What's new

Myanmar – Điểm đến bình yên cùng ngũ cô nương ^^

Myanmar – Điểm đến bình yên cùng Ngũ Cô Nương ^^

Không như những chuyến phượt khác, chuyến lần này của nhóm chúng tôi thật bình yên và thật nhẹ nhàng ^^

Quả thật đi rồi mới biết tại sao trong các bài viết mà mình tìm hiểu về Myanmar tất cả đều dùng 2 chữ “bình yên” để nói về đất nước này.(c)

Trước đó, một tháng rưỡi mua vé Vietnam Airline, một người anh bảo “Đến đất Phật bình yên lắm em à!”;) đã làm chúng tôi an tâm hơn!

page.jpg


5 người phụ nữ chúng tôi có mặt trong chuyến đi ngày cũng khá thú vị: Cô U, cô đồng nghiệp được mình rủ rê là người lớn nhất, Ms. Hóa, Thủy, Vân và Mossa.

Gọi là ngũ cô nương cho vui đó mà! (NT)

Rất cảm ơn Phương Hoàng, Ms.Thủy Võ (Kim Đô), Tammao đã giúp thông tin! Hero và Bạn Huân Miwon IVC nữa!^^
attachment.php
 
Last edited:
Dù bị cấm vận nhưng chưa chắc Myanmar nghèo hơn mình thật, vì hình chị chụp em thấy đường phố toàn là xe hơi. :D
Myanmar cũng có những gánh hàng rong và quang cảnh phố xá cũng khá giống Việt Nam, riêng mấy ngôi chùa là đẹp hoành tráng, đúng là đất nước chùa tháp!
P/s: bữa nào có cơ hội chị cho em tham gia vô thành "lục cô nương" nha chị, hehehe
 
(Em định vô edit bài mà chị thanks mất tiêu òi, post bài mới vậy)

Em đọc được một bài về Myanmar trên blog của chị Tâm Phan (nick phuot: Birdy) có đoạn mà em khá tâm đắc và muốn đi Myanmar để xem người dân ở đó thế nào, không biết chị Mossa đã đọc chưa nên gửi chị đọc. Có lẽ bài này cũng khá lâu rồi, không biết bây giờ ở Myanmar thế nào, có giống như Myanmar trong bài viết này hay không.
________________________

"Chúng tôi đã từng sống ở Yangon, thủ đô của Myanmar nên chúng tôi hiểu rõ nỗi thống khổ của người dân ở đây hàng ngày, chẳng cần đến bão đã khổ cực lắm rồi. Giờ nghe tới cả trăm ngàn người chết, cả triệu người không nhà, đói khát, chết dần chết mòn... mà thấy lòng dạ xót xa.

Cho dù chúng tôi không còn sống ở Myanmar nữa nhưng nỗi đau của họ chúng tôi coi như nỗi đau đồng bào mình vậy.
Chính phủ độc tài Quân sự ở Myanmar có lẽ là điều tồi tệ nhất trong lịch sử nước này. Sự ngu xuẩn, bảo thủ, tham quyền của họ đã đưa đất nước tụt hậu về Kinh tế Kỹ thuật, người dân chết dần mòn trong đói nghèo.

Có lẽ nhiều người Việt Nam đã không quan tâm đến Myanmar nếu không có trận bão thế kỷ Nargis. Myanmar hoàn toàn bị gọng kềm của nền độc tài quân sự bóp nghẹt. Năm 1990, lần đầu tiên Myanmar được bầu cử tự do trên toàn quốc và Aung San Suu Kyi - người đi đầu phong trào Dân Chủ đã thắng cử với số phiếu 392/489 nhưng phe Quân đội đã không chấp nhận, bắt giam giữ bà tại nhà riêng cho tới giờ là 18 năm, không cho tiếp xúc với dân chúng.

Sau sự việc đó, Mỹ đã rất tức giận trừng phạt Myanmar bằng cấm vận. Tuy nhiên việc cấm vận chỉ làm người dân thêm khốn khổ chứ người của Chính phủ vẫn giàu có với nhà lầu xe hơi như thường.

Ở Myanmar, tôi phải tiêu tiền riêng dành cho người nước ngoài, còn người địa phương tiêu loại tiền khác. Như vậy để Nhà nước có thể theo dõi từng đồng tiền người nước ngoài tiêu ở đây? (thật ngu xuẩn).

Không có bất cứ thứ gì của Mỹ tồn tại ở đây kể cả Coca Cola. Chỉ có nước uống Cola nội địa, còn Coca Cola nhập lậu thì đắt gấp 10 lần. Thẻ tín dụng ở đây thì chỉ là rác, vô dụng.

