What's new

[Chia sẻ] Một vòng Đồng Bằng Bắc Bộ của những kẻ trốn nhà

Đường link những chuyến đi trước:

1. Khám phá rừng quốc gia Xuân Sơn - Phú Thọ, bản Dù 05-12-2009: https://www.phuot.vn/threads/6777-Kh...ơn-Phú-Thọ
2. Khám phá rừng quốc gia Xuân Sơn - Phú Thọ, Bến Thân 30-01-2010: https://www.phuot.vn/threads/6777-Kh...ú-Thọ/page2
3. Hà giang - Lũng Tám - Phó Bảng - Lao Sang - chợ phiên Đồng Văn - Lũng Phìn -Mậu Duệ - Du Già 27-03-2010: https://www.phuot.vn/threads/4624-Hà...h-yêu-x/page8
4. Tà Xùa - Hang Chú - Pa Cư Sáng 09-07-2010: https://www.phuot.vn/threads/6777-Kh...ú-Thọ/page6
5. Mù Căng Chải - Chế Tạo - Bản Mù - Làng Nhì - Phình Hồ, cung đương thử thách tay lái và thần kinh thép 3-9-2010: https://www.phuot.vn/threads/10897-C...��n-kinh-thép
6. Hành hương về Tây Yên Tử, lên Ngọa Vân Am chiêm nghiệm Phật Pháp 09-10-2010: https://www.phuot.vn/threads/11904-H...m-Phật-Pháp
7. Hoàng Su Phì - Pờ Ly Ngài - Nàng Đôn - bản Pá - rẽ mây lên đỉnh núi Tây Côn Lĩnh 10-12-2010: https://www.phuot.vn/threads/14030-H...ây-Côn-Lĩnh
8. Hồi ức những chiến binh offroad Cò Nòi - Sông Mã - Điện Biên Đông 08-11-2007: https://www.phuot.vn/threads/14276-H...-năm-2007
9. Nào cùng offroad lên Hồng Ngài, Y Tý - tận hưởng cuộc sống giữa lưng trời 10-02-2011: https://www.phuot.vn/threads/15424-N...g-trời.
10. Vãn cảnh chùa Hồ Thiên, tham vấn thiền sư Thích Đạt Ma Trí Thông 10-04-2011: https://www.phuot.vn/threads/17368-V...%AD-Th%C3%B4ng
11. Ka Lăng - Thu Lũm - Coòng Khà, cắt rừng đến với tộc người La Hủ bản Là Si 29-04-2011: https://www.phuot.vn/threads/18223-K...A3n-Là-Si
12. Nhật ký hành trình dọc sông Hồng, từ Thanh Trì tới cửa Ba Lạt, thăm VQG Xuân Thủy 02-07-2011: https://www.phuot.vn/threads/20897-...ừ-Thanh-Trì-tới-cửa-Ba-Lạt-thăm-VQG-Xuân-Thủy
 
Không phải lần đầu tiên tôi đến chùa Bút Tháp nhưng lần nào cũng vậy, cứ bước vào cổng chùa là tôi lại bị choáng ngợp, choáng ngợp vì sự tinh tế đến sâu sắc của kiến trúc ngôi chùa, choáng ngợp vì kiến thức của mình quá hạn hẹp để hiểu hết những tư tưởng của tiền nhân gửi gắm trong từng bức tượng, từng hoa văn, từng sự sắp đặt bố trí của ngôi chùa.

Nói đơn giản như bức tượng nhỏ trước cổng vào đây, để hiểu được nó đã là cả một vấn đề, mất rất nhiều thời gian và công sức.

IMG_8567.jpg


Lúc đầu tôi cứ nghĩ là con nghê, nhưng nhìn kỹ lại thì có vẻ giống một con khỉ, chân trái giữ quả cầu thì đúng hơn. Tại sao lại là con khỉ? chân nó giữ quả cầu ý nghĩa là gì?...

Con đường lát gạch cổ dẫn tới cổng tam quan đặt gác chuông.

IMG_8568.jpg


Có một giả thuyết khá hay về chùa Bút Tháp này.

