What's new

Món ngon Hà Nội

Chuối đây

Chuối cả nải
Nem chạo (nem tai) bà hồng 73_74 Cầu gỗ / 37 Hàng Thùng HN

Nói đến món nem tai Hà Nội, người sành ăn nghĩ ngay đến quán nem của bà Hồng ở 37 Hàng Thùng. Nem tai Bà Hồng từ lâu đã trở thành một địa chỉ quen thuộc không chỉ của người Hà Nội mà còn nổi tiếng ngay cả những du khách thập phương. Người ta ăn nem như một món ăn thanh cảnh, ăn chơi chứ không phải ăn lấy no. Ngày nào cũng vậy, cứ quãng 8-9h sáng và cuối giờ chiều, quán nem bà Hồng đông nghịt khách. Chỗ để ngồi ăn tại quán không đủ cung cấp cho lượng người đến mỗi lúc một đông. Khách mua hàng phải đứng xếp hàng trước cửa chờ đợi được mua món nem nổi tiếng đất Hà Thành.
5-6 cậu bé giúp việc đứng chờ sẵn ở sân, chỉ cần thấy có người đỗ xịch xe là hỏi ngay: “Mua bao nhiêu?”. “Cho túi 15.000!”. Thế là chỉ 5 phút sau khách đã có trong tay một túi nặng trịch, bên trong có đầy đủ lệ bộ của món ăn: nem, rau kèm, dấm ớt, sung muối, bánh đa nem… Tốc độ phục vụ nhanh là thế nhưng nhiều lúc cũng không kịp cung cấp cho lượng khách hàng đứng chen chân trước cửa quán.

Nem tai Bà Hồng nổi tiếng Hà Nội từ vài chục năm nay. Bà Hồng bảo đây là món gia truyền của gia đình. Ngày nhỏ, khi bà còn ở Nam Định cùng gia đình, bố mẹ bà đã làm món ăn này và đã có tiếng quê nhà. Bà học làm nem từ thời con gái, đến khi lấy chồng quê Ước Lễ ( Hà Tây), bà theo chồng chuyển về Hà Nội và mở cửa hàng làm nem tai gia truyền. Quê chồng bà Hồng là làng làm giò chả nổi tiếng Hà Tây, vì vậy, bà bán luôn cả giò và nem chua, hai món đặc sản nổi tiếng của làng Ước Lễ để ăn kèm với món nem tai cuốn. Không hiểu sao, hai món đặc sản ở hai vùng đất khác nhau đó, khi được cuốn chung với nhau, ăn kèm lại có vị thơm lạ và ngon không ngờ. Bà Hồng cười bảo: “Âu cũng là cái duyên cô ạ. Tôi và ông nhà hợp nhau từ tính tình đến sở thích. Ngay cả món ăn gia truyền của hai dòng họ không hiểu sao cũng hợp nhau đến thế”.

Ở Hà Nội bây giờ có hàng chục cái chợ, trong mỗi chợ lại có hàng chục hàng bán nem tai, nhưng không quán nào có được vị thơm ngon đặc trưng như quán Bà Hồng. Để có được hương vị riêng ấy, Bà Hồng đã rất “kỹ tính” trong khâu làm. Tai lợn phải được làm sạch, khử trùng bằng muối và dấm, sau đó cho lên hấp cách thuỷ từng mẻ một để tai không bị mất nước mà vẫn đảm bảo độ giòn, mềm. Tai chín, mang thái mỏng, dài, để ráo nước. Tai lợn làm xong phải trắng trong mới đúng tiêu chuẩn.
Chị Nguyễn Thuý Vân, con dâu trưởng của bà Hồng, bảo, khâu quyết định thành công của món nem tai là làm thính. Nem tai có thơm, ngon hay không cũng phần lớn nhờ vào thính rắc bên trên. Chính vì thế làm thính là khâu quan trọng nhất của món nem. Chị Vân cho biết, thính của quán nem Bà Hồng gồm rất nhiều loại ngũ cốc nhưng chủ yếu là gạo nếp thơm, đỗ tương, đỗ xanh và nhiều loại gia vị gia truyền của gia đình. Những nguyên liệu này được làm khá kỳ công, cho lên bếp lửa liu riu, rang lên rồi hạ thổ, rồi lại cho rang lửa 2 lại hạ thổ… cứ như vậy, rang đến lửa 4, lửa 5, khi ngũ cốc đã vàng đều và dậy mùi thơm thì mới cho vào cối xay nhuyễn. Thính thơm ngậy, rắc vào tai lợn đã thái sạch để ráo và trộn đều cho đến khi màu vàng ruộm của thính đã bao toàn bộ các miếng tai thải mỏng thì xong.

