Cảm xúc mỗi chuyến đi trong tôi luôn khác, khi dạt dào, khi trầm ngâm sâu lắng ... nhưng đều để lại ký ức sâu lắng, ký ức về một miền để thương, để nhớ ...
" Ôi những dòng sông bắt nước từ lâu
Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi "
Trích Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm
Và những chuyến đi, những ký ức mãi vẫn còn âm hưởng dạt dào trong tôi:
Viết hồi ức về chuyến đi có thể là sở thích hay quyền của mỗi con người. Ai cũng muốn ghi lại những câu chuyện, kỷ niệm buồn, vui trong hành trình. Tuy nhiên cũng có những hồi ức tự thuật và những tường trình về chuyến đi khiêm tốn và đôi khi mênh mông trải theo nỗi lòng mỗi người. Tôi yêu những chuyến đi và mỗi chặng hành trình giúp tôi học hỏi được nhiều điều. Ðó có là niềm an ủi lớn với tôi trong mỗi hành trình? Vì thế trong lòng tôi luôn muốn dùng những lời đẹp đẽ nhất mà người đời gọi là mỹ từ để miêu tả về những hành trình, chặng đường tôi qua ...
Chuyến đi có ngọt ngào như vị đường mía ngày xưa nó hay lén má giở nắp hủ lấy ngón tay chấm mút không?
Ngày 1 - 29/2/2015: Hà Nội - Hoà Bình - Mộc Châu - Yên Châu.
Ngày 2 - 30/4/2015: Yên Châu - Hồ Chiềng Khơi - Yên Châu - Hát Lót - Nà Sản - hồ Tiền Phong - Sơn La - Minh Thắng - Mường Lay.
Ngày 3 - 1/5/2015: Mường Lay - Cầu Hang Tôm - Mường Lay - Mường Chà - Điện Biên - Pha Đin.
Ngày 4 - 2/5/2015: Pha Đin - Sơn La - Nà Sản - Hát Lót - Cò Nòi - Yên Châu - Cò Nòi - rẽ theo đường 37 - Bắc Yên - Phù Yên - Hà Nội.
Hãy lên đường cũng gã để lắng nghe tiếng gió núi, mưa hát ... để lòng thêm yêu hơn quê hương Việt Nam mình.
Re: Đến bao giờ hoàng hôn trả cho hết một món nợ ...
Ngày 1 - 29/2/2015: Hà Nội - Hoà Bình - Mộc Châu - Yên Châu.
Trong đời người, chúng ta đã đi trên biết bao con đường. Những con đường thành phố, những con đường quê, những con đường Bắc Trung Nam, những con đường Âu Mỹ Á, những đại lộ thênh thang, hay những con dốc mịt mờ bụi đỏ… Nhưng có lẽ đẹp nhất, thân thương nhất, ấy là khi ta bước chân về lại trên những con đường đi tìm sự thoải mái trong chính tâm hồn mình.
Hành trình là vậy, bạn đồng hành chuyến đi với gã là con ngựa sắt già nua vẫn theo gã bao năm trên những chặng đường ngang dọc, 9h sáng gã tìm vào chùa Trầm mong thấy được sự bình yên ở nơi này, nhưng chẳng thể, gã thổn thức, gã bước chân ra đường 6 lên Hòa Bình, vẫn không quên đi chậm để chờ bạn đồng hành ...đã hẹn gặp ở hồ Hòa Bình.
Trong cuộc sống, nhiều khi ta coi những con người, những nơi chốn, những khoảnh khắc là hiển nhiên, là đương nhiên có sẵn. Và rồi ta coi đó là các "vai phụ" trong bộ phim cuộc sống của mình. Cho nên, có những "người quét đường" như gã thích dành nhiều thời gian để tìm kiếm những "vai phụ".
Re: Đến bao giờ hoàng hôn trả cho hết một món nợ ...
Ngày 1 - 29/2/2015: Hà Nội - Hoà Bình - Mộc Châu - Yên Châu.
Có một khoảng trời mênh mông mây gió, đong đầy tia nắng và vô vàn hạt mưa. Thiên nhiên nối nhau dệt những cung bậc, âm điệu và màu sắc bằng những cách tài hoa, tô điểm thêm cho khoảng trời vốn đã thơ mộng thi vị lại càng trở nên rực rỡ hơn ...
