Trong quá trình tìm hiểu về đường biên giới Việt Nam - Trung Hoa, có 1 giai đoạn mà đến nay đã trở thành quá khứ nhưng càng tìm hiểu lại càng thấy có nhiều thông tin thú vị. Cho đến nay mình vẫn tiếp tục góp nhặt thông tin nhưng vì nhiều yếu tố nên thật khó để có 1 cái nhìn thật đầy đủ về vấn đề này, hy vọng mỗi người đóng góp 1 chút để chúng ta hiểu hơn về 1 thời kỳ khổ cực của dân tộc Việt Nam.
----------------------------------------------
Trước hết, chúng ta nhìn 1 cách tổng quan trên toàn tuyến biên giới Việt Trung. Xem hình ảnh này cho dễ hình dung, thuyết minh ở phía dưới.
Mốc Biên giới theo hiệp ước Pháp – Thanh được chia ra làm 3 phần:
I. BG Quảng Tây – Miền Bắc Việt Nam (Tonkin, Bắc Kỳ), ~100km. Lại được chia làm 2 phân đoạn nhỏ.
- Phân đoạn 1: (dài khoảng 50 km từ cửa biển Móng Cái đến ngã ba sông Ka Long). Hai bên đã cắm một hệ thống mốc kép trên hai bờ sông biên giới, cắm ở mỗi bên 10 mốc, đánh số từ số 1 đến số 10 theo hướng từ Đông sang Tây.
- Phân đoạn 2: (dài khoảng 50 km nối tiếp từ ngã ba sông Ka Long) từ số 11 đến số 33.
II. BG Quảng Tây – Miền Bắc Việt Nam, ~500km. Chia làm 2 phân đoạn nhỏ:
- Phân đoạn 1: được gọi là Đông Quảng Tây tính từ Bình Nghi (một điểm trên bờ sông Kỳ Cùng) đến Bắc Cương ải (ranh giới giáp tỉnh Quảng Đông), gồm 67 mốc được đánh số thứ tự từ số 1 đến số 67 theo hướng Tây sang Đông, tức là từ Bình Nghi đến Bắc Cương.
- Phân đoạn 2: gọi là Tây Quảng Tây tính từ Bình Nghi về phía Tây đến giáp Lũng Làn (ranh giới giáp tỉnh Vân Nam), gồm 142 mốc được đánh số thứ tự từ số 1 đến số 142 theo hướng Tây sang Đông.
III. BG Vân Nam – Miền Bắc Việt Nam. Đoạn này lại chia làm 4 + 1 phân đoạn nhỏ:
- Phân đoạn 1: từ sông Hồng đến sông Đà, gồm 4 mốc đánh số từ Đông sang Tây.
- Phân đoạn 2: từ ngã ba sông Hồng (Lũng Pô - Mốc 92 hiện nay) đến Pha Long-Mường Khương(sông Xanh - Mốc 167 hiện nay). Đoạn này gồm 22 mốc đánh số từ Tây sang Đông (1-22). Từ sông Xanh đến ngã ba sông Chảy rồi đến mốc 1 Xín Mần là đường biên giới dưới nước, không có cột mốc nào.
- Phân đoạn 3: từ Ma Lì Sán (Mốc 172 hiện nay) đến Cao Mã Pờ (khoảng Mốc 296 hiện nay). Đoạn này gồm 19 mốc đánh số từ Tây sang Đông (1-19).
- Phân đoạn 4: từ Cao Mã Pờ đến Lũng Làn (khoảng Mốc 499 hiện nay). Đoạn này gồm 24 mốc đánh số từ Tây sang Đông (1-24).
- Phân đoạn Ngã ba biên giới giáp Lào: Từ sông Đà đến Ngã ba biên giới A Pa Chải (ngày nay) còn 1 cột mốc nữa đặt tên là mốc I- Mouka hoặc I-Meuka (Mouka mình tra có nghĩa là “bột” còn Meuka mình tra tiếng Pháp có nghĩa là: "Cái tát", không biết còn nghĩa nào nữa không), mốc này nằm trên đoạn biên giới “sông Đà đến sông Mekong - gồm 16 mốc”, do lúc này Pháp nắm quyền tại Liên bang Đông Dương nên Bắc Kỳ (Tonkin) và Lào (Ailao) có đường biên giới liền mạch với Vân Nam của triều đình Mãn Thanh. Tại thời điểm đó không có mốc cắm tại A Pa Chải, mốc I-Mouka là mốc cực Tây của Bắc Kỳ, sau mốc I-Mouka thì mốc số 2 đã nằm hoàn toàn trong đất Lào.
* Các vị trí lấy biên giới là đường phân thủy của sông (hoặc suối) thì cắm mốc đôi, còn các vị trí địa hình đồi núi thì cắm mốc đơn.
* Trong phần tiếp theo sẽ đi sâu vào từng đoạn biên giới và nghiên cứu các bản đồ cũ để xem các mốc Pháp - Thanh khi xưa nằm ở đâu. Tìm hiểu quá trình hình thành, tồn tại và những biến cố lịch sử xoay quanh những khu vực, những cột mốc đặc biệt.
