What's new

Ngọc Long Tuyết Sơn ngày 6/2/2011 (4 tết âm lịch)

Status
Not open for further replies.
Gà ơiiii !
Đang có ý định đi thăm núi Tuyết Sơn vào 4 tết âm lịch năm nay - tức ngày 6/2/2011
lịch trình dự kiến :
Hanoi -Kunming- Daily -Legiang - Sangrila - Hanoi
thời gian dự kiến 7-10 ngày
Kinh phí dự kiến : 10 .000 .000 VND
Đội hình dự kiến : 18 mem ;)
Có ai muốn tham gia ko để tớ thành lập quỹ đỏ luôn. Bắt đầu nuôi lợn từ tháng 5 - đóng 500k và cứ thế tăng lên cho đến tháng 12 đóng 1,2 mil. Khi tính được kinh phí cụ thể sẽ cho con số phải đóng của tháng cuối cùng
bà kon hứng thú nuôi lợn thì ném đá nhanh nhé
:help
 
Thấy bài này hay hay, copy cho cac bac .... cơ mà thấy họ khuyên đi tháng 5
Đô thị cổ Lệ Giang



Rời Côn Minh, qua Đại Lý rồi đi tiếp đường núi lên phía bắc khoảng 600km bằng xe khách, cổ thành Lệ Giang bất ngờ hiện ra trong ánh nắng chói chang của vùng cao nguyên và trong sự ngỡ ngàng của du khách.

Lệ Giang là tên một quận lớn trong đó có thị trấn cổ cùng tên rất nổi tiếng Trung Quốc, có phần giống như Hội An đối với Việt Nam vậy. Nằm giữa một thung lũng tuyệt đẹp ở độ cao 2.400m so với mặt nước biển, cổ thành đã 800 năm tuổi của người dân tộc Naxi này chính là cửa ngõ từ phía Nam để đi lên cao nguyên Tây Tạng. Lệ Giang được công nhận là Di sản văn hoá thế giới vào năm 1997.

Nổi tiếng từ một... thảm hoạ

Năm 1996, một trận động đất 7 độ richter đã xoá sổ gần như toàn bộ khu thị trấn cổ Lệ Giang. Hơn 300 người đã chết và 16.000 người bị thương. Sau thảm hoạ ấy, chính quyền Trung Quốc cùng các tổ chức quốc tế đã đổ hàng trăm triệu USD để khôi phục lại kiến trúc và cuộc sống của người dân địa phương trở lại gần như xưa. Song, cũng chính trận động đất kinh hoàng ấy lại khiến Lệ Giang trở nên nổi tiếng.


Cổ thành Lệ Giang

Đặt chân vào khu phố cổ, người ta sẽ tưởng là mình lạc vào một đô thị Trung Hoa phong kiến của vài trăm năm trước. Từ trên đồi Sư tử nhìn xuống, bạn sẽ thấy một quảng trường trung tâm cổ kính, những con đường lát đá chạy ngoằn nghèo, những ngôi nhà mái ngói, tường gạch hoặc gỗ nép mình dưới hàng dương liễu bên những cây cầu đá cong vút bắc ngang qua những con kênh lớn nhỏ, xanh ngắt. Phố cổ tràn cả lên sườn núi. Phần trên cao của Lệ Giang sừng sững những mái nhà cong vút, giống như mặt trước của một thành trì cổ đại.


Bậc thầy về kiến trúc đô thị và công trình thuỷ...

Lang thang khắp khu phố cổ mới thấy người Lệ Giang quả là bậc thầy về kiến trúc đô thị và công trình thuỷ. Các con phố chằng chịt tưởng đan xen hỗn loạn, song lại được phân cấp rất khoa học theo chiều từ cao xuống thấp nương theo dòng nước. Hệ thống hàng chục con kênh lớn nhỏ dẫn nước chảy dọc theo khắp các con phố cùng điểm nhấn là những cây cầu đá tạo cho Lệ Giang một cảm giác tĩnh tại trong sự vận động không ngừng.

Dấu sắt nung đóng vào phố cổ

Đêm, tất cả những con đường dẫn đến quảng trường trung tâm (Sifan Square) đều lặng như tờ, như thể sự tĩnh lặng của cả cổ thành dồn lại để đổi lấy cái náo nhiệt kinh người ở khu phố chính Xinghua. Đêm nào cũng vậy, phố Xinghua chạy dọc 2 bên con kênh lớn như cháy rực trong ánh sáng của hàng nghìn đèn lồng đỏ, trong tiếng đàn sáo, trong cuộc hát đối và reo hò của hàng trăm cô gái trẻ Naxi và khách du lịch ở các hàng quán hai bên bờ. Không khí phố hội này có lẽ là một hệ quả đẹp của ý thức tiếp thị du lịch của người Trung Quốc.


Đêm Lệ Giang

Người Naxi ở Lệ Giang có nguồn gốc từ Tây Tạng, di cư xuống ở Lệ Giang từ khoảng 1.400 năm trước và từ đó đến nay vẫn giữ nguyên cấu trúc gia đình mẫu hệ của người Tạng. Những sự thay đổi bên ngoài dường như rất ít ảnh hưởng đến lối sống truyền thống của cư dân phố cổ. Người Naxi vẫn mặc trang phục dân tộc truyền thống và giữ nếp sinh hoạt hàng ngày. Một nét thú vị là hầu hết những người già vẫn trung thành với chiếc mũ công nhân kiểu “Mao Trạch Đông” của nhiều thập kỷ trước.


