What's new

Mông Cổ - Không chỉ là thảo nguyên

Chuyến đi bắt đầu từ những thứ lỡ dở và câu chuyện vu vơ.
Ủ mưu đi Tây Tạng vào tháng 9 nhưng giang hồ của tớ lại đùng cái chuyển sang đi từ tháng 5, gia nhập đội khác thì bỗng dưng bọn Tung Của đòi nhóm phải đủ 4 người trong khi trưởng đoàn nhóm này bỗng dưng ko liên lạc gì, chỉ còn có 2 đứa.
Câu chuyện vu vơ của mấy chị em về cái tên mơ hồ Mông Cổ mà mới chỉ duy nhất một lần đọc bài viết của bác Tabalo. Cũng chẳng chắc khi đăng kí thế chân cậu em ko đi nữa trong đoàn vì thú thực tớ rất ngại đi với đoàn quá lạ nhất là hành trình dài và lâu khi đã quen thuộc cách đi với các giang hồ của mình. Nhưng tặc lưỡi cái âu cũng là cái liễn, những người đã chủ động đăng kí đi thì cũng đều phải có sự tìm hiểu và chuẩn bị rồi nên đỡ lăn tăn.
Thế rồi gặp, thế rồi chuẩn bị, thế rồi đi. Cho đến tận khi đứng giữa thảo nguyên, uống trà sữa và ăn thịt cừu. Cho đến tận những ngày gần cuối cùng của hành trình mấy đứa cạ cứng với nhau vẫn lẩm bẩm bảo chưa bao giờ nghĩ mình sẽ đi Mông Cổ, không hề có tí khái niệm về nơi này chứ đừng nói là đưa vào danh sách những điểm dự định muốn đi. Thế mà...thế đấy, he he, cứ dự với bị trước là bước cấm có qua. Cứ rụp với bụp cái là lại chốt hạ được, chẹp.
Và đấy cũng chính là lí do mà bọn tớ cứ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi biết rằng thông tin về Mông Cổ, đặc biệt về địa hình cảnh vật rất ít và không trọn vẹn. Mông Cổ không chỉ là thảo nguyên với những bầy cừu ;)


IMG_6517.jpg



IMG_6156.jpg



IMG_6518.jpg

Topic đã được gởi đăng bởi BDK, 15/3/2013

https://www.phuot.vn/content/1271-Mông-Cổ-Không-chỉ-là-thảo-nguyên
 
Last edited by a moderator:
Ai tin mấy cái ảnh kia là chụp ở Mông Cổ chứ? Cô định lòe chúng tôi phải không? He he.
Tóc Xù viết típ đi, Nô Tì đang hóng (beer)
 
Chập chờn trong giấc ngủ và tiếng xe ì ì chạy vun vút trên đường, tớ chợt tỉnh giấc và thứ ánh sáng mờ ảo phía chân trời xa đầy mời gọi hấp dẫn. Một bình minh ở bình địa rộng lớn phía ngoài cửa kính kia như một lời hứa hẹn

P1020425.jpg

Sự chờ đợi háo hức không biết phía trước có gì, không biết điều gì đang chờ đợi và còn không cả biết mình sẽ làm gì nhỉ. Rồi những cánh quạt làm tớ có chút thắc mắc

P1020430.jpg

Và các bạn có nhìn kỹ ở dưới chân những cánh tay này thấp thoáng hình con gì không ;)

P1020434.jpg

Có một điều tớ nhận thấy ở một số vùng biên tiếp giáp với TQ là đường của phía TQ cứ gọi là thẳng băng rộng lớn và phẳng lì. Có thể đi cả 1 chặng dài không thấy nhà nhưng càng gần biên giới thì nhà cửa càng nhiều và được xây dựng ồ ạt mạnh mẽ theo từng khu với quy hoạch ất đầy đủ theo kiểu nhà - đường - trường - trạm

P1020435.jpg
 
Nhìn những cái ảnh này mình vẫn còn thấy hậm hực lắm í:Dam

Kem ngon cực, he he, cũng hóng gớm nhể, vào chém gió với tớ nhá Nô Tì :D. Trời lạnh lạnh thèm thịt cừu quá đi, chẹp

Mắt tớ cứ dán ra cửa kính để xem mình trôi qua những thứ gì ở vùng biên này đặng lát nữa còn chém gió với mấy tên còn đang ngất ngư ngủ, hê hê. Bến xe của các bạn rất to đẹp đàng hoàng với dãy tòa nhà uy nghi phía trước (à, nhưng mà bên trong chỗ đỗ xe lại hơi lởm khởm)

