What's new

Nghệ An - Tây Bắc và Tây Nam

Mình vừa có chuyến đi Tây Bắc và Tây Nam tỉnh Nghệ An bằng xe máy , mình là dân Nghệ chính gốc nhưng bây giờ mới có dịp đi vùng miền núi quê mình nên cũng muốn chia sẻ trên diễn đàn một số ít thông tin về quê hương xứ Nghệ.
Tây nam NA ngược theo QL7A qua các huyện Đô Lương, Anh Sơn,Con Cuông,Tương Dương và cuối cùng là Kỳ Sơn có cửa khẩu Nậm Cắn sang nước bạn Lào.QL7A dài 225km từ thị trấn Diễn Châu tới cửa khẩu Nậm Cắn, trên QL này có VQG Pù Mát trải dài 3 huyện Anh Sơn-Con Cuông-Tương Dương và có thuỷ điện bản Vẽ ở huyện Tương Dương.
Tây bắc NA theo QL48 dài 122km từ Yên Lý lên thị trấn Kim Sơn(Quế Phong) đi qua các huyện Diễn Châu,Quỳnh Lưu,Nghĩa Đàn,Quỳ Hợp,Quỳ Châu,Quế Phong.Từ Kim Sơn đi tiếp khoảng 40km là tới cửa khẩu Thông Thụ sang Lào, ở đây có thuỷ điện Hủa Na trên thượng nguồn sông Chu.
Lộ trình của mình càng tránh xa quốc lộ càng tốt, chủ yếu đường rừng.
Ngày 1- từ nhà mình ở Yên Thành lên Tân Kỳ rồi theo đường liên xã lên Quế Phong vào Tri Lễ, bản San xong quay ra ngủ Kim Sơn.
Ngày 2- Kim Sơn-ql48 xuống Quỳ Hợp rồi cắt ngang qua bản Vẽ lên Kỳ Sơn.
Ngày 3- Kỳ Sơn vào Mường Lống rồi quay ra về Con Cuông.
Hiện nay Quế Phong và Kỳ Sơn vẫn chưa thông đường mà phải quay xuống Quỳ Hợp để đi theo TL513 cũng mới mở chưa có trên trên bản đồ cơ đấy.
Em lên lộ trình như sau:https://www.phuot.vn/threads/12077-Tìm-bạn-đi-tây-Nghệ-An-31-10-2010
 
Kỳ Sơn là huyện cuối cùng của Tây nam NA theo QL7A.Theo truyền thuyết của người Thái, từ thời các vua Hùng dựng nước, quá trình hình thành tộc người nói ngôn ngữ Tày - Thái đã gắn liền với miền "đất tổ" rộng lớn có tên Pác Te Tao (Miệng Đà Thao). Trong tư duy của họ, vùng đất này vốn sinh cùng thời với "trời, đất". Cho nên, các truyền thuyết thường mở đầu bằng các câu vần vè như "Chiêm té có pên đin, pên pha. Có pên phạ to thuông hết,... Có Pên Pác Te Tao,... Từ khi mới sinh đất, sinh trời. Sinh trời bằng hoa nấm... Sinh ra Pác Te Tao..." Và theo họ, miền đất Pác Te Tao kéo dài từ các tỉnh Tây Bắc qua lưu vực sông Thao đến Tây Nam Thanh Hoá và Tây Nghệ An,...Vùng Đất huyện Kỳ Sơn cùng với huyện Tương Dương ở phía đông xưa kia là lãnh thổ của Vương quốc Bồn Man (vương quốc này nằm trải dài phía tây các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, một phần Sơn La ngày nay của Việt Nam và tỉnh Hua Phan của Lào ngày nay). Vương quốc này chính thúc bị sát nhập vào Đại Việt thời vua Lê Thánh Tông (1479)
Năm 1490, thời nhà Hậu Lê, huyện Kỳ Sơn thuộc phủ Trà Lân, xứ Nghệ An.
Thời nhà Nguyễn, huyện Kỳ Sơn thuộc phủ Tương Dương, tỉnh Nghệ An.
Vào tháng 10-1961, trước yêu cầu của công tác chỉ đạo thực tiễn ở miền núi, căn cứ vào tình hình từng vùng, tỉnh Nghệ An quyết định tách Tương Dương thành 2 huyện Tương Dương và Kỳ Sơn. Ban đầu có 12 xã, đến năm 2004 huyện có 20 xã và 1 thị trấn.
Kỳ Sơn chủ yếu là núi, trong đó có nhiều dãy núi cao, hiểm trở. Dãy Puxailaileng thuộc xã Na Ngoi có đỉnh cao 2.711m, là ngọn núi cao nhất của Nghệ An và cả hệ Trường Sơn. Ngoài ra, trên địa bàn huyện cũng có nhiều đỉnh núi cao khác như Pu Soong (2.365m), Pu Tông (2.345m), Pu Long (2.176m),... Hệ thống sông suối chảy qua Kỳ Sơn khá dày đặc gồm dòng sông Cả với hai nhánh phụ là Nậm Nơn và Nậm Mộ dài khoảng 125km, diện tích lưu vực khoảng 1 nghìn km2 và hàng trăm khe suối lớn nhỏ như: khe Nằn, khe Chảo, Huổi Pà, Nhinh, Huồi Giảng, Ca Nhăn,... Đây vừa là những khó khăn, song cũng là tiềm năng để phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ.
Kỳ Sơn hiện có 5 dân tộc sinh sống gồm người Thái, Khơ Mú, Mông, Hoa và người Kinh. Trong số này, đồng bào dân tộc Mông trước đây vẫn quen với tập quán trồng cây thuốc phiện - loại cây cung cấp nguồn thu chính cho họ, diện tích trồng có lúc lên trên 3.000 ha khiến Kỳ Sơn trở thành thủ phủ của cây thuốc phiện, một điểm nóng về trồng và buôn bán ma tuý thời điểm trước năm 1996.
Hôm nay em sẽ vào Mường Lống.Nằm trên đỉnh núi có độ cao 1485m, giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ huyền thoại, xã Mường Lống (huyện Kỳ Sơn - Nghệ An) được coi như một Sapa của miền Trung, nơi nổi niếng với nắng nóng và gió lào.
Tên gọi "Mường Lống" vốn ban đầu hiểu theo tiếng Thái là "Lống Tang", nghĩa là "lạc đường", do xưa nơi đây nhiều rừng nên người dân dễ bị lạc.
Xã Mường Lống trước thuộc huyện Tương Dương. Năm 1961, sau khi thành lập huyện Kỳ Sơn từ một phần diện tích và dân số của huyện Tương Dương, xã Mường Lống thuộc huyện Kỳ Sơn[4]. Năm 1977, xã Mường Lống sáp nhập thêm xã Mường Thù và vẫn giữ tên Mường Lống.
Xã Mường Lống nằm ở phía Đông của huyện Kỳ Sơn.
Phía đông giáp xã Luân Mai, huyện Tương Dương.
Phía nam giáp xã Bảo Thắng, huyện Kỳ Sơn;
Phía tây giáp các xã Bảo Nam và Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn;
Phía bắc giáp xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn.
Xã nằm trong thung lũng trên một đỉnh núi cao 1485 mét thuộc dãy Trường Sơn, gần biên giới với Lào. Con đường đi đến xã bắt đầu từ thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, trải dài trên 50 km đường đất men theo những con đèo nhỏ, sau đó vượt qua "cổng trời" gọi là "cổng trời Mường Lống".
Địa lý, cảnh quan và khí hậu mát mẻ của xã Mường Lống khiến xã được ví với "một Đà Lạt giữa miền Trung nắng cháy"[7] hay "một Sa Pa giữa miền Trung cát trắng"[7][8] và thích hợp làm nơi nghỉ dưỡng. Lý do bởi thung lũng Mường Lống tuy nằm trong dải càn quét của những trận gió Lào nhưng ở độ cao lớn, lại được các vùng núi cao xung quanh che chắn, nên khí hậu vào mùa hè rất mát mẻ. Các đỉnh núi nơi đây quanh năm mây mù bao phủ, một ngày có đủ 4 kiểu thời tiết của mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Trước những năm 1990, Mường Lống được coi là thủ phủ của cây thuốc phiện. Mường Lống được coi là vùng đất trồng cây thuốc phiện tốt nhất, năng suất nhất ở Kỳ Sơn[9][10]. Tuy nhiên, từ năm 1997 đến nay, tình trạng nhà nhà, người người trồng cây thuốc phiện đã được chính quyền địa phương dẹp bỏ và thay vào đó là mận tam hoa cùng một số loại cây ăn trái khác.
Xã Mường Lống có 15 bản của người Mông bao gồm 7 dòng họ với hơn 600 hộ, đa số các hộ đều có 4 thế hệ cùng sống chung. Tại Mường Lống 1, bản trung tâm của xã có một thiểu số người Kinh sinh sống.(sưu tầm)
 
