What's new

Một ngày đi “chợ trời” Mỹ

GIỚI THIỆU

Trong một chuyến công tác bên Mỹ do USDA mời, tôi có dịp đến bang Iowa vào tháng 10 và lưu lại đó hơn hai tuần. Iowa là một bang nằm ở miền Trung Tây nước Mỹ nơi có con sông Mississippi chảy dọc biên giới phía đông phân cách với bang Illinois và Wisconsin, phía tây giáp bang Nebrasca và South Dakota, phía nam giáp bang Missouri và phía bắc giáp Minnesota. Bang Iowa có 99 quận, phần lớn thời gian của tôi chủ yếu ở Des Moines, thủ phủ của bang, thuộc quận Polk. Iowa có diện tích tự nhiên khá lớn, khoảng 145 nghìn cây số vuông nhưng có mật độ dân số thấp, khoảng 20 người một cây số vuông và dân số của bang khoảng 3 triệu người, vì vậy khi đi ra ngoài thành phố, các bạn chỉ thấy những cánh đồng ngô và đậu tương trải dài đến tận chân trời.

Do ở đây hơn hai tuần nên tôi có tới 3 weekends và các bạn Mỹ đã giới thiệu cho chúng tôi vài chỗ đi weekend rất thú vị. Chúng tôi đã tham gia rất nhiệt tình vì không nghĩ rằng mình có cơ hội trở lại một lần nữa.

Nhóm chúng tôi gồm 4 người. Tôi, Việt Nam và một cô bạn Thái Lan. Tôi chỉ muốn giới thiệu cô Thái Lan trong đoàn thôi chứ hình này không phải ở Iowa đâu, ace có thể thấy phía sau lưng tôi là Điện Capitol mà.



Một cô bạn Trung Quốc.



Và một ông supervisor người Mỹ (người mặc áo thun xanh, đứng khoanh tay, không đội mũ). Người mặc áo khoác màu xanh có đội mũ là một nông dân Mỹ mà chúng tôi có dịp đến thăm. Nếu có thời gian, tôi sẽ nói thêm về cuộc sống của một gia đình nông dân Mỹ mà chúng tôi có dịp homestay ở một bài khác.



Khi ở Des Moines, chúng tôi ở khách sạn Holiday Inn (thuộc chuỗi Holiday Inn HoTel and Suites) số 4800 đại lộ Merle Hay.
Phía trước khách sạn.



Phía sau và bên hông là bãi đậu xe. Đây là bãi đậu xe bên hông.



Đại lộ Merle Hay mang tên một chiến sĩ Mỹ Merle David Hay, binh sĩ đầu tiên chết trong chiến tranh Thế giới lần thứ nhất và là người Iowa.



Ở Iowa, có một số điểm đến khá thú vị trong tháng 10, đó là Oktoberfest của một làng người Đức di cư sang Mỹ và họ giữ nguyên lễ hội bia Oktoberfest như bên Đức nhưng quy mô thì nhỏ hơn. Làng này khá xa Des Moines, nó nằm gần khu ranh giới giữa Iowa và Illinois. Chúng tôi đã đến đó tham dự lễ hội nhưng do đi về mất nhiều thời gian nên chỉ có thể ở lại đó mấy tiếng đồng hồ.
Một điểm đến cuối tuần thú vị rất gần khách sạn tôi ở là lễ hội của những người chơi xe cổ, xe độ. Chiều thứ sáu, mọi người đem xe của mình tới để người khác chiêm ngưỡng và dựng lều, nướng thịt uống rượu, bia và ngủ ngay ngoài trời. Tới trưa chủ nhật thì bắt đầu dọn dẹp, đi về để chuẩn bị đi làm trong tuần tới. Khi họ dọn đi xong, bảo đảm các bạn không thể tưởng tượng được là vừa có lễ hội diễn ra ở đó, mọi thứ sạch tinh, tuyệt vời.

Một điểm nữa là chợ trời, chỗ mà tôi sắp giới thiệu với các bạn đây.
Xin lỗi các bạn vì hình ảnh tôi cung cấp không đẹp, vì một người bạn nhờ tôi mua một cái máy quay phim cầm tay, tôi vừa dùng thử để quay phim và chụp ảnh luôn nên ảnh có chất lượng kém, hơn nữa, người chụp ảnh trình độ cũng còn kém.
 
Last edited:
Giữa chợ, có một nghệ sỹ da đen đang chơi nhạc Jazz. Đây cũng là một hình thức ăn xin thôi.
Ở những nước nghèo như Việt Nam, Campuchia thì thấy rất nhiều người ăn xin nên mọi người cũng quen đi.
Nhưng ở nhưng nước giầu mà cũng có người ăn xin, nói thì không mấy ai tin. Mình nói bên Mỹ, Pháp gì cũng có ăn xin, chắc không mấy người tin trừ các bác đã sang học tập, làm việc và sống bên này. Còn lại bên ta thì sẽ cho là vô lý ngay. Thực tế thì bên này cũng khá nhiều người ăn xin dưới nhiều hình thức lắm. Ông nhạc sỹ này thì thổi kèn chứ có ông thì đứng như tượng để mọi người chụp hình nữa.
Hồi ở bên Pháp, ngay trước cửa Lafayette cũng có mấy ông ăn xin luôn. Ông thì có một cái máy hát rất cũ, để bên cạnh là một con mèo, kế đó là tấm bảng với dòng chữ: Cho tôi xin vài đồng để nuôi con mèo. Hehe, ông ấy đi ăn xin để nuôi mèo chứ ông xin cho ông ấy đâu nha. Dưới ga xe điện ngầm Paris có nhiều nhóm chơi nhạc ăn xin lắm.
Còn nói một điều làm người ta ngạc nhiên là ăn xin bên Ấn Độ. Chắc chắc bạn sẽ không đủ nếu chỉ có mấy trăm rupees tiền lẻ loại 50 paise vì bạn chỉ cần cho một người thôi thì sẽ có hàng trăm người khác vây lấy bạn. Cảnh tượng trông vô cùng kinh khủng, không khác gì đám ăn mày trên chùa Thủ Đức rằm tháng 1 hết (tất nhiên là tôi nói cách đây khoảng 15-20 năm, giờ tôi không đi nữa nên tôi không dám chắc lắm). Lần đó tôi đến thăm Indian Gate với ông supervisor. Khi thấy có mấy người ăn xin, tôi liền cho họ mấy chục paise (1rupee = 100paise) thì có hàng chục người ở đâu ùa tới, khủng khiếp lắm. Không biết giờ họ đã dẹp đi chưa. Bác nào đi Ai Cập chắc cũng một lần sợ người ăn mày ở cổng phụ của khu Kim Tự Tháp lối ra phía con Nhân Sư (Sphinx) ở Giza rồi. Ngoài ra có thể kể đến chợ trungtâm Bangladesh nữa. Có thể nói đó là 3 chỗ tôi sợ ăn mày nhất.



Còn đây là người đẹp xin tiền ở Las Vegas. Cô bạn tôi ban đầu không tin đó là người thật. Người ta hóa trang và đứng im rất lâu. Thậm chí trước của khách sạn Flamingo, có anh bạn còn đứng là người máy nữa kìa.


Tôi đang tính hôm nào tập hợp hết các thông tin để viết riêng một topic về ăn xin đấy.
 
Bên ta thì nói là bánh trái. Đúng là có trái rồi, đến khúc này thì thấy đủ loại bánh.
Cứ nghĩ bên tây toàn bánh mỳ không có bánh gì hết là sai đấy các bác ạ. Bên Mỹ là Hợp chủng quốc nên bánh của nó cũng tả pí lù lắm, thành ra nếu tính hết thì nhiều hơn bánh bên ta nhiều.
Hồi 2006, tôi sang học ở Michigan State University (MSU) hai tuần. Trong lớp thì có hơn hai chục người nhưng bao gồm 22 quốc tịch khác nhau (đó là chưa kể những người có hai quốc tịch mà tôi không biết). Trong lớp tôi thôi mà đã thấy Hợp chủng rồi. Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Srilanca, Ấn Độ, Canada, Mỹ, Mexico, Brazil, Argentina, Bangladesh, Uruguay, Chile, Thailand... Tính ra thì mỗi nước sẽ chiêu đãi anh em trong lớp một bữa thì đủ khóa học. Thành ra Việt Nam cũng được giới thiệu và họ cũng khoái các món Việt Nam lắm (thực ra thì đó là món ăn Tàu chứ không phải Việt Nam). Gần MSU có mấy cái của hàng bán thực phẩm có mấy nhỏ người Việt phụ bán nhưng nhà hàng Việt Nam không gần đó mà chỉ có nhà hàng Trung Quốc thôi, tôi cứ ra đó đặt và đề nghị họ gia giảm theo kiểu Việt Nam thế là cũng tạm được nhưng các bạn Trung Quốc vẫn nghi ngờ.
Dưới đây là mấy loại bánh mà tôi chụp được ở chợ.

