What's new

[Chia sẻ] Một mình chinh phục Châu Âu

Simit bánh ngọt kiểu Thổ Nhĩ Kỳ

Nhìn mấy đồng chí bán bánh Simit, tôi lại nhớ đến những tiếng rao bán ở Hà Nôi : « ai bánh mì đây, bánh mì nóng đây ! ». Tất nhiên là có sự khác nhau một chút. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, người ta bán hàng rong với một xe đẩy, nhìn là thấy ngay từ xa.

20100123-203923.Full.jpg


Simit là một loại bánh ngọt sở trường của người Thổ. Hình dáng giống một chiếc nhẫn rất to và có rải hạt vừng trên bề mặt. Người Thổ ăn nó vào bất cứ lúc nào, như kiểu ăn quà vặt và thông thường họ ăn bánh kèm theo một cốc sữa chua. Vì có chứa hàm lượng hạt vừng khá lớn nên bánh simit chứa nhiều đạm nên dễ no nhanh. Mỗi lần tôi hơi đói là lại làm hai chiếc bánh, thế là ok.

20080323162735-21.jpg
 
Last edited by a moderator:
Mình vào blog của bác đọc một vèo hết bài bác viết trong một buổi tối, khối lượng kiến thức trong bài viết của bác quả thật đồ sộ. Mình đọc mà cảm nhận được sự đầu tư và tâm huyết của bác trong mỗi cuộc hành trình.
 
mình tâm huyết như vậy vì mình thực sự muốn chuẩn bị cho các bạn trẻ một hành trang kiến thức, đủ để "đọ" với các phượt tử thế giới. ĐI nhiều mới biết chúng ta còn thua kém quá nhiều về kinh nghiệm, hiểu biết, ngôn ngữ cũng như khả năng ứng xử. Mình muốn rằng mỗi một phượt tử của Việt Nam ra thế giới có thể tự hào tuyên bố : "yes, nước Việt Nam tuy nghèo nhưng vẫn có những nhà đi bụi đẳng cấp"
 
Red Light District - thiên đường sex của Hà Lan
Đến Amsterdam rồi mới thấy dân Hà Lan sướng thật. Chí ít thì họ có thể du hí với gái làng chơi một cách công khai và không phải lén lút như ở Việt Nam. Và khu vực đó không gì khác ngoài Red Light District, tọa lạc trong khu phố cổ nhất của thành phố.

Tại sao lại gọi là khu phố đèn đỏ ? Bởi vì khi màn đêm buông xuống, những ánh sáng huyền ảo phát ra từ đèn neon càng rõ hơn và càng làm nổi bật không khí của Red Light District, thiên đường của những cuộc ân ái mất tiền. Lịch sử của khu nhà thổ này thuộc loại cổ nhất Châu Âu. Cần phải quay trở lại thế kỷ XIV, khi các thủy thủ cập bến cảng Amsterdam và cần xả stress và giết thời gian với sự góp mặt của phụ nữ. Ngày nay, khu này tập trung rất nhiều Sex shop (cửa hàng bán các dụng cụ phục vụ cho tình dục và thủ dâm), rạp chiếu phim sex, bảo tàng sex và tất nhiên là các nhà thổ. Nhà thổ ở đây có điểm đặc biệt là các ngôi nhà có diện tích mặt tiền rất hẹp và bị chiếm trọn bởi các cửa sổ lớn. Mục đích là để làm nổi bật các cô gái đứng « trưng bày » bên trong với những bộ đồ lót thật quyến rũ. Cái mà tôi ngạc nhiên khi đặt chân đến khu vực này là thái độ của du khách. Họ không quá căng thẳng hay phấn khích theo kiểu nổi dục vọng khi nhìn vào các cứa sổ có các cô gái ăn mặc thiếu vải. Cả khu vực này như thể công viên Disneyland vậy.

red-light-district.jpg

Nhưng khi màn đêm buông xuống, sự nhộn nhịp cũng như "nhiệt độ" bắt đầu tăng dần

Có thể nói Red light District là biểu tượng của lối sống phóng khoáng và vị tha của đất nước Hà Lan. Ở đây, hành nghề gái điếm không có gì là xấu. Nó cũng giống như những nghề khác, gái làng chơi cũng đóng thuế tính trên mức thu nhập của họ. Tôi thậm chí còn gặp những cô gái ban đêm thì hành nghề gái điếm, ban ngày thì hoặc làm bồi bàn trong một quán càphê hoặc Mc Donald.

