What's new

Nam Lào (Siphandon, Champasak, Pakse, Paksong)

"Nam Lào, là vùng bốn tỉnh phía Nam của Lào gồm Attapeu, Saravane, Sekong, Champasack. So với miền Bắc và miền Trung Lào, kinh tế ở đây kém phát triển hơn.
Nam Lào nằm trên Cao nguyên Bolaven có thổ những và khí hậu thích hợp cho trồng cà phê, cao su, thuốc lá. Đây là khu vực trung lưu của Mê Kông với một chi lưu lớn của nó là Sekong."
Và ......"Lào rất thanh bình".

Với những thông tin cơ bản như vậy, và với những thông tin chi tiết của LP, chúng tôi đã lên kế hoạch đến Nam Lào vào những ngày cuối năm 2011 với mong muốn được tận hưởng "sự thanh bình" giữa 1 nơi "kém phát triển".

Sau 6h ngồi xe khách từ HCM, chúng tôi được nhà xe đưa thẳng đến Siphandon, đỗ tại bến ghe của đảo lúc 3h chiều và thấy...

6641387125_af9ce0c3d2_z.jpg
 
Re: Siphandon.

Bán hàng đằng trước, ru con đằng sau.
6656383691_279189b212_z.jpg


Tắm suối....sexy....

6656472749_7f45ef6abf_z.jpg


Saibaidi...
6656469267_ec269a1295.jpg


Đi luôn...
6656470087_f784efd59e.jpg
 
Last edited:
Siphandon.

Ở khu vực này có 1 chùm thác, kiểu như nước đổ từ trên đổ xuống thành nhiều tầng, họ có đặt tên nhưng tôi quên cả rồi.
Cứ thấy gì chụp lại thôi. Nhìn ở ngoài, thác rất là đẹp, rất là mạnh mẽ, nhưng chụp về chả có tấm nào đúng như mắt đã nhìn, cứ sao sao đó.....

6656439925_371249cf08_z.jpg


6656463827_547fd12279_z.jpg


6656465213_10bcb1a975_z.jpg


6656444123_9d207c3d5b_z.jpg


6656445741_77fd5c7c4b_z.jpg


Trích 1 đoạn thông tin về chùm thác này:
"Thác Khone, tọa độ 13°56′53″B, 105°56′26″Đ, là một thác nước trên sông Mê Kông nằm trong tỉnh Champasak của Lào gần biên giới với Campuchia. Thác Khone là nguyên nhân chính giải thích tại sao sông Mê Kông là không thích hợp cho tàu thuyền qua lại thông một mạch từ khu vực ven biển thuộc Việt Nam vào sâu tới tận Trung Quốc.

Tổng độ cao của thác nước này là 21 m (70 ft) bao gồm nhiều thác ghềnh nhỏ kéo dài trên 10 km (6 dặm Anh) theo chiều dài sông.

Khu vực thác này có nhiều đảo nhỏ và luồng lạch, nhưng có thể coi là bao gồm hai phần chính là thác Khong Phapheng và thác Somphamit.

Thác nước này là nơi sinh sống của cá tra dầu, một loài cá da trơn đang nguy cấp và được coi là loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Vào cuối thế kỷ 19 người Pháp đã có một số cố gắng cho tàu thuyền vượt qua thác nước này nhưng họ đã thất bại. Lần đầu tiên họ thành công trong việc đưa tàu thuyền với kích thước bất kỳ qua một phần sông trên thác là khi họ xây dựng xong đường sắt giữa hai đảo trên thác, để tránh các thác dốc nhất và cho phép việc chuyển tải được thực hiện."
 
Last edited:
Men theo con đường mòn trong rừng...

6656468405_ce64b89252.jpg


....ra tới cuối nguồn của thác....

6656457103_dd129bc77a_z.jpg


Hiền hơn, nhưng vẫn siết...

6656459721_efe6034810_z.jpg
 
Siphandon.

Tại cuối chân thác này, có 1 bãi biển nhỏ, cát trắng phau nhưng nóng như than. Vậy mà cũng nhiều bạn ra đó nằm phơi nắng. Phục!

6656450613_8b3ecbe1b7_z.jpg


Ko đem theo đồ tắm, tiếc tiếc là :(( :((

6656453315_b0ff842b8c_z.jpg


Rừng mini, bãi biển mini...

6656454975_855e4305a4_z.jpg


Ko biết tên của loại đá ở đây, mặt trơn láng nhưng góc cạnh lại khá sắc, có nhiều vét cứa nhỏ như bị ai đó bổ dao.

6656456279_5ee6665e92_z.jpg
 
Siphandon.

Điểm tiếp theo, xem cá heo ở khu vực giáp Cambodia.

Dịch vụ thuyền chở đi xem cá heo ở đây đến 6h là ngưng nhận khách. Và được tư vấn nên xem lúc sáng tinh mơ hoặc lúc xế chiều. Chúng tôi đi lúc xế chiều, háo hức háo hức ...

Thuyền chỉ chở tối đa 3 người lớn, trẻ em tính 1/2 người lớn. Giá 60.000 kip/ thuyền, đi - về. Trạm bán vé thuyền:

6656399803_3451d2b1a5_z.jpg


Thuyền đỗ.

6656398193_b2cd423dbf_z.jpg


Vừa khởi hành, lại gặp gia đình hàng xóm đi ngược về, đi kiểu gì mà nhanh thế ko biết....

6656411311_57cf3fe748_z.jpg
 
Last edited:
Re: Siphandon.

Dọc sông Mê Kông, hạ lưu của Lào...

Có 1 cây cầu cũ do Pháp xây, nối liền 2 đảo (quên tên).

