What's new

[Chia sẻ] Một tháng ở Nam Mỹ: Hòn đảo cô đơn nhất thế giới: Đảo Phục Sinh (tr.32)

Một tháng ở Nam Mỹ: Hòn đảo cô đơn nhất thế giới: Đảo Phục Sinh (tr.32)

Tôi tự gọi lũ chúng tôi là đàn "động vật có vú biết bay" bởi hành trình bốn nước mà chỉ trong một tháng, đành phải dựa trên công nghệ di chuyển hiện đại là bay vậy !.

Nghe chúng tôi định đi Nam Mỹ chỉ trong có một tháng, những người có hiểu biết về nơi này đều kêu lên: Ít quá, đi được cái gì trong một tháng? Ít nhất phải 3 tháng chứ... rồi hàng đống các lời khuyên từ những bậc đi trước dày dạn kĩ năng và đầy kinh nghiệm lăn lộn như Net Walker, Anh Già.

Dưng mà chả thể nào nghỉ hơn được, kết hợp với 2 tuần Tết là nghỉ thêm 2 tuần là kịch kim. Đành cố được đến đâu hay đến đó.

Tiếp theo là việc liệt kê các điểm nhất định phải đến, toàn những tên tuổi khủng khiếp cả. Nếu theo cái danh sách các Kỳ quan thế giới mới do dân mạng bình chọn thì ở Nam Mỹ có 2 kỳ quan nhân tạo là Tượng Chúa cứu thế +Machupicchu; và 2 kì quan thiên nhiên là thác Iguazu + sông Amazon. Cuối cùng chúng tôi ngậm ngùi bỏ hai kì quan thiên nhiên khỏi danh sách, vì di chuyển khó quá, chúng ngược nhau, xa nhau và không thể sắp xếp cho kịp thời gian.

Tất nhiên vẫn có thể nhồi nhét thêm vài điểm, nhưng 7 người đã thống nhất là không quá tham - dán tem vào mông - mà giữ sức, giữ cho mình còn hơi đói một tí, mới thấy thèm hơn.

....
Và hành trình từ ngày 14/2 đã kết thúc vào ngày 15/3/2015 với 6/7 thành viên, còn một người tiếp tục đến với Ecuado - rừng mưa Amazon. Ngoài ra còn thành viên thứ 8 tham gia sau 1 tuần và còn tiếp tục lang thang Chile một tuần sau nữa.

Đúng một tuần trôi qua từ ngày về, tôi mới quyết định viết những dòng này.
 
Last edited:
La Paz

Khi cáp treo lên đến ga cuối ở trên cùng, chúng tôi từng nghĩ đó sẽ là một đỉnh núi cao. Chỗ này cao hơn trung tâm thành phố gần 400 m.

Nhưng bất ngờ là khi bước ra thì xung quanh là một khu phố rộng rãi tấp nập. Hóa ra trên này bằng phẳng đủ rộng để thành phố vươn lên và tiếp tục phát triển rộng ra.

34145983814_a33861c907_c.jpg


34948986836_cfe98a4d50_c.jpg


Từ đây nhìn xuống thành phố

34178370213_3f5dff34fa_c.jpg
 
La Paz

Panorama toàn cảnh La Paz từ trên cao

34178369903_3e7e84e8af_b.jpg


Đỉnh núi Illimani chìm trong mây ở phía Đông Nam có thể thấy rất rõ từ đây. Đây là đỉnh núi cao thứ hai ở Bolivia, cao khoảng 6500m. Từ đây có thể thấy ngọn núi phủ tuyết vĩnh cửu, đứng sừng sững như một vị thần bảo hộ.

34178368963_f033209494_c.jpg


Núi non trập trùng

34948981836_37db5c3574_c.jpg
 
La Paz cable

Một góc khác của thành phố, nơi bình nguyên cao hơn thành phố trải dài

34825522502_d7481f7f40_c.jpg


34948976276_7117f3b5ca_c.jpg


Cầu thang dốc đứng dẫn xuống núi

34178349013_7140027825_c.jpg
 
La Paz at night

Chúng tôi đã đứng ngắm thành phố trong ánh nắng cuối ngày, thực sự xúc động không biết nói gì hơn.

Ngọn núi tuyết phía xa hiện lên rõ mồn một.

Thành phố lên đèn

34601231630_a77f45f7dc_c.jpg


34178348063_89e30e6807_c.jpg


34989047815_db04595885_c.jpg


34989047595_b543f3c2cb_c.jpg
 
La Paz

Sau khi từ trên đỉnh núi đi cáp treo về lại bến cũ, chúng tôi vẫn thấy tiếc rẻ, và làm một việc rất buồn cười là lại mua vé để đi lên đi xuống 1 lượt nữa để ngắm cho thỏa thành phố từ trên cao.

Được biết thành phố có 3 line cáp treo: Màu đỏ (hoàn thành 5/2014), màu vàng (9/2014) và màu xanh (12/2014), tức là chỉ vài tháng trước khi chúng tôi đến, cho nên trước đó các thông tin không giới thiệu mấy về hình thức tham quan thú vị này.