red_light_districts_of_brussels_and_amsterdam_08.jpg


So với Việt Nam, hiển nhiên là phí « dịch vụ » ở đây cao hơn và các cô gái ở đây hoàn toàn có quyền từ chối không làm tình với khách. Đó chính là điều đặc biệt. Họ chỉ cần hỏi vài câu xã giao là có thể biết vị khách đó có đáng để chung giường với họ hay không. Thế nên không phải cứ có tiền là các đấng mày râu có thể chọn bất cứ thứ gì họ muốn. Nếu như tôi nói ra lệ phí chắc nhiều đồng chí sẽ phải co vòi ngay : 50 euro cho một lần « xả súng ». Nhưng đằng sau giá đó còn ẩn chứa nhiều phí phụ khác thế nên khách hay phải trả cao hơn thế : phí rửa tay chân, phí mát xa, phí sử dụng giường của các cô gái, phí đồ uống, phí mua bao cao su… nhiều lắm. Nên nếu không cẩn thận là mất trên 200 euro như chơi.

Gallery_Of_De_Wallen_Red_Light_District_In_Amsterdam_4.jpg

vào đây để xem biểu diễn làm tình trực tiếp

Ngoài các cô gái gợi cảm đằng sau cửa kính, khu phố đèn đỏ còn có nhiều thứ khác khiến tôi thích thú. Sex show là một kiểu show diễn tình dục thật luôn nhưng theo cách nghệ thuật. Các cảnh làm tình được thể hiện đằng sau một tấm màn và người xem chỉ nhìn thấy hai bóng đen làm tình với nhau với những tiếng hét hoặc rên rỉ giống trong phim X. Mục đích của show diễn nghệ thuật này là để tăng trí tưởng tượng của người xem.

vitrine-sexshop-s.JPG

Và tất nhiên là các cửa hàng bán đồ chơi hoặc các dụng cụ phục vụ cho chuyện chăn gối

ladies.jpg

Nhưng đừng tưởng chỉ có những nơi dành cho đàn ông

004.JPG

Phụ nữ cũng có thể tự chọn cho mình những món đồ chơi vừa ý

Tuy rằng vẫn là một địa danh du lịch thu hút du khách tứ xứ, Red Light District cũng đang gặp phải một số vấn đề liên quan đến luật pháp. Với lượng nhập cư khá lớn, có khá nhiều băng đảng mafia lạm dụng vận chuyển bất hợp pháp các cô gái trẻ từ Đông Âu và bắt ép họ hành nghề gái điếm cộng thêm các hoạt động rửa tiền. Chính quyền địa phương đã áp dụng nhiều phương pháp thanh tra để chống lại tệ nạn này.
 
Petra - nàng công chúa ngủ trong rừng

Chắc hẳn mọi người cón nhớ bộ phim Indiana Jones của Harison Ford với tập phim “Indiana Jones and the last Crusade” ? Một trong những cảnh quay của bộ phim này được đóng ở một ngôi đền có một không hai trên thế giới mang tên Petra nằm ở quốc gia Jordan. Jordan không phải là một điểm đến du lịch dễ dàng dành cho du khách Châu Á bởi nhiều lý do : đường bay khó khăn, văn hóa tôn giáo, thủ tục visa và tất nhiên là sự lép vế về thương hiệu so với người láng giềng Ai Cập. Tuy nhiên, vẻ đẹp huyền ảo của Petra đã là nguồn động lực giúp tôi vượt qua tất cả trở ngại đó