Món nem tai được ăn theo dạng cuốn. Một ít lá sung, lá đinh lăng, dải lên bánh đa nem, cho nem tai vào, kèm với một vài miếng sung muối chua, cộng với một lát giò lụa hoặc nem chua. Sau đó cuốn kỹ thành một miếng nhỏ vừa tay cầm, khách ăn sẽ chấm miếng nem tai cuốn vào nước mắm dấm cay nhẹ. Độ dai của bánh đa nem, độ giòn, mềm, thơm ngậy của nem tai, cộng với một chút vị chan chát, xin xít của rau kèm và vị chua chua, ngòn ngọt, cay dịu của nước chấm sẽ làm khách đến thưởng thức nhớ mãi.

Trong món ăn này, rau kèm là một phần không thể thiếu. Đĩa rau kèm của quán bà Hồng có trên chục loại nào lá sung, lá đinh lăng, kinh giới, xà lách, lá mơ… khách thích dùng loại rau kèm nào cũng có. Chính vì vậy, món nem tai bà Hồng càng thêm hấp dẫn khách đến ăn. Chị Vân, con dâu bà Hồng, khoe, cửa hàng phải đặt hẳn một nơi để trồng rau ở Hà Tây để cung cấp cho riêng quán. Như vậy quán mới đủ các loai rau ăn kèm để phục vụ khách.

Quán nem tai Bà Hồng đã trở thành địa chỉ thường xuyên của không ít người Hà Nội. Bạn bè gặp mặt thường rủ nhau đi thưởng thức món nem Bà Hồng, những đôi trai gái yêu nhau cũng lui tới quán này như một chỗ để ăn vui. Nhiều gia đình thiết đãi khách, cũng tới đây mua nem về bày tiệc. Chị Vân kể, có người tận Sài Gòn, ra Hà Nội chơi còn cố qua cửa hàng mua một chút nem tai để làm quà cho người nhà.

Quán nem của bà Hồng đã trải qua nhiều đời, bây giờ đến đời của con dâu bà là thứ 4, nhưng quán nem vẫn giữ được hương vị thơm, ngon quyến rũ mà không một cửa hàng nào có.

(sưu tầm)
 
Quẩy nóng : 2 Phan Bội Châu ,82 Hàng Điếu , 45 Cầu Gỗ
Nói tới Hà Nội mùa đông và những món ăn đặc trưng mà không kể đến món quẩy nóng thì quả là chưa am hiểu về ẩm thực mùa đông của Hà Nội. Mặc dù mới chỉ qua mấy trận gió mùa đông bắc mà đâu đó bên những vỉa hè, nhiều hàng quẩy nóng với cái chảo mỡ to đùng và vài cái bàn ghế con đơn sơ đã mọc lên nhan nhản.

Đây là món ăn rất rẻ, vì thế các cô cậu học sinh rất thích ăn món này. Chẳng thế mà hầu như quanh các khu vực trường học thường xuất hiện rất nhiều các hàng bán quẩy nóng. Những hàng quẩy nóng ban đêm ở phố Mai Hắc Đế, Phan Bội Châu, Lý Thường Kiệt, Quán Thánh, hàng Bạc, Cầu Gỗ... rất đông khách hàng.

