What's new

Nghệ An - Tây Bắc và Tây Nam

Mình vừa có chuyến đi Tây Bắc và Tây Nam tỉnh Nghệ An bằng xe máy , mình là dân Nghệ chính gốc nhưng bây giờ mới có dịp đi vùng miền núi quê mình nên cũng muốn chia sẻ trên diễn đàn một số ít thông tin về quê hương xứ Nghệ.
Tây nam NA ngược theo QL7A qua các huyện Đô Lương, Anh Sơn,Con Cuông,Tương Dương và cuối cùng là Kỳ Sơn có cửa khẩu Nậm Cắn sang nước bạn Lào.QL7A dài 225km từ thị trấn Diễn Châu tới cửa khẩu Nậm Cắn, trên QL này có VQG Pù Mát trải dài 3 huyện Anh Sơn-Con Cuông-Tương Dương và có thuỷ điện bản Vẽ ở huyện Tương Dương.
Tây bắc NA theo QL48 dài 122km từ Yên Lý lên thị trấn Kim Sơn(Quế Phong) đi qua các huyện Diễn Châu,Quỳnh Lưu,Nghĩa Đàn,Quỳ Hợp,Quỳ Châu,Quế Phong.Từ Kim Sơn đi tiếp khoảng 40km là tới cửa khẩu Thông Thụ sang Lào, ở đây có thuỷ điện Hủa Na trên thượng nguồn sông Chu.
Lộ trình của mình càng tránh xa quốc lộ càng tốt, chủ yếu đường rừng.
Ngày 1- từ nhà mình ở Yên Thành lên Tân Kỳ rồi theo đường liên xã lên Quế Phong vào Tri Lễ, bản San xong quay ra ngủ Kim Sơn.
Ngày 2- Kim Sơn-ql48 xuống Quỳ Hợp rồi cắt ngang qua bản Vẽ lên Kỳ Sơn.
Ngày 3- Kỳ Sơn vào Mường Lống rồi quay ra về Con Cuông.
Hiện nay Quế Phong và Kỳ Sơn vẫn chưa thông đường mà phải quay xuống Quỳ Hợp để đi theo TL513 cũng mới mở chưa có trên trên bản đồ cơ đấy.
Em lên lộ trình như sau:https://www.phuot.vn/threads/12077-Tìm-bạn-đi-tây-Nghệ-An-31-10-2010
 
Xã Tân Hợp giáp với xã Châu Lý của huyện Quỳ Hợp, ở đây có dân tộc Thổ sinh sống.

P1400548-1.jpg


P1400550-1.jpg


Bản này gọi là bản Trung Độ, vẫn có nhà bê tông, từ ngã 3 này rẽ trái đi sang Châu Lý.
P1400561.jpg


P1400560.jpg
 
Đôi nét về dân tộc Thổ: (Sưu tầm)