Mũ công nhân kiểu “Mao Trạch Đông”

Lệ Giang giống như một phim trường giữa thời hiện đại. Dù nét cổ kính của kiến trúc chỉ là được tái hiện một cách tinh tế, nhưng theo thời gian chúng cũng dần trở nên xưa cũ. Cùng với những con người cũ, lối sống cũ, Lệ Giang đang trở lại với không khí của một cổ thành nghìn năm tuổi. Chỉ có điều, khách du lịch và các dịch vụ kèm theo ngày một dày lên, như một dấu sắt nung của thị trường âm thầm đóng vào lòng phố cổ.

Dưới chân núi tuyết


Ngọc Long Tuyết Sơn

Nếu ở Vân Nam có một nơi nào nổi tiếng hơn cả Lệ Giang thì đấy chỉ có thể là Ngọc Long Tuyết Sơn. Từ phố cổ Lệ Giang, bạn có thể nhìn thấy một ngọn núi cao trắng xoá. Đó chính là đỉnh cao 5.595m trong dãy Ngọc Long Tuyết Sơn quanh năm tuyết phủ. Dãy núi tuyết là một trong những phong cảnh hùng vĩ nhất Trung Hoa. Ở đây có khe núi sâu nhất thế giới và tuyến cáp treo cao nhất châu Á, đưa du khách từ mặt đất lên đến độ cao 4.296m.


...những giọt nước mắt thấm sâu vào lòng phố cổ...

Theo người Lệ Giang, tháng 5 chính là thời điểm đẹp nhất cho những chuyến đi lên núi. Tuyết mùa khô rất hợp cho những cuộc dạo chơi trên đỉnh và dưới chân núi hoa mùa hè cũng bắt đầu khoe sắc trên những cung đường.

Nước chảy về Lệ Giang bắt nguồn từ tuyết tan trên đỉnh núi, không ào ạt như về dòng sông Ngọc Hà gần đó, mà chỉ lặng lẽ từng dòng, giống như những giọt nước mắt thấm sâu vào lòng phố cổ.


Theo Dân Trí

http://www.vietravel247.com/forumvn/index.php?topic=4812.0
 
Vụ này cần nhiều time và money vì hành trình khá dài ngày, mình chọn 4 tết âm là có lido của nó
Từ giờ đến lúc đó là cả quãng đường dài để chúng ta chuẩn bị, nuôi lợn và lập đội hình
Buổi Ọp đầu tiên cho vụ Tuyết Sơn này được tổ chức tại Thung Nai đón trăng rằm nhé :))
Dự kiến mỗi tháng chúng ta Ọp 1 lần đi, và mình có mong muốn mở rộng đội Gà đi bụi ra 64 tính thành trong cả nước, để sau này làm chuyến xuyên Việt thì đi đến đâu cũng có anh em - đây thật sự là NỐI VÒNG TAY LỚN, các Gà thấy thế nào ?
 
Thế là Thung Nai đi vào tháng 5 này ạ? tầm đó em phải ôn thi rồi, làm sao mà đi được :((
 
Vụ này hay đấy, Em là Em thích rồi đấy.Nhưng cần nhiều thời gian và kinh phí nên ko chắc 100% là đi dc :(
 
Theo ý của bác wit_eyes .Mỗi tháng op ẹp một lần và mong muốn là mở rộng đoàn trên các tỉnh thành để làm quả XUYÊN VIỆT thì mình bổ xung, tiện thể mỗi lần ta ọp ẹp ở các tỉnh khác nhau... hi hi
 
Theo ý của bác wit_eyes .Mỗi tháng op ẹp một lần và mong muốn là mở rộng đoàn trên các tỉnh thành để làm quả XUYÊN VIỆT thì mình bổ xung, tiện thể mỗi lần ta ọp ẹp ở các tỉnh khác nhau... hi hi

Thế Tháng 5 op ở Hòa Bình, Tháng 6 ở Đà Nẵng, Tháng 7 ở Nghệ An, Tháng 8 ở Hải Phòng (Cát Bà), Tháng 9 ở Hà Giang tháng 10.......
Chẹp! Thế mình ko làm gì ngoài việc ăn với chơi sao?
 
Máu quá, từ từ từng bước 1...2
Có bạn nào muốn làm Gà đi bụi thì join với với chúng tớ nhé. (đàn tớ hiện đang có giống ở Hà Nội, Hà Giang, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nha Trang, Yên Bái, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình rùi)
Fashionfurniture sau này làm Guide cho tụi gà tớ ở Tuyết Sơn luôn nhé
 
Last edited:
Máu quá, từ từ từng bước 1...2
Có bạn nào muốn làm Gà đi bụi thì join với với chúng tớ nhé. (đàn tớ hiện đang có giống ở Hà Nội, Hà Giang, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nha Trang, Yên Bái, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình rùi)
Fashionfurniture sau này làm Guide cho tụi gà tớ ở Tuyết Sơn luôn nhé

hehe, sẵn lòng thoai, chị sợ mình còn Gà cn hơn ấy chứ.
T2 NLTS khéo hết tuyết roài, hic
 
È è, hum nào làm chuyến ọp Hải Dương em đi, cũng non nước hữu tình lắm nhé :))
 
đi Ngọc Long em thấy khoái nhất là đi ngựa lên đến núi..Cảm giác sẽ rất thú vị.. Rùi lúc xuống đi cáp treo để còn ngắm núi từ trên cao nhìn xuống.. Như thế là thưởng thức được hết cảnh đẹp ở Ngọc Long roài..
Cơ mà như thế thì gà nhà ta phải đi học cưỡi ngựa, hee..
 
Status
Not open for further replies.

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,316
Bài viết
1,175,116
Members
192,041
Latest member
yyuten
Back
Top