CHÙM RIỆP SUA... CAMPUCHIA!
Quán cóc ven đường quốc lộ 4
Trở lại Campuchia sau khi đọc bài cảm nhận "Campuchia là một cái làng lớn", tôi mới nhận ra nhiều điều mà trước kia trong những chuyến đi mình đã bỏ sót.
Chúng là nguồn cảm hứng để tôi viết những dòng cảm nhận sau. Xin phép chị Linhevil được tổng hợp và ghi lại đây những gì chị đã viết và nối tiếp phần ghi nhận của chính bản thân mình...
ĐẤT NƯỚC CỦA NHỮNG NGÔI LÀNG
Người ta vẫn thường gọi Campuchia là Đất nước chùa tháp hay Kinh đô chùa tháp châu Á để ca ngợi vẻ đẹp huyền bí, vĩ đại của Angkor. Nhưng với tôi, tôi lại thích gọi nó bằng một cái tện dân dã khác: Đất nước của những ngôi làng.
Qủa thật như vậy ở Campuchia từ ngỏ nhỏ ra đường lớn đến quốc lộ đâu đâu cũng bắt gặp hình ảnh những ngôi làng với những chiếc công chào mang đậm phong cách kiến trúc cổng chùa.
Ngay cả QL 5 & QL 6 hai trong những quốc lộ quan trọng nhất của Campuchia cũng là những con đường làng.
Hai bên quốc lộ là những cánh đồng lúa trải rộng ngút ngàn. Không chỉ có chiều rộng mà những cánh đồng lúa này còn có cả chiều cao vốn được tạo nên bởi những hàng thốt nốt - biểu tượng của đất nước CPC.
Tháng 12 đi dọc theo QL, đi trong nắng vàng và những làn gió mát rượi, đầu óc thật trống rỗng và thư thái, khắp nơi là màu vàng của lúa, xen lẫn màu xanh của những hàng thốt nốt, màu tím biếc của hoa súng và hoa lục bình, màu đỏ đất bayan của những con đường làng nhỏ.
Lâu lâu lại bắt gặp hình ảnh một hàng xe đạp nối đuôi nhau trên QL với những bó cỏ được chất chồng trên những chiếc baga. Màu cỏ xanh, những người nông dân lam lũ mà thân thiện với làn da bánh mật và tiếng cọt kẹt của vòng xe đạp gợi cho ta cảm giác cuộc sống thật bình lặng an nhàn. Ngoại trừ thủ đô Phnom Penh, rõ rang là làn song đô thị vẫn còn ẩn nấp đâu đó chứ chưa hiện diện ở phần còn lại của đất nước nông nghiệp này. Chỉ cần một dòng sông, một con thuyền , một cánh đồng lúa là đã đủ cho cuộc sống thường ngày. Lam lũ nhưng an nhàn về mặt tinh thần. Chỉ cần đúng hẹn với ông trời chứ chưa cần vật lộn với xã hội.
Tôi thích nhất là đi trên QL6 vào mùa nước nổi. Khi ấy nước dâng lên khắp mọi nơi , tràn ngập cánh đồng và lắm khi nuốt gọn cả một đoạn quốc lộ. Khi ấy người dân hai bên đường dựng lên hàng loạt những cái chòi tạm bợ bằng cây tre lá rồi thì mọi hoạt động thường nhật đều diễn ra trong hoặc quanh những cái chòi đó. Nỗi bật nhất là cảnh giã gạo thô sơ như những người dân tộc thiểu số ở miền Tây nguyên và vùng Tây Bắc chúng ta vẫn làm. Gĩa gạo bằng tay,giã gạo bằng chân thôi thì đủ cả. Bên cạnh đó là những con trâu bò đang nhởn nhơ gặm những cọng rơm vàng đựng trong những chiếc thúng tre.
Ở TPHCM đi siêu thị đông nghẹt người riết rồi thấy cũng chán. Còn gì tuyệt hơn khi những chiếc xe khách dừng lại một trạm nghỉ ven đường QL và du khách thì tự do mà lân la tới những quán cốc mộc mạc nơi bày bán một vài món ăn dân dã. Thích nhất là cách bày hàng quảng cáo của những quán cốc này: họ dung một cây sào bằng tre đưa ngang ra ngoài, treo lủng lẳng các mặt hàng đầy màu sắc, nhiều nhất là chuối chin, xoài xanh… Từ quán cốc nhìn ra quốc lộ, lắm lúc sẽ bắt gặp những hình ảnh tương phản và đầy thú vị: một quán cốc mộc mạc nghèo nàn và những chiếc xe hơi sang trọng phóng nhanh như tên bay trên quốc lộ.
Chợt nghỉ về quốc lộ 1 từ TPHCM đi Tiền Giang và những tỉnh khác của đồng bằng sông Cửu Long, lòng không khỏi nặng trĩu khi giờ đây chúng đã bị đô thị hóa nửa vời, hoàn toàn "giết" đi cảm xúc của một lữ khách đi tìm một miền quê thuần phát yên ã thanh bình để rồi cứ ước chi Campuchia mãi là Đất nước của những ngôi làng! (Các bạn Campuchia mà nghe được điều này chắc mình no đòn quá!