Sở dĩ những hàng quẩy nóng ở những phố này rất nổi tiếng, thu hút đông đảo người ăn là vì quẩy được rán rất kỹ thuật, vàng rộm, ăn giòn thơm, nước chấm lại ngon. Cũng như đối với món ốc luộc, nước chấm quẩy cũng rất quan trọng, quyết định tới độ ngon của quẩy. Nước chấm quẩy ngoài những gia vị bắt buộc ra thì phải còn có đu đủ lát mỏng, nhỏ...

(sưu tầm)
 
Phở cuốn - Làng Ngũ xã - Tây Hồ
Hà Nội nổi tiếng với các món ăn ngon dân dã, bình dị mà bất cứ ai đi xa đều nhớ. Nào là bánh đúc thịt, nộm bò khô, cháo trai... và phở Hà Nội lại càng nổi tiếng hơn. Nhắc đến ẩm thực Hà Nội người ta đều nhắc đến phở - một món ăn truyền thống rất quen thuộc với người Hà Nội.

Ẩm thực Hà Nội, nhắc đến thì nhiều lắm, kể đâu hết được! Mỗi món đều có những vị đặc trưng riêng nhưng rất Hà Nội, khiến bao du khách khi đến đây đều không thể không thưởng thức, cũng như những người con Hà Nội khi đi xa đều nhớ về món ngon nhưng giản dị nơi quê nhà với tâm trạng bồi hồi, da diết. Nói đến phở, có lẽ không ai là chưa một lần thưởng thức, nhưng với phở cuốn, phở chiên phồng và phở rán lại là một cách ăn phở mới của người Hà Nội và thu hút khách thập phương.

Tuy nhiên, không phải nhà nào làm món phở cuốn này cũng ngon. Sau nhiều lần thưởng thức ở những quán khác nhau, đa số người dân Hà Nội đã chọn cho mình quán phở cuốn ở 21 Nguyễn Khắc Hiếu, con phố nằm trong làng Ngũ Xá.

Cô chủ quán khéo léo xếp từng lá bánh phở mỏng manh trông rất hấp dẫn để chuẩn bị cuốn cho khách. Một kiểu ăn phở mới lạ đây! Từng lá bánh phở mỏng như lá bánh cuốn, to bằng bánh đa nem được cô chủ để cẩn thận lên khay sạch sẽ. Sau đó lấy thịt bò xào, rau thơm, rau xà lách đặt lên lá bánh rồi cuộn lại trông hệt chiếc nem xinh xắn. Đĩa phở cuốn trắng tinh, mùi thịt bò hấp dẫn lôi cuốn thực khách, khi ăn chấm nước mắm pha chua chua ngọt ngọt và vài lát dưa góp đu đủ. Đó là phở cuốn.

Còn phở chiên phồng, cũng với những lá bánh mỏng đó, nhưng không to như bánh đa nem mà được gấp hình vuông rồi cho vào chảo dầu chiên đang sôi để bánh phồng lên và vàng rộm là được. Loại này được ăn kèm với thịt bò xào rau cải.

Còn một loại nữa là phở rán. Thực tế phở rán là phở xào giòn, chỉ khác một chút ở chỗ nó được tráng lên một lớp trứng mỏng, bỏ ra đĩa cắt thành những hình tam giác trông đẹp mắt và cũng được dùng với thịt bò xào rau cải.

Ba loại phở này đều có những vị riêng, phù hợp với sở thích của mỗi người. Người nào ăn được dầu béo, không sợ ngấy thì ăn được phở chiên phồng, phở rán. Còn dễ ăn hơn là phở cuốn. Nếu là lần đầu tiên, bạn hãy nếm thử cả ba món để biết vị, rồi hãy chọn cho mình món phù hợp mà mình yêu thích.

(sưu tầm)
 
ốc luộc - Nguyễn Chí Thanh/ Trần Quý Cáp

Một món ăn bình dân rất "mùa đông" ở HN nữa đó là món ốc luộc. ốc nhồi (nuôi ươm) thì không so được với các loại ốc nho nhỏ sông hồ ngay xưa. Pha nước chấm ốc cũng cả là một nghệ thuật, còn nhớ hồi bé hay húp cả bát nước chấm ấy nữa... quá xa rồi nhỉ?

(sưu tầm)
Mùa hè nếu muốn kiếm một hàng ốc luộc thì có lẽ hơi khó, nhưng khi mùa đông tới thì những quán hàng ốc luộc bình dân bày bán la liệt ở mọi nơi, mọi chỗ trong những ngõ ngách nhỏ nhất cho tới những khu chung cư, những khu phố lớn sầm uất. Ban ngày, do đường sá đông đúc, những quán vỉa hè chật chội và bụi bặm nên người ta ngại ngồi ăn, chứ ban đêm quán ốc luộc nào cũng rất đông.

Theo tiết lộ của một người làm công cho một quán ốc luộc nổi tiếng ở phố Trần Quý Cáp thì mỗi tối trung bình cửa hàng bán được hơn 2 tạ ốc. ốc luộc ở đâu thì cũng giống nhau thôi, nhưng mỗi quán hàng lại tạo cho mình sự nổi tiếng và thu hút khách hàng riêng bằng bí quyết pha nước chấm. Thường là món nước chấm ốc phải có từ 7 đến 10 vị mới đạt yêu cầu và ốc có ngon hay không phụ thuộc vào nước chấm.

Những thứ gia vị để tạo nên một bát nước chấm ngon bao gồm: nước lọc, dấm gạo, đường kính trắng, mắm ngon, mì chính, gừng, ớt, lá chanh, sả. .. Mặc dù biết bản chất của món ốc là lạnh, nhưng nhiều người vẫn thích ăn bởi sự đan hòa giữa một bên lạnh là ốc, còn bên kia là nước chấm gồm toàn vị nóng.

Ngồi ăn ốc xong mà húp bát nước luộc ốc pha lẫn nước chanh thì ngon tuyệt. Cánh đàn ông thường hay gọi nhau đi rượu ốc, còn đàn bà, các cô cậu choai choai thì chỉ có ăn ốc xuông.
(Sưu tam)
 
Bánh gio chấm với đường mật

(sưu tầm)

1. Bánh gio- gọi theo cách người Bắc, (hay bánh tro -cách gọi trong nam) nếu nói riêng cho một số người người Việt, thường chỉ được gói bán hay vừa dùng cúng bái, vừa để ăn trong gia đình suốt từ Bắc chí Nam VN vào ngày mồng Năm tháng Năm âm lịch.

2. Sau tết mấy ngày hay bao nhiêu ngày? Hình như đây là mùa bánh gio, ăn nó trong tiếng trống lễ hội gần xa, trong nhịp hai đô vật ôm nhau, trong bước chân quay tròn chàng trai thổi khèn, trong nhịp cánh tay người con gái ném Còn trên bãi núi, trong tiếng chèo khua con đò dọc đi suốt đêm trên sông Đáy để sáng mai này vào đến chùa Hương, ghé lên bến Đục mà vào suối Yến chờ mong... Bánh chưng đã hết. Nhưng bánh gio thì mới bắt đầu, món bánh trong suốt màu vàng như long não, như pha lê, như bầu trời mà hạt gạo còn dáng hình nhưng biến cánh... Nào, mật mía dâu. Hay tưới lên miếng bánh cho nhạt ngọt hoà nhau, cho nhờ nhợ nắng biến đi, cho hương thơm phảng phất bay về....

3.Bánh gio Tây Đình ngon có tiếng, hơn hẳn các nơi khác về cả màu sắc và hương vị. Bí mật làm nên tấm bánh gio ở Tây Đình nằm trong khâu chọn nguyên liệu, cách ngâm gạo và thời điểm gói bánh, luộc bánh...
Bánh nắng, ở đây gọi là bánh gio Tây Đình ngon có tiếng và hầu như các bà, các chị ở làng ai cũng biết làm bởi nguyên liệu luôn có sẵn tại vườn nhà. Bụi lá chít ở góc vườn, cây gai sương song ngoài bờ rào, tầm gửi cây dọc trên gò cao... Bí mật làm nên tấm bánh gio ở Tây Đình nằm trong khâu chọn nguyên liệu, cách ngâm gạo và thời điểm gói bánh, luộc bánh...