Rất mong mọi người cùng đóng góp kiến thức, cũng như chỉnh lý những thông tin thiếu chính xác...
----------------------------------------------
Trước hết, chúng ta nhìn 1 cách tổng quan trên toàn tuyến biên giới Việt Trung. Xem hình ảnh này cho dễ hình dung, thuyết minh ở phía dưới.
Mốc Biên giới theo hiệp ước Pháp – Thanh được chia ra làm 3 phần:
I. BG Quảng Tây – Miền Bắc Việt Nam (Tonkin, Bắc Kỳ), ~100km. Lại được chia làm 2 phân đoạn nhỏ.
- Phân đoạn 1: (dài khoảng 50 km từ cửa biển Móng Cái đến ngã ba sông Ka Long). Hai bên đã cắm một hệ thống mốc kép trên hai bờ sông biên giới, cắm ở mỗi bên 10 mốc, đánh số từ số 1 đến số 10 theo hướng từ Đông sang Tây.
- Phân đoạn 2: (dài khoảng 50 km nối tiếp từ ngã ba sông Ka Long) từ số 11 đến số 33.
II. BG Quảng Tây – Miền Bắc Việt Nam, ~500km. Chia làm 2 phân đoạn nhỏ:
- Phân đoạn 1: được gọi là Đông Quảng Tây tính từ Bình Nghi (một điểm trên bờ sông Kỳ Cùng) đến Bắc Cương ải (ranh giới giáp tỉnh Quảng Đông), gồm 67 mốc được đánh số thứ tự từ số 1 đến số 67 theo hướng Tây sang Đông, tức là từ Bình Nghi đến Bắc Cương.
- Phân đoạn 2: gọi là Tây Quảng Tây tính từ Bình Nghi về phía Tây đến giáp Lũng Làn (ranh giới giáp tỉnh Vân Nam), gồm 142 mốc được đánh số thứ tự từ số 1 đến số 142 theo hướng Tây sang Đông.
III. BG Vân Nam – Miền Bắc Việt Nam. Đoạn này lại chia làm 4 + 1 phân đoạn nhỏ:
- Phân đoạn 1: từ sông Hồng đến sông Đà, gồm 4 mốc đánh số từ Đông sang Tây.
- Phân đoạn 2: từ ngã ba sông Hồng (Lũng Pô - Mốc 92 hiện nay) đến Pha Long-Mường Khương(sông Xanh - Mốc 167 hiện nay). Đoạn này gồm 22 mốc đánh số từ Tây sang Đông (1-22). Từ sông Xanh đến ngã ba sông Chảy rồi đến mốc 1 Xín Mần là đường biên giới dưới nước, không có cột mốc nào.
- Phân đoạn 3: từ Ma Lì Sán (Mốc 172 hiện nay) đến Cao Mã Pờ (khoảng Mốc 296 hiện nay). Đoạn này gồm 19 mốc đánh số từ Tây sang Đông (1-19).
- Phân đoạn 4: từ Cao Mã Pờ đến Lũng Làn (khoảng Mốc 499 hiện nay). Đoạn này gồm 24 mốc đánh số từ Tây sang Đông (1-24).
- Phân đoạn Ngã ba biên giới giáp Lào: Từ sông Đà đến Ngã ba biên giới A Pa Chải (ngày nay) còn 1 cột mốc nữa đặt tên là mốc I- Mouka hoặc I-Meuka (Mouka mình tra có nghĩa là “bột” còn Meuka mình tra tiếng Pháp có nghĩa là: "Cái tát", không biết còn nghĩa nào nữa không), mốc này nằm trên đoạn biên giới “sông Đà đến sông Mekong - gồm 16 mốc”, do lúc này Pháp nắm quyền tại Liên bang Đông Dương nên Bắc Kỳ (Tonkin) và Lào (Ailao) có đường biên giới liền mạch với Vân Nam của triều đình Mãn Thanh. Tại thời điểm đó không có mốc cắm tại A Pa Chải, mốc I-Mouka là mốc cực Tây của Bắc Kỳ, sau mốc I-Mouka thì mốc số 2 đã nằm hoàn toàn trong đất Lào.
* Các vị trí lấy biên giới là đường phân thủy của sông (hoặc suối) thì cắm mốc đôi, còn các vị trí địa hình đồi núi thì cắm mốc đơn.
* Trong phần tiếp theo sẽ đi sâu vào từng đoạn biên giới và nghiên cứu các bản đồ cũ để xem các mốc Pháp - Thanh khi xưa nằm ở đâu. Tìm hiểu quá trình hình thành, tồn tại và những biến cố lịch sử xoay quanh những khu vực, những cột mốc đặc biệt.
Rất mong mọi người cùng đóng góp kiến thức, cũng như chỉnh lý những thông tin thiếu chính xác...
Last edited: