What's new

NCG Lầu 7: VQG Chư Yang Sin 03-05/06

Re: NCG Lầu 7: Chư Yang Sin tháng 5

Guide đã chính thức thông báo tình hình thời tiết ổn định. Như vậy là chuyến CYS sẽ tiến hành theo đúng lịch trình là tối thứ 5 đi tối CN về, 03-05/06/2011 nhe ace. Ace nhà đặt gạch bên bõ tìm bạn đồng hành nhé.
 
Re: NCG Lầu 7: Chư Yang Sin tháng 5

Cuộc chinh phục CYS huyền thoại đã thành công tốt đẹp !

Thật sự, trước giờ hầu như ace nhà phượt nói chung đều chỉ muốn đi rừng vào mùa khô, để cảm nhận hết vẻ đẹp của nó, mình cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó, nhưng chuyến đi CYS vào mùa mưa này đã mang lại cho mình một trải nghiệm mới, chuyến đi đã thành công quá tốt đẹp nhờ sự cố gắng của từng thành viên trong đoàn, nhờ sự hỗ trợ, giúp đỡ quá tận tình trên cả mong đợi của 2 anh guide.

Nhờ chyến đi này mà mình đã tích lũy, học hỏi thêm được rất nhiều kinh nghiệm thực tế về kỹ năng đi rừng, chuẩn bị vật dụng, mưu sinh thoát hiểm.
Mình sẽ post lại chuyến đi sau khi đã có đầy đủ hình ảnh.

P/S: Bác MOD cho phép mình viết về chuyến CYS bên đây nhé, chỉ là một số hình ảnh và trải nghiệm riêng, để bên box "Hồi ức" thì có vẻ ko hay lắm, vì hình ảnh cũng ko đủ, vả lại các hồi ức về CYS cũng đã có khá nhiều và đầy đủ chi tiết hơn. Thks.
 
Last edited:
Re: NCG Lầu 7: Chư Yang Sin tháng 5

Trước khi post hồi ức về chuyến đi, mình post giá cả các dịch vụ, hậu cần, vận chuyển cũng như những kinh nghiệm nhặt nhạnh, xin xỏ, hóng hớt được trong chuyến đi này, có gì thiếu sót hoặc chưa chính xác, ace góp ý giúp để hoàn thiện hơn cho những ace sau sẽ đi cung đường này:

Giá cả dịch vụ / hậu cần:
1. Chén nhựa: 11K / 20 cái
2. đũa gỗ: 12K / 40 đôi
3. đĩa hột xoài to: 16.5K / 5 cái
4. Bánh mì lát: 25K / gói 15 lát
5. Cá hộp sốt cà: 8K / hộp
6. Thịt heo 2 lát: 16K / hộp
7. Pate heo: 15K / hộp
8. Nước suối Aquafina: 3.5K / chai
9. Gạo: 15K / kg
10. Gà sống: ~ 95K / kg
11. Thịt heo: 80K / kg
12. Rau củ quả: rau muống + bắp cải + bầu…35K
13. Trái cây: quýt 30K / kg
14. Café đá tại chợ Krong Bong: 5K / ly
15. Phở khá ngon cách trạm xe Mai Linh tại BMT khoảng 50m: 25-30K / tô
16. Ăn trưa giao lưu với ae kiểm lâm: 630K / 6 người gồm: 6 chai Vodka nhỏ, khăn lạnh, đậu phộng, trà đá, 1 gói thuốc Zet, 1 dĩa heo rừng hấp, 1 lẩu cá bóp, rau, bún, nước lẩu châm thêm, 2 dĩa cheo rừng nướng sả ớt.
17. Xe giường nằm Mai Linh SG-BMT: đi 190K / người, về 170K / người
18. Xe bus BMT – Krong Bong: 22K / lượt / người
19. Dịch vụ guide, porter, phí tham quan, xe pick-up đã post ở trang 1.