34601230850_58a25a9725_c.jpg



Chia tay với cáp treo, chúng tôi đi bộ dọc theo con phố buổi sáng để về khách sạn, và dừng chân tại một quán ăn dọc đường giải quyết khâu bữa tối.

34178346713_85e48b7b25_c.jpg
 
Tiwanaku - Pumapunku

Ngày thứ 13 của hành trình.

Chúng tôi có 1 ngày ở La Paz, và câu hỏi là sẽ làm gì. Đành rằng thành phố rất rộng và có nhiều điều chưa biết, nhưng cũng có những điểm đến thú vị hơn.

Lúc đầu chúng tôi nghĩ đến Moon Valley, là một thung lũng có địa hình lởm chởm được cho là giống trên Mặt Trăng, hay các hành tinh xa xôi nào đó. Tuy nhiên địa điểm mà chúng tôi hướng đến là Tiwanaku và Pumapunku, một khu di tích khảo cổ nổi tiếng cách La Paz khoảng 40km.

Nền văn minh Tinawaku (300 hoặc lâu hơn trước đó - 1100) không để lại các di sản kí tự nào: họ không có chữ viết. Cái tên gọi kia cũng chỉ là người Inca truyền miệng gọi lại, và người TBN ghi chép lại. Tiwanaku là tên khu di chỉ lớn nhất của họ, do đó trở thành tên chung của cả nền văn minh.

Trong khoảng 1000 năm đầu Công nguyên, người dân ở đây đã phát triển một hệ thống canh tác nông nghiệp chủ yếu là khoai tây với năng suất rất cao, mang lại nguồn lương thực dồi dào, do đó dân số và xã hội đã phát triển và họ đã xây dựng được những công trình từ đá khiến người đời sau phải kinh ngạc. Thậm chí có thuyết còn cho rằng các di chỉ tại Pumapunku phải do người hành tinh khác làm, vì nó chính xác một cách đáng kinh ngạc.

Giai đoạn Tiwanaku được cho là thời kỳ đồ đồng. NHưng thiết chế xã hội của văn minh Tiwanaku thế nào? Họ có vua không? có hình thành một vương quốc không? Hệ thống giao thương trao đổi thế nào?

Không ai trả lời được.

Họ cũng như các nền văn hóa kế tiếp không có chữ viết nên không lưu giữ đuọc lịch sử, chỉ còn đó các di tích làm bằng đá và đất nung rải rác còn lại mà thôi.

Chúng tôi mua một tour để có xe đưa đi và có hướng dẫn viên, bao gồm ăn trưa, mỗi người 300B.

Xe rời thành phố

34601230520_53f407f599_c.jpg


34178339083_82927e9e20_c.jpg
 
Last edited:
Tiwanaku - Pumapunku

Dọc đường đi chúng tôi thấy có mấy người Quechua đang làm gì đó trên đồi. HDV nói rằng họ đang làm lễ cúng, một nghi thức cổ xưa của người Quechua, có từ lâu lắm rồi. Họ hiến tế những con llama con để cầu trời, cầu các vị thần ban phúc, hoặc chữa bệnh...

34949732596_3804929c93_c.jpg


Nơi dãy núi xa kia, các vị thần có nghe thấy và chứng nhận cho họ không?

34601897510_a8250b6e7d_c.jpg
 
Last edited:
Tiwanaku

Nền văn minh Tiwanaku phát triển từ đầu công nguyên, và cái người ta biết nhiều nhất về xã hội của họ có lẽ là tôn giáo, vì công trình tôn giáo còn lại chính là khu di tích.

Người Tiwanaku phát triển quanh khu vực hồ Titicaca, và cũng như tất cả các nền văn minh quanh vùng về sau, họ coi hồ Titicaca là cội nguồn của dân tộc mình. Hồ là nơi các vị thần tạo ra đầu tiên, hoặc là nơi các vị thần sông, tạo ra con người. Người Tiwanaku tôn thờ một vị thần tối cao, tên vị thần đó là gì cũng không ai biết. Chỉ đoán rằng văn minh Inca kế thừa có lẽ đã tiếp tục tôn sùng vị thần này, với cái tên Viracocha. Dưới thời Inca, Viracocha là vị thần chủ, tạo ra thế giới và cũng sẽ hủy diệt thế giới, mà thần Mặt trời, Mặt trăng là con của Viracocha.

Có lẽ người Tiwanaku tin vào ba cõi: Trời (thiên đàng), Mặt đất, Lòng đất (địa ngục), điều đó thể hiện trong khu đền thờ còn lại của họ đến ngày nay.

Khu quần thể Tiwanaku được xây dựng trong khoảng năm 200 - 400 công nguyên. Có nhà khoa học còn sử dụng cách tính theo thiên văn, dựa trên các hình ảnh còn lại và cho rằng khu này xây từ 15.000 năm Trước công nguyên, nghĩa là trước tất cả các nền văn minh và di chỉ cự thạch con người từng biết. Tuy nhiên cách tính này bị phê phán rằng đã sai lầm.