Dân tộc Thổ có hơn 68.000 người, sinh sống ở miền tây tỉnh Nghệ An. Người Thổ có các nhóm địa phương là: Kẹo, Mọn, Cuối, Họ, Tày Poọng, Đan Lai, Ly Hà. Tiếng Thổ thuộc nhóm ngôn ngữ Việt-Mường.
Người Thổ làm rẫy trên cả đất dốc, cả đất bằng, trồng lúa và gai là chính. Trong canh tác lúa, ngoài cách thức chọc lỗ tra hạt, đồng bào còn gieo vãi và dùng cày, bừa để lấp đất sau khi gieo. Cây gai cho sợi đan nhiều vật dụng cần thiết: túi, võng, lưới bắt cá, vó, lưới săn thú, v.v... Một tấm lưới săn thú cần đến 30-40 kg sợi gai. Cá, chim thú là nguồn thực phẩm quan trọng đối với người Thổ và đồng bào có kinh nghiệm săn bắt, đánh bắt cá. Bên cạnh đó, rừng cung cấp các loại rau, quả, củ làm thức ăn thông thường cũng như khi đói kém.
Xưa người Thổ ở nhà sàn, nay hầu hết đã ở nhà trệt. Đồng bào không có nghề dệt vải. Đồ mặc có nơi giống như y phục của người Kinh nông thôn nửa thế kỷ về trước, có nơi phụ nữ dùng cả váy mua của người Thái. Ở vùng Thổ phổ biến tập quán phụ nữ đội khăn vuông trắng, còn khăn tang là khăn trắng dài.
Trong làng người Thổ, quan hệ gắn bó giúp đỡ lẫn nhau là nếp sống lâu đời. Theo tục cũ, toàn bộ đất đai, rừng núi, sông suối là của chung dân làng, mỗi người được quyền quản lý khi đang gieo trồng, được quyền khai thác khi là dân sống trong làng.
Người Thổ có tục “ngủ mái”: nam nữ thanh niên được nằm tâm tình với nhau, nhất là vào dịp tết, lễ hội, tuy nhiên không được có hành vi thiếu đúng đắn bởi dư luận và luật tục rất nghiêm minh. Từ những đêm ''ngủ mái”, họ chọn bạn trăm năm. Trong hôn nhân, nhà trai phải tốn không ít tiền của và trước khi cưới, chàng trai phải năng đến làm việc cho nhà vợ tương lai.
Đám tang của người Thổ trước kia có nhiều nét độc đáo. Họ dùng quan tài độc mộc, khiêng người chết đi chôn thì để chân hướng về phía trước, còn mộ t
hường để chân hướng xuôi theo chiều nước chảy.
Người Thổ thờ cúng nhiều ''thần'' và ''ma'', đồng thời thờ cúng những vị tiền bối có công khai khẩn đất đai lập làng hay đánh giặc. Các làng đều có một số đền thờ thần. Hàng năm, làng có lễ xuống đồng mở đầu vụ sản xuất mới, có lễ ăn cơm mới, kết thúc một mùa lúa. Trong nhà, mỗi khi trẻ con đau ốm có lễ cúng bà mụ, vào dịp tết, lễ hoặc có người lớn bị bệnh đều làm lễ cúng vía, vì họ tin ai cũng có vía.
Xưa kia người Thổ có nhiều ca dao, tục ngữ, câu đố, truyện cổ, các điệu ca hát của người lớn, những bài đồng dao của trẻ em, v.v... Song vốn văn nghệ dân gian Thổ đến nay đã bị quên lãng, mất mát nhiều.
Vụ ngủ thăm nghe qua em cũng tò mò định thử nhưng bây giờ không lạc hậu như ngày xưa nữa đâu, đang ngủ sợ mấy thằng trai bản nó dùng Iphon3G gọi đồng đội mang kiếm Nhật tới xử chứ chẳng chơi thôi đành chắc lưỡi bỏ qua mà nước dãi chảy ướt cả áo, tiếc hùi hụi.:D
 
Last edited:
Quan tài độc mộc và ngôi mộ của ngu­o­i Thổ có chiếc làn bỏ đồ cho ngu­o­i chết.

P1400577.jpg


P1400578.jpg


Trẻ em ở đây chơi đá bóng bằng quả bưởi,mình cứ so với trẻ em dưới xuôi mới thấy được sự thiệt thòi của miền núi.


P1400573.jpg

P1400572.jpg





P1400581.jpg



Cơ sở hạ tầng.

P1400566.jpg


Bể nước và nhà tắm công cộng chính phủ xây cho nhưng không hiểu sao bỏ hoang rất nhiều.
P1400582.jpg
 
Ở đây có điện lưới và thông tin liên lạc chứ không như bản Đan Lai (Khe Búng) bên VQG Pù Mát ở Con Cuông.

P1400567.jpg


Cái này gọi là tràn, tràn về mùa mưa rất nguy hiểm vì lũ có thể về bất cứ lúc nào cuốn phăng tất cả.

P1400545-1.jpg




Gặp một bãi chăn trâu bò đầy đủ người lớn trẻ em đang ngồi sưởi vì trời rét, nhìn thanh bình quá.

P1400588.jpg


P1400584.jpg
 
Từ đây em loay hoay mãi vì cái GPS khi em nạp bản đồ ở nhà lại chế độ track chứ không phải reut nên đi được 20km là tịt, hỏi đường sang Châu Lý họ chỉ lung tung, còn bảo quay lại ngã 3 Trung Độ đi thẳng, các bác nếu đi phượt vùng đồng bào dân tộc nên lưu ý chuyện hỏi đường chứ họ chỉ lung tung lắm.Cuối cùng rồi cũng gặp được một ông chỉ cho nhưng bảo đường đó khó đi lắm rồi vặn anh đi vào đó làm gì, sao điên thế không đi đường lộ mà lại đâm đầu vào đây, đường này chỉ có bọn thanh niên nhuộm tóc xanh đỏ(nguyên văn) mới đi được thôi. Khà khà, đúng đường rồin nhé , còn chuyện xanh đỏ em không ngán bởi cắt hết rồi có đâu nữa mà xanh đỏ.
Đây là lối rẽ vào.

P1400593.jpg


P1400604.jpg


P1400595.jpg



Từ đây con đường bắt đầu nhảy như ngựa khoảng 10km trèo đèo lội suối.