Điện thoại đi động $1000 / chiếc Nokia 3310 màn hình đen trắng (năm 2004). Cho nên những thứ đó quá xa xỉ, cả đời người dân không dám mơ tới 1 chiếc điện thoại di động.

Để đăng ký Internet và có 1 email account bạn phải đăng ký hộ chiếu và làm đơn có chứng nhận của cơ quan. Yahoo và Google không tồn tại trong Thế giới Internet ở Myanmar nên buộc phải đăng ký email đuôi .mm nếu muốn liên lạc với Thế giới bên ngoài. Vì sao? Vì chính phủ sẽ scan kiểm soát từng email gửi đi, nhận đến của từng cá nhân một.

Đối với người dân thường, cả đời họ chắc không bao giờ biết hộ chiếu (passport) là gì. Không ai được quyền có hộ chiếu trừ những người làm trong Chính phủ Quân đội. Nghĩa là dân Myanmar muốn sang nước khác làm ăn kiếm sống cũng không được. Họ phải bỏ nơi chôn rau cắt rốn bằng những con đường nhập lậu sang Thái Lan, Có rất nhiều bi kịch, nhiều người chết ngạt trong những thùng xe tải chở qua biên giới nhưng kể ra lại đau lòng...

Tôi có cô bạn ở Yangon, bố cô ấy làm trong Quân đội, chạy tiền đút lót hết $3000 để con gái có được cuốn hộ chiếu sang Úc học. Và còn rất nhiều câu chuyện ở Myanmar mà tôi sẽ kể lại trong cuốn Hồi Ký Tâm Phan.

Sự kiện Quân đội đàn áp, đánh đập, giết những nhà sư biểu tình hồi tháng 9 năm 2007 cũng làm tôi đau lòng. Tôi đã có rất nhiều những kỷ niệm ở đây... với những nhà sư, những người dân hiền lành chất phác...

Giờ đây, sau sự tàn phá của cơn bão Nargis, hơn 100,000 người chết và mất tích, hàng triệu người sống trong đói nghèo bệnh tật nhưng Chính phủ không hề quan tâm. Cho dù hàng cứu trợ ứ đọng đầy sân bay Bangkok, cho dù hàng trăm triệu đô đang được chuyển tới nhằm khôi phục cơ sở hạ tầng của Myanmar.. Chính phủ lại chỉ lo cho cái ghế của họ, sợ rằng người nước ngoài vào đây sẽ giúp phe Dân Chủ lên nắm quyền. Thực sự là ẤU TRĨ, ấu trĩ tới mức mất nhân tính!!! Họ không cho người của các Tổ chức Phi Chính Phủ vào cứu trợ, phóng viên nhà báo thì càng không. Họ yêu cầu "cứ đưa tiền và hàng cứu trợ đây, chúng tôi sẽ tự lo". Nhưng có họa là điên mới để họ tự ý làm. Họ sẽ dùng số tiền đó để ăn chia với nhau, mua thêm vũ khí, củng cố sức mạnh Quân đội, còn dân chết mặc dân... Càng viết càng thêm tức giận lũ độc tài mà thương người dân Myanmar...

Tôi buồn!!!"
 
Dù bị cấm vận nhưng chưa chắc Myanmar nghèo hơn mình thật, vì hình chị chụp em thấy đường phố toàn là xe hơi. :D
Myanmar cũng có những gánh hàng rong và quang cảnh phố xá cũng khá giống Việt Nam, riêng mấy ngôi chùa là đẹp hoành tráng, đúng là đất nước chùa tháp!
P/s: bữa nào có cơ hội chị cho em tham gia vô thành "lục cô nương" nha chị, hehehe

Vì Yangon cấm xe máy nên em chỉ thấy toàn xe hơi đó! Những xe của nó loại tốt thì như taxi (hiệu Toyota) bên mình thôi hà! Còn hầu như là xe cũ.

Cảm ơn em nhé, đoạn của chị Tâm Phan chị chưa đọc, thông tin của em giúp chị hiểu hơn về Myanmar.^^
Lúc chị đi chị cũng thấy đất nước này còn nhiều người dân cũng còn nghèo khó, lam lũ mưu sinh. Coca cola thì có rộng rãi rồi, nhưng chưa thấy Pepsi, 7 up ;)

Chuyến tháng 8 sắp tới của chị cũng đang là ngũ cô nương nữa đây! ;) Tính vào mục tìm bạn đồng hành tìm thêm mấy anh chàng đi cùng nè! ;) Nếu em tham gia cùng là "lục cô nương" luôn! :D
 
Last edited:
Ở Chùa Shwedagon không biết bao nhiêu là tượng Phật vì nhiều nhiều lắm!
Myanmar6May2011608.jpg


Myanmar6May2011589.jpg


Cây bồ đề ngàn tuổi

Myanmar6May2011600.jpg


Những chiếc chuông vàng lớn
Myanmar6May2011595.jpg


Chú voi 3 vòi
Myanmar6May2011594.jpg


Cùng rất nhiều chim bồ câu trong chùa

Myanmar6May2011603.jpg


Khi đến đây chúng tôi cảm thấy mình may mắn vì được đến 1 trong 8 ngôi đền linh thiêng và đẹp nhất trên thế giới.