Người đưa Thiền Tông vào nước ta là hoà thượng Viên Văn, tổ dòng Lâm Tế đời thứ 34. Hoà thượng Viên Văn tên thật là Lý Thiên Tộ, pháp danh Hải Trừng, thường được gọi là Chuyết Công hay Chuyết Chuyết, sinh năm 1590 tại Phúc Kiến. Sau khi đắc pháp, năm 1630 Chuyết Công dẫn đệ tử đi thuyền về phương Nam truyền đạo. Ngài đã qua Cao Miên, Chiêm Thành nhưng không hợp ý các vua nơi đó, rồi ngài đến Thăng Long vào năm 1633, giảng Phật pháp ở chùa Khán Sơn

Giáo lý Thiền Tông ngay bấy giờ đã có ảnh hưởng lớn đến vương triều Lê Trịnh. Năm 1640 hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc xuất gia theo Chuyết Công. Sau đó công chúa Lê Thị Ngọc Duyên, con gái hoàng hậu Ngọc Trúc cũng xuất gia ở chùa Phật Tích theo Minh Hành. Năm 1640 chúa Trịnh ra sắc chỉ xây dựng lại chùa Ninh Phúc – tên cũ của chùa Bút Tháp – quy mô như ngày nay. Sư Chuyết Chuyết cùng các môn đệ sang đây tu hành và chỉ đạo xây chùa theo mô hình chùa Thiếu Lâm ở Trung Quốc.

Năm 1644 sư Chuyết Chuyết viên tịch, sư Minh Hành sang kế trụ trì và tiếp tục chỉ đạo xây chùa. Ngài cho xây tháp Báo Nghiêm thờ thầy, ngôi tháp hình chiếc bút khổng lồ nay thành biểu tượng của tỉnh Bắc Ninh văn hiến. Cư sĩ Âu Dương Vựng Đăng viết văn bia có đoạn: Tôi học Phật, lánh sang nước Nam, có dịp hội đàm với thiền sư Chuyết Chuyết tại chùa Khán Sơn ở Thăng Long. Lúc mới gặp tôi nghĩ ngài là người khùng. Lâu ngày tôi thấy ngài là người thông thái, rộng rãi, thanh tịnh. Ngài lại có tài ngôn luận, thích bỡn cợt vui vẻ. Ngài đức độ trung hậu, kính già yêu trẻ, coi thiện tử như bạn thân mà khinh thường tiền của...

Sau khi sư Chuyết Chuyết qua đời, sư Minh Hành nhận y bát trở thành tổ thứ 35 dòng Lâm Tế Thiền Tông. Trong văn bia ở chùa Bút Tháp, ngài tự viết rằng: Than ôi! Ta vốn là kẻ nghèo hèn ở đất Hu Giang, biết bao giờ gửi tinh chất vào toà sen thượng phẩm. Ngoảnh mặt vào tường, đứng trong tuyết lạnh, ấn tổ theo đó thêm sáng; lưng đeo đá nặng giã gạo đêm khuya. Y bát từ đây kế truyền. Một niệm Di Đà sáng soi thế giới ba ngàn đại thiên; luận bàn Phật điển phô bày nghĩa lý sáu đời lục tổ.

Như vậy chính sư Minh Hành đã khẳng định dòng Lâm Tế Đại Việt là một chi nhánh của Thiền Tông Trung Quốc mà trung tâm là Thiếu Lâm tự. Ngày 24.3.1659 sư Minh Hành qua đời, đệ tử Sa di Chân Kiến, tổ đời thứ 36, người Đông Ngàn, dựng tháp đá Tôn Đức chứa xá lợi thầy. Ngôi bảo tháp này được tu sửa đầu năm 2009 đã tìm thấy hai pho kinh Hoa Nghiêm bằng đồng nặng 20kg để ở trên đỉnh tháp. Tại chùa Trạch Lâm ở Thanh Hoá cũng có tháp mộ sư Minh Hành, bên trong có pho tượng ngài đúc bằng đồng. Hội chùa Bút Tháp chính là ngày giỗ sư tổ Minh Hành.
 
Last edited:
Cổng tam quan hai tầng, phía trên có đặt gác chuông. Kết cấu hoàn toàn bằng gỗ lim, lợp ngói âm dương.

IMG_8569.jpg


Riêng cái cổng Tam Quan này thôi cũng đã có bao nhiêu đề tài nghiên cứu về nó nhưng thật tình cũng chưa chắc đã nắm được yếu lĩnh thật sự của nó là gì.
Có nhiều người lý giải về Tam Quan nhưng tôi thích cái lý giải của học giả Trần Trọng Kim trong tác phẩm Phật lục. Theo học giả Trần Trọng Kim thì Tam quan nhưng viết thành Tam quán 三觀, vì chữ “Quán” 觀trong chữ Hán cũng đọc thành âm“Quan”. Từ Tam quán 三觀là một thuật ngữ Phật giáo mà theo cách lý giải của học giả Trần Trọng Kim thì Tam quán ứng với ba cửa chùa. Đấy là Trung quán ở giữa, còn Không và Giả quán ở hai bên. Về mặt triết học, theo Thiên thai tông, Tam quán chỉ Không quán, Giả quán và Trung quán. Không quán chính là quán các pháp Không vô tự thể; Giả quán là quán các pháp duyên sinh Giả tướng; Trung quán là quán các pháp phi Không cũng phi Giả, chính là cái lí thực tướng Trung đạo vừa Không vừa Giả. Người tu trì theo Tam quán có thể phá trừ hết Tam hoặc, chứng ngộ được Tam trí, thành tựu được Tam đức.

Cầu thang gỗ lên gác chuông, gác chuông được đỡ bằng những cột gỗ lim rất to.

IMG_8570.jpg
 
Lúc đầu tôi cứ nghĩ là con nghê, nhưng nhìn kỹ lại thì có vẻ giống một con khỉ, chân trái giữ quả cầu thì đúng hơn. Tại sao lại là con khỉ? chân nó giữ quả cầu ý nghĩa là gì?...

Em thì thấy nó giống con cẩu, chó đá giữ nhà hơn. Bên cạnh là con cóc. Nhìn ảnh thế này thì chắc mấy tượng này mới được đắp bằng bê tông, chứ ko phải bằng đá từ xưa, và khả năng điêu khắc ẩu nên ko rõ ràng ra đây là con gì.
 
Hâm mộ anh battramdao đã lâu.Nay lại đc xem hành trình a trên quê mình( Bắc Ninh).Còn gì tuyệt vời hơn...
Cạnh quốc lộ 1A có đền Đô( huyện Từ Sơn) cũng đáng để thăm thú k bít anh có ghé qua k nhỉ :))
 
Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa thì quét lá đa
Bao giờ dân nổi can qua
Con vua thất thế lại ra quét chùa

IMG_8571.jpg


Sân chùa

IMG_8582.jpg


Mặt ngoài

IMG_8572.jpg


Họa tiết chân vách

IMG_8573.jpg


Chân cột lim

IMG_8574.jpg
 
Last edited:
Nhà bia

IMG_8575.jpg


IMG_8580.jpg


Có hai cổng để vào trong chính điện, cổng bên phải là "vào từ bi", cổng bên trái là "ra hỉ xả", người vào vãn cảnh chùa sẽ đi vào cổng bên phải và đi ra cổng bên trái.

IMG_8581.jpg
 
Hai bên là hai dãy hành lang

IMG_8583.jpg


Tiền đường, nơi đặt tượng hai vị hộ pháp Khuyến Thiện, Trừng Ác

IMG_8584.jpg


Nhìn từ trong ra

IMG_8585.jpg


Ngài Khuyến Thiện

IMG_8586.jpg
 
Cửa vào chính điện, qua cửa phải nhấc chân, tuyệt đối không được dẫm chân lên ngưỡng cửa.

IMG_8587.jpg


Giữa chính điện.

Trên cùng là ba pho tượng Tam Thế Phật bao gồm Quá Khứ (Phật A Di Đà), Hiện Tại (Thích Ca Mâu Ni), Vị Lai (Phật Di Lặc) sắp xếp từ trái qua phải.