petra+1.jpg


Vô danh trong con mắt Châu Á, quần thể kiến trúc Petra lại là một khu khảo cổ lừng danh trong giới phương Tây. Tuy đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ cổ đại, thành phố này bỗng dưng biến mất khó hiểu trên bản đồ chính trị trong vòng hơn 14 thế kỷ và được tìm lại vào đầu thế kỷ 19 nhờ công của một số chuyên gia Châu Âu. Chính vì bị trôn vùi trong đống hoang tàn lâu như vậy nên Petra khiến tôi liên tưởng đến câu chuyện cổ tích nàng công chúa ngủ trong rừng. Tại sao phải mất đến 1400 năm người ta mới tìm lại được Petra ? Bởi vì thành phố này được xây tại một vị trí địa lý quá hiểm trở và bí mật, nằm sâu trong một thung lũng đá, một vị trí quá lý tưởng để đóng các bộ phim truy tìm kho báu kiểu Indiana Jones. Bản thân đế chế La Mã hùng mạnh cũng đã từng một lần tấn công Petra nhưng thảm bại và các tướng quân đã thề không bao giờ quay lại đó nữa. Theo các chuyên gia, Petra bị lụi tàn không phải do bị xâm chiếm mà là do bị bỏ hoang. Còn nguyên nhân bỏ hoang thỉ chưa được làm sáng tỏ, một cuộc di tản vì bệnh tât ? Hay là do động đất ?

petra+2.jpg


Sinh ra vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên (cùng thời với đế chế La Mã), những vực thẳm khổng lồ bằng đá đỏ và những khu thánh đường rộng lớn của Petra không có điểm chung gì so với những nền văn minh cùng thời điểm đó trên trái đất. Nhiều chuyên gia sử học và khảo cổ học cho rằng Petra xứng đáng được mệnh danh là kỳ quan thứ 8 của thế giới cổ đại, sánh ngang với kim tự tháp, vườn treo Babylon hay Vạn Lý Trường Thành.

Khubta+1.jpg


Petra được xây dựng bởi một dân tộc Ảrập có tên là Nabatean tại một vị trí chiến lược, nằm ngay tại ngã tư thương mại nối Trung Quốc, Ấn Độ (Châu Á) với Ai Cập (Châu Phi) và Rome (Châu Âu). Những mặt hàng xa xỉ nhất thời bấy giờ đều phải qua tay Petra trước khi được vận chuyển đi tiếp : tơ lụa Trung Quốc, gia vị Ấn Độ, nước hoa vịnh Ảrập, kim cương Ai Cập, lạc đà Syria, dầu ôliu và rượu vang La Mã….Petra đánh thuế rất cao vào các mặt hàng đó và nhờ vậy nền kinh tế phát triển rất mạnh, cho phép đầu tư xây dựng những công trình kiến trúc đồ sộ và nguy nga ngay tại thành phố Petra.

wadi+farasa+&.JPG


Nhưng có một điều khó hiểu mà các chuyên gia đang tìm câu trả lời : tại sao các vị vua của Petra lại quyết định cho xây thành phố sâu hẳn vào thung lũng hiểm trở. Điều này đi ngược hẳn với nguyên tắc quy hoạch đô thị của các nền văn minh cùng thời, thường ở gần sông hoặc ở vị trí bằng phẳng thuận lợi cho giao thông vận chuyển hàng hóa thương mại. Tại Petra, nếu các thương gia muốn vận chuyến hàng hóa vào thành phố thì phải dùng lạc đà đi qua một hẻm núi hẹp, vách núi cao 80m và kéo dài đến hơn 1km. Và con đường đó vẫn được duy trì cho đến ngày nay. Du khách đến thăm vẫn phải qua hẻm núi này.

El+Siq+1.jpg

El+Siq+3.jpg

El+Siq+2.jpg
 
Petra - nàng công chúa ngủ trong rừng (tiếp)

Đang phải loay hoay xoay sở với các hẻm núi này thì bỗng nhiên hiện ra trước mắt tôi một ngôi đền khổng lồ, báo hiệu bạn đã chính thức đặt chân đến xứ sở huyền thoại Petra. Đứng trước công trình đồ sộ cao 43m và rộng 30m này, tôi cảm thấy thật nhỏ bé.

El+Khazneh+1.jpg

El+Khazneh+3.JPG


Đền này có tên là El Khazneh, vốn dĩ là lăng mộ của một vị vua. Điểm đặc biệt của ngôi đền này và cũng như nét kiến trúc độc nhất vô nhị của Petra, đó là việc tất cả đều được tạo ra từ việc trạm khắc trực tiếp từ bề mặt vách núi. Đây cũng là một điều khiến tất cả sửng sốt ngạc nhiên bới các dân tộc Ảrập thời cổ đại đều là dân du mục và chưa bao giờ để lại bất cứ dấu vết nào cho thấy trình độ kiến trúc xây dựng siêu việt. Petra và dân tộc Nabatean là một ngoại lệ duy nhất