Myanmar6May2011581.jpg


Tạm biệt Shwedagon, cảm ơn người dân Myanmar vì đã xây dựng và gìn giữ được một tuyệt tác kiến trúc kỳ vĩ thanh tao, nơi con người có thể gửi gắm niềm tin mãnh liệt của mình giữa bao trăn trở bộn bề bên ngoài cuộc sống. (TT)
 
Last edited:
Sau đó, chúng tôi đến chùa Chaukhtat Gyi.

Lối vào chùa, có những người bán những bông hoa chưng trông đẹp mắt, bông hoa này mình đã từng thấy ở chùa Diệu Giác

Myanmar6May2011615.jpg


Myanmar6May2011616.jpg


Chùa Chaukhtat Gyi với tượng Phật nằm dài hơn 60m...

Myanmar6May2011620.jpg


Đây là một trong những chùa có tượng Phật nằm lớn nhất Myanmar, còn gọi là tượng Phật Hòa bình Thế Giới.

Myanmar6May2011621.jpg


Myanmar6May2011624.jpg
 
Chuyến đi thú vị đó Trang. Nhưng anh thấy bạn anh nó đi chỗ nào mà xung quanh có đến mấy ngàn ngôi chùa (tức kg hẳn là 1 ngôi chùa to lớn, mà giống như những stupa hơn). Em có thấy chỗ nào giống vậy kg?
 
Chuyến đi thú vị đó Trang. Nhưng anh thấy bạn anh nó đi chỗ nào mà xung quanh có đến mấy ngàn ngôi chùa (tức kg hẳn là 1 ngôi chùa to lớn, mà giống như những stupa hơn). Em có thấy chỗ nào giống vậy kg?

Không biết anh detete nói đến Bagan thì phải?

Bagan là thành phố của đền chùa trong khoản diện tích nhỏ bé của Bagan có khoản 4.000 ngôi chùa và tháp hầu hết những ngôi chùa và tháp này được xây dựng vào thế kỷ 11 với chất liệu gạch và đá. Bagan được du khách biết đến như là thánh địa của phật giáo Myanmar.

countryside_pagoda_bagan_myanmar.jpg

Rất tiếc là nơi này em chưa có dịp ghé tham quan. Đành hẹn một dịp khác khi có thể vậy ;)
 
Sau đó, chúng tôi đến chùa Chaukhtat Gyi.

Lối vào chùa, có những người bán những bông hoa chưng trông đẹp mắt, bông hoa này mình đã từng thấy ở chùa Diệu Giác

Myanmar6May2011615.jpg


Myanmar6May2011616.jpg


Bông sala đấy chị Mossa.

Chị nói đúng, nếu đến Diệu Giác hay Phổ Quang, không khó để nhìn thấy rất nhiều người giơ tay hứng bông rơi từ cây xuống, thành kính cực kỳ!
 
Myanmar6May2011150.jpg


Các món ăn hấu hết đều có cà ri, nhiều gia vị rất cay và nồng nên chúng tôi ăn không được quen! :( phải lấy mì gói Hảo Hảo ra ăn thêm.

Myanmar6May2011152.jpg

Bạn ơi, hình như vào nhà hàng Myanmar, người ta thường dọn ra rất nhiều món ăn, ăn món nào thì tính tiền món đó, như vậy, lỡ ăn không hết 1 món, là cũng phải tính tiền cả dĩa, và những thứ mình ăn còn thừa, họ đem vào dọn cho người khác nữa hả? :D
 
Theo mình biết bây giờ đời sống của người dân Myanmar đã đỡ hơn rồi. Mình có người bạn Myanmar trên mạng, vẫn hay liên lạc qua Facebook và Gmail, hay có thể chat thoải mái qua Gmail.

Sau khi chính phủ Myanmar cho phép người dân tự do bầu cử, và bà Suu đã không bị giam cầm nữa, hi vọng tình hình chính trị, kinh tế của Myanmar mau chóng được hồi phục và đời sống người dân được khá hơn.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,307
Bài viết
1,175,002
Members
192,035
Latest member
mockoest
Back
Top