What's new

[Chia sẻ] Một chuyến viễn du nữa của Sinbad-Người đi biển

"Đặt chân xuống sân bay, bao mối bận tâm bình nhật như trời hôm nay có ấm ngang với số quần áo mũ tất đem theo hay không, số tiền 1000 đổi từ nhà đem theo có đủ để về tới khách sạn hay không, các cô gái ở đây xinh thật - không hiểu họ có đúng như sách vở đã kể hông, tính ẩu tả trứ danh của dân nước này có biến cái visa mất công xin được thành thứ bỏ đi hay không v.v. vội lọt đâu mất khỏi đầu thằng bé. Thằng bé được nghe những từ quen thuộc “pozhalyusta” dịu dàng và sáng sủa… “detsky” ròn tan và vui tươi… “luidi” ấm áp và đầy tin tưởng… qua đó nhận ra âm hưởng ấm áp, trìu mến và niềm hân hoan trong trái tim mình. Nó lắng nghe người ta nói tiếng bản xứ và ngạc nhiên khi thấy mình cũng nói được “chut-chut” tiếng bản xứ. Đã 23 năm nay nó chưa từng nghe mình nói cái thứ tiếng ấy bao giờ. Cuộc đời nó thoát khỏi khối hộp của các “dealing”, “scandal”, “shocking”, “contract”, “ăn nhậu”, “dằn mặt”, “dò đài”, “dứt điểm”. Nó trở lại với thời thơ ấu, với các cô thiếu nữ nhân hậu và chàng trai dũng cảm, các ông bà lão độ lượng và sâu sắc, với lòng tốt và nhân tính…”

Vừa đọc lại, người viết liền kéo chuột quét khối và xóa các dòng vừa viết ở trên. Không, chuyến đi vừa rồi, đi cùng người bạn đồng hành sắc sảo và tốt bụng quen thuộc, không phải là chuyến đi về tuổi thơ. Nó có nhiều êm đềm, rực rỡ, hân hoan, sung sướng nhưng cũng thừa những liều lĩnh, rủi ro, đen đủi, hiểm nguy và vực sâu hun hút… Đó là một chuyến viễn du nữa của Sinbad-Người đi biển. Gió lạnh 8 độ C và mưa lún phún đón thằng bé ở sân bay.

 
Last edited:
Tối qua một cơn bão lớn tràn qua Moskva

Hình ảnh của fbker Irina Frost

Mong sao tất cả những người tôi từng gặp ở Moskva trong chuyến đi 2016 đều được an toàn lành lặn.
 
Last edited:

Ở quanh ga Smolenskaya









Từ ga Smolenskaya đi bộ ra bờ sông Moskva. Đích đến lúc này sẽ là tòa Nhà Trắng (Belyi Dom) nơi diễn ra 2 biến cố lớn: 1991 Eltsin đứng trên xe tăng để ngăn cản cuộc Biến chính 8/1991, và năm 1993 cũng chính Eltsin ra lệnh cho xe tăng bắn vào Nhà Trắng để ngăn chặn cuộc biến chính khác.
Trên đường ra bờ sông, hai vợ chồng đang chụp ảnh cho nhau thì có 2 gã bụi đời hình dung be bét bẩn thỉu, đến nói muốn chụp ảnh dùm mình. Sinbad giả bộ không biết tiếng Nga thì gã bạn nói với gã này "Thôi bỏ đi, tụi nó không biết tiếng Nga đâu" rồi cả hai kéo đi. — at Radisson Royal Hotel Moscow.
 

Xa xa kia là Nhà Trắng trụ sở Quốc hội, còn gần hơn là tượng đài "Sherlock Holmes và Dr. Watson" — at Ул. Большая Дорогомиловская, 1.






Sinbad hồi nhỏ cũng mê các tập truyện của Conan Doyle lắm, nên ghé ngồi xuống cạnh Bác sĩ Watson để hỏi thăm trò chuyện với các cụ — at Памятник Шерлоку Холмсу и доктору Уотсону возле Посольства Великобритании.



Trong lòng bàn tay của Watson luôn có mấy đồng xu. Nhân đây nói về tượng đồng. Không hiểu từ đâu mà ở xứ sở của Sinbad, mọi người đều nghĩ, đã là đồng thì phải màu vàng. Có lẽ là do khi họ còn ngồi ghế nhà trường, sách giáo khoa viết vậy chăng. Thế cho nên, khi người ta dựng một quần thể tượng lớn kỷ niệm một sự kiện cực lớn, cả nước đều thất vọng khi vài tháng sau cái tượng biến thành màu xanh. Ôi thôi thì báo chí, cơ quan này nọ, nhà nhà người người gào rống, lên án, trách móc, than thở, rằng có kẻ nào đã phù phép làm cho đồng từ màu vàng biến thành màu xanh. Và rồi cả nước quyết định sơn nó thành màu vàng. Ám ảnh cái màu của đồng, Sinbad đi từ Bắc chí Nam đều thấy các pho tượng được nhất loạt sơn vàng chóe hết. Đến nỗi, ở một thành phố nọ, pho tượng đồng đen cũng bị đổi màu vàng, mà sơn đi sơn lại những hai ba lần... Nhưng các chuyện thế này có thể viết thành cả pho tiểu thuyết kia.
 

