What's new

[Chia sẻ] Một tháng ở Nam Mỹ: Hòn đảo cô đơn nhất thế giới: Đảo Phục Sinh (tr.32)

Một tháng ở Nam Mỹ: Hòn đảo cô đơn nhất thế giới: Đảo Phục Sinh (tr.32)

Tôi tự gọi lũ chúng tôi là đàn "động vật có vú biết bay" bởi hành trình bốn nước mà chỉ trong một tháng, đành phải dựa trên công nghệ di chuyển hiện đại là bay vậy !.

Nghe chúng tôi định đi Nam Mỹ chỉ trong có một tháng, những người có hiểu biết về nơi này đều kêu lên: Ít quá, đi được cái gì trong một tháng? Ít nhất phải 3 tháng chứ... rồi hàng đống các lời khuyên từ những bậc đi trước dày dạn kĩ năng và đầy kinh nghiệm lăn lộn như Net Walker, Anh Già.

Dưng mà chả thể nào nghỉ hơn được, kết hợp với 2 tuần Tết là nghỉ thêm 2 tuần là kịch kim. Đành cố được đến đâu hay đến đó.

Tiếp theo là việc liệt kê các điểm nhất định phải đến, toàn những tên tuổi khủng khiếp cả. Nếu theo cái danh sách các Kỳ quan thế giới mới do dân mạng bình chọn thì ở Nam Mỹ có 2 kỳ quan nhân tạo là Tượng Chúa cứu thế +Machupicchu; và 2 kì quan thiên nhiên là thác Iguazu + sông Amazon. Cuối cùng chúng tôi ngậm ngùi bỏ hai kì quan thiên nhiên khỏi danh sách, vì di chuyển khó quá, chúng ngược nhau, xa nhau và không thể sắp xếp cho kịp thời gian.

Tất nhiên vẫn có thể nhồi nhét thêm vài điểm, nhưng 7 người đã thống nhất là không quá tham - dán tem vào mông - mà giữ sức, giữ cho mình còn hơi đói một tí, mới thấy thèm hơn.

....
Và hành trình từ ngày 14/2 đã kết thúc vào ngày 15/3/2015 với 6/7 thành viên, còn một người tiếp tục đến với Ecuado - rừng mưa Amazon. Ngoài ra còn thành viên thứ 8 tham gia sau 1 tuần và còn tiếp tục lang thang Chile một tuần sau nữa.

Đúng một tuần trôi qua từ ngày về, tôi mới quyết định viết những dòng này.
 
Last edited:
Moray

Chúng tôi đến cửa khu di tích Moray.

Tại quầy bán vé, cả đám mới nhận ra rằng việc mua vé combo sẽ đỡ tiền hơn rất nhiều, nếu như có thể lợi dụng thẻ sinh viên. Lúc đó chỉ có 5 người mang thẻ sinh viên quốc tế.
Bà bán vé có vẻ nghi ngờ - cũng đúng vì trông ai cũng già cả - nên sau khi bán vé combo cho 2 người đầu tiên thì đến tôi lại đột nhiên hỏi "mày sinh năm nào" - tôi nhớ đúng số năm trên thẻ nên mua được và qua. Đến bạn cuối thì trông già quá nên bà ấy không bán cho. Còn hai bạn khác thì mua vé lẻ.
Có lẽ ở đây là khu vực xa nên việc kiểm tra thẻ sinh viên cũng còn sơ sài, nếu trong thành phố có lẽ sẽ khác.

Moray là một di tích đặc biệt của người Inca, nó không xây bằng đá trên mặt đất, mà là đào xuống đất. Hệ thống các vòng tròn đồng tâm sâu dần xuống, từ miệng đến đáy chênh lệch nhau đến 30m.

Người ta đã phát hiện rằng với vị trí, hướng gió của Moray, thì nhiệt độ trên miệng và dưới đáy hố có thể chênh nhau đến 15 độ, và mỗi bậc thang lại có nhiệt độ khác nhau. Và các dấu tích cho thấy đây là nơi trồng khoai tây giống, ngô giống. Hệ thống hình tròn này tạo thành một hệ vi khí hậu độc đáo.

Di tích này cho thấy người Inca cổ đã có nghiên cứu về nông nghiệp: họ nhận thấy khoai nảy mầm ở các nhiệt độ khác nhau sẽ có đặc tính khác nhau, do đó đã tạo ra hệ thống Moray như là phòng thí nghiệm nông nghiệp để tạo ra các cây giống có đặc thù khác nhau.

38451729952_bb953d9066_c.jpg


37596435125_b2f10e0927_c.jpg


37596436795_65be7d9e9e_c.jpg
 
Moray

Hệ thống bậc thang dẫn từ trên xuống của Moray

37596434645_44d950a66d_z.jpg


37596437035_446c939c41_z.jpg


Chúng tôi chỉ được ở trên miệng hố để quan sát chứ không được xuống dưới đáy.

Thực ra bờ đá đã được tu sửa. Ở một phía còn có nhiều cây gỗ chống, do trong mùa mưa nước chảy xuống đã làm xói lở đávaf đá đã đổ xuống. Tôi cũng nghĩ nếu mưa to thì nơi này trở thành một bể chứa nước rồi còn gì.

38427393956_1cf4dcf759_c.jpg
 
Maras salt mines

Cách Moray một quãng đường là mỏ muối Maras, được tạo thành đồng muối trên núi độc đáo.

Trong lòng núi nơi này có một mỏ muối rất lớn nhưng nằm sâu trong lớp đất đá. Nước ngầm chảy qua các lớp đá chứa muối cuốn trôi muối ra tạo thành các dòng suối nước mặn. Ngay từ trước thời Inca, người bản địa đã biết dùng nước mặn này trong nấu ăn, và xây dựng hệ thống làm muối trên núi.