Di chuyển / mua sắm:​
1. Từ trạm xe Mai Linh ở BMT, đi bộ khoảng 500m là đến vòng xoay, thấy ngay bảng đón xe bus đi Krong Bong, có xe bus đi từ sáng sớm, BMT – Krong Bong mất chưa đến 1h xe chạy, có nhiều chuyến trong ngày nên chỗ ngồi thoải mái, rộng rãi.
2. Chuyến xe bus Krong Bong – BMT trễ nhất khởi hành lúc 6h chiều, có thể đón xe này dọc đường, ko nhất thiết phải đến bến.
3. Nên đi xe giuờng nằm SG – BMT rồi đi tiếp xe bus BMT – Krong Bong và ngược lại. Không nên đi xe ghế ngồi trực tiếp SG – Krong Bong và ngược lại, vì rất mệt, khó ngủ, không đảm bảo sức khoẻ để leo núi ngày đi cũng như sáng thứ 2 về đi làm ngay.
3. Xe dừng ngay tại chợ Krong Bong, trừ những vật dụng cần mua truớc ở SG như mục 1-8 ở trên, tất cả mọi thứ đều có thể mua ngay tại chợ, giá phải chăng, khỏi mất công mang vác nặng nhọc từ SG.
4. Định lượng thực phẩm: trung bình 1 kg gạo / 3 người / bữa, 200gr thịt / người / bữa, 2 lát bánh mì + 1 hộp thịt / người / bữa, 1 lít nước / người / ngày. Riêng khẩu phần ăn của porter có thể cao hơn do khoẻ và mang vác nhiều.
 
Last edited:
Re: NCG Lầu 7: Chư Yang Sin tháng 5

Lều trại:
1. Địa điểm dựng trại nên nằm gần suối để tiện việc nấu nướng, tắm rửa, giặt giũ, nhưng phải có khoảng cách an toàn, phòng khi lũ về đột ngột mà còn chạy kịp.
2. Địa hình suối nơi đóng trại ko hiểm trở, sâu, nước chảy mạnh và xiết.
3. Trước khi dựng trại phải phát quang xung quanh, xem xét thật chắc chắn là xung quanh và trong khu vực trại ko có những cây đã bị mục phòng khi cây đổ bất chợt do mưa gió. kể cả cây tươi cũng phải xem xét cẩn thận, hướng cây nghiêng về phía nào.
4. Nếu đi rừng mùa mưa thì nên đem theo bạt lớn, vì võng và tăng cá nhân khó chống chọi với những cơn mưa, gió dai và lớn.
5. Căng bạt thành 2 khu vực, 1 khu để nấu nướng phòng khi trời mưa, không thể nấu ngoài trời, 1 khu che chỗ ngủ.

Nấu nướng / ăn uống:
1. Ở vùng núi non có độ cao lớn, do áp suất không khí giảm nên nấu nước rất lâu và khó sôi
2. Nếu nước ko thể sôi, khi nấu cơm, không nên bỏ chung gạo vào nước lạnh rồi mới bắc lên nấu, nếu làm vậy thì...sáng mai mới có cơm ăn, kekeke. Tốt nhất là đun nước cho sôi hoặc thật nóng trước rồi mới bỏ gạo vào nấu.
3. Với những cơn mưa quá lớn, củi quá ẩm ướt, lửa quá nhỏ, trong trường hợp xấu nhất này thì thay vì cố nấu cơm, hãy chấp nhận việc rang gạo lên mà ăn.
4. Cây tươi tuy khó cháy nhưng cháy rất đượm và cực kỳ lâu, có thể âm ỉ cả đêm.
5. Nếu chọn cây tươi để đốt thì chọn loại cây thân nhỏ, lá nhỏ, lượng nước chứa trong cây sẽ ít hơn, dễ cháy hơn loại thân to, lá lớn.
6. Nếu đi rừng dài ngày thì khâu chuẩn bị thực phẩm rất quan trọng:
rau củ quả rất tốt cho sức khỏe, nó chứa đầy đủ các khoáng chất cần thiết, mua và ăn trước những loại dễ héo, hư trước như rau sống các loại..., các loại lâu hư ăn sau như bầu bí, cà rốt...
thực phẩm: thịt heo ăn trước, gà sống làm thịt ăn từ từ. hầu như tất cả các con suối đầu nguồn trong rừng nguyên sinh đều rất lạnh và khá sạch, với thịt heo, chỉ cần tẩm muối, buộc chặt rồi ngâm xuống suối là có thể dùng trong vài ngày mà không bị hư.
6. Cái cây để xiên vào con gà lúc nướng không phải cây nào cũng dùng làm xiên được, tùy loại cây, nếu không có thể có nguy cơ bị ngộ độc vì nhựa của nó chảy ra khi gặp lửa.
7. Chén dĩa, đũa nên dùng loại xài một lần rồi bỏ, có bán ở khắp siêu thị, nó cực nhẹ và khỏi cất công rửa, giữ.
8. Mang theo ít ruột xe, nó là một loại bùi nhùi cực tốt để nhóm lửa trong điều kiện ẩm ướt giữa rừng.
2. 9. Nước 1 lít / người / ngày là tạm đủ, chỉ cần mang theo lượng nước uống cho ngày đầu tiên, những ngày sau chỉ cần dùng nước suối đun sôi cho vào bình là ổn.