IMG_8601.jpg


Phía dưới là ba pho tượng Di Đà Tam Tôn bao gồm Bồ Tát Quan Thế Âm, Phật A Di Đà, Bồ Tát Đại Thế Chí.

IMG_8602.jpg


Phía dưới cùng là tượng Phật Thích Ca Mầu Ni ngồi giữa, Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi ở bên trái và tượng Bồ Tát Phổ Hiền ở bên phải

IMG_8603.jpg
 
Last edited:
Tại chùa Bút Tháp có pho tượng Phật Bà Nghìn Mắt Nghìn Tay có thể coi là mẫu mực nhất Việt Nam và luôn được dùng làm hình mẫu tiêu chuẩn.

IMG_8600.jpg


Phật bà ngồi ở thế kiết già, chân xếp bằng thư thái trên tòa sen nổi bồng bềnh trên mặt biển. Đài sen là một bông hoa nở rạng rỡ, phần cao nhất là nhụy với những đường kẻ ngắn song hành, phía dưới là bốn tầng cánh hồng xen kẽ mãn khai.

Đỡ bông hoa là con quỷ Ô Ba Long Vương, một loại rồng đen ở biển Đông. Con quỷ chỉ ló đầu ra khỏi sóng, lấy đầu và hai tay đỡ lấy đài sen. Đỉnh đầu quỷ được vạt phẳng để đỡ yên hoa. Mặt quỷ mô phỏng mặt người song vẫn còn nhiều nét dữ tợn như mắt lồi, mày cau lại, mũi nhăn, cánh mũi to như mũi sư tử, má gồ, môi mỏng, tai đeo khuyên tròn, râu lù xù… Nó là đại diện của bóng tối, đã quy thuận Phật pháp, và hình ảnh nó đỡ tòa sen thể hiện đạo Phật đã giác ngộ cả loài quỷ dữ và thấm nhuần muôn nơi.

IMG_8594.jpg


Pho tượng được chia thành nhiều tầng bậc. Mỗi tầng đều có ý nghĩa riêng, tương ứng với các cõi: từ tòa sen trở lên là vô sắc giới, nơi có các thiên thần; từ tòa sen trở xuống là sắc giới – chốn nhân gian con người; xuống nữa là dục giới chứa đựng những ham muốn, dục vọng của loài ma quỷ. Hình ảnh tòa sen nổi trên biển thể hiện sự phổ độ rộng khắp của Phật pháp. Biển rộng lớn song náo động. Từ đài sen trở lên mọi thứ đều sáng tươi, song từ đài sen trở xuống thì tăm tối. Con quỷ tuy hàng phục Phật pháp song vì nó là cội nguồn của cái ác nên để tránh nó trỗi dậy thì nó luôn bị tòa sen đè xuống.

IMG_8596.jpg


Vì nhân gian là nơi thờ Phật, tôn vinh, bảo vệ Phật pháp nhiều nhất nên phần lớn bệ tượng được dành để miêu tả cõi nhân gian, ở bốn góc của bệ là bốn nam tử, tượng trưng cho chúng sinh lấy vai đỡ tượng, khuôn mặt hoan hỷ, kiên tâm. Tại đây cũng thấy nhiều hình ảnh thể hiện cuộc sống vui tươi, xinh đẹp như hoa cúc, rồng, lân, long mã… là biểu tượng của cái đẹp, phúc, lộc, thọ, phép lạ và kỳ tích.

IMG_8597.jpg


IMG_8598.jpg


Đáng chú ý nhất của pho tượng này là những cánh tay của Phật Bà.

IMG_8608.jpg


Các bàn tay có các tư thế ngón tay khác nhau, mỗi tư thế gọi là một Thủ Ấn, mỗi Thủ Ấn thể hiện một pháp tu, một triết lý của Phật Pháp. Thủ Ấn này chính là Pháp Vô Ngôn của Thiền Tông, rất cao thâm mà không phải ai cũng đốn ngộ được.

IMG_8609.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,666
Bài viết
1,170,974
Members
192,324
Latest member
u888ai
Back
Top