What's new

Narrabri - Đi về miền quê nước Úc

Rời Việt Nam trong những ngày hè oi bức và đang nóng dần lên với vòng chung kết Êurô bắt đầu khởi tranh, nhà cháu đi về miền Down Under, nơi mùa đông sắp bước vào những ngày lạnh giá nhất.



 
Last edited:
Phố nhỏ Narrabri có hai nhà hàng Trung Hoa (Chinese Restaurant) và một nhà hàng Thái Lan. Hai nhà hàng Tung Của thì ở bên kia cầu. Cái nhà hàng Thái trước cũng ở bên kia cầu, cùng phía với motel nhà cháu ở.

Di qua một cây cầu bắc ngang sông Namoi. Chẳng thể chụp được cái gì vì trời vẫn đang còn tối. Mùa đông nên 6 giờ sáng mà chưa ăn thua gì.

Tự nhiên nhà cháu đi ngang nhà hàng Thái. Lúc này họ mới chuyển địa điểm sang khu vực này. Trên đường đến đây, người ta chỉ chỗ khác, tức là nó cùng bờ sông phía với motel của nhà cháu, còn bây giờ nó lại ở bên bờ này rồi.
Thấy trông cũng giống nhà hàng của họ bên Thái, trông đơn giản quá.



Mọi ngôi nhà vẫn còn chìm trong giấc ngủ. Cũng không thấy ai chạy ngoài đường tập thể dục cả.



 
Last edited:
Đi về đến đầu cầu thì đã gần 6:30 nhưng vẫn còn tối lắm.
Phía đầu cầu bờ tây có một cái tháp nước rất cao. Như vậy phố này có hai tháp nước cao ở hao bên bờ, phía đông là gần ga, còn phía tây là gần cầu qua sông Namoi.
Đây là tháp nước phía bờ tây. Tháp này đã rất cũ nhưng còn dùng được nên người ta vẫn để dùng, không phá.
Bên này, nhà cháu thấy nhiều thứ vẫn đang còn dùng tuy đã rất cũ, có cái tới cả trăm năm hay vài chục năm, như bên ta thì đã bỏ hết rồi mà họ vẫn còn dùng. Ví dụ các bác thấy cái tháp nước này, nhà ga, công trình xây dựng và cả ... cột điện bằng gỗ nữa.



 
Úc, Canada, Mẽo và Tây Âu ít thấy bà con thức dậy sớm như ở Việt Nam mình :) (chắc bác vẫn còn thói quen dậy sớm, khâm phục bác điểm này). Thường thấy họ chạy bộ ở công viên nhiều hơn là tập các động tác thể dục hay múa dưỡng sinh như ở ta
Còn hầu hết là họ vào các câu lạc bộ tập thể dục ở đó.
Còn mình thì lúc đầu ra công viên sau đó mua cái máy về và chạy ở nhà tiện hơn
 
Lên tới cầu, vẫn còn tối quá, chụp ảnh cái biển cấm gắn trên thành cầu.



Đầu cầu có gắn tấm biển.



Chạy dọc theo hai bên bờ sông là hai cái công viên rất rộng lớn. Đặc biệt là công viên bên Úc hay thấy có các loại sân vận động bên cạnh. Cái công viên này nhà cháu sẽ giới thiệu với các bác sau. Bây giờ thì bên đường bắt đầu có xe chạy qua.



Đồng hồ đã chỉ hơn sáu giờ rưỡi.



Và vài hình ảnh về công viên bên bờ sông vào buổi sáng sớm.



 
Tại đây có tới 3 cái sân chơi bóng bầu dục (oval). Đây là văn phòng ngay nới cổng chính.



Với hai dãy bảng ghi danh các vận động viên người Narrabri tham gia các sự kiện thể thao và đóng góp cho bang NSW, cho Úc trên các lĩnh vực thể thao từ hạt Narrabri, bang NSW, nước Úc và có nhiều vận động viên đoạt giải thế giới nữa.





 
Đây là nhà chính nơi cửa sân vận động.



Cạnh đó là văn phòng của một công ty du lịch lữ hành nhỏ.



Hóa ra đây là nơi giao nhau của đường cao tốc và có cả bảng ghi nhớ ở đây.



Đây là bản đồ và trang sách ghi lại tuyến đường này.