Bánh này tôi chịu.



Bánh này tôi cũng chịu luôn.



Đây là bánh mỳ thì ai cũng biết rồi. Nhưng đây không phải là bánh mỳ thường nhé mà có trộn nhân hạnh (almond) đấy. Các bác cũng biết là nhân hạnh thường được dùng để làm Sô cô la rồi.




Và hai em bán bánh. Bánh mỳ to nên 2 em cũng phải to chứ.

 
Cái này giống như bánh Xèo của bên ta nhưng của người Mông làm. Lúc đầu tôi tưởng là người Mông bên ta sang. Tới lúc nói chuyện mới biết là không phải. Mà roll bên này cũng lắm thứ lắm chứ không phải chỉ có nem rán; gỏi cuốn; chả giò (spring roll) như bên ta không đâu. Một lần, tôi được ông bạn Mexico dẫn đi ăn. Tôi hỏi thế nhà hàng Mexican của bọn mày có món gì. Nó bảo có món chắc chắn tôi ăn được và nó còn tả là giống như combo của KFC thì món này nó cũng bao gồm búa xua các loại rau, cơm, thịt, cá, trứng... ngon lắm. Mà nó tả là cuốn lại nữa chứ. Trên đường đi, tôi cứ nghĩ hay là nó giống như món susi của Nhật Bản nhỉ ??? Tới nơi, đứng xếp hàng chán, thì đến lượt mình gọi mà nó lại nhường tôi đứng trước nên tôi chẳng biết gọi gì. Tôi bảo hay là cho tôi một cái giống như là combo đi. Thấy chúng nó cười rồi chế tạo một lúc xong cuộn trong tấm giấy bạc rồi đưa cho tôi. Nhìn hình thức bên ngoài trông y như các bác bọc con cá to bằng giấy bạc để nướng ấy nhưng kích cở thì trông như một cái chả lụa (giò) cỡ hai kgs. Xong nó còn cắt đôi ra và bỏ vào cái khay đưa cho tôi. Tôi mang ra bàn ăn ngồi nghiên cứu mà cứ buồn cười. Nó trộn tất cả, rau, thịt, cơm, trứng chiên xong dùng một cái bánh (như là bánh tráng – bánh đa nướng loại to nhất bên ta ấy) làm bằng bột mỳ hấp chín lên rồi cuộn lại (loại bánh mỳ rán này ngày xưa dưới thời chiến tranh các bác cũng từng thử rồi). Trong đó nó còn bỏ một vài loại gia vị khá cay như ớt, cream hay sữa chua gì đó. Nó gọi là Burrito. Cái nhà hàng mà tôi vào nó có tên là Chipotle và nếu bác nào chưa tin thì có thể kiểm chứng nha. Ở đây hình như không có người Mexican hay sao mà tôi không thấy burrito hay tôi chưa đi hết chợ nữa không biết. Thực ra burrito cũng gọi là roll đấy (thấy các bạn Mỹ vẫn gọi là roll).



Và đây là mấy loại bánh nữa.





 
Last edited:
Bánh này cũng là bánh mỳ nhưng mà là bánh mỳ đen. Trông xấu xí thế thôi nhưng bánh mỳ đen có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn. Bánh mỳ đen làm bằng bộ lúa mạch đen chứ không phải làm băng bột mỳ (bánh mỳ trắng – làm bằng bộ lúa mỳ) nên nó không mịn mà trông thô hơn do có nhiều chất xơ hơn.



