng miếng nhỏ để cảm nhận mùi vị thơm ngon của nếp, vị ngậy béo của nhân trứng kiến quyện lẫn hành và thì là, vị chát chát của lá ngõa. Tuy nhiên cũng có người vì nhạy cảm, thì có thể bị dị ứng khi ăn món bánh này giống như người bị dị ứng khi uống rượu ong.

(Nguồn menu365.vn)

Nói thêm về cây ngãi: Người dân cũng thường gọi là cây ngõa - là loại cây thuộc họ sung, thường sống nơi ẩm thấp, gần khe suối; đường kính lá lúc trưởng thành có cỡ 30 - 50cm. Đối với loại ngõa mật hay vẫn thường gọi là quả vả thì quả khi chín ăn ngọt, mát. Là loại cây được nhiều loại chim, thú tìm đến vào mùa quả chín. Nếu bạn đi trong rừng và được nghỉ chân bên cạnh một con suối và nếm quả ngõa mật, bạn sẽ cảm thấy rừng thật ngọt ngào và một cảm giác bình yên trong lòng.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,751
Bài viết
1,136,920
Members
192,581
Latest member
oldgmailacc7
Back
Top