El+Khazneh+2.jpg


Khác hoàn toàn với tất cả các đô thị cùng thời, người Nabatean không phải vận chuyển bất cứ vật liệu xây dựng nào từ bên ngoài, họ chỉ sử dụng kỹ năng trạm khắc, khoét sâu vào bề mặt các tảng đá khổng lồ để tạo ra các cột nhà, hang động và mái nhà khổng lồ. Ngay trước cổng đền, tôi đã thấy một loạt dân địa phương áp sát khách du lịch để chào mời dịch vụ cưỡi lạc đà của họ. Nhân dịp này, tôi cũng phải nói luôn là Petra còn được mệnh danh là « thành phố lạc đà » thời cổ đại. Lý do cũng đơn giản thôi. Thời ấy, lạc đà là phương tiện vận chuyển duy nhất ở các quốc gia Trung Đông vốn dĩ chỉ có sa mạc và các vùng đất cằn cỗi thiếu nước. Nhưng Petra có lẽ là kinh đô của lạc nhà nhờ sự hưng thịnh của giao lưu thương mại. Các đoàn caravan lạc đà cứ nối đuôi nhau đến như những đàn cá chép. Cũng như tất cả các công trình kiến trúc khác, nét đặc trưng của El Khazneh không phải là ở nội thất bên trong (chẳng có gì và rất ngèo nàn) mà là ở các nét điêu khắc bên ngoài. Truyền thuyết nói rằng bên trong hàm chứa kho báu bí mật, cũng có thể là nguyên nhân tạo nguồn cảm hứng cho phim Indiana Jones ? Ngay cái tên El Khazneh dịch từ tiếng ả rập cũng có nghĩa là « kho báu »

El+Khazneh+5.jpg


Tôi theo thông tin từ cẩm nang du lịch, chọn thời điểm chụp ảnh tuyệt nhất đối với El Khazneh là vào lúc 10h sáng và có 2 điểm chụp ảnh tốt nhất, một là chụp đối diện và 2 là lần theo một con đường mòn trèo lên đỉnh đồi cao hơn 100m và chụp từ trên xuống.

royal+tombs+2.jpg


El Khazneh chỉ là một trong số rất nhiều công trình kiến trúc của Petra. Muốn thăm kỹ càng tất cả thì phải mất khoảng 4-5 ngày. Thông thường, các tour du lịch dành cho các nhóm du lịch chỉ dành có 1 ngày và tôi cảm thấy đó là một bất công đối với Petra. Bản thân tôi phải dành 3 ngày trọn vẹn, để có thể khám phá một cách thoải mái, hòa mình vào những bí ẩn đằng sau tác phẩm nghệ thuật Petra và chụp những bức ảnh đáng đồng tiền bát gạo.

Street+of+facades+1.jpg
 
Petra - nàng công chúa ngủ trong rừng (tiếp)

Petra trước kia bao gồm cả đền thờ, nơi ở của vua chúa và nhà dân. Tuy nhiên, vì nguồn gốc du mục của dân tộc Nabatean, chỉ có các công trình kiến trúc dành cho thờ cúng là được xây dựng kiên cố còn nhà dân thì tạm bợ hơn. Chính vì thế, sau hơn 1400 năm, những gì còn sót lại nguyên vẹn chỉ có các ngôi đền.

Qasr+al+bint+3.jpg


Nét kiến trúc của Petra cho phép các nhà khảo cổ học suy đoán được mối quan hệ văn hóa và thương mại khá mật thiết giữa Petra với các nền văn minh lân cận. Thật vậy, kiểu cách xây dựng nhà cửa nửa chòi ra ngoài nửa dính liền vào bề mặt vách núi cho thấy rõ tầm ảnh hưởng của nền văn minh có ngồn gốc Ba Tư (bản thân tôi cũng được biết các công trình theo kiểu này ở Iran, Syria và miền nam Thổ Nhĩ Kỳ). Tiếp đến, kiểu xây bề mặt đền mang đậm phong cách Hy Lạp và La Mã với các cột cao khổng lồ và mái hiên hình tam giác. Có thể nói Petra là dẫn chứng tiên phong trong lịch sử giao lưu văn hóa giữa Đông và Tây.