P1020442.jpg

Nhờ Zolo quen với hành trình này rồi nên "tắc" một cái là bọn tớ đã có "taxi" để đi về nhà nghỉ làm một số thủ tục quan trọng trước khi bước chân sang xứ sở thảo nguyên mong ước. Nam Ninh rồi Bắc Kinh đều đang bao phủ bởi cái nắng nóng với độ ẩm cao của mùa hè do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Á. Ai cũng mỏng manh phong phanh, đã chuẩn bị áo khoác nhẹ sẵn rồi mà vẫn bị sốc nhiệt khi vừa thò chân xuống bến xe ở Erlian. 2 bạn Mông Cổ Zolo và Thiemkha đi cùng chúng tớ run bần bật :D. Do nhóm bị chậm nên bị chia thành 2 xe lúc ở bến Bắc Kinh. Dù muốn đứng đợi đoàn kia ở xe sau nhưng hình như các bạn lái có sự chênh lệch khá lớn về thời gian bọn tớ đành run rẩy lên xe về nhà nghỉ sau khi đã nhắn nhe cho người trong nhóm sau số điện thoại của bác taxi đồng thời là chủ nhà nghỉ.

Taxi ở đây là xe dư lày

P1020438.jpg
 
Một vài hình ảnh của vùng biên phía bên Trung Quốc. Biển hiệu ở đây thường có 2-3 loại chữ, chữ loằng ngoằng như chữ tượng hình là chữ Mông Cổ nhưng là kí tự cũ, chữ Trung Quốc và chữ Mông Cổ thời nay dùng kí tự của Nga nhưng phát âm thì hoàn toàn không liên quan nhé. Đấy là điều những bạn biết tiếng Nga trong đoàn chả có đất dụng võ. Cơ bản là nếu đến các điểm du lịch thì cứ tiếng Anh và tay chân người ngợm phối hợp thôi. Nói thật thì đôi khi tiếng Anh cũng chả giải quyết được gì nên nếu xác định là đi MC cứ phải mua tour chứ tự đi mà không có dẫn thì đường xá là một vấn đề nan giải, GPS cũng chả ăn thua trừ phi bạn biết đi theo các... chòm sao chỉ xuất hiện buổi tối :LL

P1020446.jpg


P1020447.jpg


P1020448.jpg

Tớ rất thích cái nắng buổi sáng ở đây với khí hậu lạnh trong veo và các con đường thênh thang sạch sẽ

P1020449.jpg


P1020454.jpg

Ở một khu như chung cư, tuyềnnnn là ô tô nhá

P1020452.jpg
 
Chỗ bọn tớ nghỉ lại là một nhà nghỉ nhỏ đối diện chợ biên giới khá lớn và bán nhiều thứ tổng hợp như các chợ Lạng Sơn, Kỳ Lừa...của mình

P1020461.jpg

Đây là nhà nghỉ của bọn tớ, phòng chừng 10m2, có 2 giường cá nhân nhỏ, có phòng 3 giường rộng hơn, nước nóng thì tùy phòng nhé. Các bạn có thể vào tắm rửa thay đồ nghỉ ngơi đến chiều để ra cửa khẩu làm thủ tục xuất cảnh và lên tàu

IMG_2122.jpg

(Ảnh của bạn trong đoàn)​

Việc đầu tiên cần làm là đổi trước một ít tiền Mông Cổ (mỗi bạn đổi chừng 200$) để thanh toán các khoản chi phí và mua bán trên tàu cũng như qua cửa khẩu. Các bạn MC sẽ không đồng ý với việc thanh toán loại tiền khác nhé. Trong chợ rất sẵn dịch vụ này cho các bạn. Những "doanh nhân" đổi tiền thường bắc một cái ghế nhựa ngồi giữa đường đi lại trong chợ và tỉ giá cũng khá hợp lý. Dân phượt mà vào đây thì mê tít vì thôi rồi cơ man nào là vật dụng, công cụ cho các chuyến lượn phượn ngắn hay dài ngày. Có đi trên đất thảo nguyên mới biết tại sao chợ lại nhiều đồ này đến vậy vì mỗi một chiếc xe ô tô của một gia đình là một ngôi nhà di động lúc nào cũng đầy đủ lều trại chăn màn và những vật dụng cần thiết để có thể ngả ra bất cứ đâu, chẹp. Tớ mê mẩn lần sờ những bộ dao dĩa, nồi niêu bàn ghế, túi ngủ lều chõng, cái nào cũng gọn gàng tiện dụng và chất liệu thì, chẹp, quá ổn.