 
Và còn thêm mấy loại trái cây nữa. Cũng lạ. Có khi trái cây trong vườn họ cũng không ăn (chứ đừng nói trái cây ngoài đường, thế mà mấy cái trái bán ngoài chợ này họ lại mua ăn thế mới kỳ chứ. Tôi đi đường thấy trái chín khá nhiều, tính ăn thử nhưng ngại quá vì chẳng thấy ai làm mẫu cả. Nhiều chỗ, táo chín rụng đầy dưới đất còn mất công dọn nữa.
Đây là trái raspberry (mâm xôi). Giá họ đề là 5$ một pint các bác ạ. Một pint là đơn vị đo thể tích khoảng gần nửa lít gì đó. Tức là loại mâm xôi này có giá khoảng 10$/kg.



Còn đây là balckberry (dâu tây - giống như tên một loại điện thoại của RIM).



Đây là trái lê, em nó bảo là lê mật nhưng trái gì mà nhỏ quá.



Một em Mỹ đang bán táo ngoài đường.



Còn đây là táo ngoài đường.



 
Hóng hớt tí:

1. Em đồ rằng Hmong ở trên không phải Vietnam mà là Lào bác duturi ạ. Cộng đồng người Hmong Lào ở Mỹ còn nhiều mà
2. vụ ăn trái cây ở chợ chắc là vì an toàn thực phẩm
3. Quả black berry nhìn yêu nhỉ..
 
Xin giới thiệu thêm với các bác một sạp bán popcorn. Ngày xưa, khi tôi chơi với một ông bạn là sỹ quan Sài Gòn học bên Mỹ về. Ông hay kể chuyện về bên Mỹ bán popcorn dạo ở các công viên hay chỗ đông người với giọng rao rất đặc biệt. Sau này, gặp ông thầy dạy tiếng Anh cũng nhại rao Popcorn như vậy nên tôi đoán các thầy dạy tiếng Anh hay nhại giọng rao popcorn lắm. Tôi thấy nó giống như các chị bán hột (vịt) lộn ở Huế rao vậy vì chữ pop thì phải như súng nổ còn chữ corn thì phải thiệt là dài.
Ngày xưa, đi học mà chẳng ai biết popcorn là gì, cứ hiểu là bắp rang cho dễ. Ngày nay, con nít bên ta được người nhà bên Mỹ gửi popcorn (ready made) theo kiểu mì ăn liền về ăn thoải mái, đứa nào cũng biết popcorn cả. Chắc anh chị em biết loại popcorn ăn liền đóng trong bao, chỉ cần bỏ vào lò vi sóng mấy phút là ăn thôi. Tôi không ăn mấy món đó nên không biết nó có giống bắp rang bơ bên ta không nhưng chắc chắn là đắt hơn nhiều vì ghi giá rất rõ là 2,5$ một bịch và nếu mua 3 bịch thì mất 6$.

 
Cuối chợ là một khu bán thịt khô và thịt tươi nướng. Có khá nhiều loại, chủ yếu nhất là bò, heo và con elk. Bên mình thì gọi là hươi, hay nai gì đó nhưng không phải dear mà là elk, nó gọi vậy thì mình gọi theo vậy, chẳng quan tâm làm gì. (Tôi nói tiếng Anh theo nguyên tắc như vậy, chẳng cần quan tâm nhiều lắm đến nghĩa là tự nhiên nhớ thôi). Con elk bên này nuôi thành trang trại lớn để thả vào rừng và cho người ta săn giống như bên ta đi câu cá vậy thôi. Tôi đã đến chỗ nuôi con elk này rồi. Có lần bọn tôi với các chuyên gia Mỹ đi công tác ngoài khu vực Phan Thiết, Lương Sơn. Trưa ghé vào mấy quán thịt rừng ăn, phải nói là thịt con elk thì mấy ông bạn Mỹ mới xơi, còn không là nó không ăn đâu, sợ vi phạm công ước CITES mà. Thực ra thịt hươu hay nai rừng của mình đâu phải con elk đâu.