Gạo nếp thật ngon đem sàng sảy kỹ, chọn bỏ các hạt xấu và gạo tẻ lẫn vào. Vo gạo thật kỹ, thay nước nhiều lần, bao giờ thấy nước gạo thật trong mới thôi. Để gạo thật ráo nước rồi đem ngâm vào nước vôi trong chừng 2 giờ đồng hồ. Lại vớt ra đợi hạt gạo thật khô tơi mới đem ngâm vào nước nắng qua một đêm.

Cách làm nước gio ở đây cũng giống như các nơi khác nhưng nguyên liệu chỉ dùng gio than của ba loại cây: Tầm gửi cây dọc, thân lá cây vừng khô và thân cây sương song (cây gai nhể ốc).

Lá chít đem luộc thật kỹ và thay nước nhiều lần cho phai hết chất diệp lục. Mỗi chiếc bánh gio chỉ cần dùng 2 hoặc 3 chiếc lá chít. Gạo nếp đã ngâm nước nắng lên màu hổ phách được vớt lên cho ráo nước. Dùng muôi xúc gạo đó cho vào giữa lá chít đã rửa sạch lau khô, dàn gạo đều và dài ra, gói lại lăn tròn vấn bẻ hai đầu lá kín lại dùng lạt mềm buộc chặt. Mỗi cái bánh gio chỉ dài chừng hơn gang tay đường kính nhỉnh hơn ruột quả chuối tiêu nên chỉ cần luộc ba giờ đồng hồ bánh đã rền. Bánh để nguội bóc cắt ra từng khoanh, nhìn thấu qua trong suốt màu sáp ong đã thấy ngon, đem chấm cùng mật giọt càng hấp dẫn.

Trong quá trình làm bánh gio, việc kiêng kỵ nhất là tất cả từ nguyên liệu đến dụng cụ đều không để dính chút dầu mỡ nào. Vì vậy bánh gio ở đây thường được làm xong từ trước lễ tết vài ba ngày, trước khi mổ lợn, mổ gà... Chỉ bị dính "tí" dầu mỡ là ruột bánh sẽ không rền và liên kết để tạo nên độ dai và các hạt gạo sẽ không trong suốt nên chất lượng bánh giảm hẳn.

Người Tây Đình ít ai làm bánh gio đem bán mà chỉ làm để ăn Tết và biếu tặng họ hàng, bè bạn xa gần. Ai đã được ăn bánh gio Tây Đình đều nhớ mãi vì ngon hơn hẳn bánh ở các nơi về cả màu sắc và hương vị.
 
Bánh cốm Hàng Than

(sưu tầm)

Bánh cốm Hàng Than đã trở thành một địa chỉ không thể bỏ qua đối với nhiều du khách khi đến Hà Nội. Với những bí quyết riêng, bánh cốm Hàng Than giờ đây không thể thiếu trong những món quà gửi người xa xứ, đám cưới hỏi, giỗ chạp.
Nhắc đến tên các phố cổ Hà Nội người ta không thể quên Hàng Than, con phố nhỏ có nhiều nhà hàng bánh cốm, mỗi độ thu sang hương cốm say lòng du khách.