page7.jpg
 
Trước mỗi chuyến đi, điều luôn cần được quan tâm tìm hiểu đặc biệt là những nơi xa xôi và dài ngày là: khí hậu và đồ ăn, đây là 2 thứ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và độ bền bỉ của mỗi người. Đây là thời điểm được biết đến là dễ chịu nhất trong năm, thời tiết có thể thay đổi nhưng trong dao động không quá lớn giữa ngày và đêm. Có một vấn đề bọn tớ được cảnh báo trước là nước ở đây rất hiếm, đồ ăn thì tuyệt đối không có rau xanh và chất xơ. Việc tớ chuẩn bị cho mình là vitamin tổng hợp có thành phần lớn là C, đồ dưỡng ẩm nếu không thì mặt mũi tay chân sẽ khó chịu được sự hanh hao của nắng gió thảo nguyên. Và thêm chút kem chống nắng vì nếu cứ thấy thời tiết lạnh mà tưởng nắng dịu rồi lao ra hớn hở thì thế nào cũng gặp cảnh buổi tối đi với nhau quay sang tự dưng thấy có mỗi hàm răng trắng xóa đang cười với mình (ấy là trong trường hợp răng ai đó trắng còn không thì tối thui nguyên mảng) như bọn tớ vào ngày cuối. Đi là toàn phải soi đèn pin vào mặt để ng ta đỡ xô phải đấy, hê hê:))

Với tinh thần chuẩn bị cho cái sự bẩn do thiếu nước thì cái buồng tắm bé xíu của nhà nghỉ được tận dụng tối đa, ai cũng cố hết sức dù bị...nhạt thịt. Về cơ bản không có khái niệm nóng ấm của nước mà chỉ có 1 là lạnh như nước đá, 2 là nóng giãy để luộc gà. Cái này là từ biên giới đến cả những khu du lịch được đầu tư dịch vụ cho việc làm sạch nên các bạn cứ xác định tắm nóng lạnh theo đúng nghĩa đen nhé. Có cô bé áp út trong đoàn vì luôn là chân xung phong nên đồng thời là chuột bạch luôn cho những hoạt động làm sạch nửa chừng xuân vì chưa lần nào tắm được tử tế do nước quá nóng hoặc quá lạnh chịu không nổi. Dững đứa tí tởn luôn xung phong sau cùng do lẩn mẩn chậm chạp dư tớ thì lại được rút kinh nghiệm mượn chậu để pha lại có tí may mắn, chẹp. Bữa trưa được hạ quyết tâm sẽ ăn xoành điệu để chuẩn bị tinh thần có thể...không ăn được tử tế trên thảo nguyên với lựa chọn là quán dư lày

P1020464.jpg

Thế nhưng dù cố gắng chọn lựa món nào có nhiều có nhiều rau ít thịt nhất có thể thì thành quả vẫn là thế này đây:

Cơm với trứng và thịt: Cơm nguyên nhúm bên dưới, thịt và trứng nguyên bát, vài miếng dưa chuột bao tử

P1020482.jpg

Cơm với trứng sốt cà chua: cơm phải mua riêng mới được bát đầy, còn 1 suất trứng cô 1 người là nguyên đĩa thế đấy

P1020480.jpg

Thịt xào ngồng tỏi và giá đâu tương to đùng, cơm mua riêng

P1020477.jpg

Mỳ xào thịt: món ăn phổ biến mà các bạn MC rất hay ăn nhưng rũy nhiên là ko giá hay điểm xuyết được vài cọng rau xanh đỏ như này mà chỉ mỳ và xịt:

P1020478.jpg

Bánh dạng như há cảo cũng chỉ được vài miếng dưa chuột bao tử

P1020475.jpg

Nói chung là các bạn cứ xác định tinh thần luôn nhá
 
No say sạch sẽ, bọn tớ leo lên...thùng xe taxi ngất ngưởng ra ga đồng thời là nơi xuất nhập cảnh luôn. Phải thấy là rất may mắn vì bọn tớ đi cùng các bạn Mông Cổ vì các bạn ấy đã cắt cử người đi trước bọn tớ vài ngày để đặt được vé tàu từ Erlian đi thẳng đến Ulaanbaator vì nếu như theo hành trình cũ đến Zamin-uud rồi mới mua vé từ đấy đi thì rất mạo hiểm vì có thể không có vé và việc xuất cảnh cũng lằng nhằng. Đây là kinh nghiệm của nhóm đi ngay sau bọn tớ 1 tháng (thực ra là thành viên của nhóm đăng kí đi bằng máy bay gặp ở Bắc Kinh nhưng đúng đợt có áp thấp nên máy bay đến Hồng Kông bị delay và thế là nhỡ, chẹp). Nhóm sau do không mua được vé tàu nên phải mua vé chợ đen đắt hơn nhiều, rồi lại còn cảnh chạy lếch thếch xuất cảnh rồi đi theo đường tiểu ngạch như buôn lậu, còn tí có xô xát oánh nhau trên tàu nữa cơ (NT). Nghe mọi người kể chuyện bảo tưởng lúc ấy ko sang được MC thì về cũng dở, ở cũng chả xong mà thấy hú hồn, trong khi bọn tớ cứ phởn phơ chìa ve ung dung lên tàu yên ấm, chẹp.

Ga Erlian (hay còn gọi là Nhị Liên, các bạn nhìn tiếng Trung là biết)

P1020502.jpg

Đến đây vẫn gặp chuyện bị chen lấn của các bạn TQ và phải canh chừng vì đoàn nhìn thấy có 1 đồng chí lượn qua lượn lại với bộ mặt gian tà, tay chân cứ sát rạt ba lô của mọi người nên cứ phải canh chừng cho nhau vì biết đấy là giang hồ 2 ngón. Ở đây có luồng dành riêng cho người TQ, thế cơ đấy

P1020506.jpg

Và bọn tớ bắt đầu nhìn thấy sự phì nhiêu bên cạnh những đôi chân dài của các cô gái MC, hí hí

P1020512.jpg
 
Bạn ơi sang bên đấy nói tiếng Anh tốt không? Hay lại tiếng Trung vậy?

@LeoBinh: Tiếng Anh thì chỉ có một số điểm du lịch tập trung nhiều khách du lịch lớn thôi bạn nhé, còn lại thì chỉ có hoa chân múa tay và nhất dương chỉ vào hình ảnh thôi. Nên nếu bạn có hình ảnh sẵn thì đi lang thang chỉ trỏ chắc cũng sống được, hì hì.

Lên tàu là bọn tớ đã thấy đây là quyết định thay đổi sáng suốt rồi. Quá ổn cho 1 đêm ngủ nghê, làm mọi thủ tục nhập cảnh ngay trên tàu, đơn giản gọn nhẹ, tàu thì thôi rồi sạch và tịnh không có tí mùi mẽ gì mà cứ thơm thơm thoang thoảng. Các bạn phục vụ trên tàu vừa xinh vừa lịch sự lại nhẹ nhàng thôi rồi. Mấy đứa cạ lại ở phòng ngay cạnh phòng của nhân viên tàu, kiểu hồ hởi phấn khởi nói xấu và buôn chuyện thì cứ phơi phới quên giờ giấc, lại còn ra cả hành lang ngồi buôn và nghe nhạc. Dưới mỗi cửa sổ đều có một chiếc ghế lật hình bán nguyệt nhỏ nhỏ để có thể ngồi ngắm cảnh qua cửa kính hay...tự kỉ:D. Các bạn phục vụ thấy bọn tớ làm ồn đi qua đưa ngón tay lên miệng ra hiệu nói nhỏ, bọn tớ hí hí được 1 lúc xong ngon trớn lại quên mất, bạn ấy lại ngó ra ra kí hiệu tiếp. Đến lần thứ 3 thứ 4 lần lượt nhắc 2 buồng mà không một cái chau mày hay gắt gỏng, hic, ôi cái bọn vô duyên chúng tớ:(. Đã thế buổi sáng ngồi trong buồng muốn ngắm cả 2 bên tàu bọn tớ cứ kéo cái màn gió vải ở cửa sổ kính hành lang để ngắm thì các bạn ấy lần nào đi lướt qua cũng kéo lại nghiêm chỉnh nhưng cứ kéo vào bọn tớ lại kéo ra dễ đến chục lần có lẻ:T.

