What's new

Một Mùa Lũ Lại Về

Hàng năm, bắt đầu từ mùng 05 tháng 05 AL. Nước nơi thượng nguồn sông Mê Kông, bắt đầu đổ về ĐBSCL qua hai cửa sông chính là Sông Tiền và Sông Hậu.

attachment.php


attachment.php


Là một người con sinh ra và lớn lên trên mãnh đất đầu nguồn. Cứ mỗi năm vào mùa nước đổ, là tôi lại thấy háo hức chờ đón những dòng nước mang về rất nhiều phù sa bồi đắp cho những cánh đồng quê hương mình.

attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php


Dòng nước lúc này không còn xanh trong nữa, mà thay vào đó là dòng nước đục ngầu, cuồn cuộn phù sa đang trôi theo dòng chảy xuôi về cuối nguồn của các tỉnh đồng bằng Nam Bộ, trước khi chảy ra các cửa biển

lu.JPG


attachment.php



Dòng nước vẫn xuôi chiều chảy mãi về cuối dòng. Những ký ức về một thưở nào, lại được sống dậy với thật nhiều cảm xúc.

attachment.php


attachment.php


Dòng sông nước chảy xuôi chiều
Có đâu trở lại ban đầu như xưa!!!
 
Last edited:
Bà con mình nhiều nơi còn khổ quá chú Dương Hải hé ... Mong nhiều lắm những tấm lòng hảo tâm hướng về người dân vùng lũ hơn nữa, cùng chia ngọt xẻ bùi
 
Nhìn chung, vùng đất nơi đầu nguồn sông Cửu Long. Mỗi khi mùa nước nổi về, là đem cả một lượng lớn phù sa và thủy sản về cho người nông dân nơi vùng lũ. Nhưng khi lũ đến quá nhiều thì cũng gây không ít khó khăn cho người dân. Các nhà ngiêng cứu về TL cũng đang tìm những giải pháp hữu hiệu cho những vùng lũ này. Để lũ không còn nguy hiểm, trái lại lũ sẽ vun bồi cho những mãnh đất đầu nguồn ngày càng tốt tươi và phát triển mạnh mẽ hơn với nghề khai thác thủy sản.


( Hình ảnh chống lũ khi mực nước đang dâng cao)

attachment.php


( Ngành NN-PTNT đang ngiêng cứu tình hình lũ vùng đầu nguồn)

attachment.php


attachment.php


attachment.php
 
Last edited:
Khi dòng nước đầu nguồn sông Tiền dâng lên hơi cao. Nhất là trong những tháng 07-08 AL. Thì những chiếc ghe của BVNLTS và của cả những người làm từ thiện. Lại ra giữa dòng sông Tiền để thả từng đàn cá nhỏ trở lại với dòng sông. Đây là một hành động mang ý nghĩa rất tốt cả về 2 mặt. Một là vừa bảo vệ NLTS kết hợp với bảo vệ môi trường thiên nhiên. Hai là phóng sanh lại những sinh vật bé nhỏ trở lại với dòng sông.

attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php
 
Và thời điểm mùa nước đổ này. Cũng là lúc thời điểm của các du khách Tây đến tham quan dòng sông Mê Kông rất nhiều. Những tour đi từ TP. HCM đến Campuchia và ngược lại lúc nào cũng tấp nập trên sông Tiền những con tàu neo đậu

attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php
 
Last edited:
Và những du khách Tây này, sẽ lên bờ để tham quan một điểm duy nhất trong lịch trình trước khi đi qua cửa khẩu. Đó là những làng nghề dệt tơ lụa truyền thống của địa phương nằm ở bên bờ sông Tiền, bằng những phương tiện trung chuyển.

attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php
 
Last edited:
những người này, họ ghé thăm quan làng dệt của người Chăm hả chú Dương Hải ?