Nước suối có muối được dẫn theo các kênh chảy ra các mảnh ruộng nhỏ thấp dần, sao cho lớp nước rất mỏng để nước bay hơi. Khi nước đủ sẽ đóng ruộng để nước chảy xuống thấp hơn nữa. Cứ như vậy từ trên xuống dưới có cả trăm mức ruộng khác nhau. Tổng cộng khu vực này có đến hàng nghìn mảnh ruộng muối nhỏ, mỗi mảnh chỉ bé bé thôi.

Vì là điểm du lịch nên nơi đây cũng bán các sản phẩm từ muối mỏ: các bức tượng nhỏ, đá muối,... khá hay.

Từ triền núi bên này nhìn xuống:

37596433705_293b5b9a9d_c.jpg


38427390896_8cf03f8f1e_c.jpg
 
Maras salt mines

Khu nhà dưới kia là nơi bán đồ lưu niệm, dừng chân cho khách

37596432575_919fc32a09_c.jpg


37596432065_ce31f65569_c.jpg


Có thể mua vài thứ ăn tạm ở đây trong lúc chờ quay lại thành phố, vì dọc đường không có gì ăn.
 
Re: Một tháng ở Nam Mỹ: Brazil (tr.1) - Bolivia (tr.6) - Perú (tr.21) - Đảo Phục Sinh

Đã sang chiều, chúng tôi trở lại Cusco. Mây hé ra một chút để thấy đỉnh núi tuyết phía xa. Đây là lần cuối chúng tôi thấy núi tuyết. Từ giờ sẽ đi xa khỏi dải Andes hùng vĩ.

38483182671_733402508c_c.jpg


Những cánh đồng lại trải dài rất đẹp, nơi người dân đang thu hoạch cây gì đó

37596431375_8bb4d9105c_c.jpg


38427388896_fd69d6b029_c.jpg
 
San Pedro market

Quay trở lại thành phố Cusco, chúng tôi nói với HDV cho xuống chỗ nào gần chợ ấy.

Và thế là xe tống cổ lũ Việt Nam xuống quảng trường Francisco, gần đó là chợ San Pedro.

38451695672_cfc2b3dfef_c.jpg


37596430855_dffa97976f_c.jpg


37596430615_f7369791cf_c.jpg
 
San Pedro market

Chúng tôi vừa vào trong chợ thì bên ngoài kéo mây đen kịt, và một trận mưa rất to ào ào đổ xuống. Nhưng lúc này trong chợ thật là vô tư. Mưa thế mưa nữa cũng sao đâu.

37596430415_30ce62df82_c.jpg


Hàng quán sát nhau, quầy thịt tươi sống với quần áo sát cạnh nhau cũng chả sao

24611397138_221a3cbc7a_c.jpg


Những quả dâu ở đây sao nó to thế, to khủng luôn

37596429345_542373b654_c.jpg
 
San Pedro market

Chúng tôi đánh chén bữa trưa muộn bằng món dân dã thế này:

37596428065_8351cd85a4_c.jpg


Rồi mỗi ngừoi một cốc nước hoa quả tú hụ kiểu thế này

37596429655_93a8be0704_c.jpg


Vùng này nhiều hoa quả tươi ngon lắm

37596427785_4e4df5f3b9_c.jpg
 
Saksaywaman

Cơn mưa to ào ạt làm đường ướt sũng. Lúc này mấy người có vé combo quyết định quay lại Saksaywaman - Sếch si ua mần - đã lỡ lần trước.

Vé vào cái Saksaywaman này đã là 70 đồng rồi, trong khi vé combo là 130 đồng, có thẻ sinh viên quốc tế thì còn 70 đồng. Như vậy chúng tôi đã lãi được khá nhiều đó chứ, vì sau Saksaywaman còn một màn đi xem ca nhạc nữa, mà vẫn còn nhiều điểm trong vé combo chưa sử dụng hết.

Khu di tích đá lớn nhất Cusco này hiện ra sừng sững: ba vòng tường đá cao dần lên từng là pháo đài bảo vệ cho khu ở của hoàng gia, và một khu thờ cúng ở trên đỉnh đồi kia. Không còn các tòa nhà, chỉ còn tường đá, mà tường đá này cũng đã bị thực dân TBN phá đi khá nhiều để lấy đá xây dựng thành phố

38427380926_073fbb1821_c.jpg


38427380196_8b1f4c989e_b.jpg


37768224024_fe05a70851_c.jpg
 
Saksaywaman

Người Inca xưa, không sử dụng bánh xe, không hiểu bằng cách nào đã khai thác, vận chuyển, đục đẽo và ghép các khối đá khổng lồ này lại với nhau được. Tảng đá lớn nhất nặng đến 200 tấn, và có nhiều tảng nặng đến gần trăm tấn. Các tảng đá không được đẽo hình chữ nhật, mà có rất nhiều cạnh, lồi lõm, và được ghép khít đến mức không đút lọt được lưỡi dao. Chính nhờ cách xếp đá lồi lõm này mà dù không có chất kết dính, trọng lượng đá cũng giúp chúng đứng vững hàng trăm năm trong điều kiện động đất thường xuyên.

37768222164_b872910fa9_c.jpg


38427380536_b989a6ff5c_c.jpg


Tảng đá lớn nhất ước tính nặng khoảng 200 tấn.

37768221464_fe271ced71_c.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,418
Bài viết
1,175,720
Members
192,093
Latest member
khoi12314
Back
Top