Chuyện kể rằng: Thời ấy người ta làm ra bánh cốm là phóng tác theo truyền thống bánh chưng, lấy đó làm niềm vui và không nghĩ nó phát triển như bây giờ. Cũng gạo nếp với đậu xanh nhưng hương vị thì lại khác với bất kỳ loại bánh nào, bởi cốm làm từ gạo nếp non, nhân gồm đậu xanh và dừa. Cả vỏ và nhân bánh đều được xào lẫn với đường, khi thưởng thức bánh khó mà biết rõ được phần nào ngon hơn. Người Hà Nội xưa đã nghĩ ra nhiều cách để thưởng thức cốm, cốm luyện với thịt nạc, giã ra, rán lên làm chả ăn với cơm gạo tám thơm. Cốm xào với đường kính trắng, giữ được lâu đến hàng tuần. Lọc bột đao pha đường trắng rồi thả hạt cốm vào, đun lửa sôi lên thành ra món chè cốm để ăn tráng miệng vừa ngọt lại vừa thanh… Cuối cùng, ông tổ dòng họ Nguyễn Duy ở phố Hàng Than mới nghĩ thêm ra cách đem sấy khô hạt cốm, chế ra món bánh cốm để dành cho tết, lễ bái, dạm hỏi, cưới xin quanh năm.

Chế biến từ cốm để trở thành bánh cốm, quy trình không kém công phu, kể từ khi ra đồng cắt lúa non tới lúc ra được hạt cốm. Cốm dùng làm bánh phải là dạng cốm già, nghĩa là lúa cắt ở thời điểm hạt đã chắc xanh, vì cốm non khi vào đường sẽ tan hết, không dùng làm vỏ bánh được. Việc rang, giã, sàng, sẩy giống như quy trình sản xuất cốm non. Cốm làm xong sấy khô, đựng vào chum vại, hoặc đóng gói thật kín cho khỏi ẩm. Khi đem làm bánh mới đổ vào nồi hay chảo. Thường cứ 1 kg cốm đong khoảng 1,3 lít nước, trộn cho hạt cốm mềm, rồi pha tỷ lệ một đường một cốm, đặt lên bếp đun và đảo đều tay, khi gần được thì thêm ít giọt nước cất từ hoa bưởi, nhờ có tinh hoa bưởi mà bánh cốm có hương vị đặc biệt. Cái khéo là ở khâu đun cốm, nếu non thì bánh nhão, quá lửa thì bánh có mùi khét.

Bí quyết để có được bánh cốm ngon, thơm hoàn toàn dựa vào thói quen và kinh nghiệm. Thứ nữa là khâu làm nhân bánh, muốn bánh ngon, dứt khoát phải chọn thứ đỗ vàng lòng, xanh vỏ. Đậu xanh được chọn là đậu ngon của vùng Thái Bình, Hà Bắc, Sơn La, còn các loại khác có thể dùng được nhưng chất lượng bánh không ngon và để lâu sẽ bị thiu. Có đỗ rồi, ta đem xay, ngâm, đãi vỏ để nấu tựa nấu cơm, cơm đỗ phải vừa chín tới, không nát không sượng, thật thơm và tơi, người làm bánh thường gọi là "xuê". Đỗ đã "xuê" được cho vào cối giã mịn, rồi lại ngào đường với nước, cứ một kg đỗ thêm 1,2 kg đường kính, đun nhỏ lửa cho đến khi đỗ đạt độ khô dẻo thì cho thêm các thứ phụ gia, như mứt sen trần, dừa nạo, nước hoa bưởi… đảo đều rồi đem gói. Người ta chia nhân thành từng viên, rồi dùng thứ cốm đã nấu bọc ra ngoài. Dùng lá chuối non, hoặc giấy ni-lông gói lót để giữ thành bánh cho vuông. Tiếp đến gói vỏ ngoài cũng bằng lá chuối xanh, bẻ cho góc cạnh đều nhau, đặt nhãn hiệu ngoài cùng, rồi lấy lạt giang đã nhuộm đỏ buộc thành hình chữ thập, sau đó lại buộc 5 chiếc một cho tiện việc mua bán, chuyên chở.