Last edited:
Thị trấn Mường Xén sáng nay không sương mù dày đặc như ở Kim Sơn,em vòng ra chợ MX chơi 10k xôi gấc ăn cho chắc bụng chứ nghe nói vào Mường Lống đường khó đi ăn phở không đủ đô, khà khà, sau đó em đã khổ vì gói xôi này.
Ở đây có một đặc sản là bò giàng.
"Giàng” trong tiếng Thái có nghĩa là thịt để gác bếp. Bò giàng Kỳ Sơn từ lâu đã trở thành đặc sản nổi tiếng mà người ta mặc nhiên nhớ đến ngay mỗi khi nhắc tới mảnh đất vùng cao này. Chẳng ai nhớ bò giàng có từ khi nào, nhưng cái món ngon ấy được tạo ra một cách khá tình cờ. Thịt bò ăn nhiều không hết, không có tủ lạnh để bảo quản như bây giờ, người ta nghĩ ra cách treo từng thớ thịt lên trên ngọn lửa, vô tình mà tạo ra món ăn độc đáo đầy hấp dẫn trên.
Thớ thịt bò giàng trông xa cứ như miếng rễ cây, nâu ong óng, sần sùi, nhưng chẳng ai ngờ nó lại ngon một cách ám ảnh đến thế. Món ngon kỳ công. Để có được một mẻ bò giàng, bếp lửa phải đỏ suốt 3, 4 ngày. Khuôn mặt của người chế biến cũng hồng lên như ngọn lửa đang lem lém vào từng thớ thịt tươi roi rói.
Thịt bắp bò tươi, nhỏ thớ được chặt thành từng khúc dài cỡ gang tay, ướp với muối, bột ngọt, hạt tiêu, gừng, đường, hạt tiêu đỏ, ngũ vị hương…chừng một tiếng đồng hồ, cho thật thấm. Từng miếng thịt được xâu vào que tre, treo lên trên bếp củi đang đượm lửa. Cứ đun cho lửa cháy nhỏ đều chừng 3, 4 ngày là có một mẻ bò giàng chỉ nhìn thôi đã thấy no con mắt.
Thịt bò vừa giàng xong có màu đỏ au quyến rũ, lấm chấm những hạt ớt vàng tươi, hạt tiêu đen óng, những lát gừng, lát ớt…Từ những thanh thịt vẫn còn nóng hổi, hương thơm tỏa ra không chỉ đơn thuần là cái thơm nức mũi của thịt bò nữa mà có cả sự nồng nàn, ngất ngây của làn khói mỏng. Khói củi ám vào từng sớ thịt, vừa đủ để dậy lên cái hương vị nguyên sơ của núi rừng.
Ngọn lửa hồng suốt mấy ngày dài làm cho miếng thịt bò săn lại như khúc gỗ, phải dùng chày đập thật giập rồi mới có thể xé nhỏ ra thành từng sợi. Tuy vậy, nhai thật kỹ từng sợi thịt bò, vẫn không thấy giòn mà chỉ thấy cái dẻo dai quyện trong vị thơm ngọt đậm đà. Nếu lên thăm các bản người Thái ở nơi đây, thực khách còn có thể được nếm thử món canh nậm nhọc độc đáo cũng được chế biến từ thịt bò giàng.
Món canh đặc biệt này là sự tổng hợp của đọt mây rừng, hoa chuối rừng tươi đỏ, quả cà hái trên rẫy, và thịt bò giàng xé tơi. Trong tiết trời đông, vừa xuýt xoa với gió lạnh đẫm sương của núi, của rừng, húp một chén canh nóng bỏng đầu môi, cái đăng đắng của đọt mây, chan chát ngọt ngọt của hoa chuối rừng, của quả cà dại đưa đẩy vị ngọt đậm mê người của thịt bò khô như làm đầu óc tỉnh táo hẳn ra, và khắp châu thân như ấm dần lên.
Trong mâm cơm đón khách của người Kỳ Sơn, bên cạnh chén rượu ngô, rượu sắn, chẳng thể nào thiếu đĩa thịt bò giàng thơm lựng. Tợp một ngụm rượu cay nồng nàn đầu môi, nhón mấy sợi thịt bò dai dai cay cay tương ớt, câu chuyện cứ thế kéo dài đến vô tận...