6656411985_4eb3249f9e_z.jpg


Hàng cây nghiêng nghiêng...

6656406719_d2229895c3_z.jpg


6656407725_6e1047b693_z.jpg


Chèo chèo...

6656404863_83b7cb5440_z.jpg


Tăng tốc!

6656403043_8ee5fcd77a_z.jpg
 
Re: Siphandon.

Ko biết tên của loại đá ở đây, mặt trơn láng nhưng góc cạnh lại khá sắc, có nhiều vét cứa nhỏ như bị ai đó bổ dao.

6656456279_5ee6665e92_z.jpg

Qua ảnh và những đặc điểm mà bạn mô tả: trơn láng, những vết vỡ sắc cạnh cùng với màu tối thẫm, mình nghĩ loại đá mà bạn thấy là loại đá vỏ chai - một dạng thuỷ tinh thiên nhiên được tạo ra ở vùng có núi lửa hoạt động. Bạn có thể đọc thêm thông tin về đá vỏ chai ở đây nhé: http://vi.wikipedia.org/wiki/Obsidian
 
Re: Siphandon.

Đến nơi, thuyền dừng, tắt máy, chúng tôi leo lên đứng trên 1 tảng đá chơi vơi giữa biển nước để chờ xem có con cá nào nhảy lên không.

Bắt đầu nhá nhem tối...

6656422057_15b44f611f_z.jpg


Vẫn chưa thấy con nào.... bên kia cây cầu có ai đó đốt gì, khói tràn khắp nơi...

6656418491_6bbbdc0a0b_z.jpg


Bỗng...

Bác lái đò: There...there....

Tui: Đâu đâu...

Bạn tui: kìa kìa...tui thấy rồi...nó lượn lên lượn xuống....màu đen...

Tui: đâu đâu đâu ...:(( :(( tối quá ko thấy gì...

Im lặng nhìn tiếp về phía "there"

6656421287_ed604d3c6c_z.jpg


Miếng đất đó là của Cam, chậc...ranh giới gần thật....

Nhưng tui vẫn chưa thấy con cá nào...huhuhu...Mà tối quá rồi, càng ko thể thấy gì nữa...ngoài ánh hoàng hôn rực rỡ....

6656419295_38d36b6707_z.jpg


6656426237_8f59d36798_z.jpg


Trích 1 đoạn thông tin về cá heo ở đây, hay còn gọi là cá nược:
"Cá nược (Orcaella brevirostris) là một loài động vật có vú thuộc họ Cá heo biển Delphinidae, sống ven bờ biển và cửa sông trong khu vực Đông Nam Á. Một số tài liệu gọi theo tên dịch từ tiếng Anh là cá heo Irrawaddy. Tuy nhiên loài này có mặt ở Việt Nam và được định danh là cá nược hoặc cá nược Minh Hải.

Khi mới sinh ra, cá nược có chiều dài cơ thể khoảng 1 m (3,3 ft) và cân nặng khoảng 10 kg. Khi trưởng thành nó đạt tới 2,3 m (7,5 ft) và nặng trên 130 kg. Tuổi thọ khoảng 30 năm.

Cá nược bơi chậm. Nó chỉ nổi lên mặt nước và lộn nhào với sự nhấc thùy đuôi lên khỏi mặt nước khi lặn xuống sâu mà thôi. Cá nược phun nước từ miệng khi nó nhảy thẳng người lên mặt nước.

Trong tiếng Anh người ta gọi nó là cá heo [sông] Irrawaddy, nhưng nó không phải là cá heo sông thật sự mà là một loài cá heo biển sống ở ven bờ và đi vào trong các cửa sông, bao gồm các sông Hằng và Mê Kông cũng như sông Ayeyarwaddy (sông Irrawaddy) mà từ đó có tên gọi của nó.
Do cuộc sống ở vùng biển ven bờ nên cá nược dễ bị tổn thương trước các can thiệp từ phía con người hơn là các loài cá heo sông khác. Mối đe dọa trực tiếp đối với chúng là việc săn bắt để lấy mỡ. "
 
Last edited:
Re: Siphandon.

Ra về mà lòng vẫn tiếc nuối, dẫu sao cũng an ủi được ngắm hoàng hôn...

6656424639_5bd288a933_z.jpg


Tối nhanh quá!

6656427981_71ec68fd24_z.jpg


Lên bờ thì tối thui tối hù, may mà cái điện thoại có đèn pin, và cái xe có cái rổ. Hai đứa, chỉ còn lại 2 đứa, đạp xe trờ về trong ánh đèn pin tý xíu. 2 bên đường chỉ là cánh đồng hoang vu, ko nhà ko đèn, ko ánh trăng.

Về tới nơi, đói + đuối.
 
Siphandon.

Chúng tôi vào 1 quán ăn gần khu chợ đêm, thật náo nhiệt. Vào quán, đợi 10 phút, anh phục vụ ra, kêu món, đợi ....đợi.....30 phút, phát hiện có bộ bài trong khay gia vị, chơi lèo khèo vài ván...đợi đợi....10 phút...mới được ăn. Haizzz.....

6656527659_b0eac12f34_z.jpg


Kêu 1 cái Lau Lao, mà ko biết là gì....

6656528127_36fa1b795f.jpg


Chẹp....chẹp...ngon ngon..nhấp có 3 nhấp.....nhưng sao choáng váng....xây xẩm... :help

RƯỢU!

Haizz.....

Hỏi trên thế gian, đời là gì mà khiến con người ta phức tạp!!!!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,674
Bài viết
1,171,061
Members
192,338
Latest member
senrilamaha74com
Back
Top