Mỗi buồng có 4 giường. Lên tàu là mỗi người được phát một bộ chăn, ga và phủ gối được đóng hút chân không cẩn thận tinh tươm trong túi ni lông, một cốc để uống trà có đế nhựa cầm đỡ nóng, một gói trà đen lọc loại ngon của Anh cùng một gói đường. Nước sôi ngay đầu toa nóng dãy và hoàn được đốt bằng...củi vào buổi tối và sáng sớm. Các sạch kinh khủng, cứ 2-3 người chịu trách nhiệm 1 toa, tối các bạn cứ kì cạch lau chùi tàu bằng nước lau thơm thơm, lau từ viền cửa sổ, cửa kéo đến cả những thanh ray kéo bóng loáng. Tớ ngồi vạ vật đến 1h vẫn thấy các bạn ấy lau li sạch sẽ tới lui, mở cửa sổ khi đi qua vùng bình địa cho thoáng dù bụi có thể sốc vào toa thì...lại lau. Nhà vệ sinh thì cũng được chăm sóc liên tục cứ như nhà của bác sĩ.

page8.jpg

Các loại giấy tờ thủ tục được các bạn đưa tận tay và có thể hướng dẫn để điền. Trên tàu các ban ấy thu tiền thêm vé từ Zamin-uud đến Ulaanbaator 39.200 Tugrik (phát âm như Tugrug). Thủ tục nhập cảnh được thực hiện ngay trên tàu nên cứ cầm quyển hộ chiếu ngay ngoài vì sẽ đưa đi nộp lại vài lần. Một số loại giấy phải điền là: tờ khai, đăng kí số ngoại tệ cầm vào,...Đồng Tugrik không có nhiều khác biệt về hình dáng màu giữa các mệnh giá nên bọn tớ khá vất vả mỗi khi trả tiền ăn :))

page9.jpg
 
Tàu chạy đến Zamin-uud tầm 6h chiều, nắng vẫn tưng bừng và chúng tớ có 2 tiếng ở đây để đợi tàu thay bánh vì chiều rộng của đường ray có thay đổi từ đây. Có một lưu ý là ở MC đến 9-10h trời mới tối hẳn nên có lợi thế cho những kẻ ham đi với tiếc thời gian. Sáng thì 5h trời bừng như bình thường.

Đây là ga lúc bọn tớ đến, hàng quán bày la liệt nhưng lúc bọn tớ về lại vắng tanh làm cho Nô Tì trong đoàn cứ cãi cố bảo không phải và cuối cùng là bị thua món kem tuyệt ngon ở Ulaanbaator:LL

P1020536.jpg

Còn lúc về thì trống trải thế này đây

P1030340.jpg

Ga Zamin-uud là ga trung chuyển lớn và khá tiện nghi với các dịch vụ trọn gói từ ăn uống, rút tiền, chơi-nghỉ. Các bức tranh cổ động cũng rất vui và hài hước, có hẳn một ban an ninh riêng, đi tè mất 1000 Tugrik tương đương với 3000VND.

page10.jpg

Đây cũng là nơi bọn tớ lần đầu làm quen với đồ ăn Mông Cổ chính thức và cũng từ đây tớ với Nô Tì có chiến lược ăn uống chia đôi vì không thể 1 mình nạp hết được số lượng đạm lớn thế (tớ là đứa tôn thờ chủ nghĩa xịt nhá(NT) ). Món cơm thịt bò, rất may là có thêm được chút cà rốt ăn kèm và món trà sữa mặn mặn thực ra rất tốt cho sức khỏe, hì hì

page11.jpg

Cô bạn Koka (ấy là bọn tớ cứ gọi thế cho dễ) tuy không học cùng nhóm với Zolo mà sống ở trong Nam đã rất nhiệt tình xếp hàng bưng bê đồ ăn lẫn đồ uống cho bọn tớ. Cô còn nói là thứ cô rất nhớ khi ở xa nhà chính là món trà sữa này. Cô tâm sự khi cô ở Hà Nội 1 thời gian dài cô không thể học được tiếng Việt vì sống chung cả một khu nhà kí túc với các bạn MC nên ko có điều kiện nói - thực hành tiếng Việt. Bạn cô nói phải vào Nam nơi gần như không có người MC nào sinh sống ở đấy thì bắt buộc cô phải giao tiếp mới có thể học được. Cô đã ở Việt Nam được gần 2 năm và nghe nói khá tốt, lại còn thông thuộc các thói quen của người Viêt. Cô thích sống đúng nghĩa dịch chuyển, mỗi nơi cô sống một vài năm. Dù mang trong mình 2 dòng máu Mông Cổ và Trung Đông nhưng có lẽ bản chất du mục rất mạnh mẽ.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,167
Bài viết
1,174,050
Members
191,981
Latest member
haivan12345678901
Back
Top