Qasr+al+bint+1.jpg


Ngoài trình độ trạm khắc trên đá tuyệt đỉnh, người Nabatean còn khiến cả thế giới thán phục nhờ khả năng xây dựng hệ thống dự trữ và phân phối nước của họ. Như các bạn đã biết, trở ngại lớn nhất của tất cả các quốc gia Trung Đông và Châu Phi là dự trữ nước. Tại một vùng đất cằn cỗi như Petra, bao bọc xung quanh chỉ là núi đá và cát bụi thì việc giữ lại nước mưa yếu tố quyết định đến sự sống còn của vương quốc. Chính vì thế, họ xây dựng một loạt các hũ đá chứa nước và tạo các ống dẫn nước nhờ việc khoét sâu vào vách đá.

Điểm cuối cùng trong hành trình khám phá Petra của tôi là đền Deir, trong tiếng ả rập có nghĩa là « đền thờ ». Muốn lên được đó thì phải leo 800 bậc thang dưới cái nóng hơn 40°C. Nhưng một khi đã leo lên được đỉnh thì cái nhìn toàn cảnh thực sự khiến tôi ngất ngây.

el+deir+1.jpg
 
Mình hỏi thật bạn Vaniste là tác giả của bao nhiêu trong số ảnh trên?

Mình có tò mò vào xem blog của bạn. Mới đầu thì rất choáng vì bạn đi được nhiều nơi lạ và đẹp quá. Nhưng sau đó mình chú ý một điều là các ảnh bạn post khác nhau rất rõ về phong cách và cả chất lượng, nên rỗi rãi mình thử nghịch tí với tính năng nhận dạng của google images. Kết quả là quá nhiều ảnh lấy trên internet không dẫn nguồn.

VD ảnh đầu tiên trong topic này: http://flickrhivemind.net/User/j.o.h.n. walker/Interesting

Ảnh thứ 2: http://www.ruedusejour.com/turquie/istanbul/scenes-de-rues-a-istanbul/

Nói chung tất cả đều là ảnh lấy trên internet. :T

Dù sao thì việc bạn giới thiệu những miền đất mới lạ là rất tốt. Tuy nhiên bạn nên ghi rõ nguồn các bức ảnh, bạn đã từng học ở nước ngoài chắc hiểu rõ điều này. ;)
 
Last edited:
Cám ơn Baxinho về câu hỏi trên,

Câu trả lời của mình : mình không là tác giả của bất cứ bức ảnh nào liên quan đến điểm đến ngoại trừ các bức ảnh chụp cá nhân được đăng trên blog cá nhân của mình. Thực ra thì không chỉ có bạn là người đặt ra câu hỏi này mà một số fan của blog của mình cũng đã liên lạc và hỏi câu tương tự.

Mình chủ định sử dụng ảnh trên Internet bởi sự phong phú cũng như khả năng gây mê hồn cho người đọc. Đó là mục đích của mình : gây ấn tượng và khiến người đọc thoải mái khi đọc bài viết. Ảnh gốc của mình có nhiều khi không đảm bảo hiệu ứng "WOW" (chụp lúc trời xấu, hoặc nền văn hóa địa phương không muốn chụp ảnh, hoặc có những cảnh không thể tả nổi bằng lời) và mình cũng bị mất nhiều ảnh sau 2 lần bị mất cắp Laptop. Viết một bài tâm huyết với nhiều lời văn mỹ miều mà không có ảnh đẹp thì người đọc sẽ không có hứng thú và với bạn đọc Việt Nam thì điều đó càng đúng.

Mình đồng ý với bạn là nên ghi nguồn các bức ảnh nhưng mình e là sẽ không làm được điều đó vì giới hạn thời gian. Vì thế mình vẫn sẽ tiếp tục con đường đăng bài với những bức ảnh đẹp mê hồn nhưng không ghi nguồn gốc.

best regards (bạn có thể gọi mình là Thái balô)
 
to Baxinho,

bạn cũng có nói là khi bạn vào blog của mình ấn tượng bạn đầu của bạn là rất choáng vì mình đi được nhiều nơi đẹp và lạ. Như vậy là blog của mình đã đạt được mục tiêu đề ra : gây ấn tượng tốt với người đọc.

À còn cái ảnh to đùng trang chủ là một trong số ít ảnh thật mà mình đưa lên mạng đó, nếu cần thì bạn có thể sử dụng phần mềm định dạng Google để check:)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,667
Bài viết
1,171,076
Members
192,337
Latest member
inhopcartong
Back
Top