Thịt bò giàng.

1267241470-thit-bo-giang-1.jpg


Và thịt bò chưa giàng đang chạy trên phố.

P1410546.jpg
 
Last edited:
Đường phố Mường Xén.

KS Hải Vân 120k điều hoà chạy ầm ầm (lời cô chủ) làm em rét run lập cập, cái này sánh ngang với "rét tôi run"ở bản Đôn trong cung Tây Nguyên của em , chỉ khác tượng thanh và tượng hình thôi.

Không dám chụp gần vì sáng mai cũng ngại.

P1410548.jpg


P1410545.jpg


P1410549.jpg


P1410552.jpg
 
Last edited:
Em đi tới cầu Mường Xén thì có một bà cụ đang dệt vải bên khung cửi, buổi sáng sớm vào nhà người ta chụp choẹt cũng ngại nhưng thèm quá, thôi đành muối mặt vào xin phép làm hàng vài phát chứ biết tính sao giờ.

P1410558.jpg


P1410554.jpg


P1410557.jpg


P1410552.jpg
 
Buổi sáng ở Mường Xén ít sương hơn bên Quế Phong,khi em đi qua một thung lũng mới thấy sương từ dưới bay lên nhìng lãng mạn quá.

Xa mờ phía bên trái là QL7A đi lên cửa khẩu Nậm Cắn sang tỉnh Xiêng Khoảng của nước bạn Lào.

P1410580.jpg


P1410581.jpg


P1410582.jpg


P1410586.jpg


Dường đang làm và cũng vì làm dở nên rất khó đi.

P1410587.jpg


Nghoảnh lại nhìn con đường vừa qua.

P1410589.jpg
 
Mặt trời cũng bắt đầu lên và bản em gặp đầu tiên là bản Kim Đa(tên đẹp chưa) thuộc xã Phà Đánh, em không hiểu "phà"ở đây họ gọi là gì nhưng cũng có nơi gọi Phà là trời. Nếu đúng Phà là trời thì sợ quá.Tí nữa vào trong còn cả đánh cả khảo nữa kìa.

P1410591.jpg


P1410592.jpg


P1410593.jpg


Trẻ em bản Kim Đa.

P1410595.jpg


Những ngôi nhà ven đường ở bản Kim Đa.

P1410596.jpg
 
Cầu đường đang thi công , bác nào chưa đi thì nên đi gấp chứ không cỡ 1-2 năm nữa là tất cả những con đường trong này, kể cả đường vành đai sang Quế Phong đều hoàn thành, khi đó sẽ mất đi vẻ thuần khiết của núi rừng , xen vào sẽ là những trai bản tóc xanh đỏ đánh võng mù trời cho coi.

P1410598.jpg


Một ngôi nhà sàn đẹp ở Phà Khảo, vào trong bắt đầu thưa dần và vào Mường Lống em khôngbthấy nhà sàn nữa.

P1410601.jpg


Hàng hoá ở đây chủ yếu thồ bằng xe máy.

P1410602.jpg


Một chú lợn bản làm duyên trứoc ống kính.

P1410608.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,315
Bài viết
1,175,069
Members
192,038
Latest member
bepbee
Back
Top