Trang bị cá nhân:
nếu đi rừng vào mùa mưa, cần phải mang đầy đủ các vật dụng cá nhân cần thiết sau:
1. Nón vải: bảo vệ đầu khỏi côn trùng, cành cây đâm phải, mưa tạt vào mặt.
2. Ba lô loại chống nước càng tốt và nhất thiết phải có bọc che mưa cho ba lô
3. Dù chống nước và được bảo vệ tốt thế nào thì cũng phải mang theo vài túi nilon to, nhỏ để đảm bảo các vật dụng quan trọng ko bị ẩm ướt: đồ điện tử, túi ngủ, võng, quần áo mặc lúc ngủ, áo lạnh, pin dự phòng…
4. Áo mưa: không nên mang theo và dùng áo mưa cá nhân, vì nó quá mỏng và sẽ rách tả tơi chỉ sau vài chục phút lội rừng, không nên mang theo và dùng áo mưa poncho, vì nó nặng, thùng thình, vướng víu khi di chuyển và khá nguy hiểm khi phải thực hiện các thao tác khó như leo trèo, di chuyển, nhảy qua suối, đá…Nên dùng loại áo quần đi mưa chuyên dụng, nó chống nước tốt, mặc gọn gàng, dễ thao tác và cũng không quá nặng.
5. Giày: giày vải bộ đội là loại giày được ưa dùng của ace nhà phượt vì nó rẻ, bền, mau khô và hoạt động tốt trong mọi điều kiện, tuy nhiên nó lại rất dở khi di chuyển qua những khu vực trơn truợt, ẩm ướt, sình lầy do rêu phong, tảo, nấm mốc. Loại giày mà ae kiểm lâm hay dùng nhất và cho rằng tốt nhất để đi rừng là giày chơi cầu lông, vài chục K / đôi, nó nhẹ, mau khô, bền và khả năng di chuyển cực kỳ tốt, an toàn trên nền đá rêu phong hoặc đường ẩm ướt trơn truợt. Nhược điểm duy nhất của nó là không bảo vệ được cổ chân vì nó ko phải loại cao cổ. Ngoài ra thì nên dùng loại giầy chuyên dụng, tuy nhiên giá khá đắt, ít nhất là vài trăm K / đôi
6. Survival kit là tuyệt đối không thể thiếu
7. Lội rừng dài ngày vào mùa mưa, ace nhà phượt thường hay thay đồ mỗi ngày, vì không chịu được sự dơ bẩn và ướt. Kinh nghiệm của các anh kiểm lâm cho thấy: mùa mưa thì hầu như ngày nào cũng mưa, cho nên trừ phi nó quá dơ bẩn và hôi hám đến mức ko chịu được thì hãy thay, còn không thì cứ việc mặc lại bộ đồ hôm qua, dù nó dơ hay ẩm ướt cũng chả sao, vì nếu có thay đồ mới vào thì tí nó cũng lại dơ và ướt như cũ :LL . Quan trọng là: lội rừng ban ngày có dơ có ướt như chuột thế nào cũng được, nhưng tối ngủ phải mặc một bộ thật khô và sạch . Cho nên các bạn phải luôn giữ 1 bộ đồ ngủ thật khô và sạch như mục 3. nhé
 