Hình ảnh mô phỏng khu đền thờ Tiwanaku thời cực thịnh của nó trong nhà bảo tàng:

34179111743_2299714bbe_c.jpg


Phía gần (phía Nam) được gọi là Akapana, là ngọn đồi cao khoảng 16m, được người Tiwanaku sử dụng và xây đá, gạch bao quanh tạo thành ngôi đền 7 bậc, hình chữ T. Trên đỉnh đền là một hố sâu xuống hình nhiều cạnh, ở chính giữa có một tượng đá. Có thể đó chính là tượng thần Viracocha. Đền cao này tượng trưng cho Trời, kích thước khoảng 250 x 200m.

Bên trên (phía Bắc) là khu Kalasasaya có tường đá vây quanh, tường cao 3-4m, nền đền cao hơn mặt đất khoảng 2m. Khu đền lại có một lớp tường ở giữa nữa. Trong đó ngày nay còn lại hai tượng đá, và nổi tiếng nhất là Cổng Mặt trời (Sun-gate). Khu này tượng trưng cho Mặt đất, kích thước khoảng 120x130m.

Phía bên phải Kalasasaya là một hố đào sâu xuống đất khoảng 3m, xung quanh ghép đá. Chính giữa hố cũng có một cột đá cao. Hố này tượng trưng cho địa ngục, kích thước khoảng 28x26m.

Ngày nay đồi Akapana đã bị hủy hoại rất nhiều, vì các tường xây gạch đã bị hỏng. Còn khu Kalasasaya với các khối đá lớn vẫn còn nguyên vẹn.

35758533892_4da3e91996_c.jpg
 
Last edited:
Tiwanaku

Bước vào khu di tích, từ xa đã thấy quả đồi Akapana:

34857500171_d35de20bea_c.jpg


Trên đỉnh quả đồi này có khối đá lớn nhất khu di tích, nặng đến 65 tấn. Nhưng chúng tôi đã không đi lên xem được hết.

Những tảng đá rải rác từ bên ngoài, được thu nhặt lại trong quá trình khảo sát. Hãy để ý các khối đá này: chúng được tạo tác rất chính xác với các mặt, các cạnh vuông góc với nhau hoàn hảo, rất sắc cạnh và phẳng gần như tuyệt đối, tạo thành nhưng khớp nối chính xác. Mà chúng được tạo ra từ cách đây gần 2000 năm, với công cụ là đồ đồng, và đây là loại đá cực kỳ cứng, đến nỗi sau 2000 năm đá gần như không bị hủy hoại mấy.

Khối đá dựng đứng kia có một lỗ tròn cũng rất hoàn hảo. Công dụng của nó để làm gì thì cũng chưa được kết luận.

34949732276_08712bcf5a_c.jpg


Ngọn đồi Akapana với phần tường đá ở chân còn lại.

34857511081_790bd4799b_c.jpg
 
Last edited:
Tiwanaku

Rồi chúng tôi đến gần đền Kalasasaya, khu đền có tường vây quanh bằng những khối đá lớn. Kalasasaya trong tiếng Quechua nghĩa là "Dựng bằng đá"

34146732904_9fae25d5c1_c.jpg


Mặt trước của đền, có thể thấy rõ hai phần tường: Phần nhô ra phía trước được làm hoàn hảo với các khối đá nhẵn lỳ phẳng phiu, mặt tường hơi dốc vào trong; và phần lùi vào được làm kém hơn, tường thẳng đứng. Tường phần này có những tảng đá khổng lồ để nguyên khối, xen vào đó là các tảng đá nhỏ hơn.

Bức tường phía trước là một tuyệt tác nếu so với tuổi đời của nó: gần 2000 năm. Có 10 khối đá rất lớn cao 3-4m (không đều nhau) được mài phẳng các mặt, dựng hơi nghiêng vào trong. Và giữa chúng là các khối đá khác được ghép kín khít tuyệt đối, tạo thành một mặt phẳng hoàn hảo, đến mức các nhà kĩ thuật phải kinh ngạc: Độ phẳng này với kỹ thuật hiện đại cũng không dễ làm được, nhất là với loại đá cứng đến thế này.

34179119683_8096ec1fa4_c.jpg


34179119853_7123097f6a_c.jpg


Hai phía của tường đá là hai phần thấp hơn, có máng thoát nước từ bên trong, vì bên trong nền được đổ cao ngang với phần tường thấp này. Có thể thấy phần mặt trước được làm rất chính xác, còn hai bên thì đá không được phẳng như vậy. Mặt trước tường đá quay ra phía Tây, chắc có vai trò rất quan trọng trong nghi lễ của người Tinawaku.

34179119553_4878574d7b_c.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,425
Bài viết
1,175,784
Members
192,098
Latest member
vnae888
Back
Top