P1400611.jpg


Làm hàng cái đê.

P1400606.jpg
 
Đường khá khó đi, nhất là xuống dốc toàn đá tròn to nhảy tưng tưng, may mà suối mùa khô cạn chứ mưa thì quay ra 100% kể cả cào cào.

P1400636.jpg


Suốt 7-8 km chỉ gặp 2 cái nhà nhỏ của người làm rẫy

P1400614.jpg


Đang đi bỗng con đường chuyển qua một lối mòn nhỏ và
Xuất hiện một bà cụ, mình hỏi thì cụ trả lời bập bõm bằng tiếng Kinh rằng đi “nại” sau này mình mới biết là đi vào trại ( vào rẫy ) chắc là vào căn nhà nhỏ lúc nãy, ở quê mình không hay gọi là rẫy mà gọi là trại. Ngày xưa các cụ ở quê hay có câu đồ “trai ở trại-gái hàng cơm ” là ý nói con trai ở trại (rẫy) gan lỳ vì trại khi đó là nơi thâm sơn cùng cốc chứ không như bây giờ.

P1400632.jpg


Gặp bản đầu tiên khi ra khỏi khu rừng gọi là bản Thắm.

P1400641-1.jpg


P1400642.jpg


Cánh đồng lúa đang vào vụ gặt, trên này gặt muộn hơn dưới quê em do chờ nước trời.

P1400651.jpg
 
Vụ ngủ thăm nghe qua em cũng tò mò định thử nhưng bây giờ không lạc hậu như ngày xưa nữa đâu, đang ngủ sợ mấy thằng trai bản nó dùng Iphon3G gọi đồng đội mang kiếm Nhật tới xử chứ chẳng chơi thôi đành chắc lưỡi bỏ qua mà nước dãi chảy ướt cả áo, tiếc hùi hụi.:D
nhà trai phải tốn không ít tiền của và trước khi cưới

Ừ thì cứ "ngủ mái" thử xem, nhưng khéo, nó mà ưng thì hết tiền đi phượt. hế..hế..
 
Tỉnh lộ 513 là con đường mới mở dựa trên những con đường đất cũng có mà nhựa cũng có để nối thông Tây bắc và Tây nam Nghệ An. Dài 124km và điểm đầu tây nam là ngã 3 chợ Khe Bố ( Tương Dương ) và điểm đầu tây bắc là ngã 3 Săng Lẻ (Quỳ Hợp), ngã 3 bản Chọng là nơi em sắp ra và là điểm nối TL513 xuống huyện Tân Kỳ(con đường em vừa đi).Từ ngã 3 bản Chọng rẽ trái đi Khe Bố 96km, đi tt Quỳ Hợp 16km, đi ngã 3 Săng Lẻ 28km. Hiện nay đây là tuyến đường duy nhất nối tây nam và tây bắc NA, trong tương lai sẽ có thêm đường vành đai trên Quế Phong sang Kỳ Sơn.

P1400660.jpg


P1400667.jpg


P1400666.jpg
 
Đường vẫn có đôi chỗ chưa xong còn lại cơ bản là đẹp, dân gặt lúa tuốt ngay bên đường .

P1400670.jpg


P1400671.jpg


Ngoái lại sau lưng thấy dãy núi xa mờ kia là nơi mình vừa vượt qua.

P1400668.jpg


Xã Châu Lý, pano và áp phích ở đây phải dùng “song ngữ”

P1400682.jpg


P1400678.jpg


P1400672.jpg


Xã Châu Thái.



P1400683.jpg
 
Tới chợ Đồng Nại rẽ trái vào TL 532 , từ đây đi kính thưa các kiểu đường để lên bản San giáp biên giới Việt Lào và đây cũng là con đường nóng về Heroin ở tây bắc NA (em sẽ kể cho bác tí nữa thì chạm trán bọn heroin trong chuyến này tại Châu Thôn vào hồi sau, gay cấn lắm, đang còn con đường heroin tây nam nữa kia )
Cho Đồng Nại.

P1400686.jpg


Truòng Dân tộc nội trú Quỳ Họ­p.

P1400691.jpg


Từ đây sẽ đi qua Châu Cường , Châu Thành, Châu Phong,Quang Phong, Cắm Muộn, Châu Thôn, Tri Lễ, ôi toàn các châu , nhiều quá mà không thấy “châu báu” đâu cả, hì hì.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,311
Bài viết
1,175,022
Members
192,036
Latest member
imperiaglobalgate
Back
Top