Như một bức tranh hoàn hảo có đủ nét sáng tối đậm nhạt, với những vạch màu ngăn cách rõ ràng nằm đối lập song song bên cạnh các ô sắc hài hòa, mang nét động nhẹ xen lẫn chất tĩnh của một thiên đường huyền dịu. Ở những góc trời riêng nào đó có chứa những tố chất vô cùng phức tạp, tạo ra vô số phản ứng rối ren mang đến sự hội ngộ của mùa thu và sự chia ly của mùa hạ. Gieo vào miền nhớ những kỉ niệm hạnh phúc ngọt ngào nhất, đồng thời cũng khắc sâu vào đó những nỗi sầu, khắc khoải và ray rứt ...
Vô tình! Gã thầm nhủ vì gã biết sự bắt đầu bao giờ cũng đi kèm kết thúc. Hoàng hôn Yên Châu ? ...
Re: Sớm nay nhiều gió ... tôi đi tìm chút đằm thắm trong tâm tưởng
Ngày 2 - 30/4/2015: Yên Châu - Hồ Chiềng Khơi - Yên Châu - Hát Lót - Nà Sản - hồ Tiền Phong - Sơn La - Minh Thắng - Mường Lay.
Xã hội càng phát triển, nghĩa là càng được tổ chức, con người càng sống xa quê hương mình. Tôi không muốn là người quê mùa hay hoài cổ, than thở về những luồng xe cộ, những chiếc thang máy, những bức tường, những lớp lưới thép bao quanh lan can một căn hộ cao tầng để phòng trộm trong thành phố bây giờ. Nhiếp ảnh và điện ảnh đã chứng minh rằng bất cứ khung ảnh nào cũng có thể đẹp nếu biết cách dùng ánh sáng. Thử tưởng tượng tâm tưởng của chúng ta là ánh sáng của nhà nhiếp ảnh. Nếu tâm tưởng ta là thứ ánh sáng lung linh đằm thắm, thì bất cứ nơi nào vẫn luôn luôn đẹp.
Nhưng giữ cho tâm tưởng đằm thắm ở một nơi xa lạ là chuyện không dễ. Bạn dễ yêu một cái cây hơn một bức tường, một cánh đồng trồng dưa hơn một bãi đậu xe, bức tường và bãi đậu xe không có câu chuyện nào để kể cho bạn nghe, còn cái cây, cánh đồng dưa thì có.
Hồ Chiềng Khoi thuộc Bản Pút, Xã Chiềng Khoi, Huyện Yên Châu, Tỉnh Sơn La. Từ trung tâm thị trấn huyện Yên Châu đi về phía Nam 4 km sẽ đến hồ, hồ có diện tích 40 ha.
Theo truyền thuyết của nhân dân địa phương trong vùng "Chiềng Khoi" có nghĩa là một vùng đất rộng lớn bằng phẳng và ở trên cao. Từ trung tâm Yên Châu lên tới Chiềng Khoi ta phải qua một cái dốc mới tới vùng hồ.
Từ xa xưa, lâu lắm rồi trên trái đất bị một trận lụt lớn, không còn chỗ là còn đất ở chỉ còn duy nhất là vùng này là nước không lên được. Từ đó xuất hiện một con rồng không biết từ phương trời nào bay tới và cất lên tiếng gáy "Vùng đất này sẽ phát sinh ra vua" và rồng phun ra dòng nước trong suốt, tạo thành dòng suối ngày nay. Thân rồng chết tạo thành dãy núi chắn về hướng Tây - Nam của hồ.
Năm 1970, do nhu cầu thuỷ lợi, tạo nước tưới cho đồng ruộng gần 200ha cả vùng này nên đã đắp đập ngăn dòng suối tạo nên mặt hồ rộng gần 40ha tạo nên mặt nước mênh mông và tạo môi trường sinh thái cả vùng.
Hồ Chiềng Khoi vốn là đáy các thung lũng hẹp, có các dòng suối nhỏ từ trong lòng núi chảy vào Suối Sập. Lòng Hồ là một thung lũng hẹp, chạy ngoằn ngoèo quanh những quả đồi lớn dài tới 7 km. Nước Hồ Chiềng Khoi lúc nào cũng trong xanh, yên ả quanh năm bởi nguồn nước cung cấp cho hồ đều chảy ra từ trong lòng núi, những dãy núi điệp trùng trải dải từ phía Nam đến phía Tây Bắc cùng rừng già ôm lấy toàn bộ mặt hồ, hồ lồng trong bóng núi.
Re: Hang Chi Đảy ... thực sự là " sẽ được" ...
Ngày 2 - 30/4/2015: Yên Châu - Hát Lót - Nà Sản - hồ Tiền Phong - Sơn La - Minh Thắng - Mường Lay.