 
Sau cùng thì nhà cháu cũng tìm được cái mình cần tìm. Đó là cái lò nướng BBQ tại khu rìa công viên.
Các bác cũng biết cả rồi. Tại các nước tiên tiến, gia đình người ta có thể tổ chức đi pic níc ngay ở công viên mà chẳng phải đi đâu xa. Vì thế nên tại công viên có các bếp nước để phục vụ việc sửa soạn tiệc tùng.
Bên Mỹ thì như nhà cháu viết rồi, họ chủ yếu là dùng bếp đốt bằng than, như vậy thì mình phải mang than theo.
Bên Úc thì có bếp đốt bằng điện. Có nơi phải bỏ tiền vào như gọi điện thoại ấy, có nơi thì miễn phí.
Bên Mỹ thì cho phép tổ chức tiệc thoải mái nhưng cấm uống đồ có cồn ở công viên.

Nhà cháu tìm thấy cái lò nướng, đã thấy phấn khởi, như vậy là đã hoàn thành nhiệm vụ tăng 1. Trên lò có ghi rõ là electric barbeque. Thế là đạt yêu cầu rồi.



Dưới dòng chữ electric barbeque là hướng dẫn sử dụng.
Nhà cháu lùi lại chụp ảnh toàn cảnh để về báo cáo. Khu vực có cả bàn ghế và nước máy để rửa và thùng rác. nói chung là đủ bộ ăn chơi.

 
Last edited:
Xong nhiệm vụ nên nhà cháu trở về nhà. Hơn nữa thì cũng đã hơi muộn rồi. Hôm nay nhà cháu còn đi chơi một farm nữa. Cái farm này nó connect với một farm bên Mỹ nên cũng hứng thú. Đi xem người Mỹ làm farm bên Úc như thế nào (để sau này có về hưu thì cũng học tập sang đó làm cái để các phượt gia có chỗ đi lại).

Trên đường đi về thì đi qua cái nhà hát, thực ra từ chỗ cái lò nướng tới cái nhà hát không xa lắm.
Đây là vài tấm hình về nhà hát lúc buổi sáng tinh sương.



Bên ngoài nhà hát là hai hàng hoa hồng trắng.







Nhà hát có tên là The Crossing Theatre. Chắc là tại nó nằm trên giao lộ giữa hai cái high ways.

 
Bỏ qua tiết mục ăn sáng và đi đường, nhà cháu kể vắn tắt về chuyến tham trang trại thế này.
Đây là một trang trại gần Narrabri, chỉ cách khoảng 40-50km thôi. Khuôn viên trang trại rất đẹp. Đây không chỉ là trang trại mà còn là nhà máy chế biến (thực ra chỉ ở mức sơ chế thôi) nông sản nhưng cũng rất đẹp. Bên ngoài là khu vườn và bãi cỏ rộng và đẹp như công viên.









Cạnh bãi để hàng, cỏ vẫn được chăm sóc cẩn thận, mùa đông mà vẫn xanh mướt.

 
Đây là trang trại bông của người Mỹ đặt ở Úc có tên là Delta Pine Land.
Công ty này đặt tại Mỹ, bang Mississippi. Nguồn gốc cái tên là lúc đầu họ có một trang trại rất lớn thuộc đồng bằng nằm bên bờ sông Mississippi, sau này họ mua lại cánh rừng thông nên có tên là Delta And Pine Land Company. Tuy nhiên khi đi ra nước ngoài thì họ bỏ bớt chữ And đi và chỉ còn tên Delta Pine thôi.
Vì họ chuyên về bông nên chỉ có cánh đồng bông cực đẹp. Nhìn những cánh đồng bông, nhà cháu lại nhớ tới thời nhỏ đọc chuyện Túp lều bác Tôm kể về nô lệ da đen đi thu hoạch bông cho đồn điền bên Mỹ của nữ văn sỹ Harriet Beecher Stowe người mà sau này khi Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gặp năm 1862 đã chào bà bằng câu nói nổi tiếng: “Vậy bà chính là người phụ nữ nhỏ bé đã viết cuốn sách làm bùng lên cuộc chiến tranh vĩ đại”. Cuộc chiến đó là cuộc Nội chiến Hoa Kỳ ngay sau khi Abraham Lincoln đắc cử Tổng thống Mỹ năm 1860. Kết thúc cuộc chiến cũng là lúc chấm dứt chế độ nô lệ tại Mỹ năm 1865. năm 1865 cũng là năm Tổng thống Lilcoln tuyên thệ nhậm chức lần thứ hai nhưng rất tiếc chỉ hơn một tháng sau khi nhậm chức ông bị ám sát và Andrew Johnson của bang Tennessee lên kế nhiệm. Nhà cháu kém lịch sử nhưng hồi học ở Nashville, Tennessee năm 2004 biết được thông tin này nên gắn luôn nó vào đây.









 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,670
Bài viết
1,171,130
Members
192,341
Latest member
Hb88compro
Back
Top