Đây không phải là làng dệt của người Chăm đâu chantam. Mà là làng nghề truyền thống dệt tơ tằm, mỹ A của xứ lụa Tân Châu ( nằm ven sông Tiền) đã có từ lâu nay. Làng nghề dệt của người Chăm chỉ nằm nhiều ở Xã Châu Phong cách TC gần 17km. Và làng dệt của người Chăm cũng có nhiều ở xã Quốc Thái (Búng Bình Thiên) và xã Đa Phước-An Phú-AG, chủ yếu làng dệt người Chăm nằm dọc theo hai bên bờ sông Hậu.
 
Last edited:
Tân Châu xưa, vốn là một ngôi làng nhỏ trên sông Tiền, thuộc Tỉnh Châu Đốc và ngày nay là thị xã Tân Châu, An Giang. Làng Tân Châu vốn có nghề dệt lụa nổi tiếng khắp nơi với các sản phẩm lụa có hoa văn đẹp, óng ả và màu sắc rất bền. Đặc biệt là loại lụa lãnh Mỹ A mềm mại, mang đến cho người mặc cảm giác thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Người dân Tân Châu rất tự hào về làng lụa quê mình, lụa Tân Châu nổi tiếng khắp vùng đồng bằng Cửu Long và có mặt ở một số nước...
Nguyên liệu để dệt ra lụa Tân Châu đều do người dân nơi đây tự trồng dâu nuôi tằm để sản xuất ra tơ dệt lụa, trồng cây mặc nưa để lấy trái làm thuốc nhuộm. Cả làng có khoảng 50 ha đất chuyên trồng dâu nuôi tằm cung cấp nguyên liệu cho nghề lụa.
Lụa làm ra được nhuộm bằng trái mặc nưa. Qua hàng chục lần nhuộm phơi liên tục, nhựa trái mặc nưa để lại cho lụa một màu đen huyền óng ả, càng giặt càng đen. Trái mặc nưa hình tròn, giã nát trái ra ngâm nước, nhúng lụa vào đem ra phơi nắng. Lại nhúng, lại phơi, lụa phơi thành hàng, trải dài trên mặt đất trông rất đẹp.
Chính nhờ loại trái này mà lụa Tân Châu nổi tiếng khắp cả nước, hấp dẫn nhiều nơi, nhất là Lãnh Mỹ A, kế đó là Cẩm Tự hoa dâu, hoa cúc, mặt võng, mặt đệm... bởi nước nhuộm đen tuyền, một màu đen đặc biệt. Quần áo mặc đến nát, cái màu đen độc đáo ấy vẫn còn nguyên.

Ngày nay, nghề ươm tằm cũng như nghề dệt Tân Châu cũng đã cải tiến không ngừng. Tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật mới, mọi công đoạn đều dùng máy để tạo ra những sợi tơ mềm và nhuyễn hơn. Năng suất mỗi lần ươm, dệt cũng được tăng lên đáng kể. Những bộ trang phục được may bằng lụa trông mềm mại, láng trơn toát lên vẻ thanh tao, quý phái cho người mặc

(HDV du lịch đang giới thiệu những công cụ và các sản phẩm Lụa với những vị khách Tây)

attachment.php


attachment.php


attachment.php


(Đây là một trong những cơ sở sản xuất ở xứ Lụa TC)

attachment.php
 
Last edited:
Người Tây đặt biệt rất thích di chuyển đến những cơ sở tơ lụa TC bằng những phương tiện thô sơ này khi lên bờ. Đã có một nghiệp đoàn xe lôi đạp được hình thành, để phục vụ cho những chuyến tour trên.

attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php
 
Last edited:
AnhsonQ; Đang tính Phược mùa nước nổi đây Bác Duonghai ơi hôm nay có Cá linh non chưa vậy ?...Hóng bài của bác:D[/QUOTE said:
Xin báo cáo với a.AnhsonQ. Cá linh hôm nay có rồi, tranh thủ về đầu nguồn thưởng thức đi a nhé! Vài hôm nữa cá sẽ lớn, lúc đó xương không đấy, nhai không nỗi đâu...hi.hi. Vì cá linh lớn rất mau, theo con nước đó.

attachment.php


attachment.php


attachment.php
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,672
Bài viết
1,171,057
Members
192,337
Latest member
Corinamith4
Back
Top