Hang Chi Đảy - Sẽ được
Tạm rời xa hồ Chiềng Khoi, gã lãng đãng tìm đến hang Chi Đảy (theo gợi ý của bác chủ nhà nghỉ Huơng Lan - Tiểu khu 1, Tt. Yên Châu), hang thuộc bản Đán, xã Yên Sơn, huyện Yên Châu.
Hang Chi Đảy (tiếng Thái, dịch ra có nghĩa là "sẽ được"), từ bao đời nay, những người dân tộc Thái vẫn rỉ tai nhau những câu chuyện kỳ lạ về hang động gắn liền với rất nhiều những truyền thuyết lưu truyền từ đời ông cha: "Các cụ ngày xưa kể rằng bản Đán vốn là một vùng đất hoang vu, là nơi định cư của người Thái. Cuộc sống của họ đang yên ổn thì bỗng một ngày trời nổi cơn giông tố, gió mạnh cuốn bay đi mất không biết bao nhiều nóc nhà, con người phải kéo nhau vào rừng trú ẩn. Cùng với cơn thịnh nộ của trời đất, ở bản Đán xuất hiện một con voi trắng khổng lồ, hung dữ đến dày xéo, phá hoại bản làng và các nương lúa, nương ngô. Những người trong bản Đán hò nhau đi giết voi nhưng vô ích. Con voi quá khỏe và hung dữ đã giết hại gần hết những thanh niên trai tráng của bản. Đến lúc người dân gần như tuyệt vọng thì bỗng ở một góc bản bỗng nhiên rung chuyển dữ dội, rồi từ đâu một ngọn núi đùn lên, núi có một hang đá rộng lớn, con voi trắng thấy vậy liền chạy vào trong rồi từ đó người ta không thấy nó trở ra nữa. Cuộc sống người dân từ đó được yên ổn, an bình.
Sau khi voi trắng bị diệt, những người dân ở bản đều cho rằng hang động vừa mọc lên là hang thần, do các vị thần tiên tạo ra để cứu giúp dân làng. Từ đó mọi người đặt cho hang có tên là Chi Đảy, dịch là "sẽ được" tức là người đến hang động sẽ cầu được ước thấy đúng như tâm nguyện".
Hay:
Tên hang vốn gắn với một câu chuyện có từ xa xưa của những người dân địa phương xung quanh việc xác định chủ nhân của vùng đất này, qua cách giải quyết bằng thi bắn cung. Mũi tên của dân tộc nào bắn được vào vách đá, sẽ là người thắng cuộc. Người Xá, có kỹ thuật đúc đồng, nên đã dùng tên đồng. Tuy nhiên, do đồng gặp đá, nên tên đã bị nẩy ra ngoài. Người Thái thì dùng tên tre bôi sáp ong ở ngoài và bắn nhẹ, thế là tên dính vào vách đá. Và người Thái đã thắng cuộc. Người dân sung sướng thốt lên “Chi đảy” - nghĩa là “sẽ được”.
Gã đã từng mơ đi trên con đường rợp bóng, những áng mây phiêu bồng, những cơn gió lay nhẹ hàng cây xác xơ bên đường. Có phải chăng khi con người ta vươn lên thành những mầm non, trái tim nhỏ bé bỗng hóa thành vô tri... ?
Nà Sản - hồ Tiền Phong - Sơn La - Minh Thắng - Mường Lay
Sân bay Nà Sản là một sân bay ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, vùng Tây Bắc Việt Nam. Sân bay nằm trên Quốc lộ 6, cách thành phố Sơn La khoảng 20 km về phía Nam. Năm 2004, sân bay được "tạm đóng cửa để nâng cấp" nhưng đến nay vẫn chưa mở cửa hoạt động.
Sân bay Nà Sản được người Pháp xây dựng vào khoảng năm 1950, phục vụ cho nhu cầu đi lại của những người thực dân Pháp, sau khi họ chiếm được quyền kiểm soát vùng Sơn La. Ban đầu, sân bay có một đường băng ngắn với nền đất nện, về sau được mở rộng kéo dài thêm và có nền lát ghi sắt, có thể đáp ứng cho loại máy bay Dakota cất và hạ cánh.
Hồ tọa lạc tại xã Mường Bon, huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La nằm ngay trên trục quốc lộ số 6. Nguồn cung cấp nước cho hồ đó là nước từ trong lòng đất đùn lên từ mỏ Noong Đủ cách đó không xa.
This site uses cookies to help personalise content, tailor your experience and to keep you logged in if you register.
By continuing to use this site, you are consenting to our use of cookies.