Bà Thuần chủ cửa hiệu Nguyên Ninh (11 Hàng Than) nói: "Tôi không nếm bánh bao giờ mà chỉ cần xem mặt bánh là biết ngay sản phẩm đạt chất lượng hay không, không chờ đến khi mọi việc xong xuôi mới kiểm tra mà đích thân người chủ phải giám sát từng công đoạn của quy trình làm bánh". Bà còn cho biết thêm: "Theo quan niệm của gia đình, việc giữ chữ tín và tinh khiết cho những chiếc bánh cũng là giữ tinh khiết cho ngày lễ hội, ngày cưới của các cặp vợ chồng. Gia đình đã có những lần phải hủy bỏ mẻ bánh vì cho rằng bánh không đạt tiêu chuẩn".

Hiện nay cả dãy phố Hàng Than có đến mấy chục cửa hàng làm và bán bánh cốm, đều dùng chữ "Ninh". Nhưng Nguyên Ninh là hiệu bánh cốm gia truyền, được nhiều người ưa chuộng. Vẫn lôi cuốn khách thập phương và dù gì đi nữa cũng mãi là đặc sản của Hà Nội, bánh cốm Hàng Than nay đã được gửi đi làm quà cho người thân ở Pháp, Nga, Anh, Đức, Ba Lan, Thụy Điển, Cu-ba, Ca-nađda, Mỹ,... Khách nước ngoài đến Hà Nội được ăn loại bánh này tỏ ra rất thích. Hiện nay số lượng bánh làm ra của nhà Nguyên Ninh mỗi ngày chỉ vài trăm chiếc, chủ yếu là hàng đặt, nhưng với gia đình này làm bánh cốm dường như không phải để kinh doanh mà là tiếp nối truyền thống của ông cha 5 đời để lại.
 
Bún ốc chuối đậu - Làng Khương Thượng (trường Thuỷ lợi rẽ vào)

Ốc nấu đậu phụ, chuối xanh là món ăn độc đáo của vùng đồng bằng Bắc bộ. Đây là những món ăn đơn giản, nấu nhanh và rất hợp với khẩu vị của người Việt.

Chọn ốc béo, ngâm nước gạo trước độ một ngày cho sạch (theo kinh nghiệm dân gian, người ta ăn ốc vào tuần trăng thì ốc sẽ béo và ngon hơn). Vớt ra cạy miệng khêu lấy ruột, xong bóp muối rửa sạch bằng nước nóng cho hết nhớt rồi đem ướp với ít mắm tôm, nước nghệ cùng với mẻ, ớt.

Chuối xanh thì bóc vỏ, cắt khúc dài độ 3 phân chẻ tư ngâm nước lã có pha chút mẻ cho chuối khỏi thâm. Đậu phụ thì thái miếng con chì. Đậu phụ dán vàng thái con trì, nghệ vắt lấy nước, mẻ mắm tôm nghiền kỹ lọc lấy nước, thịt ba chỉ rửa sạch thái miếng nhỏ, tỏi ớt băm nhỏ, dọc nướng chín bỏ vỏ. ướp ốc, thịt với nước mắm, mẻ mắm tôm, nghệ ớt tỏi khoảng 15 phút. Phi thơm tỏi cho thịt vào xào săn, xúc ra. Cho chuối cùng mắm muối nước nghệ vào đảo ngấm, chế nước sôi săm sắp mựt chuối, cho dọc và thịt đã xào vào rồi đậy vung đun sôi kỹ, trút đậu phụ vào để sôi vài phút cho đậu ngấm. Khi thịt chuối chín mềm, đổ ốc vào đun sôi lại nêm vừa ăn. Trước khi bắt ra cho hành tía tô vào ăn nóng.
 
Nem chạo (nem tai) bà hồng 73_74 Cầu gỗ / 37 Hàng Thùng HN

(sưu tầm)

Ngon, nhưng đồ ăn bẩn vô cùng, bẩn không thể tả được
 
Last edited by a moderator:
Ngon, nhưng đồ ăn bẩn vô cùng, bẩn không thể tả được



Đúng đấy bác chuối ạ ! Dễ có tới 4 năm nay em...dex dám ra đấy ăn nữa, mặc dù các cô nàng quen em nhiều khi tha thiết mời....(NO)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,316
Bài viết
1,175,075
Members
192,038
Latest member
bepbee
Back
Top