Mấy quán nướng này tôi quan tâm hơn cả và thử hơi nhiều (là lý do chính buổi trưa hôm đó không phải ăn). Nhưng mỗi kiểu có mỗi cái hay. Các món nướng bên Lào có khi lại tuyệt hơn đấy.
Tôi có giới thiệu các món nướng Lào trong bài đi Lào: https://www.phuot.vn/threads/15013-Lào-Chuyến-Phượt-công-tác-quái-dị!







Và còn thấy bán cả nấm nữa, nhưng chắc chắn là nấm này thua lẩu nấm Võ Văn Tần rồi. Giá 8 đồng 1 hộp đó các huynh.

 
Tôi thì thỉnh thoảng có đi chợ Việt Nam nên thấy chợ này cũng chẳng có tuyệt vời gì. Các bạn Mỹ chưa được thưởng thức nên mới thích thú vậy chứ. Bên ta mà tổ chức tour rồi đưa các bạn Mỹ sang mấy chợ ven thành phố có khi còn hay hơn (vì có thể được thưởng thức màn mất ví pickpocket cũng nên). Các bác làm tour bên ta cũng chớ lo lắng lắm về màn pickpocket, chỉ sợ ảnh hưởng uy tín thôi chứ ví bên Mỹ nó không có tiền đâu. Tôi đọc cuốn American Almanach thì thấy họ giới thiệu số tiền trung bình trong ví của một người Mỹ là 104USD, đàn ông là 102 USD còn của các quý bà là 106USD thôi chứ không có cái gì mà tới 300chai như một nữ ca sĩ Việt vừa mất ví đâu.
Vì chán chợ nên tôi bảo với mấy người bạn là tôi sẽ đi lang thang một tí rồi tự về khách sạn luôn, không coi chợ nữa.
Do chợ ngay gần Capitol nên tôi đi lại đó chơi và thăm luôn. Capitol thì giống như Tòa thị chính nên tôi nghĩ nó giống Ủy ban Nhân dân TP bên ta (Hotel de Ville hay City Hall) nhưng bên nó thì lại có vẻ có nghĩa là tòa nhà Quốc Hội (hay Hội đồng) hơn nên tôi cứ gọi là Capitol cho chắc. Cả nước Mỹ có điện Capitol ở DC, các bạn có thể thấy trong tấm ảnh ở trang nhất, ngay sau lưng tôi. Bên Mỹ thì Thủ đô khá nhỏ, yếu và béo như tôi nhưng bảo đảm có thể đi bộ hết thủ đô DC của họ và tôi đã làm thế rồi. Các thủ phủ của bang (giống như thị xã trung tâm tỉnh bên ta ngày xưa – giờ lên TP hết rồi) cũng đều là những thành phố nhỏ của bang duy chỉ có thủ phủ bang Iowa này là đặt trong thành phố lớn nhất bang đó là Des Moines.
Cũng giống như Capitol ở DC, tòa State Capitol này cho phép người vào thăm (kể cả trong ngày làm việc) chứ không giống bên ta (khó lại gần vì là cơ quan công quyền).



 
Last edited:
Tôi đến thì thấy có một nhóm người đang cắm trại ngay trước cửa chính vào Capitol. Thấy họ đang nấu nướng và nhậu (nước) nữa. Thường thì bên Mỹ cho phép các bạn cắm trại ở những nơi công cộng như công viên nhưng lại không được phép uống rượu (bia) ở đó. Vì vậy, tôi đoán mấy bạn này đang nhậu nước. Vì nếu uống bia hay rượu thì nó sẽ bỏ chai bia hay rượu đó vào trong cái túi giấy để uống chứ không thể nào dám cầm chai tu như ở nhà hay ở nhà hàng được. Vì vậy, nếu bạn thấy ai đó đang uống loại thức uống đựng trong chai lọ mà bỏ trong cái túi giấy thì bạn có quyền nghi ngờ là nó đang phạm pháp đấy. Chú ý thêm là bạn không được phép ăn uống trên tàu điện ngầm đầu nha. Nếu bị bắt, bạn có thể bị phạt gần 300USD đấy.

 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,370
Bài viết
1,175,418
Members
192,073
Latest member
santarivietnam
Back
Top