Nhà Trắng (Belyi Dom) nơi diễn ra 2 biến cố lớn: 1991 Eltsin đứng trên xe tăng để ngăn cản cuộc Biến chính 8/1991, và năm 1993 cũng chính Eltsin ra lệnh cho xe tăng bắn vào Nhà Trắng để ngăn chặn cuộc biến chính khác. — at Правительство России.









Trong biến chính năm 1991, nếu chỉ huy đội Alpha quyết định tấn công Nhà Trắng do Boris Eltsin trấn giữ, có thể không chỉ Liên Xô tan rã mà cả toàn bộ nước Nga cũng rã thành nhiều mảnh nhỏ.
 

At New Arbat Avenue.



At New Arbat Avenue.



Thiết kế đô thị đặc sắc và chỉn chu thời từ Xô viết trên đại lộ Novyi Arbat.



Đại lộ Gogolevsky đang thi công. Phía xa là tòa tháp Bộ Ngoại giao Nga (đầu đường Arbat).



Hai vợ chồng Sinbad rẽ khỏi Đại lộ Smolenskaya, lần mò vào trong các khu chung cư bên đường để ... tìm một chỗ ăn trưa.



Cuối cùng, cả hai chui vào một khu sân chơi thiếu nhi, ghé xuống băng ghế lấy bánh mì kẹp ra ăn. Vừa cắn một miếng, Sinbad thoáng thấy ở bên phải một hội bụi đời đang ngồi nhậu, ngất ngư đến mức cả bọn chắc đều đã quắc (3 nam 1 nữ, tuổi chỉ khoảng 20-30). Lập tức cảnh giác, Sinbad nỏi vợ ăn nhanh lên và đi ngay khỏi đây. Hai vợ chồng vừa cất bước thì một gã Vaska nào đó trong đám đang nhậu bước tới hỏi Sinbad xin tiền. Lặp lại chiêu hồi nãy dùng, Sinbad giả vờ không hiểu hắn nói gì và xua tay, trong bụng nghĩ cách đối phó nếu tình huống có thể chuyển biến bất lợi. Bà vợ Sinbad lấy thân mình che cho Sinbad, găy gắt xua gã kia đi.
Thật may là trong đám nhậu kia không kẻ nào tới giúp sức cho Vaska, và may hơn nữa là Vaska cũng không làm gì hung hăng hơn mà chỉ đứng đó nhìn.
Hai vợ chồng rúi lui êm thấm, có thêm 1 kinh nghiệm quý báu.
Tuy nhiên, bụi đời của Moskva quả không manh động như ở xứ của Sinbad.
 

Từ Smolenskaya, xuống ga Kropotkinskaya



Thánh đường Chúa Cứu thế. — at Cathedral of Christ the Saviour.



Công trình đồ sộ này được xây vào thế kỷ 19 trong suốt 40 năm trời (xây lâu như vậy có lẽ do xây bằng tiền quyên của tín đồ). Đến năm 1931, Stalin thực hiện dự án quy mô lớn cải tạo thủ đô Moskva. Kết quả của dự án này là các tuyến tàu điện ngầm đầu tiên, quy hoạch 7 tòa tháp khổng lồ như ta đã thấy, và phá sập Thánh đường Chúa Cứu thế để làm 1 tòa tháp lớn nhất (có kẻ ví nó với tháp Babel). Tuy nhiên, họ sẽ không bao giờ lập đủ kinh phí để xây tòa tháp lớn nhất này, và một thời gian dài chỗ này được chuyển thành bể bơi công cộng cho nhân dân. Năm 1995-2000, người ta xây lại Thánh đường theo bản gốc tại đúng nơi nó đã đứng. — at Cathedral of Christ the Saviour.



Khu đất này thời Liên Xô



Các công trình phụ





 

Vào trong Thánh đường này không mất tiền vé, nhưng không được phép chụp ảnh. Khách phải qua cửa an ninh soi quét rất nghiêm ngặt. Nhân viên an ninh đứng theo dõi cử động của khách. Trong thời buổi khủng bố ngày nay, các biện pháp an ninh như vậy là vô cùng xác đáng.

Bên trong Thánh đường, do không được chụp ảnh lại nên chỉ thể tả bằng lời. Vòm mái khổng lồ lộng lẫy, nội thất hơi tối theo kiểu Chính thống giáo. Cắm rất nhiều cành lá bạch dương tươi, tỏa mùi thơm nhẹ. Rất nhiều tín đồ thành kính làm lễ. Họ cũng đốt sáp nến thanh nhỏ xíu như thanh nhang ở VN, và có người đi rút bớt cả nắm thanh sáp đang thắp cho bớt khói. Phía dưới thánh đường là tầng hầm (đi cầu thang xoắn xuống) cũng rất đẹp và nên đi. — at Cathedral of Christ the Saviour.













 



















Sa hoàng Aleksandr II "Người Giải phóng", người giải phóng vùng Balkan khỏi Ottoman, bảo trợ cho Chính thống giáo, hủy bỏ chế độ nông nô... — at Cathedral of Christ the Saviour.





 
Vladimir II Đại đế troll Tổng thống Poroshenko. Danngoc dịch và giới thiệu

[video=youtube;IdQU83BfOyQ]https://www.youtube.com/watch?v=IdQU83BfOyQ&feature=youtu.be[/video]
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,688
Bài viết
1,135,322
Members
192,415
Latest member
nitricboost12
Back
Top