Last edited:
Re: NCG Lầu 7: Chư Yang Sin tháng 5

Mẹo vặt linh tinh:
1. Khi bị vọp bẻ, hãy dùng dầu nóng thoa và xoa bóp, vuốt xuôi theo chiều từ trên xuống dưới gót chân
2. Không phải tất cả, nhưng hầu hết rắn độc là rắn loại nhỏ và rất nhỏ.
3. Nếu mang theo gà sống thì cho chúng vào bao nilon để chúng khỏi chết sớm vì lạnh cóng.
4. khi bỏ vào bao nilon, nhớ khoét lỗ và cho đầu chúng thò ra ngoài để chúng thở
5. Ở vùng núi có độ cao lớn, không chúc ngược đầu gà xuống đất, chúng sẽ chết sớm. Vịt thì không sao.
6. Trước khi đi hãy kiểm tra kỹ về tình hình thời tiết để mang theo áo lạnh hợp lý, nhưng hãy chú ý: định nghĩa “lạnh” của dân thường xuyên sống với rừng như người địa phương hay kiểm lâm khác với dân làm văn phòng ở xứ nóng như SG !
7. Ngoài viên sủi C hay tăng lực mà ace nhà phượt hay dùng thì lúc mệt, khát và đổ nhiều mồ hôi có thể uống thật ít 1 ít nước mắm, nó giúp hạ khát, hàm lượng đạm cao và muối bổ sung cho cơ thể.
8. Phải lượng định và phân bổ sức lực hợp lý khi leo dốc, leo núi. Nếu dốc gắt và ngắn thì hãy leo nhanh nhẹn, dứt khoát, nếu không sẽ mau mệt, lỳ và mỏi. Nếu dốc dài thì hãy leo chậm rãi, bước đều chân, giữ nhịp thở, dốc dài mà leo nhanh thì sẽ rất mau chóng mệt, rã chân và không qua nổi dốc nếu ko nghỉ nửa chừng lấy sức, thậm chí có thể không đủ sức để leo những dốc tiếp theo vì cơ thể đã quá tải, và dù nếu có leo nổi thì sẽ mệt hơn người leo đều đặn, chậm rãi rất nhiều lần.
9. Không chỉ có loài người săn ếch nhái ban đêm mà loài bò sát như trăn, rắn cũng vậy, vậy thì hãy cẩn thận, kẻo 2 kẻ đi săn gặp nhau thì mệt, hĩ hĩ.
10. Ở CYS rừng rất rậm rạp, chỉ cần người trước cách người sau trên 5m là đã có thể không còn thấy, khi di chuyển hãy tập trung quan sát và cố gắng đi sát với nhau, đừng ỷ y, nếu ko còn thấy người phía trước hãy ra dấu hiệu bằng âm thanh ngay để nhận biết khoảng cách.
11. Ở CYS, đường mòn nhiều đoạn rất mờ nhạt, không rõ dấu và rất dễ lạc lối, hôm trước mới đi qua, hôm sau đã có cây đổ chẳn ngang đường mất dấu là chuyện bình thường và đã xảy ra trong chuyến đi vừa qua, vậy hãy cố gắng theo sát kiểm lâm khi di chuyển, khác với dấu hiệu chỉ đường ở VQG Núi Chúa là lá cây tươi đặt trên đường, ở CYS, dấu hiệu chỉ đường có thể đáng tin cậy trên đường đi là những vết khắc, phạt cũ có, mới có ngang tầm mắt trên thân cây do những đoàn trước đây hoặc do kiểm lâm để lại, nếu lạc, có thể an toàn nếu đi theo những dấu này, tuy nhiên cần lưu ý là hiện tại có 1 điểm đoạn gần đỉnh 2442m và 1 điểm đoạn 1900-2100m có vài dấu khắc trên cây chỉ sai đường do những người đi trước khắc, phạt sai để lại, ngoài ra có những đoạn hoàn toàn ko có dấu như khu vực rừng trúc gần đỉnh 2442m.
12. Nếu thấy đi sai hoặc thấy có khả năng đã lạc, hãy quay trở lại điểm chắc chắn ban đầu trước khi bị lạc và chờ ở đó, kiểm lâm sẽ quay lại tìm bạn, đừng hoảng loạn và cố gắng đi lung tung.
13. Mạng sống của bạn rất quý giá và những chuyến đi rừng phụ thuộc gần như hoàn toàn vào lực lượng kiểm lâm, nhưng bạn sẽ làm gì để sống sót khi bất trắc xảy đến ngoài mong đợi và bạn hoàn toàn lạc lối giữa rừng hoang rộng lớn hoang vu? vậy bạn hãy trang bị cho mình thật chắc chắn và thuần thục những kiến thức, kỹ năng về dã ngoại, phương hướng, địa bàn, mưu sinh thoát hiểm. Hãy trang bị lại và thực hành lại những kiến thức, kỹ năng này tại lớp tập huấn kỹ năng tổ chức vào tháng 7 này nhé.
 
Last edited:
Re: NCG Lầu 7: Chư Yang Sin tháng 5

Nhật ký CYS

Chuyến đi đã mang lại quá nhiều hình ảnh và cảm xúc về thiên nhiên và con người Việt Nam.

Theo traglog ghi lại trong máy GSP thì đoàn đã vượt qua hon 80km đường rừng núi trong Vườn quốc gia CYS, trong đó khoảng 30km đi bằng xe pick-up hai cầu, xe gắn máy và còn lại hơn 50km là leo núi, vượt dốc, băng suối với balo nặng 10kg vác trên vai bằng đôi chân của chính mình !

5h30 sáng, xe Mai Linh đã đưa 4 ace chúng tôi đến BMT - thủ phủ của Daklak, từ đây, chúng tôi lại bắt tiếp xe bus để đi huyện Krongbong, cách MBT 60km. Dân phượt là thế, di chuyển toàn bằng xe gắn máy, xe đò, xe bus, tuy vất vả nhưng thật là vui.

Đến Krongbong, 4 ace nhấp vội li cafe cao nguyên rồi ai nấy tỏa ra chợ để mua thực phẩm chuẩn bị cho chuyến vào núi 3 ngày, kẻ mua gà, người mua thịt heo, rau củ quả, trái cây, gia vị....

8h30, chiếc xe pick-up 2 cầu và 2 anh kiểm lâm của Vườn quốc gia CYS đến đón chúng tôi, đưa về trụ sở Vườn, chuẩn bị những công đoạn cuối cùng để bắt đầu cuộc chinh phục đỉnh CYS huyền thoại cao 2442m.

trong hình là Quý, bé Nhóc và Nhân, còn mình thì...bận chụp hình, hĩ hĩ
img3448.jpg
 
Re: NCG Lầu 7: Chư Yang Sin tháng 5

8 người: 4 ace chúng tôi, 2 anh kiểm lâm tên Sơn và Huy và 2 anh porter người Ê Đê, nai nịt gọn gàng lên đường, chuyến này chúng tôi phải ở suốt trong rừng sâu 3 ngày nên ai cũng mang vác rất nặng nề, ba lô ai cũng căng phồng, chật ních, người nào nhẹ nhất cũng vác 10kg, riêng 2 anh porter thì ngoài vật dụng cá nhân còn phải vác theo cả thực phẩm cho cả đoàn và cả nồi niêu, soong chảo, lều bạt, còn 2 anh kiểm lâm thì phải mặc quân phục tác chiến tuần tra và vác theo cả công cụ hỗ trợ, súng ống, dao quắm đầy đủ vì tình hình an ninh, chính trị nơi này khá phức tạp, các anh lại phải thường xuyên đối mặt với bọn lâm tặc hung dữ
img3460.jpg
25km đi bộ đường rừng núi bắt đầu chào đón chúng tôi, chúng tôi lên đường với niềm phấn khích và tâm trạng phấn chấn, tuy vác nặng nhưng ai cũng hăm hở, vì sức lực còn tràn trề, vả lại, những km đi bộ đầu tiên để vào cửa rừng khá nhẹ nhàng
img3860.jpg

img3867.jpg
 
Re: NCG Lầu 7: Chư Yang Sin tháng 5

ngồi ngóng chờ hồi ức của bác Long. Đi 80 km đường rừng núi thì quá khiếp. Nể bác thật!
 
  • Like
Reactions: VTF
Re: NCG Lầu 7: Chư Yang Sin tháng 5

ngồi ngóng chờ hồi ức của bác Long. Đi 80 km đường rừng núi thì quá khiếp. Nể bác thật!

Trông hoành tá tràng thế chứ cung này cũng ko có gì là căng lắm TMT ơi, hơi mệt tí đoạn gần 2442 thôi, đối với ace nhà NCG ta thì đi tuốt luốt, bằng chứng là chú 04 và chú Nhân đi cứ như là phi thân, a theo mà đuối luôn, kekeke
 
Last edited:
Re: NCG Lầu 7: Chư Yang Sin tháng 5

Khúc này là đường vào cửa rừng, ko có vắt nên mình và chú 04 mới dám xăm mình mặc quần short:

img3846.jpg


Khu vực này rừng thông khá nhiều và đẹp, nhìn cứ như là đang ở Đà Lạt:

img3453.jpg


Núi rừng CYS đã hiện ra, với dáng vẻ huyền bí và xa xăm tựa như chính câu chuyện về tên gọi của nó mà anh Huy kiểm lâm đã kể:

img3454.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,321
Bài viết
1,175,214
Members
192,046
Latest member
kubetjungleboss
Back
Top